ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 837/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 22 tháng 3 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 05 năm 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 115/TTr-SKHCN ngày 02/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH, ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN, BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Thực hiện Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh 05 năm 2016 - 2020 và Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
Trên cơ sở kết quả đạt được của Chương trình trong giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020”.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
a) Góp phần trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020.
b) Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp của tỉnh trên cơ sở triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.
c) Nâng cao hơn nữa nhận thức của các tổ chức, cá nhân về việc tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập.
d) Tạo dựng được các mô hình doanh nghiệp năng suất, chất lượng nhằm nâng cao nhận thức trong việc cải tiến năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
đ) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của khu vực nhằm sản xuất sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được các thị trường xuất khẩu.
e) Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc phát triển doanh nghiệp bền vững để đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nâng cấp, mở rộng năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa của 03 phòng thử nghiệm trọng điểm của tỉnh phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, xây dựng nhằm phục vụ cho công tác đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b) Hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia hàng năm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh.
c) Mỗi năm có 15 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
d) Có ít nhất 20 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, xây dựng và áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng đảm bảo kết quả tiết kiệm được tối thiểu 10% năng lượng tiêu thụ.
đ) Hướng dẫn và hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho khoảng 200 đơn vị, doanh nghiệp bao gồm: Nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể trong nước, nhãn hiệu đăng ký ra nước ngoài, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích.
e) Hỗ trợ cho 15 doanh nghiệp xây dựng website nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
g) Hỗ trợ cho 05 doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất sạch hơn.
h) Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, chứng nhận quốc tế đối với 10 sản phẩm của doanh nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng tham gia Chương trình
a) Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b) Doanh nghiệp đã được hỗ trợ ở Chương trình khác thì không được hỗ trợ trong Chương trình này đối với nội dung tương tự.
c) Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện hỗ trợ của Chương trình này.
2. Thời gian thực hiện Chương trình
a) Chương trình bắt đầu áp dụng từ năm 2016 đến hết ngày 31/12/2020.
b) Định kỳ hàng tháng, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành xét chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình.
NHIỆM VỤ, NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
I. THÚC ĐẨY PHONG TRÀO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG
1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phong trào năng suất chất lượng, ý nghĩa của các hoạt động năng suất, chất lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Biên soạn, in ấn các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về công tác tiêu chuẩn hóa, giải thưởng chất lượng, các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và kinh doanh...
b) Phổ biến, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình sản xuất sạch, các công cụ năng suất, các hệ thống quản lý tiên tiến cho các doanh nghiệp thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo.
c) Giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng, các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ năng suất, các mô hình sản xuất sạch, các giải pháp tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiết kiệm năng lượng với nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về quản lý năng suất chất lượng, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho các cán bộ thuộc cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.
b) Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về hoạt động kiểm toán năng suất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kiểm toán năng lượng cho các cán bộ quản lý của doanh nghiệp.
c) Tổ chức các khóa đào tạo về chuyên gia đánh giá nội bộ các hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ quản lý tiên tiến.
1. Nhiệm vụ
a) Giúp cho các doanh nghiệp nắm vững và hiểu rõ được tầm quan trọng, ý nghĩa và lợi ích trong việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
b) Tạo sự chuyển biến trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của quốc tế, vượt qua những rào cản kỹ thuật thương mại khi xuất khẩu.
c) Xây dựng hệ thống các phòng thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
d) Áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong các hoạt động doanh nghiệp góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống an ninh thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp.
đ) Thông qua việc tham gia Giải thưởng Chất lượng hàng năm để đánh giá lại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời khẳng định vị thế của doanh nghiệp tỉnh nhà so với các doanh nghiệp trên toàn Việt Nam.
