- 1 Quyết định 12/2003/QĐ-BTC ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 184/2003/QĐ-BTC ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 95/2004/QĐ-BTC quy định tạm thời việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 77/BVGCP-CNTDDV năm 1998 về Bảng giá đánh giá Hệ thống Quản lý an toàn và cấp chứng chỉ cho Công ty và Tàu biển theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) do Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 102/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Bộ luật Hàng hải 2005
- 2 Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 3 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 4 Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 5 Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 1 Thông tư 246/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 234/2016/TT-BTC về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 2840/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013 |
Căn cứ Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 05/5/2005;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam, như sau:
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư lắp đặt cho tàu biển, công trình biển; phí đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế; phí phê duyệt kế hoạch, đánh giá và chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển, cảng biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển;
2. Kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp) lắp đặt trên tàu biển và công trình biển;
3. Đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển; phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải.
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) là số đơn vị phí được xác định theo các loại hình công việc kiểm định thực hiện và các thông số đặc trưng của tàu biển và công trình biển. Số ĐVPTC được nêu ở các phần tương ứng của Biểu mức phí ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Số đơn vị phí theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (ĐVPTG) được xác định theo công thức: ĐVPTG = 400 x k.
Trong đó:
- 400: Số đơn vị phí tính cho 01 lần thực hiện công việc kiểm định;
- Tàu biển mang cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hệ số k = 1;
- Tàu biển mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài, hệ số k = 1,5;
- Công trình biển, hệ số k = 2,5.
3. Giá trị của một đơn vị phí (α) được xác định như sau:
a) Đối với tàu biển thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam: α = 1.700 đồng.
b) Đối với tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc mang cờ quốc tịch nước ngoài mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam: α = 0,50 Đô la Mỹ.
4. Chi phí khác (CPK) bao gồm các khoản chi phí: Đi lại, ăn ở, thông tin liên lạc phục vụ cho công việc kiểm định. Các khoản chi phí này tính theo chi phí thực tế, có sự xác nhận của đại diện của cơ quan, đơn vị và được cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán phí kiểm định chấp nhận.
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục bao gồm 03 Biểu mức thu phí như sau:
a) Biểu mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển;
b) Biểu mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm công nghiệp lắp đặt cho tàu biển, công trình biển;
c) Biểu mức thu phí đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM); phí phê duyệt kế hoạch, đánh giá và chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển, cảng biển (Bộ luật ISPS) và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải theo Công ước Lao động hàng hải năm 2006.
2. Mức thu tại các Biểu mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng chưa bao gồm lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật cho tàu biển, công trình biển (theo quy định tại Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải) và chi phí về ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm định (chi phí này thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập).
Điều 5. Phương pháp tính phí kiểm định
1. Phương pháp tính phí kiểm định tiêu chuẩn (PKĐTC): Áp dụng cho tất cả các công việc kiểm định có số đơn vị phí tiêu chuẩn nêu trong các Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Phí kiểm định tiêu chuẩn được xác định theo công thức:
PKĐTC = PTC + CPK
Trong đó:
- PTC: Phí tiêu chuẩn;
+ Đối với tàu biển và sản phẩm công nghiệp: PTC = α x ĐVPTC
+ Đối với công trình biển: PTC được tính bằng 1,5 lần ứng với các loại hình kiểm tra và các đối tượng kiểm tra tương ứng của tàu biển.
- CPK: Chi phí khác.
2. Phương pháp tính phí kiểm định theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (PKĐTG), áp dụng cho các công việc kiểm định sau:
a) Kiểm tra sửa chữa tàu biển, kiểm tra bất thường và kiểm tra liên tục máy.
b) Kiểm định sản phẩm công nghiệp, giám định tai nạn và sự cố hàng hải, giám định trạng thái kỹ thuật tàu và các công việc kiểm định chưa được nêu trong các Biểu mức thu phí quy định tại
c) Đối với trường hợp thời gian giám sát đóng mới, hoán cải tàu biển, công trình biển bị kéo dài quá thời gian quy định trong hợp đồng giám sát kỹ thuật được ký kết giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam (hoặc các Chi cục trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) với khách hàng thì phí kiểm định phải được tính thêm số phí kiểm định tính theo thời gian thực hiện công việc thực tế trong giai đoạn thời gian kéo dài.
d) Đối với tính phí kiểm định kiểm tra tàu đang khai thác, nếu đăng kiểm viên phải tăng số lần thực hiện công việc kiểm định do phải thực hiện giám sát, kiểm tra bổ sung thì phí kiểm định phải được tính thêm số phí kiểm định tính theo thời gian thực hiện công việc bổ sung thực tế.
Phí kiểm định theo thời gian được tính theo công thức:
PKĐTG = PTG + CPK
Trong đó:
- PTG = α x ĐVPTG x n: Là phí tính theo số lần thực hiện công việc kiểm định.
n: Là số lần thực hiện công việc kiểm định. Một lần thực hiện công việc kiểm định tối đa trong thời gian 4 giờ. Nếu thời gian thực hiện một công việc kiểm định trên 4 giờ, được tính thêm như sau: Số lẻ dưới 2 giờ tính bằng 0,5 lần; số lẻ từ 2 giờ đến 4 giờ tính là một lần. Thời gian đi lại, chờ đợi thực hiện công việc kiểm định và thời gian lập hồ sơ kiểm định không được tính vào số giờ để xác định số lần thực hiện công việc kiểm định.
- CPK: Chi phí khác.
3. Các trường hợp tính phí kiểm định khác
a) Đối với các tàu biển hoặc công trình biển Cục Đăng kiểm Việt Nam không thực hiện việc phân cấp mà chỉ thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, thì việc tính phí kiểm định các hạng mục tương ứng được thực hiện như đối với tàu, công trình biển được phân cấp.
b) Đối với các công việc kiểm định được thực hiện theo nội dung thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và Đăng kiểm nước ngoài thì phí kiểm định được xác định theo thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt nam với Đăng kiểm nước ngoài và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán phí.
c) Đối với dịch vụ giám sát, kiểm tra các công trình biển chưa nêu trong các Biểu mức thu phí quy định tại
d) Phí kiểm định theo các Biểu mức thu phí quy định tại
đ) Đối với các loại hình kiểm tra, đánh giá các sản phẩm công nghiệp và các cơ sở chế tạo, sửa chữa, cung cấp dịch vụ, thử nghiệm của các lĩnh vực đăng kiểm khác có tính chất tương tự như đối với tàu biển, công trình biển do Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện cũng được tính phí theo quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
1. Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí quy định tại Thông tư này.
2. Các khoản phí quy định tại Thông tư này là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và được quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định.
3. Các nội dung liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 184/2003/QĐ-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam, Quyết định số 12/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam, Quyết định số 95/2004/QĐ-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tạm thời mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng và Quyết định số 77/BVGCP-CNTDDV ngày 11/08/1998 của Ban vật giá Chính phủ ban hành Biểu giá đánh giá Hệ thống quản lý an toàn cho công ty và tàu biển theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính)
BIỂU MỨC THU PHÍ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN
PHÍ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN
I. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần phân cấp
1. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần thân tàu, trang thiết bị
Số đơn vị phí tiêu chuẩn xác định theo công thức: ĐVPTC = A x B
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ tổng dung tích của tàu được nêu trong Biểu số 1.1.
- B: Hệ số căn cứ theo kiểu tàu được nêu trong Biểu số 1.2.
Biểu số 1.1:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 1.250 |
2 | Trên 50 đến 100 | 1.250 + (GT-50) x 35 |
3 | Trên 100 đến 300 | 3.000 + (GT-100) x 30 |
4 | Trên 300 đến 600 | 9.000 + (GT-300) x 25 |
5 | Trên 600 đến 1.000 | 16.500 + (GT-600) x 22 |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 25.300 + (GT-1.000) x 20 |
7 | Trên 2.000 đến 4.000 | 45.300 + (GT-2.000) x 18 |
8 | Trên 4.000 đến 8.000 | 81.300 + (GT-4.000) x 15 |
9 | Trên 8.000 đến 12.000 | 141.300 + (GT-8.000) x 12 |
10 | Trên 12.000 đến 22.000 | 189.300 + (GT-12.000) x 8 |
11 | Trên 22.000 đến 35.000 | 269.300 + (GT-22.000) x 6 |
12 | Trên 35.000 đến 50.000 | 347.300 + (GT-35.000) x 4,5 |
13 | Trên 50.000 đến 80.000 | 414.800 + (GT-50.000) x 3 |
14 | Trên 80.000 | 504.800 + (GT-80.000) x 2 |
Biểu số 1.2:
Số TT | Kiểu tàu | Hệ số (B) |
1 | Tàu không tự hành | 0,85 |
2 | Tàu chở hàng tổng hợp | 1,00 |
3 | Tàu chở hàng rời, tàu chở quặng, tàu chở gỗ, tàu chở xi măng, tàu chở đá vôi, tàu chở ô tô, tàu chở container | 1,10 |
4 | Tàu kéo, tàu hoa tiêu, tàu công tác, tàu công trình, tàu tuần tra, tàu vỏ hợp kim nhôm, tàu vỏ phi kim loại | 1,20 |
5 | Tàu chở dầu, tàu chở hàng hỗn hợp quặng/dầu, tàu chở hàng nguy hiểm, tàu chở nhựa đường | 1,40 |
6 | Tàu chạy bằng buồm hoặc buồm và động cơ, tàu nghiên cứu biển, tàu dịch vụ dầu khí, kho chứa nổi và công trình biển di động, tàu cao tốc, cần cẩu nổi, ụ nổi, tàu có từ hai thân trở lên, tàu khách, du thuyền | 1,50 |
7 | Tàu chở xô hóa chất, tàu chở xô khí hóa lỏng | 2,00 |
2. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống máy tàu
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức:
ĐVPTC = A x B x C
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng công suất (sức ngựa) của các máy chính và các máy phụ được nêu trong Biểu số 1.3;
- B: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 1.4;
- C: Hệ số căn cứ theo số lượng đường trục chân vịt được nêu trong Biểu số 1.5.
Biểu số 1.3:
Số TT | Tổng công suất máy chính và các máy phụ, Ne (sức ngựa) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 450 |
2 | Trên 50 đến 90 | 450 + (Ne-50) x 20 |
3 | Trên 90 đến 200 | 1.250 + (Ne-90) x 16 |
4 | Trên 200 đến 400 | 3.010 + (Ne-200) x 10 |
5 | Trên 400 đến 600 | 5.010 + (Ne-400) x 8 |
6 | Trên 600 đến 1.000 | 6.610+ (Ne-600) x 6 |
7 | Trên 1.000 đến 2.000 | 9.010 + (Ne-1.000) x 5 |
8 | Trên 2.000 đến 5.000 | 14.010 + (Ne-2.000) x 4 |
9 | Trên 5.000 đến 8.000 | 26.010 + (Ne-5.000) x 3 |
10 | Trên 8.000 đến 12.000 | 35.010+ (Ne-8.000) x 2 |
11 | Trên 12.000 đến 20.000 | 43.010+ (Ne-12.000) x 1,5 |
12 | Trên 20.000 đến 30.000 | 55.010+ (Ne-20.000) x 1,3 |
13 | Trên 30.000 | 68.010+ (Ne-30.000) x 1,1 |
Biểu số 1.4:
Số TT | Số lượng máy chính | Hệ số (B) |
1 | 1 | 1,00 |
2 | 2 | 1,10 |
3 | 3 | 1,20 |
4 | Từ 4 trở lên | 1,30 |
Biểu số 1.5:
Số TT | Số lượng đường trục chân vịt | Hệ số (C) |
1 | 1 | 1,00 |
2 | 2 | 1,10 |
3 | 3 | 1,15 |
4 | Từ 4 trở lên | 1,20 |
3. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần nồi hơi
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.6.
Biểu số 1.6:
Số TT | Sản lượng hơi, E (tấn/giờ) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 0,5 | 650 |
2 | Trên 0,5 đến 1 | 950 |
3 | Trên 1 đến 2 | 1.500 |
4 | Trên 2 đến 4 | 2.250 |
5 | Trên 4 đến 6 | 2.750 |
6 | Trên 6 | 2.750 + (E-6) x 200 |
4. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần trang thiết bị điện
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.7.
Biểu số 1.7:
Số TT | Tổng công suất định mức của các máy phát điện, P (kVA) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 20 | 320 |
2 | Trên 20 đến 50 | 320 + (P-20) x 31 |
3 | Trên 50 đến 100 | 1.250 + (P-50) x 25 |
4 | Trên 100 đến 250 | 2.500 + (P-100) x 11,5 |
5 | Trên 250 đến 500 | 4.225 + (P-250) x 9,5 |
6 | Trên 500 đến 1.000 | 6.600+ (P-500) x 6,0 |
7 | Trên 1.000 đến 2.000 | 9.600 + (P-1.000) x 3,2 |
8 | Trên 2.000 đến 4.000 | 12.800 + (P-2.000) x 2,0 |
9 | Trên 4.000 | 16.800 + (P-4.000) x 1,5 |
Chuyển đổi giữa kW và kVA theo công thức sau: 1,00 kW = 1,25 kVA
ĐVPTC = A x B x C
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng công suất máy chính và cấp tự động hóa được nêu trong Biểu số 1.8;
- B: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 1.4;
- C: Hệ số căn cứ theo số lượng đường trục chân vịt được nêu trong Biểu số 1.5.
Biểu số 1.8:
Số TT | Tổng công suất máy chính, Ne (sức ngựa) | Số đơn vị phí (A) | ||
MO | MC | M0.A/M0.B/M0.C/M0.D | ||
1 | Đến 500 | 850 | 550 | 1.000 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 850 + (Ne-500) x 1,2 | 550 + (Ne -500) x 1,0 | 1.000 + (Ne -500) x 1,2 |
3 | Trên 1.000 đến 2.000 | 1.450 + (Ne-1.000) x 0,8 | 1.050 + (Ne-1.000) x 0,6 | 1.600 + (Ne-1.000) x 0,8 |
4 | Trên 2.000 đến 5.000 | 2.250 + (Ne-2.000) x 0,6 | 1.650+ (Ne-2.000) x 0,4 | 2.400 + (Ne-2.000) x 0,6 |
5 | Trên 5.000 đến 10.000 | 4.050 + (Ne-5.000) x 0,4 | 2.850 + (Ne-5.000) x 0,2 | 4.200 + (Ne-5.000) x 0,4 |
6 | Trên 10.000 | 6.050 + (Ne-10.000) x 0,2 | 3.850 + (Ne-10.000) x 0,12 | 6.200 + (Ne-10.000) x 0,2 |
Biểu số 1.9:
Số TT | Tổng thể tích buồng lạnh, V (m3) | Đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 700 |
2 | Trên 50 đến 100 | 756 |
3 | Trên 100 đến 300 | 798 |
4 | Trên 300 đến 500 | 840 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 874 |
6 | Trên 1.000 đến 3.000 | 916 |
7 | Trên 3.000 | 944 |
7. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống lầu lái
Số đơn vị phí tiêu chuẩn căn cứ theo tổng dung tích của tàu và cấp hệ thống lầu lái được nêu trong Biểu số 1.10.
