BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/BVGCP-CNTDDV | Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH BẢNG GIÁ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CHO CÔNG TY VÀ TÀU BIỂN THEO BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ (ISM CODE)
Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 05/01/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban vật giá Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
Căn cứ Công văn số 2056/GTVT-PC ngày 6/7/1998 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Bảng giá đánh giá Hệ thống an toàn cho Công ty và Tàu biển;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam tại Tờ trình số 197/ĐK98 ngày 24/6/1998 về việc đánh giá và cấp chứng chỉ theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế cho Công ty và Tàu biển;
Sau khi trao đổi thống nhất với các ngành có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giá đánh giá Hệ thống Quản lý an toàn và cấp chứng chỉ cho Công ty và Tàu biển theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
Điều 2. Bảng giá này được áp dụng cho tất cả các Công ty và Tàu biển thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
BẢNG GIÁ
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CHO CÔNG TY VÀ TÀU BIỂN THEO BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ (ISM CODE)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/QĐ/1998/BVGCP ngày 11/8/1998 của Ban vật giá Chính phủ)
Phần 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng:
Bảng giá này được áp dụng cho tất cả các Công ty và Tàu biển thuộc đối tượng áp dụng Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
2. Phân loại Công ty:
- Công ty loại I: Gồm những Công ty có từ 7 cán bộ trở xuống tham gia trong Hệ thống quản lý an toàn.
- Công ty loại II: Gồm những Công ty có từ 8 cán bộ trở lên tham gia trong Hệ thống quản lý an toàn.
3. Phân loại tàu biển:
- Nhóm I: Tàu biển (Trừ các loại tàu quy định trong nhóm II).
- Nhóm II: Tàu chở khách, tàu chở hóa chất dạng lỏng, tàu chở dầu dầu gas lỏng.
4. Về thanh toán:
Sau khi Đăng kiểm Việt Nam hoàn tất việc đánh giá về cấp DoC (Document of Compliance) cho Công ty hay SMC (Safety Management Certificate) cho Tàu biển, phía Công ty hoặc Tàu phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền đánh giá cho Đăng kiểm Việt Nam theo đơn giá quy định tại Quyết định này.
Đăng kiểm Việt Nam sẽ khước từ việc đánh giá cho các Công ty chậm trễ trong thanh toán, thậm chí có thể đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đã cấp (theo các quy định trong Quy phạm đánh giá và Đăng ký Hệ thống quản lý an toàn do Đăng kiểm Việt Nam ban hành). Việc đánh giá chỉ tiếp tục khi tiền đánh giá lần trước đã được thanh toán đầy đủ.
5. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết tranh chấp sẽ tuân thủ theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Phần 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Bảng giá đánh giá Công ty và Tàu biển treo cờ Việt Nam theo những quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) như sau:
1.1. Bảng giá đánh giá Công ty:
Đơn vị tính: đồng/lần
STT | Danh mục | Công ty loại I | Công ty loại II |
1 | Đánh giá lần đầu để cấp DoC | 34.600.000 | 51.500.000 |
2 | Đánh giá hàng năm để xác nhận vào DoC | 17.700.000 | 22.800.000 |
3 | Đánh giá cấp mới DoC sau 5 năm | 22.800.000 | 28.700.000 |
4 | Đánh giá sơ bộ để cấp DoC tạm thời | 17.700.000 | 22.800.000 |
5 | Đánh giá bất thường (không nằm trong định kỳ đánh giá) | 17.700.000 | 22.800.000 |
1.2. Bảng giá đánh giá Tàu biển:
Đơn vị tính: đồng/tàu
STT | Danh mục | Tàu nhóm I | Tàu nhóm II |
1 | Đánh giá lần đầu để cấp SMC | 11.400.000 | 13.000.000 |
2 | Đánh giá trung gian để xác nhận vào SMC | 11.400.000 | 13.000.000 |
3 | Đánh giá cấp mới SMC sau 5 năm | 11.400.000 | 13.000.000 |
4 | Đánh giá sơ bộ để cấp ISM tạm thời | 11.400.000 | 13.000.000 |
5 | Đánh giá bất thường (không nằm trong định kỳ đánh giá): | 11.400.000 | 13.000.000 |
2. Đơn giá quy định tại điểm II/1 chưa bao gồm các chi phí: Đi lại, ăn ở của người làm nhiệm vụ đánh giá Công ty và Tàu biển, chi phí, thông tin liên lạc, chi phí hành chính … Các chi phí này nếu có phát sinh sẽ thanh toán theo số phát sinh thực tế.
3. Ngoài các quy định tại Bảng giá này, các công việc khác có liên quan đến Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định các mức giá cụ thể trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng như:
- Giá thuê lao động;
- Đào tạo theo chương trình của Bộ luật.
- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng Hệ thống quản lý an toàn;
- Đánh giá Công ty và Tàu biển nước ngoài;
- Các hoạt động tư vấn;
- Việc đánh giá và chứng nhận đối với những tàu không phải là đối tượng áp dụng Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
- 1 Thông tư 165/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 447/QĐ-BTC năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2014
- 3 Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 4 Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018