2. Nội dung
a) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 27001, ISO 22000, ISO 26000, SA 8000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, OHSAS 18000: Hỗ trợ kinh phí tư vấn và chứng nhận 50 triệu đồng/doanh nghiệp cho 01 hệ thống.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt như VietGap, GlobalGap: Hỗ trợ kinh phí tư vấn và chứng nhận 100 triệu đồng/doanh nghiệp cho 01 hệ thống.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn áp dụng các công cụ năng suất như KAIZEN, 5S, 07 công cụ thống kê, cân bằng chuyền, housekeeping,...: Kinh phí hỗ trợ tư vấn 20 triệu đồng/doanh nghiệp cho 01 công cụ.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kiểm toán năng suất chất lượng nhằm xác định các chi phí lãng phí trong doanh nghiệp và xây dựng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng: Hỗ trợ kinh phí kiểm toán 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
đ) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia và đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: 35 triệu đồng đối với doanh nghiệp lớn và 30 triệu đồng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
e) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia và đạt Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương: 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
g) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tư vấn áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp: 30 triệu đồng/doanh nghiệp.
h) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm: kinh phí tư vấn 15 triệu đồng/doanh nghiệp.
i) Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và công bố phù hợp tiêu chuẩn, công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm của doanh nghiệp: Hỗ trợ kinh phí tư vấn và chứng nhận 50 triệu đồng/doanh nghiệp.
III. HỖ TRỢ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Nhiệm vụ
a) Tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo, lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Tập trung hỗ trợ xây dựng và triển khai chiến lược phát triển và quản trị tài sản trí tuệ cho các tổ chức khoa học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng biên tập, in ấn và phổ biến tài liệu về Sở hữu trí tuệ bao gồm các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ; các hiệp định, công ước, thỏa ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ... để cung cấp các thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp xác lập, khai thác bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ ở trong nước và nước ngoài.
c) Duy trì chuyên mục thông tin chuyên đề về sở hữu trí tuệ trên tập san Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai.
d) Xây dựng và duy trì chuyên mục hỏi đáp về sở hữu trí tuệ nhằm tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản và quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
đ) Hỗ trợ xây dựng, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích.
e) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo khoa học công nghệ: khuyến khích lao động sáng tạo trong doanh nghiệp; đưa thông tin sở hữu trí tuệ vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ; xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ.
g) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp.
2. Nội dung
a) Sáng chế/giải pháp hữu ích: Chỉ hỗ trợ cho các sáng chế/giải pháp hữu ích đăng ký trong nước và cho các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ưu tiên hỗ trợ các giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm:
- Tư vấn tra cứu thông tin, viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích: Hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hợp đồng.
- Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn quốc gia sáng chế/giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/02/2009 của Bộ Tài chính): 02 triệu đồng.
b) Kiểu dáng công nghiệp: Chỉ hỗ trợ cho các kiểu dáng công nghiệp đăng ký trong nước vào cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tư vấn nghiên cứu thiết kế: Hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hợp đồng.
- Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn quốc gia kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/02/2009 của Bộ Tài chính): Khoảng 1,5 triệu đồng
- Riêng đối với các kiểu dáng có nhiều phương án thì mức hỗ trợ tối đa là 01 kiểu dáng công nghiệp và 02 phương án: 05 triệu đồng.
c) Nhãn hiệu hàng hóa
- Đối với đăng ký nhãn hiệu trong nước: Mức hỗ trợ tối đa cho một doanh nghiệp là 13 triệu đồng/đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó:
+ Tư vấn nghiên cứu thiết kế: Hỗ trợ tối đa 08 triệu đồng/hợp đồng.
+ Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn quốc gia cho mỗi nhãn hiệu hàng hóa đăng ký cho một sản phẩm (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/02/2009 của Bộ Tài chính): 1,2 triệu đồng.
+ Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 03 nhãn hiệu hàng hóa, hoặc tối đa 01 nhãn hiệu hàng hóa cho 05 nhóm sản phẩm: 05 triệu đồng.
- Đối với đăng ký nhãn hiệu ngoài nước: Hỗ trợ 15 triệu đồng cho 01 nhãn hiệu tại một quốc gia. Trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống cộng đồng (một đơn đăng ký nhiều quốc gia) chỉ hỗ trợ theo số lượng đầu đơn: 20 triệu đồng/đầu đơn.
d) Xây dựng website: Thiết kế và xây dựng website (mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ cho 01 website): Hỗ trợ 50 triệu đồng cho một website.