Biểu số 1.10:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
BRS | BRS1, BRS1A | ||
1 | Đến 500 | 752 | 892 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 787 | 927 |
3 | Trên 1.000 đến 2.000 | 857 | 997 |
4 | Trên 2.000 đến 5.000 | 903 | 1.067 |
5 | Trên 5.000 đến 10.000 | 945 | 1.120 |
6 | Trên 10.000 đến 20.000 | 1.050 | 1.242 |
7 | Trên 20.000 | 1.050 + (GT-20.000) x 0,012 | 1.242 + (GT-20.000) x 0,012 |
8. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần bình chịu áp lực
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 1.11
Biểu số 1.11:
Số TT | Tổng thể tích các bình, V (m3) | Đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 0,3 | 310 |
2 | Trên 0,3 đến 1,0 | 310 + (V-0,3) x 20 |
3 | Trên 1,0 đến 2,5 | 324 + (V-1,0) x 10 |
4 | Trên 2,5 đến 5,0 | 339 + (V-2,5) x 8 |
5 | Trên 5,0 đến 10 | 359 + (V-5,0) x 6 |
6 | Trên 10 | 389 + (V-10) x 4 |
II. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần theo công ước quốc tế và quy phạm quốc gia liên quan
1. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần mạn khô
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.1
Biểu số 2.1:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 220 |
2 | Trên 50 đến 100 | 220 + (GT-50) x 10 |
3 | Trên 100 đến 500 | 720 + (GT-100) x 5 |
4 | Trên 500 đến 1.000 | 2.720 + (GT-500) x 4 |
5 | Trên 1.000 đến 2.000 | 4.720 + (GT-1.000) x 2 |
6 | Trên 2.000 đến 5.000 | 6.720 + (GT-2.000) x 1,8 |
7 | Trên 5.000 đến 10.000 | 12.120 + (GT-5.000) x 1,6 |
8 | Trên 10.000 đến 22.000 | 20.120 + (GT-10.000) x 1,2 |
9 | Trên 22.000 đến 35.000 | 34.520 + (GT-22.000) x 1,05 |
10 | Trên 35.000 đến 50.000 | 48.170 + (GT-35.000) x 0,80 |
11 | Trên 50.000 đến 80.000 | 60.170 + (GT-50.000) x 0,60 |
12 | Trên 80.000 | 78.170 + (GT-80.000) x 0,40 |
2. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần trang thiết bị an toàn
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo công thức: ĐVPTC = A x B
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng dung tích của tàu được nêu trong Biểu số 2.2;
- B: Hệ số căn cứ theo công dụng của tàu được nêu trong Biểu số 2.3.
Biểu số 2.2:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 300 |
2 | Trên 50 đến 100 | 300 + (GT-50) x 6 |
3 | Trên 100 đến 300 | 600 + (GT-100) x 5 |
4 | Trên 300 đến 500 | 1.600 + (GT-300) x 4 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 2.400 + (GT-500) x 3 |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 3.900 + (GT-1.000) x 1,5 |
7 | Trên 2.000 đến 4.000 | 5.400 + (GT-2.000) x 1,3 |
8 | Trên 4.000 đến 8.000 | 8.000 + (GT-4.000) x 1,2 |
9 | Trên 8.000 đến 12.000 | 12.800 + (GT-8.000) x 1,0 |
10 | Trên 12.000 đến 22.000 | 16.800 + (GT-12.000) x 0,5 |
11 | Trên 22.000 đến 35.000 | 21.800 + (GT-22.000) x 0,3 |
12 | Trên 35.000 đến 50.000 | 24.800 + (GT-35.000) x 0,15 |
13 | Trên 50.000 đến 80.000 | 27.050 + (GT-50.000) x 0,06 |
14 | Trên 80.000 | 28.850 + (GT-80.000) x 0,02 |
Biểu số 2.3:
Số TT | Kiểu tàu | Hệ số (B) |
1 | Tàu khách | 2,0 |
2 | Tàu chở xô khí hóa lỏng, hóa chất nguy hiểm | 1,8 |
3 | Tàu dầu | 1,5 |
4 | Các loại tàu khác | 1,0 |
3. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần trang bị vô tuyến điện
a) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện theo GMDSS
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.4
Biểu số 2.4:
Số TT | Vùng hoạt động | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | A1 + A2 + A3 | 2.000 |
2 | A1 + A2 | 1.500 |
b) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện không theo GMDSS
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.5
Biểu số 2.5:
Số TT | Loại tàu | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Tàu khách, Tàu không phải là tàu khách có GT>300 | 750 |
2 | Tàu không phải là tàu khách 100 | 500 |
3 | Tàu không phải là tàu khách GT≤100 | 300 |
4. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do dầu
a) Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu chở dầu
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.6
Biểu số 2.6:
Số TT | Trọng tải toàn phần, DWT (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Không có hệ thống rửa bằng dầu thô | Có hệ thống rửa bằng dầu thô | ||
1 | Đến 50 | 1.250 | |
2 | Trên 50 đến 100 | 1.750 | |
3 | Trên 100 đến 200 | 2.250 | |
4 | Trên 200 đến 500 | 3.450 | |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 4.350 | |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 4.732 | |
7 | Trên 2.000 đến 5.000 | 5.194 | |
8 | Trên 5.000 đến 10.000 | 13.550 | |
9 | Trên 10.000 đến 20.000 | 15.230 | |
10 | Trên 20.000 đến 30.000 | 17.835 | 25.835 |
11 | Trên 30.000 đến 50.000 | 18.750 | 27.750 |
12 | Trên 50.000 | 18.750 + (DWT-50.000) x 0,0011 | 27.750 + (DWT-50.000) x 0,0012 |
b) Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực buồng máy
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.7
Biểu số 2.7:
Số TT | Tổng dung tích của tàu (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 150 |
2 | Trên 50 đến 100 | 150 + (GT-50) x 3 |
3 | Trên 100 đến 200 | 300 + (GT-100) x 2,5 |
4 | Trên 200 đến 500 | 550 + (GT-200) x 2,0 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 1.150 + (GT-500) x 1,8 |
6 | Trên 1.000 đến 5.000 | 2.050 + (GT-1.000) x 1,0 |
7 | Trên 5.000 đến 10.000 | 6.050 + (GT-5.000) x 0,8 |
8 | Trên 10.000 đến 20.000 | 10.050 + (GT-10.000) x 0,6 |
9 | Trên 20.000 | 16.050 + (GT-20.000) x 0,4 |
c) Phí kiểm định giám sát đóng mới hệ thống rửa bằng dầu thô
Số đơn vị phí được nêu trong Biểu số 2.8
Biểu số 2.8:
Số TT | Trọng tải toàn phần, DWT (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 30.000 | 8.000 |
2 | Trên 30.000 đến 40.000 | 8.540 |
3 | Trên 40.000 đến 70.000 | 8.960 |
4 | Trên 70.000 đến 100.000 | 10.500 |
5 | Từ 100.000 trở lên, mức trọng tải toàn phần tăng trong khoảng từ 1 đến 10.000 so với mức 100.000 | 10.500 + 90 |
Ghi chú:
- Cách tính phí tại điểm 5 Biểu nêu trên cụ thể như sau: Đối với tàu có tải trọng toàn phần cao hơn mức 100.000 tấn thì Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) = 10.500 (ĐVPTC của tàu 100.000 tấn) + 90 ĐVPTC cho mỗi khoảng 10.000 tấn tải trọng tăng thêm (tải trọng biến động tăng trong khoảng 1 đến 10.000 tấn so với mức 100.000 tấn).
Ví dụ: Các tàu có tải trọng toàn phần trong khoảng từ 100.001 đến 109.999 tấn thì ĐVPTC = 10.500 + 90 = 10.590. Các tàu có tải trọng toàn phần trong khoảng từ 110.001 đến 119.999 tấn thì ĐVPTC = 10.500 + 90 + 90 =10.680.
Các Biểu phí tại Chương I (trừ các Biểu số: 1.20, 1.22, 1.24B, 1.24C, 1.28) và Biểu số 2 Chương II Phần thứ hai có cách tính tương tự.
- Trong trường hợp kiểm tra hệ thống rửa bằng dầu thô được thực hiện mà không phải vào trong két dầu hàng, số đơn vị phí tiêu chuẩn sẽ được tính theo tiết a.4 điểm 5 mục II chương IV Phần này.
5. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.9.
Biểu số 2.9:
Số TT | Tổng dung tích của tàu (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 300 | 1.002 |
2 | Trên 300 đến 500 | 1.358 |
3 | Trên 500 đến 1.000 | 1.684 |
4 | Trên 1.000 đến 2.000 | 1.924 |
5 | Trên 2.000 đến 5.000 | 2.260 |
6 | Trên 5.000 đến 10.000 | 2.568 |
7 | Trên 10.000 | 2.568 + (GT-10.000) x 0,0012 |
6. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.10
Biểu số 2.10
Số TT | Tổng dung tích của tàu (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 1.000 | 250 |
2 | Trên 1.000 đến 2.000 | 350 |
3 | Trên 2.000 đến 5.000 | 550 |
4 | Trên 5.000 đến 10.000 | 850 |
5 | Trên 10.000 | 1.050 |
Biểu số 2.11:
Số TT | Tổng công suất máy chính, Ne (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 1.000 | 1.225 |
2 | Trên 1.000 đến 3.000 | 1.225 + (Ne-1.000) x 0,38 |
3 | Trên 3.000 đến 5.000 | 1.985 + (Ne-3.000) x 0,33 |
4 | Trên 5.000 đến 7.000 | 2.645 + (Ne-5.000) x 0,30 |
5 | Trên 7.000 đến 10.000 | 3.245 + (Ne-7.000) x 0,28 |
6 | Trên 10.000 đến 15.000 | 4.085 + (Ne-10.000) x 0,23 |
7 | Trên 15.000 đến 20.000 | 5.235 + (Ne-15.000) x 0,18 |
8 | Trên 20.000 | 6.135 + (Ne-20.000) x 0,10 |
Ghi chú:
- Đối với các tàu không tự hành, lấy tổng công suất các động cơ lai máy phát điện.
- Nếu tàu được trang bị hệ thống thu gom hơi hữu cơ (VOC) phải cộng thêm số đơn vị phí tiêu chuẩn là 1.000.
- Nếu tàu được trang bị hệ thống làm sạch khí thải đối với ô xít lưu huỳnh (SOx) và/hoặc ô xít Ni tơ (NOx) phải cộng thêm số đơn vị phí tiêu chuẩn là 1.000.
Biểu số 2.12:
Số TT | Tổng dung tích của tàu (GT) | Đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 1.000 | 185 |
2 | Trên 1.000 đến 2.000 | 235 |
3 | Trên 2.000 đến 5.000 | 370 |
4 | Trên 5.000 đến 10.000 | 570 |
5 | Trên 10.000 | 700 |
9. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần chứng nhận điều kiện sinh hoạt của thuyền viên:
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.13
Biểu số 2.13:
Số TT | Tổng dung tích của tàu (GT) | Đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 500 | 2.175 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 2.225 |
3 | Trên 1.000 đến 3.000 | 2.450 |
4 | Trên 3.000 đến 5.000 | 2.650 |
5 | Trên 5.000 đến 7.500 | 2.925 |
6 | Trên 7.500 đến 10.000 | 3.200 |
7 | Trên 10.000 đến 15.000 | 3.750 |
8 | Trên 15.000 đến 20.000 | 3.975 |
9 | Trên 20.000 đến 30.000 | 4.175 |
10 | Trên 30.000 | 4.375 |
10. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần hệ thống chống hà của tàu:
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.14
Biểu số 2.14
Số TT | Tổng dung tích của tàu (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 500 | 1.235 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 1.715 |
3 | Trên 1.000 đến 2.000 | 1.815 |
4 | Trên 2.000 đến 5.000 | 1.965 |
5 | Trên 5.000 đến 10.000 | 2.115 |
6 | Trên 10.000 | 2.265 |
11. Phí kiểm định giám sát đóng mới phần thiết bị nâng hàng
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 2.15
Biểu số 2.15
Số TT | Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn) | Đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 300 |
2 | Trên 5 đến 25 | 950 |
3 | Trên 25 đến 50 | 1.550 |
4 | Trên 50 | 1.550 + (SWL-50) x 3 |
Đối với sàn nâng và thang máy, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn nêu ở Biểu số 2.15 nhân với hệ số 3.
PHÍ THẨM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ TÀU BIỂN
1. Phí thẩm định thiết kế đóng mới: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng 10% số đơn vị phí tiêu chuẩn thẩm định an toàn kỹ thuật và chất lượng đóng mới tương ứng.
2. Phí thẩm định thiết kế sao duyệt, thiết kế duyệt lại, thiết kế sửa đổi: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng 30% số đơn vị phí tiêu chuẩn thẩm định thiết kế đóng mới tương ứng.
3. Phí thẩm định thiết kế hoán cải: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn thẩm định thiết kế đóng mới tương ứng.
PHÍ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐO VÀ TÍNH DUNG TÍCH TÀU BIỂN
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức:
ĐVPTC = A x B x C x D
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ tổng dung tích tàu được nêu trong Biểu số 3.1;
- B: Hệ số căn cứ theo kiểu tàu được nêu trong Biểu số 3.2;
- C: Hệ số căn cứ quy định đo dung tích được nêu trong Biểu số 3.3;
- D: Hệ số căn cứ loại công việc đo dung tích được nêu trong Biểu số 3.4.
Biểu số 3.1:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 300 |
2 | Trên 50 đến 100 | 300 + (GT-50) x 2 |
3 | Trên 100 đến 500 | 400 + (GT-100) x 0,8 |
4 | Trên 500 đến 1.000 | 720 + (GT-500) x 0,7 |
5 | Trên 1.000 đến 2.000 | 1.070 + (GT-1.000) x 0,6 |
6 | Trên 2.000 đến 5.000 | 1.670 + (GT-2.000) x 0,5 |
7 | Trên 5.000 đến 10.000 | 3.170 + (GT-5.000) x 0,4 |
8 | Trên 10.000 | 5.170 + (GT-10.000) x 0,3 |
Biểu số 3.2:
Số TT | Kiểu tàu | Hệ số (B) |
1 | Tàu khách, tàu nghiên cứu khoa học, tàu chế biến hải sản | 1,50 |
2 | Tàu kéo, cần cẩu nổi | 1,20 |
3 | Các kiểu tàu khác | 1,00 |
Biểu số 3.3:
Số TT | Quy định đo dung tích | Hệ số (C) |
1 | Quy định đo dung tích Panama, kênh Suez | 2,00 |
2 | Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969 | 1,00 |
3 | Quy định đo dung tích quốc gia | 0,80 |
Biểu số 3.4:
Số TT | Loại công việc đo dung tích | Hệ số (D) |
1 | Đo dung tích lần đầu | 1,00 |
2 | Đo lại dung tích | 0,80 |
3 | Đo dung tích cho chiếc tàu thứ 2 trở lên của các tàu cùng loạt | 0,75 |
Ghi chú: Tàu cùng loạt là tàu được đóng theo cùng một thiết kế và tại cùng một cơ sở đóng tàu.
