Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ŨY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 733/2001/QĐ-UB

Tây Ninh, ngày 08 tháng 10 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÔNG VỤ TẠI NHÀ RIÊNG, ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;

- Căn cứ Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;

- Căn cứ biên bản họp số 16/BB/TU ngày 20/9/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

-Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy định về “Tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo và điện thoại cố định tại trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội “áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. (Có bản quy định kèm theo)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2001. Những Quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá và Thủ trưởng các Sở, ngành, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội và Chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- TT.TU, TT.HĐND Tỉnh (b/c)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- LDVP + CVNC;
- Lưu VP. HĐND – UBND tỉnh.Bộ NN-PTNT;
- TTTU, TT, HĐND tỉnh;
- CT, PCT Châu;
- Lưu: VT,VP UBND tỉnh.

TM. UBND TỈNH TÂY NINH
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Tiến

 

QUY ĐỊNH

“VỀ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÔNG VỤ TẠI NHÀ RIÊNG, ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI”
(Kèm theo Quyết định số 733/2001/QĐ-UB ngày 08/10/2001 của UBND tỉnh Tây Ninh)

Thực hiện Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội.

Để tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán được giao hàng năm, nhằm thực hiện pháp lệnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Ủy ban nhân dân Tỉnh Tây Ninh ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo và điện thoại cố định tại trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, áp dụng trong phạm vi các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

I/ PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

* Phạm vi áp dụng cho các đối tượng có sử dụng nguồn kinh phí ngân sách địa phương cấp phát và các nguồn có tính chất từ ngân sách (như: phí, lệ phí, phạt hành chính, kinh phí chống lậu được để lại, nguồn tiền viện trợ...v.v... và các nguồn kinh phí khác do địa phương quản lý). Trừ các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan HCSN Trung ương đóng trên địa bàn.

* Các đối tượng áp dụng quy định này bao gồm:

1. Cơ quan quản lý nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp.

3. Tổ chức chính trị.

4. Tổ chức chính trị - xã hội.

5.Tổ chức xã hội.

6. Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

7. UBND các Xã, Phường, Thị trấn.

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Về điện thoại di động:

a) Theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tổng số 13 máy (Trừ lực lượng vũ trang có quy định riêng)

- Bí thư, Phó Bí thư, Thường vụ Tỉnh ủy.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

b) Tỉnh vận dụng quy định thêm: bao gồm:

- Chánh, Phó văn phòng Tỉnh ủy, Chánh, Phó văn phòng HĐND và UBND tỉnh.

- Cấp trưởng các cơ quan Đảng thuộc Tỉnh ủy (không phải Thường vụ Tỉnh ủy) và cấp phó có hệ số phụ cấp chức vụ là 0,7.

- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và 05 tổ chức chính trị xã hội Tỉnh.

- Giám đốc của 15 Sở.

- Thủ trưởng của 11 Ban, Ngành tương đương cấp Tỉnh, bao gồm: Thanh tra Tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền, Trường chính trị, Đài Phát thanh truyền hình, UB Dân số - gia đình và trẻ em, Chi cục Kiểm lâm, Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Ban Tôn giáo, Ban Biên giới, BQL Khu CN Trảng Bàng, BQL Khu KT Khẩu Mộc Bài.

- Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Thị ủy.

- Chủ tịch HĐND Huyện, Thị xã.

- Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã.

c) Chi phí mua máy điện thoại di động và cước phí thanh toán:

- Các chức danh được quy định, tiêu chuẩn định mức tại điểm a) mục 1, thì mức trang bị mua máy móc và cước phí thanh toán theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg .

+ Chi phí mua máy điện thoại di động không quá 3.000.000 đồng/máy.

+ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh mức thanh toán 500.000 đồng/máy/tháng.

+ Phó Bí thư, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND Tỉnh, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh mức thanh toán 400.000 đồng/máy/tháng.

- Đối với các cấp được vận dụng quy định tại điểm b) mục 1: Chi phí mua máy điện thoại di động không quá 3.000.000 đồng/máy và cước phí thanh toán là 250.000 đồng/máy/tháng.

2. Về điện thoại cố định nhà riêng:

a) Theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tổng số 103 máy, bao gồm:

- Bí thư, Phó Bí thư, Thường vụ tỉnh ủy.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND Tỉnh.

- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND Tỉnh.

- Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Chánh văn phòng HDDND và UBND tỉnh.

- Cấp trưởng các cơ quan Đảng thuộc Tỉnh ủy.

- Giám đốc của các Sở và Thủ trưởng các Ban, Ngành tương đương cấp Tỉnh.

- Thủ trưởng các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh.

- Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Thị ủy.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND Huyện, Thị xã.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã.

b) Tỉnh vận dụng quy định thêm: bao gồm:

- Phó Văn phòng Tỉnh ủy, phó văn phòng HĐND và UBND tỉnh.

- Phó các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy.

- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và phó thủ trưởng 05 tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh (Đoàn TNCS, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, UB mặt trận tổ quốc).

- Phó Giám đốc của 15 Sở.

- Phó thủ trưởng của 12 Ban, Ngành tương đương cấp Tỉnh.

- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và thủ trưởng 04 tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội Chữ thập đỏ, Hội Văn học nghệ thuật, Hội Y học cổ truyền, Hội Luật gia).

- Các Ủy viên thường vụ Huyện ủy, Thị ủy.

c) Chi phí lắp đặt và cước phí thanh toán:

- Các chức danh được quy định tiêu chuẩn định mức tại điểm a) mục 2, thì chi phí lắp đặt và cước phí thanh toán hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg .

+ Chi phí lắp đặt máy: Thanh toán theo hợp đồng lắp đặt ký với cơ quan bưu điện.

+ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh mức thanh toán 300.000 đồng/máy/tháng.

+ Phó Bí thư tỉnh ủy, Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mức thanh toán 200.000 đồng/máy/tháng.

- Đối với các chức danh được quy định thêm tại điểm b mục 2 thì: Chi phí lắp đặt thanh toán theo hợp đồng lắp đặt ký với cơ quan Bưu điện, chi phí mua máy không quá 300.000 đồng/máy và cước phí thanh toán là 100.000 đồng/máy/tháng.

3. Quy định về trang bị điện thoại ố định tại trụ sở làm việc.

a) Đối với các cơ quan cấp Tỉnh:

* Các Sở, các Ban, Ngành tương đương cấp tỉnh, các cơ quan Đảng thuộc tỉnh ủy và 06 tổ chức chính trị xã hội được trang bị như sau:

- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng: được trang bị điện thoại đường dài liên tỉnh.

- Được trang bị 01 điện thoại đường dài liên tỉnh tại văn phòng. Các Phòng, Ban nghiệp vụ còn lại, tùy theo tính chất công việc và Thủ trưởng đơn vị xem xét để trang bị, nhưng chỉ được điện thoại nội tỉnh.

* Các cơ quan Đoàn thể khác, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan đơn vị trực thuộc cấp Sở, Ban, Ngành được trang bị 01 máy đường dài liên tỉnh.

* Đối với văn phòng Tỉnh ủy, văn phòng HĐND và UBND tỉnh thì tùy theo tính chất công việc mà trang bị cho phù hợp. Đối với các cơ quan thuộc hệ Đảng do Thường trực Tỉnh ủy quyết định trang bị, các cơ quan thuộc hệ quản lý nhà nước do Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định trang bị.

b) Đối với cơ quan cấp Huyện, Thị xã (gọi chung là Huyện):

* Phòng làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện, các Ủy viên thường vụ Huyện ủy và Chánh văn phòng Huyện ủy, Chánh văn phòng HĐND – UBND Huyện: Được trang bị 01 điện thoại đường dài liên tỉnh.

Các bộ phận, Phòng, Ban còn lại: Được trang bị từ 01 đến 02 máy điện thoại nội tỉnh.

* Các Phòng, các Ban, các Ngành trực thuộc UBND Huyện được trang bị mỗi đơn vị từ 01 đến 02 máy điện thoại nội tỉnh.

* Các Xã, Phường, Thị trấn (bao gồm cấp Ủy, HĐND, UBND) được trang bị 01 máy điện thoại đường dài chung và 01 đến 02 máy điện thoại nội tỉnh.

Riêng các Trạm y tế xã, phường trực thuộc Trung tâm y tế huyện, thị xã, các Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở thuộc Phòng Giáo dục Huyện, Thị xã thì tùy theo quy mô, tính chất đặc biệt ở nơi xa trung tâm Huyện, Thị xã, xa trung tâm Xã Phường mà cần thiết phải trang bị. Giao Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã xem xét từng trường hợp cụ thể để đề nghị chuyển Sở Tài chính – Vật giá trình UBND tỉnh phê duyệt.

III/ NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC:

1- Đối với các đối tượng được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng trước đây, nay không được tiêu chuẩn theo quy định này nhưng có nhu cầu sử dụng thì các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thông báo với cơ quan Bưu điện và với các đối tượng này để chuyển các máy đó sang cá nhân sử dụng, đồng thời trực tiếp ký hợp đồng thuê bao và tự trang trải cước phí. Riêng điện thoại di động giao Sở Tài chính thu hồi đối với các đối tượng theo quy định.

2- Ngoài ra, các trường hợp khác (nếu có) hoặc do nhu cầu công tác đặc biệt, đặc thù..., nếu được trang bị sử dụng điện thoại cố định nhà riêng hay điện thoại di động đều phải được sự đồng ý bằng văn bản. (Đối với cơ quan thuộc hệ Đảng do Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt, đối với cơ quan quản lý Nhà nước do Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt).

3- Về phương thức thanh toán, quyết toán cước phí điện thoại:

- Đối với điện thoại di động và điện thoại cố định nhà riêng:Thực hiện phương thức khoán định mức cước phí sử dụng hàng tháng theo đúng quy định này, đồng thời:

+ Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có các chức danh được tiêu chuẩn sử dụng, có trách nhiệm chuyển hợp đồng thuê bao với cơ quan bưu điện từ tổ chức, cơ quan sang cá nhân sử dụng và tự thanh toán cước phí, tự sửa chữa.

+ Sở Tài chính – Vật giá, Kho bạc nhà nước Tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán khoán cước phí cụ thể theo quy định này.

- Đối với điện thoại cố định tại trụ sở làm việc: Giao cho Thủ trưởng các cơ quan, Ban, Ngành thuộc Tỉnh, Chủ tịch UBND các Huyện, Thị có trách nhiệm đề ra quy chế về sử dụng điện thoại công vụ, bảo đảm yêu cầu thiết thực cho công việc, tránh lãng phí.

4- Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và UBND các Huyện, Thị: Có trách nhiệm thực hiện việc trang bị và thanh toán cước phí điện thoại theo đúng quy định này và theo hướng dẫn của Sở Tài chính – Vật giá, Kho bạc nhà nước tỉnh.

Thủ trưởng hoặc cá nhân nào ra Quyết định trang bị điện thoại hoặc thanh toán cước phí không đúng với quy định này phải chịu trách nhiệm về vật chất: trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.