1. Nhiệm vụ
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu đầu tư, đổi mới, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường, an toàn lao động.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy trình sản xuất sạch nhằm tạo sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
c) Nâng cao nhận thức, hiểu biết về tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d) Nâng cao năng lực sản xuất, hiệu suất sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, qua đó nâng cao trình độ công nghệ và tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
2. Nội dung
a) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có hiệu quả và tiện ích, nghiên cứu cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu việc sử dụng nguyên vật liệu mới hoặc sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu thân thiện với môi trường. Thiết bị được hỗ trợ là máy móc thiết bị đơn chiếc hoặc cụm thiết bị hoặc nhóm thiết bị cùng loại ứng dụng vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường của cơ sở công nghiệp nông thôn; Máy móc thiết bị tiên tiến được hỗ trợ ứng dụng phải là máy móc thiết bị mới; nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc tạo ra sản phẩm mới so với máy móc thiết bị cơ sở sản xuất đang sử dụng.
Hỗ trợ 30% tổng kinh phí nghiên cứu, thực hiện dự án nhưng tổng kinh phí hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng/doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ: Công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được lựa chọn hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; công nghệ để tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Hoạt động hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thực hiện đúng quy trình, thủ tục và các quy định khác theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ 30% kinh phí cho một lần nghiên cứu xây dựng đề án, dự án (bao gồm cả tư vấn) chuyển giao công nghệ mới nhưng không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp.
c) Hỗ trợ chi phí cho việc tư vấn áp dụng quy trình sản xuất sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Hỗ trợ 50% kinh phí tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp.
d) Thực hiện chuyển giao và áp dụng các phần mềm quản lý công nghệ thông tin: Hỗ trợ 50% tổng giá trị hợp đồng nhưng không quá 50 triệu đồng.
đ) Xây dựng, ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, kinh doanh: Hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
e) Thực hiện kiểm toán năng lượng và lập báo cáo khả thi đề xuất các giải pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện tiết kiệm năng lượng: Hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
I. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phê duyệt kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện
a) Định kỳ vào tháng 11 hàng năm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cho năm tiếp theo.
b) Trên cơ sở đăng ký của doanh nghiệp, theo từng đợt tháng 3, tháng 6 và tháng 9, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh sách các doanh nghiệp được hỗ trợ.
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:
+ Nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh được phân bổ trong tổng kinh phí giao cho Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm;
+ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh;
+ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
+ Nguồn hỗ trợ của Trung ương từ các chương trình quốc gia.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
a) Kinh phí hỗ trợ được sử dụng cho việc hỗ trợ đối với nội dung được đăng ký, trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích và nội dung đăng ký sẽ phải hoàn trả lại 100% kinh phí đã được hỗ trợ.
b) Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng tiếp tục thực hiện nội dung hỗ trợ đã được duyệt thì phải tiến hành hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được hỗ trợ.
c) Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí một lần trong 01 năm.
1. Hồ sơ đăng ký tham gia
a) Phiếu đăng ký tham gia chương trình (theo mẫu).
b) Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư (bản sao).
c) Bản thuyết minh đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp.
2. Hồ sơ quyết toán kinh phí
a) Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ năng suất, đánh giá sự phù hợp: Hợp đồng trách nhiệm hỗ trợ, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, bản sao hợp đồng tư vấn (nếu có), bản sao hợp đồng đánh giá chứng nhận, bản sao giấy chứng nhận sự phù hợp, bản sao hóa đơn hợp đồng tư vấn (nếu có), bản sao hệ thống tài liệu (nếu có), bản sao hóa đơn hợp đồng chứng nhận.
b) Đạt giải thưởng chất lượng: Hợp đồng trách nhiệm, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, báo cáo giải thưởng, giấy chứng nhận giải thưởng.
c) Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, kế hoạch kiểm soát chất lượng: Hợp đồng trách nhiệm, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, bản sao hợp đồng tư vấn (nếu có), bản sao hóa đơn tư vấn (nếu có), báo cáo kết quả thực hiện, bản sao tiêu chuẩn cơ sở/kế hoạch kiểm soát chất lượng nhận giải thưởng.
d) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước: Toàn bộ hồ sơ đăng ký theo quy định (bản sao), hợp đồng và thanh lý thực hiện đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp, biên nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ và hóa đơn chứng từ hợp lệ.