PHÍ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG TÀU BIỂN ĐANG KHAI THÁC
I. Phí kiểm định phần phân cấp
1. Phí kiểm định phần thân tàu và trang thiết bị
a) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVPTC = A x B x C
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng dung tích của tàu được nêu trong Biểu số 4.1;
- B: Hệ số căn cứ theo tuổi tàu được nêu trong Biểu số 4.2;
- C: Hệ số căn cứ theo kiểu tàu được nêu trong Biểu số 4.3.
Biểu số 4.1:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 130 |
2 | Trên 50 đến 100 | 130 + (GT-50) x 3,0 |
3 | Trên 100 đến 300 | 280 + (GT-100) x 1,80 |
4 | Trên 300 đến 600 | 640 + (GT-300) x 1,0 |
5 | Trên 600 đến 1.000 | 940 + (GT-600) x 0,40 |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 1.100 + (GT-1.000) x 0,20 |
7 | Trên 2.000 đến 4.000 | 1.300 + (GT-2.000) x 0,19 |
8 | Trên 4.000 đến 8.000 | 1.680 + (GT-4.000) x 0,16 |
9 | Trên 8.000 đến 12.000 | 2.320 + (GT-8.000) x 0,10 |
10 | Trên 12.000 đến 22.000 | 2.720 + (GT-12.000) x 0,07 |
11 | Trên 22.000 đến 35.000 | 3.420 + (GT-22.000) x 0,05 |
12 | Trên 35.000 đến 50.000 | 4.070 + (GT-35.000) x 0,02 |
13 | Trên 50.000 đến 80.000 | 4.370 + (GT-50.000) x 0,008 |
14 | Trên 80.000 | 4.610 + (GT-80.000) x 0,005 |
Biểu số 4.2:
Số TT | Tuổi tàu (năm) | Hệ số (B) |
1 | Đến 5 | 1,00 |
2 | Trên 5 đến 10 | 1,10 |
3 | Trên 10 đến 15 | 1,25 |
4 | Trên 15 đến 20 | 1,50 |
5 | Trên 20 đến 25 | 1,75 |
6 | Trên 25 | 2,00 |
Biểu số 4.3:
Số TT | Kiểu tàu | Hệ số (C) |
1 | Tàu không tự hành | 0,85 |
2 | Tàu chở hàng tổng hợp | 1,00 |
3 | Tàu chở hàng rời, tàu chở quặng, tàu chở gỗ, tàu chở xi măng, tàu chở đá vôi, tàu chở ô tô, tàu chở container | 1,10 |
4 | Tàu kéo, tàu hoa tiêu, tàu công tác, tàu công trình, tàu tuần tra, tàu vỏ hợp kim nhôm, tàu vỏ phi kim loại | 1,20 |
5 | Tàu chở dầu, tàu chở hàng hỗn hợp quặng/dầu, tàu chở hàng nguy hiểm, tàu chở nhựa đường | 1,40 |
6 | Tàu chạy bằng buồm hoặc buồm và động cơ, tàu nghiên cứu biển, tàu dịch vụ dầu khí, kho chứa nổi, công trình biển di động, tàu cao tốc, cần cẩu nổi, ụ nổi, tàu có từ hai thân trở lên, tàu khách, du thuyền | 1,50 |
7 | Tàu chở xô hóa chất, tàu chở xô khí hóa lỏng | 2,00 |
b) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
c) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
Nếu đợt kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra tăng cường để chứng nhận trẻ hóa thân tàu thì số đơn vị phí tiêu chuẩn của đợt kiểm tra này được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ nhân với hệ số 1,20.
2. Phí kiểm định phần hệ thống máy tàu
a) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức sau: ĐVPTC = A x B x C x D
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng công suất (sức ngựa) của các máy chính và các máy phụ được nêu trong Biểu số 4.4;
- B: Hệ số căn cứ theo tuổi tàu được nêu trong Biểu số 4.2;
- C: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 4.5;
- D: Hệ số căn cứ số lượng đường trục chân vịt được nêu trong Biểu số 4.6.
Biểu số 4.4:
Số TT | Tổng công suất máy chính và các máy phụ, Ne (sức ngựa) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 44 |
2 | Trên 50 đến 90 | 44 + (Ne-50) x 0,65 |
3 | Trên 90 đến 200 | 70 + (Ne-90) x 0,60 |
4 | Trên 200 đến 400 | 136 + (Ne-200) x 0,55 |
5 | Trên 400 đến 600 | 246 + (Ne-400) x 0,52 |
6 | Trên 600 đến 1.000 | 350 + (Ne-600) x 0,50 |
7 | Trên 1.000 đến 2.000 | 550 + (Ne-1.000) x 0,28 |
8 | Trên 2.000 đến 5.000 | 830 + (Ne-2.000) x 0,13 |
9 | Trên 5.000 đến 8.000 | 1.220 + (Ne-5.000) x 0,11 |
10 | Trên 8.000 đến 12.000 | 1.550 + (Ne-8.000) x 0,10 |
11 | Trên 12.000 đến 20.000 | 1.950 + (Ne-12.000) x 0,06 |
12 | Trên 20.000 đến 30.000 | 2.430 + (Ne-20.000) x 0,03 |
13 | Trên 30.000 | 2.730 + (Ne-30.000) x 0,01 |
Biểu số 4.5:
Số TT | Số lượng máy chính | Hệ số (C) |
1 | 1 | 1,00 |
2 | 2 | 1,10 |
3 | 3 | 1,20 |
4 | Từ 4 trở lên | 1,30 |
Biểu số 4.6:
Số TT | Số lượng đường trục chân vịt | Hệ số (D) |
1 | 1 | 1,00 |
2 | 2 | 1,10 |
3 | 3 | 1,15 |
4 | Từ 4 trở lên | 1,20 |
b) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
c) Phí kiểm tra định kỳ
Tàu không áp dụng kiểm tra liên tục hệ thống máy tàu: Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
Tàu áp dụng kiểm tra liên tục hệ thống máy tàu: Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,20.
3. Phí kiểm định phần trang thiết bị điện
a) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn trong Biểu số 4.7.
Biểu số 4.7:
Số TT | Tổng công suất định mức của các máy phát điện, P (kVA) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 50 |
2 | Trên 50 đến 100 | 50 + (P-50) x 0,9 |
3 | Trên 100 đến 250 | 95 + (P-100) x 0,7 |
4 | Trên 250 đến 500 | 200 + (P-250) x 0,5 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 325 + (P-500) x 0,38 |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 515 + (P-1.000) x 0,35 |
7 | Trên 2.000 đến 4.000 | 865 + (P-2.000) x 0,28 |
8 | Trên 4.000 | 1.425 + (P-4.000) x 0,22 |
Chuyển đổi giữa kW và kVA theo công thức sau: 1,00 kW = 1,25 kVA
b) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
c) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
4 Phí kiểm định trên đà và gia hạn kiểm định trên đà
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra trên đà được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị.
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra trên đà được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị nhân với hệ số 0,7.
5. Phí kiểm định nồi hơi và gia hạn kiểm định nồi hơi
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra nồi hơi được nêu trong Biểu số 4.8
Biểu số 4.8:
Số TT | Sản lượng hơi, E (tấn/giờ) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | ||
Kiểm tra bên trong | Thử áp lực | Kiểm tra bên ngoài | ||
1 | Đến 0,5 | 150 | 150 | 110 |
2 | Trên 0,5 đến 1 | 215 | 215 | 160 |
3 | Trên 1 đến 2 | 270 | 270 | 200 |
4 | Trên 2 đến 4 | 315 | 315 | 230 |
5 | Trên 4 | 315 + (E-4) x 0,3 | 315 + (E-4) x 0,3 | 230 + (E-4) x 0,1 |
b) Đối với việc gia hạn kiểm tra bên trong nồi hơi, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra bên trong nồi hơi nhân với hệ số 0,7.
c) Đối với nồi hơi có bộ quá nhiệt, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính tăng thêm 10% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 4.8.
d) Đối với kiểm tra thiết bị hâm dầu nóng (Thermal oil heater), số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 4.8 nêu trên. Hệ số chuyển đổi giữa sản lượng hơi (tấn/giờ) và công suất của thiết bị hâm dầu như sau:
E (tấn/giờ) = Công suất của thiết bị hâm dầu (kW) x 1,43 x 103.
6. Phí kiểm định bình chịu áp lực, gia hạn kiểm định bình chịu áp lực
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra bình chịu áp lực được nêu trong Biểu số 4.9
Biểu số 4.9:
Số TT | Thể tích bình chịu áp lực, V (m3) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | ||
Kiểm tra bên trong | Thử áp lực | Kiểm tra bên ngoài | ||
1 | Đến 0,05 | 75 | 75 | 50 |
2 | Trên 0,05 đến 0,1 | 100 | 100 | 75 |
3 | Trên 0,1 đến 2 | 100+(V-0,1)x100 | 100+(V-0,1)x100 | 75 +(V-0,1) x 30 |
4 | Trên 2 đến 10 | 290+(V-2) x 15 | 290+(V-2) x 15 | 132+(V-2) x 10 |
5 | Trên 10 đến 25 | 410+(V-10) x 13 | 410+(V-10) x 13 | 212+(V-10) x 6 |
6 | Trên 25 | 605+(V-25) x 10, tối đa 1.600 | 605+(V-25) x 10, tối đa 1.600 | 302+(V-25) x 3, tối đa 1.600 |
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra bên trong/thử áp lực bình chịu áp lực được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra bên trong/thứ áp lực bình chịu áp lực nhân với hệ số 0,7.
7. Phí kiểm định trục chân vịt và gia hạn kiểm định trục chân vịt
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra trục chân vịt được nêu trong Biểu số 4.10
Biểu số 4.10:
Số TT | Đường kính trục chân vịt, D (mm) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 100 | 350 |
2 | Trên 100 đến 200 | 350 + (D-100) x 0,8 |
3 | Trên 200 đến 600 | 430 + (D-200) x 0,5 |
4 | Trên 600 | 630 + (D-600) x 0,3 |
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra trục chân vịt tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra trục chân vịt nhân với hệ số 0,7.
c) Đối với tàu được trang bị chân vịt biến bước số đơn vị phí tiêu chuẩn nhân với hệ số 1,5.
d) Đối với tàu hệ trục đặc biệt, số đơn vị phí tiêu chuẩn nhân với hệ số 1,8.
a) Kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVPTC = A x B x C x D
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng công suất các máy chính được nêu trong Biểu số 4.11;
- B: Hệ số căn cứ theo tuổi tàu được nêu trong Biểu số 4.2;
- C: Hệ số căn cứ theo số lượng máy chính được nêu trong Biểu số 4.5;
- D: Hệ số căn cứ theo số lượng đường trục chân vịt được nêu trong Biểu số 4.6.
Biểu số 4.11:
Số TT | Tổng công suất máy chính, Ne (sức ngựa) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 500 | 182 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 182 + (Ne-500) x 0,36 |
3 | Trên 1.000 đến 2.000 | 362 + (Ne-1.000) x 0,24 |
4 | Trên 2.000 đến 5.000 | 602 + (Ne-2.000) x 0,12 |
5 | Trên 5.000 đến 10.000 | 962 + (Ne-5.000) x 0,08 |
6 | Trên 10.000 đến 20.000 | 1.362 + (Ne-10.000) x 0,06 |
b) Kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 2,0.
9. Phí kiểm định hệ thống lạnh bảo quản hàng
a) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 4.12
Biểu số 4.12:
Số TT | Tổng thể tích buồng lạnh, V (m3) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 70 |
2 | Trên 50 đến 100 | 70 + (V-50) x 0,9 |
3 | Trên 100 đến 300 | 115 + (V-100) x 0,3 |
4 | Trên 300 đến 500 | 175 + (V-300) x 0,27 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 229 + (V-500) x 0,16 |
6 | Trên 1.000 đến 3.000 | 309 + (V-1.000) x 0,06 |
7 | Trên 3.000 | 429 + (V-3.000) x 0,03 |
b) Kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 2,0.
a) Kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 4.13
Biểu số 4.13:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 500 | 294 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 294 + (GT-500) x 0,18 |
3 | Trên 1.000 đến 2.000 | 384 + (GT-1.000) x 0,07 |
4 | Trên 2.000 đến 5.000 | 454 + (GT-2.000) x 0,062 |
5 | Trên 5.000 đến 10.000 | 640 + (GT-5.000) x 0,05 |
6 | Trên 10.000 đến 20.000 | 890 + (GT-10.000) x 0,008 |
7 | Trên 20.000 | 970 + (GT-20.000) x 0,004 |
b) Kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 2,0.
II. Phí kiểm định phần theo công ước quốc tế và quy phạm quốc gia liên quan
a) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.1
Biểu số 5.1:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 90 |
2 | Trên 50 đến 100 | 90 + (GT-50) x 1,5 |
3 | Trên 100 đến 500 | 165+ (GT-100) x 0,3 |
4 | Trên 500 đến 1.000 | 285 + (GT-500) x 0,06 |
5 | Trên 1.000 đến 2.000 | 315 + (GT-1.000) x 0,035 |
6 | Trên 2.000 đến 5.000 | 350 + (GT-2.000) x 0,01 |
7 | Trên 5.000 đến 10.000 | 380 + (GT-5.000) x 0,006 |
8 | Trên 10.000 | 410 + (GT-10.000) x 0,003 |
b) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
2. Phí kiểm định phần an toàn kết cấu
a) Nếu đợt kiểm tra an toàn kết cấu được tiến hành đồng thời với kiểm tra phân cấp thì không tính phí kiểm tra an toàn kết cấu.
b) Nếu đợt kiểm tra an toàn kết cấu được tiến hành riêng, không trùng với kiểm tra phân cấp, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng tổng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra phân cấp thân tàu và trang thiết bị, hệ thống máy tàu, trang thiết bị điện và hệ thống tự động và điều khiển từ xa của đợt kiểm tra tương ứng.
c) Số đơn vị phí kiểm tra trên đà theo yêu cầu kiểm tra an toàn kết cấu được tính bằng số đơn vị phí kiểm tra trên đà phân cấp.
3. Phí kiểm định phần an toàn trang thiết bị
a) Phí kiểm tra hàng năm
Số đơn vị phí tiêu chuẩn xác định theo công thức: ĐVPTC = A x B
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng dung tích của tàu được nêu trong Biểu số 5.2;
- B: Hệ số căn cứ theo công dụng của tàu được nêu trong Biểu số 5.3.
Biểu số 5.2:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 80 |
2 | Trên 50 đến 100 | 80 + (GT-50) x 2,2 |
3 | Trên 100 đến 300 | 190 + (GT-100) x 1,3 |
4 | Trên 300 đến 600 | 450 + (GT-300) x 0,8 |
5 | Trên 600 đến 1.000 | 690 + (GT-600) x 0,3 |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 810 + (GT-1.000) x 0,17 |
7 | Trên 2.000 đến 4.000 | 980 + (GT-2.000) x 0,15 |
8 | Trên 4.000 đến 8.000 | 1.280 + (GT-4.000) x 0,13 |
9 | Trên 8.000 đến 12.000 | 1.800 + (GT-8.000) x 0,08 |
10 | Trên 12.000 đến 22.000 | 2.120 + (GT-12.000) x 0,04 |
11 | Trên 22.000 đến 35.000 | 2.520 + (GT-22.000) x 0,02 |
12 | Trên 35.000 đến 50.000 | 2.780 + (GT-35.000) x 0,01 |
13 | Trên 50.000 đến 80.000 | 2.930 + (GT-50.000) x 0,008 |
14 | Trên 80.000 | 3.170 + (GT-80.000) x 0,005 |
Biểu số 5.3:
Số TT | Công dụng của tàu | Hệ số (B) |
1 | Tàu chở khách | 2,0 |
2 | Tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất | 1,8 |
3 | Tàu chở dầu, tàu chở hàng nguy hiểm | 1,5 |
4 | Các loại tàu khác | 1,0 |
b) Phí kiểm tra chu kỳ, kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,5.
4. Phí kiểm định phần an toàn vô tuyến điện
a) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện theo GMDSS
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.4
Biểu số 5.4:
Số TT | Vùng hoạt động của tàu | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Kiểm tra lần đầu | Kiểm tra chu kỳ/định kỳ | ||
1 | A1+A2+A3 | 2.000 | 1.000 |
2 | A1+A2 | 1.500 | 750 |
b) Đối với tàu trang bị vô tuyến điện không theo GMDSS
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.5
Biểu số 5.5:
Số TT | Loại tàu | Đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Kiểm tra định kỳ | Kiểm tra hàng năm | ||
1 | Tàu khách Tàu không phải là tàu khách có GT>300 | 400 | 300 |
2 | Tàu không phải là tàu khách 100 | 300 | 200 |
3 | Tàu không phải là tàu khách GT≤100 | 200 | 150 |
5. Phí kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do dầu
a) Phí kiểm tra hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu dầu
a.1) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức: ĐVPTC = A x B
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo trọng tải toàn phần được nêu trong Biểu số 5.6;
- B: Hệ số căn cứ theo trang bị ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu được nêu trong Biểu số 5.7.
Biểu số 5.6:
Số TT | Trọng tải toàn phần, DWT (tấn) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Đến 50 | 90 |
2 | Trên 50 đến 100 | 90 + (DWT-50) x 1,32 |
3 | Trên 100 đến 200 | 156 + (DWT-100) x 0,9 |
4 | Trên 200 đến 500 | 246 + (DWT-200) x 0,5 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 396 + (DWT-500) x 0,3 |
6 | Trên 1.000 đến 2.000 | 546 + (DWT-1.000) x 0,18 |
7 | Trên 2.000 đến 5.000 | 726 + (DWT-2.000) x 0,15 |
8 | Trên 5.000 đến 10.000 | 1.176 + (DWT-5.000) x 0,08 |
9 | Trên 10.000 đến 20.000 | 1.576 + (DWT-10.000) x 0,06 |
10 | Trên 20.000 đến 30.000 | 2.176 + (DWT-20.000) x 0,014 |
11 | Trên 30.000 đến 50.000 | 2.316 + (DWT-30.000) x 0,008 |
12 | Trên 50.000 | 2.476 + (DWT-50.000) x 0,005 |
Biểu số 5.7:
Số TT | Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm khu vực chứa hàng của tàu | Hệ số (B) |
1 | Tàu được trang bị hệ thống rửa bằng dầu thô (COW) và hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu (ODM) | 1,3 |
2 | Tàu được trang bị hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu (ODM) | 1,1 |
3 | Các tàu khác | 1,0 |
a.2) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
a.3) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
a.4) Phí kiểm tra xác nhận hiệu quả của hệ thống rửa bằng dầu thô (COW): Đối với các tàu được trang bị hệ thống rửa bằng dầu thô, số đơn vị phí tiêu chuẩn khi thực hiện kiểm tra xác nhận hiệu quả của hệ thống này được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 0,5.
b) Phí kiểm tra hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm khu vực buồng máy
b.1) Phí kiểm tra hàng năm
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.8
Biểu số 5.8:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 50 |
2 | Trên 50 đến 100 | 50 + (GT-50) x 0,6 |
3 | Trên 100 đến 200 | 80 + (GT-100) x 0,5 |
4 | Trên 200 đến 500 | 130 + (GT-200) x 0,3 |
5 | Trên 500 đến 1.000 | 220 + (GT-500) x 0,2 |
6 | Trên 1.000 đến 5.000 | 320 + (GT-1.000) x 0,1 |
7 | Trên 5.000 đến 10.000 | 720 + (GT-5.000) x 0,05 |
8 | Trên 10.000 đến 22.000 | 970 + (GT-12.000) x 0,03 |
9 | Trên 22.000 đến 35.000 | 1.330 + (GT-22.000) x 0,015 |
10 | Trên 35.000 đến 50.000 | 1.525 + (GT-35.000) x 0,01 |
11 | Trên 50.000 | 1.675 + (GT-50.000) x 0,006 |
b.2) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
b.3) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
6. Phí kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô
a) Phí kiểm tra hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn trong Biểu số 5.9
Biểu số 5.9:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 300 | 150 |
2 | Trên 300 đến 500 | 150 + (GT-300) x 0,5 |
3 | Trên 500 đến 1.000 | 250 + (GT-500) x 0,3 |
4 | Trên 1.000 đến 2.000 | 400 + (GT-1.000) x 0,08 |
5 | Trên 2.000 đến 5.000 | 480 + (GT-2.000) x 0,01 |
6 | Trên 5.000 đến 10.000 | 510 + (GT-5.000) x 0,006 |
7 | Trên 10.000 | 540 + (GT-10.000) x 0,004 |
b) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
c) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
7. Phí kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải
Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm nước thải của tàu được nêu trong Biểu số 5.10
Biểu số 5.10:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 1.000 | 135 |
2 | Trên 1.000 đến 2.000 | 160 |
3 | Trên 2.000 đến 5.000 | 250 |
4 | Trên 5.000 đến 10.000 | 300 |
5 | Trên 10.000 | 400 |
8. Phí kiểm định phần hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm không khí
a) Phí kiểm định hàng năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.11
Biểu số 5.11:
Số TT | Tổng công suất máy chính, Ne (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 1.000 | 490 |
2 | Trên 1.000 đến 3.000 | 490 + (Ne-1.000) x 0,2 |
3 | Trên 3.000 đến 5.000 | 890 + (Ne-3.000) x 0,15 |
4 | Trên 5.000 đến 7.000 | 1.190 + (Ne-5.000) x 0,1 |
5 | Trên 7.000 đến 10.000 | 1.390 + (Ne-7.000) x 0,09 |
6 | Trên 10.000 đến 15.000 | 1.660 + (Ne-10.000) x 0,06 |
7 | Trên 15.000 đến 20.000 | 1.960 + (Ne-15.000) x 0,03 |
8 | Trên 20.000 | 2110 + (Ne-20.000) x 0,01 |
Ghi chú:
- Đối với các tàu không tự hành, lấy tổng công suất các động cơ lai máy phát điện.
- Nếu tàu được trang bị hệ thống thu gom hơi hữu cơ (VOC) thì cộng thêm số đơn vị phí tiêu chuẩn là 450.
- Nếu tàu được trang bị hệ thống làm sạch khí thải đối với ô xít lưu huỳnh (SOx) và/hoặc ô xít ni tơ (NOx) thì cộng thêm số đơn vị phí tiêu chuẩn là 450.
b) Phí kiểm tra trung gian: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân hệ số 1,35.
c) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 1,50.
9. Phí kiểm định phần chứng nhận điều kiện sinh hoạt của thuyền viên
a) Phí kiểm tra định kỳ: Số đơn vị phí tiêu chuẩn trong Biểu số 5.12
Biểu số 5.12:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 500 | 1.625 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 1.775 |
3 | Trên 1.000 đến 3.000 | 1.950 |
4 | Trên 3.000 đến 5.000 | 2.125 |
5 | Trên 5.000 đến 7.500 | 2.350 |
6 | Trên 7.500 đến 10.000 | 2.550 |
7 | Trên 10.000 đến 15.000 | 2.740 |
8 | Trên 15.000 đến 20.000 | 2.900 |
9 | Trên 20.000 | 3.000 |
10. Phí kiểm định phần hệ thống chống hà của tàu
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.13
Biểu số 5.13:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 500 | 930 |
2 | Trên 500 đến 1.000 | 1290 |
3 | Trên 1.000 đến 2.000 | 1365 |
4 | Trên 2.000 đến 5.000 | 1475 |
5 | Trên 5.000 đến 10.000 | 1585 |
6 | Trên 10.000 | 1700 |
Ghi chú: Nếu tàu không thay mới hoặc thay đổi hệ thống chống hà tại các đợt kiểm tra trên đà thì chỉ tính phí kiểm định phần trên đà (tại điểm 4 mục I Chương này), không tính phí kiểm định hệ thống chống hà.
11. Phí kiểm định phần thiết bị nâng hàng
a) Phí kiểm tra thiết bị nâng hàng
Số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định theo công thức:
ĐVPTC = A x B x C x n
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng được nêu trong Biểu số 5.14;
- B: Hệ số căn cứ theo kiểu làm việc của thiết bị nâng hàng được nêu trong Biểu số 5.15;
- C: Hệ số căn cứ theo tuổi của thiết bị nâng trong Biểu số 5.16;
- n: Số lượng thiết bị nâng có cùng tải trọng làm việc an toàn.
Biểu số 5.14:
Số TT | Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn) | Số đơn vị phí (A) |
Tổng kiểm tra hàng năm | ||
1 | Đến 3 | 150 |
2 | Trên 3 đến 5 | 250 |
3 | Trên 5 đến 10 | 350 |
4 | Trên 10 đến 20 | 450 |
5 | Trên 20 đến 35 | 550 |
6 | Trên 35 đến 50 | 750 |
7 | Trên 50 đến 100 | 1.120 |
8 | Trên 100 đến 150 | 1.500 |
9 | Trên 150 đến 300 | 1.700 |
10 | Trên 300 | 1.700 + (SWL-300) x 2,0 |
Biểu số 5.15:
Số TT | Kiểu làm việc của thiết bị nâng hàng | Hệ số (B) |
1 | Làm việc đơn | 1,00 |
2 | Làm việc ghép đôi | 1,50 |
Biểu số 5.16:
Số TT | Tuổi thiết bị nâng | Hệ số (C) |
1 | Đến 12 năm | 1,0 |
2 | Trên 12 năm đến 24 năm | 1,2 |
3 | Trên 24 năm | 1,5 |
b) Thử tải thiết bị nâng hàng: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được nêu trong Biểu số 5.17 cho mỗi thiết bị nâng.
Biểu số 5.17:
Số TT | Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) (cho mỗi thiết bị nâng) |
1 | Đến 5 | 100 |
2 | Trên 5 đến 25 | 150 |
3 | Trên 25 đến 50 | 196 |
4 | Trên 50 | 196 + (SWL-50) x 2,0 |
PHÍ KIỂM ĐỊNH GIA HẠN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra gia hạn kiểm tra định kỳ được tính bằng số đơn vị phí kiểm tra hàng năm nhân với hệ số 0,8.
Số đơn vị phí kiểm tra bất thường được tính theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (ĐVPTG). Cách tính phí này được áp dụng cho tất cả các loại kiểm tra bất thường, kiểm tra liên tục máy tàu nếu đợt kiểm tra không trùng với bất kỳ đợt kiểm tra chu kỳ nào của tàu. Trong một lần kiểm tra bất thường, không phụ thuộc vào đối tượng được kiểm tra bất thường hoặc số hạng mục kiểm tra liên tục máy, số đơn vị phí được xác định theo tổng số giờ thực hiện công việc kiểm định.
PHÍ KIỂM ĐỊNH LẦN ĐẦU TÀU BIỂN ĐANG KHAI THÁC
1. Đối với tàu đang mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài được Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra lần đầu được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ nhân với hệ số 1,5.
2. Đối với tàu không được phân cấp hoặc được phân cấp bởi Đăng kiểm nước ngoài không được Cục Đăng kiểm Việt Nam công nhận, số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra lần đầu được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ nhân với hệ số 2,0.
3. Trong trường hợp kiểm tra lần đầu bao gồm cả việc phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tàu, số đơn vị phí tiêu chuẩn phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn phê duyệt thiết kế đóng mới nhân với hệ số 0,7.
PHÍ GIÁM ĐỊNH TRẠNG THÁI KỸ THUẬT TÀU BIỂN
Số đơn vị phí tiêu chuẩn giám định trạng thái kỹ thuật tàu, giám định tai nạn và sự cố hàng hải được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm đối tượng tương ứng.
PHÍ THẨM ĐỊNH TRẠNG THÁI KỸ THUẬT TÀU BIỂN
Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho thẩm định trạng thái kỹ thuật tàu dựa trên hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ đăng kiểm được tính bằng 400 cho mỗi một tàu.
PHÍ PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU, HƯỚNG DẪN KHAI THÁC AN TOÀN CỦA TÀU BIỂN
Số đơn vị phí tiêu chuẩn xác định theo công thức: ĐVPTC = A x B
Trong đó:
- A: Số đơn vị phí căn cứ theo tổng dung tích của tàu được nêu trong Biểu số 6.1;
- B: Hệ số căn cứ theo loại công việc phê duyệt được nêu trong Biểu số 6.2;
Biểu số 6.1:
Số TT | Tổng dung tích (GT) | Số đơn vị phí (A) |
1 | Trên 300 | 80 |
2 | Trên 300 đến 500 | 100 |
3 | Trên 500 đến 1.000 | 200 |
4 | Trên 1.000 đến 10.000 | 400 |
5 | Trên 10.000 | 400 + (GT-10.000) x 0,004 |
Biểu số 6.2:
Số TT | Loại công việc phê duyệt | Hệ số (B) |
1 | Phê duyệt lần đầu | 1,00 |
2 | Phê duyệt lại | 0,80 |
3 | Phê duyệt cho chiếc tàu thứ 2 trở lên của các tàu cùng loạt | 0,70 |
Ghi chú:
- Tàu cùng loạt là tàu được đóng theo cùng một thiết kế và tại cùng một cơ sở đóng tàu.
- Đối với tàu đóng mới, các tài liệu khai thác an toàn đã được phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế tàu thì không tính phí phê duyệt tài liệu này.
PHÍ GIÁM SÁT SỬA CHỮA, HOÁN CẢI TÀU BIỂN
1. Phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng hoán cải được tính bằng phí kiểm định trong đóng mới đối với hạng mục tương ứng được nêu trong Chương I (Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng đóng mới tàu biển).
2. Đối với các hạng mục khác phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng hoán cải sẽ được tính bằng phương pháp tính phí kiểm định theo thời gian thực hiện công việc thực tế có xác nhận của đại diện chủ tàu.
3. Phí kiểm định chất lượng sửa chữa tàu biển được tính theo phí kiểm định theo thời gian thực hiện công việc thực tế có xác nhận của đại diện chủ tàu.
4. Trong trường hợp sửa chữa, hoán cải tàu trùng với các đợt kiểm tra lần đầu, định kỳ, hàng năm, trên đà, rút trục chân vịt, bất thường thì ngoài phí kiểm định tính theo quy định đối với loại hình kiểm tra này, phải tính bổ sung thêm phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sửa chữa, hoán cải.
PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁM SÁT CHẾ TẠO
1. Động cơ đốt trong (Máy chính và Máy phụ)
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.1
b) Đối với động cơ có bộ giảm tốc, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.1.
c) Số đơn vị phí tiêu chuẩn đối với tua bin tăng áp được tính riêng.
d) Đối với động cơ đốt trong chế tạo hàng loạt số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.1.
Biểu số 1.1: Động cơ đốt trong
Số TT | Công suất liên tục lớn nhất (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Dưới 25 | 1.800 |
2 | Từ 25 đến dưới 40, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 5 so với mức 25 | 1.800 + 100 |
3 | Từ 40 đến dưới 50 | 2.200 |
4 | Từ 50 đến dưới 80, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 10 so với mức 50 | 2.200 + 125 |
5 | Từ 80 đến dưới 100 | 2.700 |
6 | Từ 100 đến dưới 400, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 20 so với mức 100 | 2.700 + 300 |
7 | Từ 400 đến dưới 450 | 7.500 |
8 | Từ 450 đến dưới 700, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 450 | 7.500 + 750 |
9 | Từ 700 đến dưới 800 | 12.000 |
10 | Từ 800 đến dưới 1.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 800 | 12.000 + 1.000 |
11 | Từ 1.500 đến dưới 1.600 | 20.000 |
12 | Từ 1.600 đến dưới 3.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 1.600 | 20.000 + 900 |
13 | Từ 3.000 đến dưới 3.100 | 33.500 |
14 | Từ 3.100 đến dưới 4.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 3.100 | 33.500 + 700 |
15 | Từ 4.500 đến dưới 4.600 | 44.000 |
16 | Từ 4.600 đến dưới 6.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 4.600 | 44.000 + 600 |
17 | Từ 6.000 đến dưới 6.100 | 53.000 |
18 | Từ 6.100 đến dưới 7.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 6.100 | 53.000 + 500 |
19 | Từ 7.500 đến dưới 8.000 | 60.500 |
20 | Từ 8.000 đến dưới 15.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 8.000 | 60.500 + 2.000 |
21 | Từ 15.000 đến dưới 15.500 | 90.500 |
22 | Từ 15.500 đến dưới 20.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 15.500 | 90.500 + 1.600 |
23 | Từ 20.000 đến dưới 21.000 | 106.500 |
24 | Từ 21.000 đến dưới 40.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 21.000 | 106.500 + 2.100 |
25 | Từ 40.000 đến dưới 42.000 | 153.500 |
26 | Từ 42.000 trở lên, mức công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 2.000 so với mức 42.000 | 153.500 + 1.900 |
2. Tuabin hơi (Máy chính và Máy phụ)
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.2
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn của tua bin hơi nước gồm cả hộp giảm tốc.
c) Số đơn vị phí tiêu chuẩn của thiết bị ngưng được tính riêng.
d) Đối với tuabin hơi nước phụ được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.2.
Biểu số 1.2: Tuabin hơi
Số TT | Công suất liên tục lớn nhất (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Dưới 420 | 4.500 |
2 | Từ 420 đến dưới 700, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 70 so với mức 350 | 4.500 + 600 |
3 | Từ 700 đến dưới 900 | 7.500 |
4 | Từ 900 đến dưới 3.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 900 | 7.500 + 1.000 |
5 | Từ 3.500 đến dưới 3700 | 21.500 |
6 | Từ 3.700 đến dưới 7.500, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 3.700 | 21.500 + 750 |
7 | Từ 7.500 đến dưới 8.200 | 36.500 |
8 | Từ 8.200 đến dưới 11.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 700 so với mức 8.200 | 36.500 + 2.000 |
9 | Từ 11.000 đến dưới 11.800 | 46.500 |
10 | Từ 11.800 đến dưới 15.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 800 so với mức 11.800 | 46.500 + 2.000 |
11 | Từ 15.000 đến dưới 16.000 | 56.500 |
12 | Từ 16.000 đến dưới 20.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1000 so với mức 20.000 | 56.500 + 1.500 |
13 | Từ 20.000 đến dưới 21.000 | 64.000 |
14 | Từ 21.000 đến dưới 30.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1000 so với mức 21.000 | 64.000 + 1.600 |
15 | Từ 30.000 đến dưới 31.000 | 80.000 |
16 | Từ 31.000 đến dưới 40.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1000 so với mức 31.000 | 80.000 + 1.300 |
17 | Từ 40.000 đến dưới 41.000 | 93.000 |
18 | Từ 41.000 đến dưới 60.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1000 so với mức 41.000 | 93.000 + 1.100 |
19 | Từ 60.000 đến dưới 61.500 | 115.000 |
20 | Từ 61.500 đến dưới 75.000, công suất biến động tăng trong khoảng từ 1 đến 1500 so với mức 61.500 | 115.000 + 1.300 |
21 | Từ 75.000 đến dưới 77.000 | 128.000 |
23 | Từ 77.000 trở lên, mức công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 2.000 so với mức 77.000 | 128.00 + 1.800 |
3. Chi tiết động cơ đốt trong (nắp xi lanh, xi lanh, piston, đỉnh piston)
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.3
b) Đối với các chi tiết của động cơ đốt trong được giám sát và được tính phí theo quy định tại Biểu số 1.1, không áp dụng Biểu số 1.3
c) Đối với vòi phun nhiên liệu, số đơn vị phí tiêu chuẩn là 100/chiếc.
d) Đối với bơm phun nhiên liệu, số đơn vị phí tiêu chuẩn là 175/chiếc.
đ) Đối với thân máy lắp xi lanh, số đơn vị phí tiêu chuẩn của một xi lanh nhân với số lượng xi lanh thực tế.
e) Đối với các chi tiết động cơ đốt trong được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.3.
Biểu số 1.3: Chi tiết động cơ đốt trong
Số TT | Đường kính xi lanh (mm) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 250 | 175 |
2 | Trên 250 đến 500 | 275 |
3 | Trên 500 đến 750 | 375 |
4 | Trên 750 đến 1.000 | 400 |
5 | Trên 1.000 đến 1.250 | 625 |
6 | Trên 1.250, đường kính xi lanh tăng trong khoảng từ 1 đến 250 so với mức 1.250 | 625 + 220 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.4
b) Đối với tuabin tăng áp mà sản lượng định mức đầu ra tính bằng kg, khi đó sản lượng này được quy đổi bằng 0,8 m3 cho mỗi kg.
c) Trong trường hợp thực hiện giám sát cho từng bộ phận của tuabin tăng áp, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính (từng phần) như sau:
- Vỏ ngoài được tính bằng 25% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại Biểu số số 1.4
- Roto được tính bằng 45% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại Biểu số số 1.4
- Phục hồi lại roto được tính bằng 25% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại Biểu số số 1.4
d) Đối với tuabin tăng áp khí xả được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.4.
Biểu số 1.4: Tuabin tăng áp khí xả
Số TT | Sản lượng (m3/phút) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 25 | 270 |
2 | Trên 25 đến 50 | 530 |
3 | Trên 50 đến 100 | 800 |
4 | Trên 100 đến 250 | 1.350 |
5 | Trên 250 đến 500 | 2.100 |
6 | Trên 500 đến 750 | 2.650 |
7 | Trên 750 đến 1.000 | 3.150 |
8 | Trên 1.000, sản lượng khí xả tăng trong khoảng từ 1 đến 250 so với mức 1.000 | 3.150 + 275 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.5
b) Biểu số trên chưa bao gồm phí áp dụng cho động cơ và cơ cấu điều khiển.
c) Máy phát điện và mô tơ phòng nổ, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.5.
d) Đối với máy phát điện và mô tơ có điện áp định mức vượt quá 500V, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.5.
đ) Đối với máy phát điện và mô tơ được chế tạo hàng loạt số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.5.
e) Nếu sản lượng định mức của máy phát điện tính theo kW, khi đó phải chuyển thành kVA (1kVA = 1kW x 1,25).
Biểu số 1.5: Máy phát điện và Mô tơ
Số TT | Công suất định mức (kVA hoặc kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Máy phát điện (kVA) | Môtơ (kW) | ||
1 | Đến 5 | 475 | 130 |
2 | Trên 5 đến 10 | 475 | 235 |
3 | Trên 10 đến 25 | 476 | 370 |
4 | Trên 25 đến 50 | 610 | 475 |
5 | Trên 50 đến 75 | 730 | 610 |
6 | Trên 75 đến 100 | 850 | 725 |
7 | Trên 100 đến 250 | 1.100 | 950 |
8 | Trên 250 đến 500 | 1.450 | 1.200 |
9 | Trên 500 đến 750 | 1.800 | 1.425 |
10 | Trên 750 đến 1.000 | 2.125 | 1.675 |
11 | Trên 1.000 đến 1.500 | 2.400 | 1.675 + 275 (công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 1.000) |
12 | Trên 1.500 đến 2.000 | 2.850 | |
13 | Trên 2.000 đến 2.500 | 3.075 | |
14 | Trên 2.500 đến 3.000 | 3.325 | |
15 | Trên 3.000 đến 4.000 | 3.600 | |
16 | Trên 4.000 | 3.600 + 235 (công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 4.000) |
6. Biểu số điện và thiết bị điều khiển
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.6A và Biểu số 1.6B.
b) Thiết bị điều khiển phòng nổ, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.6.
c) Đối với biểu số điện và thiết bị điều khiển có điện áp định mức vượt quá 500V, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.6.
d) Đối với biểu số điện riêng cho máy phát và cấp cho nguồn, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.6.
e) Đối với biểu số điện và cơ cấu điều khiển điện được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.6.
Biểu số 1.6A: Biểu số điện
Số TT | Tổng công suất (kVA) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 50 | 475 |
2 | Trên 50 đến 75 | 550 |
3 | Trên 75 đến 100 | 610 |
4 | Trên 100 đến 250 | 850 |
5 | Trên 250 đến 500 | 1.175 |
6 | Trên 500 đến 750 | 1.375 |
7 | Trên 750 đến 1.000 | 1.550 |
8 | Trên 1.000 đến 1.750 | 1.800 |
9 | Trên 1.750 đến 2.500 | 2.025 |
10 | Trên 2.500 đến 3.750 | 2.225 |
11 | Trên 3.750 đến 5.000 | 2.400 |
12 | Trên 5.000, tổng công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 2500 so với mức 5.000 | 2.400 + 375 |
Biểu số 1.6B: Thiết bị điều khiển
Số TT | Công suất định mức (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 70 |
2 | Trên 5 đến 10 | 135 |
3 | Trên 10 đến 25 | 200 |
4 | Trên 25 đến 50 | 235 |
5 | Trên 50 đến 75 | 310 |
6 | Trên 75 đến 100 | 375 |
7 | Trên 100 đến 250 | 475 |
8 | Trên 250 đến 500 | 600 |
9 | Trên 500 đến 750 | 725 |
10 | Trên 750 đến 1.000 | 850 |
11 | Trên 1.000, công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 2.500 so với mức 1.000 | 850 + 125 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.7.
b) Trường hợp máy biến áp gồm ba máy biến áp một pha, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng số đơn vị phí tiêu chuẩn của máy biến áp một pha quy định tại Biểu số 1.7 nhân với hệ số 3.
c) Đối với máy biến áp phòng nổ, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.7.
d) Đối với máy biến áp có điện áp định mức vượt quá 500V, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 30% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.7.
đ) Đối với máy biến áp được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn được bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.7.
Biểu số 1.7: Máy biến áp
Số TT | Công suất định mức (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 135 |
2 | Trên 5 đến 10 | 205 |
3 | Trên 10 đến 25 | 235 |
4 | Trên 25 đến 50 | 310 |
5 | Trên 50 đến 100 | 375 |
6 | Trên 100 đến 250 | 450 |
7 | Trên 250 đến 500 | 550 |
8 | Trên 500, công suất định mức tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 500 | 550 + 85 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.8.
b) Đối với cáp điện làm việc theo cuộn, số đơn vị phí tiêu chuẩn là 17,5/lớp, không phân biệt số lõi hoặc chiều dài.
c) Đối với cáp điện có bảo vệ bằng vô cơ có số lõi nhiều hơn 4, số đơn vị phí tiêu chuẩn tính theo cáp thông tin quy định tại Biểu số 1.8.
d) Đối với cáp điện dùng cho biểu số điện, số đơn vị phí tiêu chuẩn là 23,5/100 mét, không phân biệt tiết diện của dây cáp.
e) Đối với cáp điện dùng cho cơ cấu điều khiển điện, số đơn vị phí tiêu chuẩn là 13/100 mét, không phân biệt tiết diện của dây cáp.
Biểu số 1.8: Cáp điện
Số TT | Tiết điện (mm2) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | ||||
Cáp nguồn và đèn | Cáp thông tin | |||||
1 lõi | 2 hoặc 3 lõi | đến 10 lõi | trên 10 đến 25 lõi | trên 25 lõi | ||
1 | Đến 8 | 23 | 40 | |||
2 | Trên 8 đến 22 | 28 | 45 | 63 | 90 | 118 |
3 | Trên 22 đến 50 | 30 | 50 | |||
4 | Trên 50 đến 100 | 40 | 60 | |||
5 | Trên 100 đến 150 | 45 | 65 | |||
6 | Trên 150 | 53 | 75 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.9.
b) Đối với động cơ, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính riêng theo quy định tại Biểu số 1.5.
c) Đối với máy nén khí chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.9.
Biểu số 1.9: Máy nén khí
Số TT | Sản lượng (Nm3/h) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 25 | 175 |
2 | Trên 25 đến 50 | 270 |
3 | Trên 50 đến 75 | 340 |
4 | Trên 75 đến 100 | 410 |
5 | Trên 100 đến 150 | 525 |
6 | Trên 150 đến 200 | 625 |
7 | Trên 200 đến 250 | 725 |
8 | Trên 250 đến 300 | 800 |
9 | Trên 300 đến 400 | 950 |
10 | Trên 400 đến 500 | 1.100 |
11 | Trên 500 đến 600 | 1.225 |
12 | Trên 600 đến 700 | 1.350 |
13 | Trên 700 đến 800 | 1.450 |
14 | Trên 800 đến 900 | 1.550 |
15 | Trên 900 đến 1.000 | 1.650 |
16 | Trên 1.000 đến 1.250 | 1.900 |
17 | Trên 1.250 đến 1.500 | 2.125 |
18 | Trên 1.500 đến 1.750 | 2.325 |
19 | Trên 1.750 đến 2.000 | 2.525 |
20 | Trên 2.000 đến 2.500 | 2.900 |
21 | Trên 2.500 đến 3.000 | 3.225 |
22 | Trên 3.000 đến 3.500 | 3.550 |
23 | Trên 3.500 đến 4.000 | 3.850 |
24 | Trên 4.000 đến 4.500 | 4.125 |
25 | Trên 4.500 đến 5.000 | 4.400 |
26 | Trên 5.000 đến 5.500 | 4.675 |
27 | Trên 5.500 đến 6.000 | 4.900 |
28 | Trên 6.000 đến 6.500 | 5.200 |
29 | Trên 6.500, sản lượng tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 6.500 | 5.200 + 250 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.10.
b) Đối với động cơ, số đơn vị phí tiêu chuẩn sẽ được tính riêng, theo quy định tại Biểu số 1.5.
Biểu số 1.10 Máy lái
Số TT | Mô men xoắn (kN.m) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
1 | Dưới 100 | 375 | |
2 | Từ 100 đến dưới 200, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 100 | 375 + 125 | |
3 | Từ 200 đến dưới 400 | 750 | |
4 | Từ 400 đến dưới 1.000, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 400 | 750 + 250 | |
5 | Từ 1.000 đến dưới 1.500 | 1.750 | |
6 | Từ 1.500 đến dưới 5.000, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 1.500 | 1.750 + 325 | |
7 | Từ 5.000 đến dưới 6.000 | 4.350 | |
8 | Từ 6.000 đến dưới 10.000, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 6.000 | 4.350 + 500 | |
9 | Từ 10.000 đến dưới 11.000 | 6.850 | |
10 | Từ 11.000 trở lên, mô men xoắn tăng trong khoảng từ 1 đến 1.000 so với mức 10.000 | 6.850 + 500 | |
11. Tời, tời neo, tời cuốn dây
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.11.
b) Đối với động cơ và cơ cấu điều khiển, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.5 với động cơ và Biểu số 1.6A với cơ cấu điều khiển.
c) Đối với tời kéo tự động, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.11.
Biểu số 1.11: Tời, tời neo, tời cuốn dây
Số TT | Tải trọng (kN) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Tời dẫn động bằng khí | Tời điện hoặc thủy lực | ||
1 | Đến 50 | 375 | 235 |
2 | Trên 50 đến 100 | 610 | 375 |
3 | Trên 100 đến 250 | 850 | 610 |
4 | Trên 250 đến 500 | 1.175 | 950 |
5 | Trên 500, tải trọng tăng trong khoảng từ 1 đến 250 so với mức 500 | 1.175 + 250 | 950 + 250 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.12.
b) Đối với bơm có sản lượng định mức cao từ 500 mét trở lên, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.12.
c) Đối với bơm được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn được bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.12.
Biểu số 1.12: Bơm
Số TT | Lưu lượng (m3/h) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Bơm dùng hơi nước | Các loại bơm khác | ||
1 | Đến 5 | 235 | 130 |
2 | Trên 5 đến 10 | 375 | 235 |
3 | Trên 10 đến 25 | 475 | 375 |
4 | Trên 25 đến 50 | 600 | 475 |
5 | Trên 50 đến 100 | 850 | 60 |
6 | Trên 100 đến 250 | 1.100 | 850 |
7 | Trên 250 đến 500 | 1.425 | 1.075 |
8 | Trên 500 đến 1.000 | 1.875 | 1.425 |
9 | Từ trên 1.000 đến 2.000 | 2.175 | 1.675 |
10 | Trên 2.000, lưu lượng tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 2.000 | 2.175 + 375 | 1.675 + 375 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.13.
b) Đối với van an toàn hoặc van xả áp suất của nồi hơi, hệ thống LPG và LNG và van có thiết kế đặc biệt, có yêu cầu các loại thử đặc biệt, khi đó số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 100% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 1.13.
c) Đối với van có bộ lọc, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.13. Đối với van có bộ lọc kép (loại chữ H), số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 20% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 1.13.
Biểu số 1.13: Van
Số TT | Đường kính (mm) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |||
Áp suất đến 1 MPa | Áp suất lớn hơn 1 đến 2 MPa | Áp suất lớn hơn 2 đến 5 MPa | Lớn hơn 5 MPa | ||
1 | Đến 50 | 12,5 | 23,5 | 50 | 65 |
2 | Trên 50 đến 100 | 23,5 | 50 | 66 | 95 |
3 | Trên 100 đến 200 | 50 | 65 | 115 | 140 |
4 | Trên 200 đến 500 | 95 | 140 | 235 | 285 |
5 | Trên 500, đường kính tăng trong khoảng từ 1 đến 200 so với mức 500 | 95 + 35 | 140 + 35 | 235 + 35 | 285 + 35 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.14.
b) Đối với động cơ, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính riêng theo Biểu số 1.5.
c) Đối với bộ lọc dầu được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng nêu tại Biểu số 1.14.
Biểu số 1.14: Bộ lọc dầu
Số TT | Công suất định mức của động cơ (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 130 |
2 | Trên 5 đến 10 | 235 |
3 | Trên 10 đến 25 | 375 |
4 | Trên 25 đến 50 | 610 |
5 | Trên 50, công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 30 so với mức 50 | 610 + 205 |
Biểu số 1.15: Két chứa dầu
Số TT | Dung tích (m3) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 130 |
2 | Trên 5 đến 10 | 235 |
3 | Trên 10 đến 25 | 375 |
4 | Trên 25 đến 50 | 475 |
5 | Trên 50 đến 75 | 610 |
6 | Trên 75, dung tích tăng trong khoảng từ 1 đến 25 so với mức 75 | 610 + 125 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.16.
b) Đối với chân vịt làm bằng thép đúc hoặc gang đúc, số đơn vị phí tiêu bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.16.
c) Trọng lượng để tính số đơn vị phí tiêu chuẩn là trọng lượng của chân vịt đã thành phẩm.
Biểu số 1.16: Chân vịt
Số TT | Trọng lượng | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 0,5 | 275 |
2 | Trên 0,5 đến dưới 2 | 450 |
3 | Từ 2 đến dưới 10, trọng lượng tăng 1 so với mức 2 | 450 +350 |
4 | Từ 10 đến dưới 11 | 3.600 |
5 | Từ 11 đến dưới 20, trọng lượng tăng 1 so với mức 11 | 3.600 + 250 |
6 | Từ 20 đến dưới 21 | 6.100 |
7 | Từ 21 đến dưới 50, trọng lượng tăng 1 so với mức 21 | 6.100 + 200 |
8 | Từ 50 đến dưới 51 | 12.100 |
9 | Từ 51 trở lên, trọng lượng tăng 1 so với mức 51 | 12.100 + 140 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính cho việc phê duyệt quy trình sản xuất đối với bạc trục bằng cao su và bạc trục có kết cấu đặc biệt cho trục chân vịt và ống bao trục (Loại 1) là 12.300/quy trình.
b) Đối với trục chân vịt và trục trung gian làm bằng thép rèn, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo điểm 25 Chương này (những trục này được tính phí như đối với phí vật liệu).
c) Đối với bạc trục và ống bao, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.17A.
Biểu số 1.17A: Bạc trục và ống bao
Số TT | Đường kính trong (mm) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
Bạc trục và ống bao trục bằng kim loại | Bạc trục phi kim loại (ví dụ như cao su) | ||
1 | Đến 250 | 205 | 310 |
2 | Trên 250 đến 500 | 310 | 475 |
3 | Trên 500 đến 750 | 400 | 625 |
4 | Trên 750 đến 1.000 | 480 | 725 |
5 | Trên 1.000 đến 1.250 | 550 | 825 |
6 | Trên 1.250 đến 1.500 | 625 | 825 + 95 (mức tăng đường kính từ 01 đến 250 so với mức 1.250) |
7 | Trên 1.500 đến 1.750 | 675 | |
8 | Trên 1.750 đến 2.000 | 725 | |
9 | Trên 2.000 | 725 + 60 (mức tăng đường kính từ 01 đến 250 so với mức 2.000) |
d) Đối với chân vịt biến bước và hệ trục có kết cấu đặc biệt, số đơn vị phí tiêu chuẩn tính theo Biểu số 1.17B.
Biểu số 1.17B: Chân vịt biến bước và hệ trục có kết cấu đặc biệt
Số TT | Công suất liên tục lớn nhất của máy chính (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 300 | 850 |
2 | Trên 300 đến 600 | 1.175 |
3 | Trên 600 đến 1.000 | 1.650 |
4 | Trên 1.000 đến 1.500 | 2.150 |
5 | Trên 1.500 đến 2.000 | 2.625 |
6 | Trên 2.000 đến 3.000 | 3.450 |
7 | Trên 3.000 đến 4.000 | 4.200 |
8 | Trên 4.000 đến 5.000 | 4.900 |
9 | Trên 5.000 đến 6.000 | 5.500 |
10 | Trên 6.000 đến 7.000 | 6.150 |
11 | Trên 7.000 đến 8.000 | 6.700 |
12 | Trên 8.000 đến 9.000 | 7.200 |
13 | Trên 9.000 đến 10.000 | 7.750 |
14 | Trên 10.000 đến 12.000 | 8.750 |
15 | Trên 12.000 đến 14.000 | 9.700 |
16 | Trên 14.000, công suất tăng trong khoảng từ 01 đến 2.000 so với mức 14.000 | 9.700 + 850 |
đ) Đối với bộ giảm tốc độc lập, số đơn vị phí tiêu chuẩn tính như sau:
- Bộ giảm tốc cho động cơ đốt trong: bằng 30% số đơn vị phí tiêu chuẩn tính cho động cơ đốt trong tại điểm 1 Chương này;
- Bộ giảm tốc cho tuabin hơi nước: bằng 40% số đơn vị phí tiêu chuẩn tính cho động cơ đốt trong tại điểm 2 Chương này;
- Đối với bộ giảm tốc được chế tạo hàng loạt số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại điểm 1 và điểm 2 Chương này.
e) Đối với khớp nối trục (bao gồm cả khớp li hợp), số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính như sau:
- Bằng 7% số đơn vị phí tiêu chuẩn tính cho động cơ tại điểm 1 hoặc điểm 2 Chương này.
- Đối với khớp nối trục (bao gồm cả khớp li hợp) được chế tạo hàng loạt số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại điểm 1 và điểm 2 Chương này.
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.18.
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính theo Biểu số 1.18 đã bao gồm số đơn vị phí tiêu chuẩn tính cho vật liệu chế tạo.
c) Trong trường hợp có hai neo trở lên, một chiếc được lấy đại diện để thử, số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định để tính là tổng trọng lượng của những neo đó.
d) Đối với neo thông thường, số đơn vị phí tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở là bao gồm trọng lượng của neo và cán neo.
Biểu số 1.18: Neo
Số TT | Trọng lượng (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Dưới 2 | 200 |
2 | Từ 2 đến dưới 15, trọng lượng tăng 1 so với mức 2 | 200 + 200 |
3 | Từ 15 đến dưới 16 | 3.000 |
4 | Từ 16 đến dưới 20, trọng lượng tăng 1 so với mức 16 | 3.000 + 175 |
5 | Từ 20 đến dưới 21 | 3.875 |
6 | Từ 21 trở lên, trọng lượng tăng 1 so với mức 21 | 3.875 + 165 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.19 (đã bao gồm số đơn vị phí tiêu chuẩn thử vật liệu).
Biểu số 1.19. Xích neo
Số TT | Đường kính của xích neo (mm) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) đối với mỗi đoạn 27,5m |
1 | Đến 10 | 100 |
2 | Trên 10 đến 20 | 150 |
3 | Trên 20 đến 30 | 200 |
4 | Trên 30 đến 40 | 250 |
5 | Trên 40 đến 50 | 325 |
6 | Trên 50 đến 60 | 450 |
7 | Trên 60 đến 70 | 550 |
8 | Trên 70 đến 80 | 650 |
9 | Trên 80 đến 90 | 725 |
10 | Trên 90 đến 100 | 825 |
11 | Trên100, đường kính tăng trong khoảng từ 01 đến 10 so với mức 100 | 825 + 90 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.20.
b) Đối với dây cáp có chiều dài lớn hơn 250 mét, số đơn vị phí tiêu chuẩn sẽ được tăng theo tỷ lệ là 20% cho mỗi 100m chiều dài vượt quá.
Biểu số 1.20: Dây cáp
Số TT | Loại dây cáp | Đường kính dây cáp (mm) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Dây cáp thép | Đến 20 | 125 |
Trên 20 đến 30 | 150 | ||
Trên 30 đến 40 | 200 | ||
Trên 40 đến 50 | 250 | ||
Từ 51 đến 70 | 300 | ||
Trên 70 | 330 | ||
2 | Dây cáp sợi gai Manila | Đến 40 | 125 |
Trên 40 đến 70 | 150 | ||
Trên 70 | 200 | ||
3 | Dây cáp sợi tổng hợp | Đến 40 | 150 |
Trên 40 đến 70 | 200 | ||
Trên 70 | 250 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính cho maní và mắt xoay là 13,5/100 kN tải trọng thử đứt (đã bao gồm số đơn vị phí tiêu chuẩn thử vật liệu).
b) Trong trường hợp thử maní cùng với xích khi đó không phải tính cho maní.
a1) Đối với nắp hầm hàng không phải dạng pông tông, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính là 70/10m2.
b) Đối với nắp hầm hàng dạng pông tông, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính là 55/10m2.
c) Trong trường nắp hầm hàng được chế tạo bởi nhà máy đóng tàu, khi đó không tính phí đối với nắp hầm hàng.
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.21.
b) Đối với động cơ, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.5.
c) Đối với quạt thông gió được chế tạo hàng loạt số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.21.
Biểu số 1.21: Quạt thông gió
Số TT | Công suất định mức của động cơ (kW) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 130 |
2 | Trên 5 đến 10 | 225 |
3 | Trên 10 đến 25 | 375 |
4 | Trên 25 đến 50 | 610 |
5 | Trên 50 đến 75 | 825 |
6 | Trên 75 đến 100 | 950 |
7 | Trên 100 đến 150 | 1.200 |
8 | Trên 150 đến 200 | 1.325 |
9 | Trên 200 đến 300 | 1.550 |
10 | Trên 300 đến 500 | 1.675 |
11 | Trên 500, công suất tăng trong khoảng từ 1 đến 100 so với mức 500 | 1.675 + 125 |
24. Vật liệu thép cán, kéo: Số đơn vị phí tiêu chuẩn theo Biểu số 1.22.
Biểu số 1.22: Thép cán
Số TT | Loại vật liệu (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Thép cán dùng cho vỏ tàu Thép thường, thép có độ bền cao, thép độ bền cao tôi và thép ram | 23,5 |
2 | Thép tròn dùng cho xích Thép thanh cán dùng cho nồi hơi Thép làm đinh tán dùng cho đóng tàu Thép làm đinh tán dùng cho nồi hơi | 31,5 |
3 | Thép tấm cán dùng cho nồi hơi Thép tấm cán dùng bình chịu áp lực Thép cán dùng trong nhiệt độ thấp | 40 |
4 | Thép không gỉ Thép Niken dùng trong nhiệt độ thấp | 52,5 |
5 | Hợp kim nhôm | 275 |
6 | Ống chịu áp lực (ống thép cacbon) | 65 |
7 | Ống chịu áp lực (ống thép hợp kim) Ống hợp kim khác (ống thép không gỉ.…) Thép ống dùng cho nồi hơi và bộ trao đổi nhiệt Đầu nối ống dùng ở nhiệt độ thấp | 100 |
8 | Ống đồng và ống đồng hàn Ống hợp kim đồng và ống đồng hàn | 277,5 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.23.
b) Đối với thép hợp kim và kim loại mầu đúc hoặc rèn, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 100% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.23.
c) Đối với gang xám đúc, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 60% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.23.
d) Khi thực hiện kiểm tra sản phẩm ở công đoạn thô hoặc kiểm tra thành phẩm của thép đúc hoặc thép rèn, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính tăng thêm 10% đối với kiểm tra công đoạn thô và tính tăng thêm 20% đối với kiểm tra thành phẩm so với số đơn vị phí tiêu chuẩn nêu tại Biểu 1.23.
e) Trong trường hợp khi lô vật liệu giống nhau, một mẫu đại diện lấy để thử, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính toán trên cơ sở tổng trọng lượng của lô đó.
Biểu số 1.23: Thép đúc và thép rèn
Số TT | Trọng lượng (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Dưới 1 | 85 |
2 | Tại 1 | 170 |
3 | Trên 1 đến dưới 2, trọng lượng tăng trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 1 so với mức 1 | 170 + 65 |
4 | Từ 2 đến dưới 3 | 300 |
5 | Từ 3 đến dưới 20, trọng lượng tăng 1 so với mức 3 | 300 + 150 |
6 | Từ 20 đến dưới 21 | 3.000 |
9 | Từ 21 đến dưới 50 tấn, trọng lượng tăng 1 so với mức 21 | 3.000 + 125 |
10 | Từ 50 đến dưới 51 | 6.750 |
13 | Từ 51 trở lên, trọng lượng tăng 1 so với mức 51 | 6.750 + 125 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo các Biểu số 1.24A, Biểu số 1.24B và Biểu số 1.24C.
b) Sản lượng hơi nêu tại Biểu số 1.24A và Biểu số 1.24B là sản lượng thiết kế liên tục lớn nhất đối với mỗi kiểu được phê duyệt.
Biểu số 1.24A: Nồi hơi
Số TT | Sản lượng hơi (tấn/giờ) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Dưới 1 | 2.400 |
2 | Từ 1 đến dưới 2 | 2.800 |
3 | Từ 2 đến dưới 5, sản lượng hơi tăng 1 so với mức 2 | 2.800 + 850 |
4 | Từ 5 đến dưới 7,5 | 6.200 |
5 | Từ 7,5 đến dưới 10, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 2,5 so với mức 7,5 | 6.200 + 1.050 |
6 | Từ 10 đến dưới 20 | 8.300 |
7 | Từ 20 đến dưới 100, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 10 so với mức 20 | 8.300 + 2.550 |
8 | Từ 100 đến dưới 120 | 31.250 |
9 | Từ 120 đến dưới 200, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 20 so với mức 120 | 31.250 + 2.700 |
10 | Từ 200 đến dưới 250 | 44.750 |
11 | Từ 250 trở lên, sản lượng hơi tăng trong khoảng từ 1 đến 50 so với mức 250 | 44.750 + 1.950 |
c) Đối với nồi hơi có bộ quá nhiệt, số đơn vị phí tiêu chuẩn được nhân với hệ số trong Biểu số 1.24B.
Biểu số 1.24B: Hệ số đối với bộ quá nhiệt
Sản lượng hơi (tấn/giờ) | đến 20 | lớn hơn 20 |
Hệ số | 1,2 | 1,25 |
d) Đối với nồi hơi có áp suất làm việc được duyệt vượt quá 6 MPa, số đơn vị phí tiêu chuẩn sau khi nhân với hệ số quy định tại Biểu số 1.24B tiếp tục được nhân với hệ số quy định tại Biểu số 1.24C.
Biểu số 1.24C: Hệ số đối với bộ quá nhiệt với nồi hơi vượt 06 MPa
Áp suất làm việc (MPa) | lớn hơn 6 đến 8 | 9, 10 | lớn hơn 10 |
Hệ số | 1,1 | 1,2 | 1,3 |
e) Đối với nồi hơi có cả bộ quá nhiệt và bộ tiết kiệm nhiệt, số đơn vị phí tiêu chuẩn được tăng thêm 10% trên cơ sở tiết c và tiết d nêu trên.
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.25.
b) Đối với bộ trao đổi nhiệt dạng tấm phẳng được sản xuất hàng loạt hoặc nhập khẩu số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.25.
Biểu số 1.25: Bộ trao đổi nhiệt
Số TT | Diện tích (m2) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 236 |
2 | Trên 5 đến 10 | 376 |
3 | Trên 10 đến 25 | 476 |
4 | Trên 25 đến 50 | 610 |
5 | Trên 50 đến 100 | 726 |
6 | Trên 100 đến 250 | 950 |
7 | Trên 250 đến 500 | 1.426 |
8 | Trên 500 đến 1.000 | 1.800 |
9 | Trên 1.000 đến 1.500 | 2.150 |
10 | Trên 1.500 đến 2.000 | 2.526 |
11 | Trên 2.000 đến 2.500 | 2.826 |
12 | Trên 2.500, diện tích tăng trong khoảng từ 1 đến 500 so với mức 2.500 | 2.826 + 375 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.26.
b) Đối với bồn khí hóa lỏng, số đơn vị phí tiêu chuẩn tăng thêm 50% so với số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.26.
c) Đối với bình chịu áp lực được chế tạo hàng loạt hoặc nhập khẩu số đơn vị phí tiêu chuẩn được bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.26.
Biểu số 1.26: Bình chịu áp lực
Số TT | Thể tích (m3) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | ||
Nhóm I (PV-1) | Nhóm II (PV-2) | Nhóm III (PV-3) | ||
1 | Đến 0,05 | 235 | 130 | 68 |
2 | Trên 0,05 đến 0,1 | 475 | 235 | 135 |
3 | Trên 0,1 đến 0,5 | 700 | 375 | 175 |
4 | Trên 0,5 đến 1,0 | 950 | 475 | 235 |
5 | Trên 1,0 đến 2,5 | 1.200 | 600 | 285 |
6 | Trên 2,5 đến 5 | 1.425 | 725 | 375 |
7 | Trên 5 đến 10 | 1.675 | 825 | 430 |
8 | Trên 10 đến 25 | 2.125 | 1.075 | 525 |
9 | Trên 25 đến 50 | 2.875 | 1.450 | 725 |
10 | Trên 50 đến 75 | 3.600 | 1.800 | 900 |
11 | Trên 75 đến 100 | 4.250 | 2.150 | 1.075 |
12 | Trên 100, thể tích tăng trong khoảng từ 01 đến 50 so với mức 100 | 4.250 + 750 | 2.150 + 375 | 1.075 + 185 |
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn đối với thiết bị nâng tính theo Biểu số 1.27.
b) Đối với sản phẩm hàng loạt hoặc nhập khẩu số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng tại Biểu số 1.27.
Biểu số 1.27: Thiết bị nâng
Số TT | Sức nâng (tấn) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đến 5 | 6.600 |
2 | Trên 5 đến 10 | 10.000 |
3 | Trên 10 đến 20 | 15.200 |
4 | Trên 20 đến 30 | 19.500 |
5 | Trên 30 đến 40 | 23.100 |
6 | Trên 40 đến 50 | 26.600 |
7 | Trên 50 đến 60 | 29.700 |
8 | Trên 60 đến 70 | 32.500 |
9 | Trên 70 đến 80 | 35.300 |
10 | Trên 80 đến 100 | 40.300 |
11 | Trên 100 đến 125 | 46.200 |
12 | Trên 125 đến 150 | 51.500 |
13 | Trên 150 đến 175 | 56.600 |
14 | Trên 175 đến 200 | 61.300 |
15 | Trên 200 đến 250 | 70.400 |
16 | Trên 250 đến 300 | 78.000 |
17 | Trên 300 đến 350 | 85.600 |
18 | Trên 350 đến 400 | 93.200 |
19 | Trên 400 đến 450 | 100.000 |
20 | Trên 450 đến 500 | 106.200 |
21 | Trên 500 đến 550 | 112.400 |
22 | Trên 550 đến 600 | 118.600 |
23 | Trên 600 đến 650 | 124.800 |
24 | Trên 650 đến 700 | 130.300 |
25 | Trên 700 đến 750 | 136.000 |
26 | Trên 750 đến 800 | 141.500 |
27 | Trên 800 đến 850 | 146.400 |
28 | Trên 850 đến 900 | 151.900 |
29 | Trên 900, sức nâng tăng từ 01 đến 50 so với mức 900 | 151.900 + 17.200 |
a) Kiểm tra lần đầu và định kỳ: Đối với mỗi kiểu vật liệu hàn số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) = 2.800. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 kiểu vật liệu hàn trong cùng một lần đánh giá, số đơn vị phí tiêu chuẩn là:
ĐVPTC = 2.800 + (n x 1.120), trong đó: n = số lượng kiểu
b) Kiểm tra hàng năm số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ.
31. Sản phẩm cứu sinh, cứu hỏa, phòng chống ô nhiễm, thiết bị hàng hải
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo Biểu số 1.28.
b) Đối với sản phẩm được chế tạo hàng loạt, số đơn vị phí tiêu chuẩn bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Biểu số 1.28.
Biểu số 1.28:
Số TT | Tên sản phẩm | Đơn vị | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Vật liệu và thiết bị chống cháy |
|
|
1.1 | Vật liệu chống cháy | m2, tấn | 15/m2 hoặc 35/tấn |
1.2 | Cửa ra vào hoặc cửa sổ chống cháy | Bộ | 65 |
2 | Trang thiết bị và hệ thống dập cháy |
|
|
2.1 | Hệ thống chữa cháy cố định | Bộ | 60 |
2.2 | Ống cứu hỏa | Bộ | 8 |
2.3 | Quần áo người chữa cháy | Bộ | 100 |
2.4 | Thiết bị thở | Bộ | 75 |
2.5 | Quần áo bảo vệ | Bộ | 25 |
2.6 | Thiết bị thở thoát hiểm sự cố | Bình | 25 |
2.7 | Vòi phun (gồm kiểu mở và kiểu đóng) | Cái | 15 |
2.8 | Quạt gió | Chiếc | 200 |
2.9 | Van thông hơi tốc độ cao | Cái | 300 |
2.10 | Hệ thống khí trơ | Bộ | 8.500 |
3 | Hệ thống báo động và phát hiện cháy |
|
|
3.1 | Cảm biến cháy, đèn chỉ báo sự cố | Cái | 5 |
3.2 | Thiết bị phát hiện và báo động cháy | Bộ | 250 |
3.4 | Hệ thống báo động xả chất dập cháy | Bộ | 320 |
4 | Trang thiết bị cứu sinh |
|
|
4.1 | Xuồng cứu sinh - kín một phần | Chiếc | 2.920 |
4.2 | Xuồng cứu sinh - kín toàn phần | Chiếc | 3.060 |
4.3 | Bè tự thổi | Chiếc | 3.170 |
4.4 | Xuồng cứu sinh - chống xuyên lửa | Chiếc | 3.390 |
4.5 | Cẩu nâng hạ xuồng | Bộ | 1.010 |
4.6 | Tời nâng hạ xuồng | Bộ | 770 |
4.7 | Đèn chiếu sáng khu vực hạ xuồng | Chiếc | 730 |
4.8 | Thiết bị phụ trợ cho hạ xuồng | Bộ | 730 |
4.9 | Quần áo bơi, bộ quần áo bảo vệ kín | Bộ | 20 |
4.10 | Áo phao (gồm đèn chiếu của áo phao) | Bộ | 10 |
4.11 | Phao tròn | Chiếc | 15 |
4.12 | Đèn tự phát sáng của phao tròn | Chiếc | 5 |
4.13 | Dụng cụ chống mất nhiệt | Bộ | 10 |
4.14 | Đuốc cầm tay | Bộ | 5 |
4.15 | Thiết bị phóng dây (gồm súng, đầu phóng) | Bộ | 110 |
4.16 | Thang cho người lên/xuống tàu | Chiếc | 55 |
5 | Thiết bị và vật liệu chống ô nhiễm |
|
|
5.1 | Thiết bị phân ly dầu nước 15 ppm | Bộ | 650 |
5.2 | Thiết bị báo động 15 ppm | Bộ | 500 |
5.3 | Thiết bị phát hiện ranh giới dầu nước | Bộ | 800 |
5.4 | Hệ thống điều khiển và kiểm soát xả dầu, kể cả đo nồng độ dầu | Bộ | 4.800 |
5.5 | Máy rửa dầu thô | Bộ | 500 |
5.6 | Hệ thống xử lý nước thải | Bộ | 4.000 |
5.7 | Thiết bị đốt chất thải | Bộ | 3.000 |
6 | Thiết bị hàng hải, tín hiệu và liên lạc |
|
|
6.1 | Thiết bị VHF đàm thoại 2 chiều | Cái | 40 |
6.2 | Thiết bị phát báo ra đa | Cái | 70 |
6.3 | Hệ thống truyền thanh công cộng | Bộ | 400 |
6.4 | Máy thu NAVTEX hàng hải | Cái | 110 |
6.5 | Trạm thông tin vệ tinh INMARSAT | Cái | 980 |
6.6 | Phao vô tuyến định vị sự cố | Cái | 70 |
6.7 | Thiết bị vô tuyến điện sóng trung/sóng ngắn | Cái | 600 |
6.8 | GPS | Cái | 60 |
6.9 | Đèn hành hải, đèn tín hiệu (đèn mất chủ động, đèn neo và đèn hạn chế hoạt động) | Cái | 70 |
6.10 | Thiết bị phát tín hiệu âm thanh | Bộ | 100 |
6.11 | Trang bị vô tuyến điện VHF | Bộ | 400 |
6.12 | La bàn từ (gồm vòng ngắm phương vị) | Cái | 450 |
6.13 | La bàn điện (gồm vòng ngắm phương vị và bộ lặp) | Cái | 2.950 |
6.14 | Ra đa (Gồm hệ thống theo dõi và đồ giải tự động) | Cái | 3.500 |
6.15 | Thiết bị đo tốc độ và khoảng cách hành trình | Cái | 750 |
6.16 | Hệ thống thu nhận âm thanh | Bộ | 400 |
6.17 | Đèn tín hiệu ban ngày | Cái | 150 |
6.18 | Thiết bị đo sâu | Cái | 350 |
6.19 | Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) | Bộ | 350 |
6.20 | Thiết bị chỉ báo vòng quay và chiều quay chân vịt (chế độ hoạt động) | Cái | 600 |
6.21 | Hệ thống điện thoại trực tiếp | Bộ | 200 |
6.22 | Hệ thống thông tin và hải đồ điện tử (ECDIS) | Bộ | 3.100 |
6.23 | Thiết bị ghi dữ liệu hành trình (VDR/S-VDR) | Cái | 2.800 |
6.24 | Hệ thống báo động an ninh | Bộ | 400 |
6.25 | Hệ thống báo động sự cố chung | Cái | 290 |
6.26 | Hệ thống truy và nhận dạng tầm xa | Cái | 400 |
6.27 | Hệ thống để hoa tiêu lên xuống tàu | Bộ | 400 |
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận năng lực cơ sở chế tạo, cung cấp dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng, trạm thử, phòng thí nghiệm
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn đánh giá lần đầu, định kỳ tính theo Biểu số 2.
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn đánh giá hàng năm được tính bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại Biểu số 2.
Biểu số 2: Đánh giá năng lực cơ sở
Số TT | Số lượng cán bộ công nhân viên (người) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | |
1 | Dưới 10 | 6.400 | |
2 | Từ 11 đến 25 | 9.600 | |
3 | Từ 26 đến 45 | 12.800 | |
4 | Từ 46 đến 65 | 16.000 | |
5 | Từ 66 đến 85 | 19.200 | |
6 | Từ 86 đến 125 | 22.400 | |
7 | Từ 126 đến 175 | 25.600 | |
8 | Từ 176 đến 275 | 28.800 | |
9 | Từ 276 đến 425 | 32.000 | |
10 | Từ 426 đến 625 | 35.200 | |
11 | Từ 626 đến 875 | 38.400 | |
12 | Từ 876 đến 1.175 | 41.600 | |
13 | Từ 1.176 đến 1.550 | 44.800 | |
14 | Từ 1.551 đến 2.025 | 48.000 | |
15 | Từ 2.026 đến 2.675 | 51.200 | |
16 | Từ 2.676 đến 3.450 | 54.400 | |
17 | Từ 3.451 đến 4.350 | 57.600 | |
18 | Từ 4.351 đến 5.450 | 60.800 | |
19 | Từ 5.451 đến 6.800 | 64.000 | |
20 | Từ 6.801 đến 8.500 | 67.200 | |
21 | Từ 8.501 đến 10.700 | 70.400 | |
22 | Trên 10.700, số lượng cán bộ công nhân tăng từ 01 đến 100 so với 10.700 | 70.400 + 6.400 |
2. Đơn vị phí tiêu chuẩn đánh giá công nhận kiểu, thẩm định thiết kế
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn đánh giá lần đầu, định kỳ được tính theo phí giám sát các thiết bị tương ứng nêu trong Chương I Phần này.
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn đánh giá hàng năm được tính bằng 50% số đơn vị phí giám sát các thiết bị tương ứng nêu trong Chương I Phần này.
c) Số đơn vị phí tiêu chuẩn thẩm định thiết kế được tính bằng 30% số đơn vị phí giám sát các thiết bị tương ứng nêu trong Chương I Phần này.
PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TEN NƠ
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn trong kiểm tra giám sát chế tạo, công nhận kiểu được tính theo Biểu số 3.
Biểu số 3: Công ten nơ
Số TT | Loại công ten nơ (chiếc) | Công dụng công ten nơ | Đơn vị phí (ĐVPTC) |
1 | Loại 20 feet | Chở hàng khô | 400 |
Đẳng nhiệt, Chở hàng lỏng, Các loại khác | 500 | ||
2 | Loại 40 feet | Chở hàng khô | 600 |
Đẳng nhiệt, Chở hàng lỏng, Các loại khác | 750 |
2. Đối với kiểm tra định kỳ 5 năm: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại điểm 1 Chương này.
3. Đối với kiểm tra định kỳ 30 tháng: Số đơn vị phí tiêu chuẩn tính bằng 70% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại điểm 1 Chương này.
4. Đối với kiểm tra bất thường: Số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo điểm 1 Chương này.
PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ NÂNG
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn trong kiểm tra giám sát chế tạo đối với thiết bị nâng được tính theo điểm 29 Chương I Phần này (Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm công nghiệp lắp đặt cho tàu biển, công trình biển).
2. Đối với các loại hình kiểm tra chu kỳ số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo điểm 11 mục II Chương IV Phần thứ nhất (Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển).
PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ NỒI HƠI, BÌNH CHỊU ÁP LỰC
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn trong kiểm tra giám sát chế tạo đối với nồi hơi được tính tương ứng theo điểm 26 và điểm 28 Chương I Phần này (Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm công nghiệp lắp đặt cho tàu biển, công trình biển).
2. Đối với các loại hình kiểm tra chu kỳ số đơn vị phí tiêu chuẩn được tính theo điểm 5 và điểm 6 mục I Chương IV Phần thứ nhất (Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển).
PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÁ HUỶ
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm bằng phương pháp không phá hủy được tính theo Biểu số 4.
Biểu số 4. Kiểm tra không phá huỷ
Số TT | Phương pháp kiểm tra (điểm đo hoặc mét) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
1 | Đo chiều dày | 8 |
2 | Siêu âm dò khuyết tật | 80 |
2. Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm bằng phương pháp không phá hủy khác sẽ được tính theo thực tế chi phí vật tư tiêu hao.
PHÍ KIỂM TRA CHỨNG NHẬN TAY NGHỀ THỢ HÀN, QUY TRÌNH HÀN VÀ NHÂN VIÊN KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HUỶ
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận tay nghề thợ hàn
a) Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận thợ hàn lần đầu tính theo Biểu số 5.
b) Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra hàng năm thợ hàn được tính bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn quy định tại tiết a điểm này.
Biểu số 5: Kiểm tra tay nghề thợ hàn
Bậc | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) | ||
Cấp F, V, H, O | Cấp Z | Cấp P | |
Bậc 1 | 400 | 500 | 600 |
Bậc 2 | Tính bằng 1,2 lần bậc 1 | ||
Bậc 3 | Tính bằng 1,5 lần bậc 1 |
2. Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận quy trình hàn là 2.025/quy trình hàn.
3. Số đơn vị phí tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng nhận nhân viên kiểm tra không phá hủy được tính theo Biểu số 6
Biểu số 6: Nhân viên kiểm tra không phá huỷ
Nhân viên kiểm tra không phá hủy (NDT) (1 phương pháp/1 người) | Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) |
Kiểm tra chứng nhận lần đầu | 600 |
Kiểm tra chứng nhận gia hạn | Tính bằng 50% số đơn vị phí tiêu chuẩn lần đầu |
1. Phí đánh giá Hệ thống quản lý an toàn của công ty
Đơn vị tính: Đồng/lần
Số TT | Loại hình đánh giá | Mức phí | |
Công ty loại I | Công ty loại II | ||
1 | Đánh giá lần đầu để cấp Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) | 34.600.000 | 51.500.000 |
2 | Đánh giá cấp mới Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) | 22.800.000 | 28.700.000 |
3 | Đánh giá hàng năm để xác nhận Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) | 17.700.000 | 22.800.000 |
4 | Đánh giá sơ bộ để cấp Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) tạm thời | 17.700.000 | 22.800.000 |
5 | Đánh giá bất thường hệ thống quản lý an toàn Công ty | 17.700.000 | 22.800.000 |
2. Phí đánh giá Hệ thống quản lý an toàn của tàu biển
Đơn vị tính: Đồng/lần
Số TT | Loại hình đánh giá | Mức phí | |
Tàu nhóm I | Tàu nhóm II | ||
1 | Đánh giá lần đầu để cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) | 11.400.000 | 13.000.000 |
2 | Đánh giá trung gian để xác nhận Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) | 11.400.000 | 13.000.000 |
3 | Đánh giá cấp mới Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) | 11.400.000 | 13.000.000 |
4 | Đánh giá sơ bộ để cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) tạm thời | 11.400.000 | 13.000.000 |
5 | Đánh giá bất thường hệ thống quản lý an toàn tàu | 11.400.000 | 13.000.000 |
1. Phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và chứng nhận hệ thống an ninh tàu biển
Đơn vị tính: Đồng/lần
Số TT | Loại hình đánh giá | Mức phí | |
Tàu nhóm I | Tàu nhóm II | ||
1 | Phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển | 5.000.000 | 5.000.000 |
2 | Phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển khi có bổ sung, sửa đổi lớn | 2.000.000 | 2.000.000 |
3 | Đánh giá lần đầu để cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 10.000.000 | 12.000.000 |
4 | Đánh giá trung gian để xác nhận vào giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 10.000.000 | 12.000.000 |
5 | Đánh giá cấp mới giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 10.000.000 | 12.000.000 |
6 | Đánh giá sơ bộ để cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển tạm thời | 9.000.000 | 10.500.000 |
7 | Đánh giá bất thường để duy trì giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 9.000.000 | 10.500.000 |
2. Phí phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II, kiểm tra, đánh giá, và chứng nhận lao động hàng hải
Đơn vị tính: Đồng/lần
Số TT | Loại hình đánh giá | Mức phí | |
Tàu nhóm I | Tàu nhóm II | ||
1 | Phê duyệt Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II | 5.000.000 | 5.000.000 |
2 | Phê duyệt Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần II khi có bổ sung, sửa đổi lớn | 2.000.000 | 2.000.000 |
3 | Kiểm tra, đánh giá lần đầu để cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải | 10.000.000 | 12.000.000 |
4 | Kiểm tra, đánh giá trung gian để xác nhận vào Giấy chứng nhận Lao động hàng hải | 10.000.000 | 12.000.000 |
5 | Kiểm tra, đánh giá để cấp mới Giấy chứng nhận Lao động hàng hải | 10.000.000 | 12.000.000 |
6 | Kiểm tra, đánh giá sơ bộ để cấp mới Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời | 9.000.000 | 10.500.000 |
7 | Kiểm tra, đánh giá bất thường để duy trì Giấy chứng nhận Lao động hàng hải | 9.000.000 | 10.500.000 |
Các từ ngữ trong Biểu số mức thu phí được giải thích như sau:
1. “Tàu nhóm loại I” là tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 trở lên và không phải là tàu thuộc nhóm loại II.
2. “Tàu nhóm loại II” là tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, và công trình biển.
3. “Công ty loại I” là Công ty có từ 7 cán bộ, nhân viên trở xuống tham gia trong Hệ thống quản lý an toàn.
4 “Công ty loại II” là Công ty có từ 8 cán bộ, nhân viên trở lên tham gia trong Hệ thống quản lý an toàn.
5. “Sản phẩm công nghiệp” là máy, vật liệu và trang thiết bị dùng cho đóng mới và sửa chữa tàu biển, công trình biển.
6. “Công nhận kiểu” là quá trình kiểm tra đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam để thẩm định thiết kế, đánh giá việc chế tạo sản phẩm và xác nhận năng lực của cơ sở chế tạo khi chế tạo các sản phẩm giống nhau thỏa mãn các yêu cầu của quy chuẩn hoặc các tiêu chuẩn liên quan được chấp nhận khác.
- 1 Quyết định 12/2003/QĐ-BTC ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 184/2003/QĐ-BTC ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 95/2004/QĐ-BTC quy định tạm thời việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 77/BVGCP-CNTDDV năm 1998 về Bảng giá đánh giá Hệ thống Quản lý an toàn và cấp chứng chỉ cho Công ty và Tàu biển theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) do Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư 246/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 234/2016/TT-BTC về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Quyết định 2840/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí
- 8 Quyết định 2840/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí
- 1 Thông tư 205/2016/TT-BTC quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP sửa đổi Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 22/QĐ-BCT năm 2014 Quy chế giám sát tài chính đối với Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên và Công ty cổ phần có vốn Nhà nước do Bộ Công thương làm chủ sở hữu
- 4 Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 65/2011/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm viên tàu biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 9 Thông tư 102/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 130/2006/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định 203/TTg năm 1992 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 12 Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 13 Quyết định 51/2005/QĐ-BGTVT về đăng kiểm tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Bộ luật Hàng hải 2005
- 15 Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 16 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 17 Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 1 Quyết định 51/2005/QĐ-BGTVT về đăng kiểm tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 130/2006/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định 203/TTg năm 1992 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 12/2003/QĐ-BTC ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 184/2003/QĐ-BTC ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 95/2004/QĐ-BTC quy định tạm thời việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Quyết định 77/BVGCP-CNTDDV năm 1998 về Bảng giá đánh giá Hệ thống Quản lý an toàn và cấp chứng chỉ cho Công ty và Tàu biển theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) do Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư 65/2011/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm viên tàu biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Quyết định 22/QĐ-BCT năm 2014 Quy chế giám sát tài chính đối với Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên và Công ty cổ phần có vốn Nhà nước do Bộ Công thương làm chủ sở hữu
- 9 Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP sửa đổi Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Thông tư 205/2016/TT-BTC quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11 Thông tư 246/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12 Thông tư 234/2016/TT-BTC về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13 Quyết định 2840/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và lệ phí