đ) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngoài nước: Toàn bộ hồ sơ đăng ký theo quy định (bản sao), hợp đồng và thanh lý thực hiện đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp, biên nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc của nước tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và hóa đơn chứng từ hợp lệ.
e) Nghiên cứu sản phẩm mới; đổi mới, chuyển giao công nghệ và thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm năng lượng, áp dụng quy trình sản xuất sạch, chuyển giao phần mềm quản lý: Hợp đồng trách nhiệm, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, báo cáo kết quả thực hiện hoặc dự án đầu tư, biên bản giám định, hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện (bản sao), hóa đơn (bản sao).
3. Phương thức hỗ trợ
a) Trên cơ sở đăng ký của doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành khảo sát sơ bộ tại doanh nghiệp để xác định cụ thể nội dung đăng ký và đề xuất giải pháp hỗ trợ. Định kỳ hàng tháng, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành phê duyệt danh sách hỗ trợ.
b) Kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp được chuyển thành 02 đợt sau khi ký kết hợp đồng trách nhiệm và thanh lý hợp đồng trách nhiệm.
c) Định kỳ 06 tháng 01 lần, doanh nghiệp thực hiện báo cáo kết quả triển khai và Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức giám định kết quả thực hiện.
d) Doanh nghiệp không được tham gia Chương trình với cùng 01 nội dung đăng ký hỗ trợ trong cùng 01 năm.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, hạng mục, kinh phí thực hiện của chương trình để triển khai thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo đúng tiến độ, nội dung và đạt hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
b) Chủ trì phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đề xuất các chuyến khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện công tác khảo sát, tổng hợp thông tin về hoạt động năng suất chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về năng suất, chất lượng.
d) Công bố, phổ biến, tuyên truyền các nội dung của chương trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng và các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn thủ tục cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia chương trình.
đ) Phối hợp với Cục Thống kê tổ chức đánh giá về các yếu tố năng suất tổng hợp TFP theo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn.
e) Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các doanh nghiệp theo nội dung của chương trình đã được phê duyệt và giám sát tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn.
g) Tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả hỗ trợ của Chương trình.
h) Tổng hợp, sử dụng và quyết toán kinh phí Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 theo chế độ tài chính quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định dự toán kinh phí thực hiện chương trình trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao hàng năm.
b) Hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định hàng năm.
3. Liên minh các Hợp tác xã
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nội dung của Chương trình cho các hợp tác xã.
b) Tổng hợp phiếu đăng ký tham gia Chương trình của các hợp tác xã, chuyển về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.
c) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đánh giá hiệu quả việc thực hiện các nội dung hỗ trợ cho các hợp tác xã.
4. Sở Công Thương
a) Tuyên truyền, phổ biến cung cấp thông tin về Chương trình tới các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đánh giá hiệu quả của Chương trình.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đánh giá hiệu quả của Chương trình.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đánh giá hiệu quả của Chương trình.
c) Đề xuất các phòng thử nghiệm thuộc phạm vi quản lý của ngành để nâng cao năng lực thử nghiệm, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế.
7. Sở Y tế
a) Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đánh giá hiệu quả của Chương trình.
c) Đề xuất các phòng thử nghiệm thuộc phạm vi quản lý của ngành để nâng cao năng lực thử nghiệm, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế.
8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
a) Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin của các cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đánh giá hiệu quả của Chương trình.
9. Cục Thống kê: Chủ trì thống kê và cung cấp số liệu của các doanh nghiệp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả Chương trình.
10. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai: Đảm bảo công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các nội dung liên quan của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
11. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Cung cấp thông tin, khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ của các doanh nghiệp theo các nội dung của chương trình.
b) Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
c) Tổng hợp phiếu đăng ký tham gia Chương trình của các doanh nghiệp trên địa bàn, chuyển về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.
1. Trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương, giao Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và định mức kinh phí hỗ trợ hàng năm để đảm bảo theo yêu cầu và mục tiêu của chương trình đã đề ra.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan liên quan báo cáo kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và nghiên cứu đề xuất UBND sửa đổi, bổ sung theo nhu cầu thực tế phát sinh./.
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Đính kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Tên đơn vị: .................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại:....................................................... Fax: ....................................................
E-mail: ........................................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: ..............................................................................................
Sản phẩm, dịch vụ: .....................................................................................................
GPĐKKD/GPĐT số: …………………………………………/ Cơ quan cấp: .........................
Tài khoản ngân hàng: ..................................................................................................
Họ tên và địa chỉ người liên lạc: ...................................................................................
Nhân sự:
• Số lượng: .....................................................
• Trên đại học: .................................................
• Đại học: ........................................................
• Cao đẳng: ....................................................
• Trung cấp: ....................................................
• Nhân viên: ....................................................
Đăng ký tham gia Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ cho doanh nghiệp:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Nếu được hỗ trợ theo nội dung của Chương trình, chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ nội dung đã đăng ký nêu trên
Kết thúc nội dung đăng ký thực hiện trước ngày …… tháng …… năm 20 …..
Xin đính kèm theo phiếu đăng ký:
1. Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư (bản sao)
2. Bản thuyết minh nội dung đề nghị hỗ trợ
| ………., ngày .... tháng .... năm …… |
Phiếu đăng ký xin gửi về:
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ
1597 Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
KẾ HOẠCH DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Đính kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung | Dự toán kinh phí thực hiện | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | CỘNG | ||
1 | Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, quản lý chương trình | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 1,000 |
2 | Áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến và xây dựng tiêu chuẩn | 1.770 | 1.770 | 1.770 | 1.770 | 1.770 | 8.850 |
| - Áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến | 1100 | 1100 | 1100 | 1100 | 1100 |
|
| - Giải thưởng chất lượng quốc gia | 350 | 350 | 350 | 350 | 350 |
|
| - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng các tiêu chuẩn | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 |
|
| - Đánh giá sự phù hợp, kế hoạch đảm bảo chất lượng | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 |
|
3 | Bảo hộ sở hữu trí tuệ | 620 | 620 | 620 | 620 | 620 | 3.100 |
| - Đăng ký xác lập quyền sáng chế/GPHI, kiểu dáng công nghiệp | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
|
| - Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (trong và ngoài nước) | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 |
|
| - Xây dựng website | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
|
4 | Nghiên cứu sản phẩm mới, đổi mới công nghệ và tiết kiệm năng lượng | 1.100 | 1.100 | 1.100 | 1.100 | 1.100 | 5.500 |
| - Nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng quy trình sản xuất sạch | 550 | 550 | 550 | 550 | 550 |
|
| - Lập dự án đầu tư, đổi mới và chuyển giao công nghệ | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
|
| - Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 |
|
| TỔNG CỘNG | 3.690 | 3.690 | 3.690 | 3.690 | 3.690 | 18.450 |
- 1 Quyết định 2722/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3 Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020
- 4 Quyết định 1316/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Bình đến 2020 và những năm tiếp theo
- 5 Kế hoạch 559/KH-UBND năm 2016 triển khai ứng dụng phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6 Nghị quyết 179/2015/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Đồng Nai 5 năm 2016-2020
- 7 Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2015 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020
- 8 Công văn 7905/UBND-KHĐT năm 2015 tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Thành phố trong những tháng cuối năm do thành phố Hà Nội ban hành
- 9 Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Quyết định 1852/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 12 Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 1852/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Công văn 7905/UBND-KHĐT năm 2015 tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Thành phố trong những tháng cuối năm do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2015 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020
- 4 Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Kế hoạch 559/KH-UBND năm 2016 triển khai ứng dụng phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6 Quyết định 1316/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Bình đến 2020 và những năm tiếp theo
- 7 Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020
- 8 Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 9 Quyết định 2722/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 10 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2020 tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị