Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 853/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 01 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020" BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1409/QĐ-UBND NGÀY 25/11/2010 CỦA UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Điện Biên như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 mục III phần I "Dự báo về lao động - việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” như sau:

"3.1. Dự báo về lao động - việc làm

Theo thống kê, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng 8.776 người/năm (phụ lục số 01); dự báo giai đoạn 2016-2020, dân số tăng bình quân là 1,63%/năm, lực lượng lao động trong độ tuổi cũng có biến động tương ứng, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: người

TT

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

1

Dân số trung bình

512.268

547.378

594.366

2

Lực lượng lao động

285.230

302.203

325.997

3

Lực lượng lao động là nữ

139.763

144.926

153.218

 

Tỷ lệ so với lực lượng LĐ (%)

49

48

47

4

Cơ cấu lao động (%)

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

71,91

65,89

58,7

 

- Công nghiệp và xây dựng

10,01

12,40

15,6

 

- Dịch vụ

18,08

21,71

25,7

Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã và đang có chiều hướng giảm, song vẫn chiếm tỷ lệ cao; dự kiến nguồn nhân lực sẽ tăng nhanh trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại, dịch vụ, nên việc đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời gian tới là rất cần thiết.

Đánh giá về thực trạng lao động việc làm - đào tạo nghề (phụ lục số 02); Dự báo nhu cầu đào tạo cho lực lượng lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 (phụ lục s 03);

3.2. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Năm 2015, lao động qua đào tạo 132.274 người, chiếm tỷ lệ 43,77% so với tổng số lực lượng lao động; trong đó: lao động qua đào tạo nghề là 73.647 người, chiếm tỷ lệ 24,37%, lao động qua đào tạo chuyên nghiệp là 58.627 người, chiếm tỷ lệ 19,4%.

Dự báo đến năm 2020 số lao động qua đào tạo là 191.034 người, chiếm tỷ lệ 58,6% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó: Lao động qua đào tạo nghề là 111.947 người, chiếm tỷ lệ 34,34%, lao động qua đào tạo chuyên nghiệp 79.087 người, chiếm tỷ lệ 24,26%.

Để đảm bảo mục tiêu đạt tỷ lệ 34,34% lao động qua đào tạo nghề vào năm 2020, trong giai đoạn 2016-2020 số lao động cần phải đào tạo là 38.300 người. Theo thống kê trung bình hàng năm có khoảng 800 người đã qua đào tạo nghề bước ra khỏi độ tuổi lao động, từ năm 2016 đến năm 2020 cần đào tạo bổ sung 4.000 người. Như vậy, giai đoạn 2016-2020 số lao động cần phải đào tạo nghề 42.300 người; trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 37.000 người, cụ thể:

a) Theo trình độ đào tạo

- Cao đẳng: 1.154 người, chiếm 3,12%;

- Trung cấp: 1.295 người, chiếm 3,5%;

- Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 34.551 người, chiếm 93,38%.

b) Theo nhóm nghề đào tạo

- Nhóm nghề nông nghiệp: 21.719 người chiếm 58,7%;

- Nhóm nghề công nghiệp, xây dựng: 5.772 người chiếm 15,6%;

- Nhóm nghề dịch vụ: 9.509 người chiếm 25,7%.

c) Theo lộ trình

- Năm 2016: Đào tạo nghề 8.000 người; trong đó: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6.200 người; theo trình độ đào tạo: Cao đẳng và trung cấp 450 người, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 7.550 người.

- Từ năm 2017 đến năm 2020, mỗi năm đào tạo nghề 8.575 người; trong đó: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 7.700 người.

Cụ thể nhu cầu đào tạo nghề (phụ lục s 04).

3.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Qua đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã đến 30/6/2015 cho thấy chất lượng cán bộ, công chức xã của tỉnh còn thấp so với yêu cầu tiêu chuẩn quy định, còn tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn, cụ thể:

- Cán bộ xã, trình độ văn hóa còn 40,4% chưa đạt chuẩn, trình độ chuyên môn 42,6% chưa đạt chuẩn; trình độ lý luận chính trị 39% chưa đạt chuẩn; quản lý nhà nước 34,6% chưa qua bồi dưỡng.

- Công chức cấp xã, trình độ văn hóa còn 37,6% chưa đạt chuẩn; trình độ chuyên môn 3,3% chưa đạt chuẩn; bồi dưỡng lý luận chính trị 85,5% chưa đạt chuẩn; quản lý nhà nước 80,1% chưa qua bồi dưỡng; bồi dưỡng tin học 28,9% chưa đạt chuẩn; 30% công chức cấp xã chưa đảm bảo thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

Việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho cán bộ, công chức xã còn hạn chế.

Từ thực trạng trên, xác định giai đoạn 2016-2020; cần đào tạo, bồi dưỡng cho 16.550 lượt người cán bộ, công chức cấp xã, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng trình độ đạt chuẩn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chương trình bồi dưỡng khác theo chức danh, vị trí việc làm và kiến thức bắt buộc theo yêu cầu.

Kết quả đào tạo cán bộ công chức xã giai đoạn 2011-2015 (phụ lục s 05, 06).

2. Sửa đổi, bổ sung điểm 3, 4 mục I phần II về quan điểm như sau:

“3.Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững;

4. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học;”

3. Sửa đổi, bổ sung mục II phần II về mục tiêu như sau:

“1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyn dịch cơ cu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại;

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 43,77% năm 2015 lên 58,6% năm 2020. Trong đó, nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề từ 24,37% năm 2015 lên 34,34% năm 2020; (tương ứng năm 2015 số người trong độ tuổi lao động qua đào tạo nghề 73.647 người, đến năm 2020 là 111.947 người); trên 40% lao động nông thôn được đào tạo nghề là nữ;

- Bình quân mi năm đào tạo nghề cho khoảng 8.460 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 7.400 người; đào tạo, bồi dưỡng khoảng 3.310 lượt cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ dự nguồn cấp xã;

- Nâng tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo đạt 75% trở lên.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Năm 2016

- Đào tạo nghề cho 8.000 người; trong đó: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6.200 người;

- Theo trình độ đào tạo:

+ Cao đẳng, trung cấp: 450 người, chiếm tỷ lệ 5,63%;

+ Sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng: 7.550 người, chiếm tỷ lệ 94,37%;

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã cho 960 lượt người, trong đó: Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức kỹ năng cho 880 lượt người; đào tạo trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ cho 80 lượt người.

b) Giai đoạn 2016-2020

- Đào tạo nghề cho 42.300 người; trong đó: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 37.000 người;

- Theo trình độ đào tạo:

+ Cao đẳng, trung cấp: 2.800 người, chiếm tỷ lệ 6,62%; trong đó: Lao động nông thôn là 2.449 người, chiếm 87,47%.

+ Sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng: 39.500 người; chiếm tỷ lệ 93,38%; trong đó: Lao động nông thôn là 34.551 người, chiếm 87,47%.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã cho 16.550 lượt người, trong đó:

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 519 lượt người;

+ Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị: 448 lượt người;

+ Bồi dưỡng về quản lý nhà nước: 1.873 lượt người;

+ Bồi dưỡng về lý luận chính trị: 1.106 lượt người;

+ Bồi dưỡng tin học: 1.142 lượt người;

+ Bồi dưỡng tiếng dân tộc: 350 lượt người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế: 770 lượt người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng: 253 lượt người

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức khác: 10.089 lượt người.

(Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã - phụ lục 07)

4. Sửa đổi, bổ sung điểm 1, 2, 3, 4 mục I phần III về lĩnh vực dạy nghề, trình độ đào tạo, đối tượng dạy nghề nông nghiệp như sau:

"I. Dạy nghề nông nghiệp

1. Lĩnh vực dạy nghề

- Dự kiến đào tạo nghề cho 31.725 người chiếm tỷ lệ 75%; trong đó: Lao động nông thôn được đào tạo nghề là 27.750 người, chiếm 87,47%.

- Chia theo nhóm nghề đào tạo:

+ Nhóm nghề lâm nghiệp: 5.673 người, chiếm tỷ lệ 17,88%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 4.962 người.

+ Nhóm nghề trồng trọt: 6.488 người, chiếm tỷ lệ 20,45%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 5.675 người.

+ Nhóm nghề chăn nuôi, thú y: 7.027 người, chiếm tỷ lệ 22,15%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 6.147 người.

+ Nhóm nghề thủy sản: 2.164 người, chiếm tỷ lệ 6,82%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 1.893 người.

+ Nhóm nghề bảo quản, chế biến nông, lâm sản: 3.176 người, chiếm tỷ lệ 10,01%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 2.778 người.

+ Nhóm nghề dịch vụ phát triển nông thôn: 2.972 người, chiếm tỷ lệ 9,37%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 2.600 người.

+ Nhóm nghề trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp: 4.225 người, chiếm tỷ lệ 13,32%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 3.695 người.

2. Trình độ đào tạo

- Cao đẳng, trung cấp: 2.100 người, chiếm 6,62%; trong đó: Lao động nông thôn được đào tạo nghề là 1.837 người, chiếm 87,47%.

- Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 29.625 người, chiếm 93,38%; trong đó: Lao động nông thôn được đào tạo nghề là 25.913 người, chiếm 87,47%.

3. Đối tượng

Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), đến 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

a) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

b) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hi.

Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm 1, 2, 3, 4 mục II phần III về lĩnh vực dạy nghề, trình độ đào tạo, đối tượng dạy nghề phi nông nghiệp như sau:

"II. Dạy nghề phi nông nghiệp

1. Lĩnh vực dạy nghề

- Dự kiến đào tạo nghề cho 10.575 người chiếm 25%; trong đó: Lao động nông thôn được đào tạo nghề là 9.250 người, chiếm 87,47%.

- Chia theo nhóm nghề đào tạo:

+ Công nghiệp - xây dựng: 3.994 người, chiếm 37,77%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 3.494 người.

+ Dịch vụ và du lịch: 6.581 người, chiếm 62,23%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 5.756 người.

2. Trình độ đào tạo

- Cao đẳng, trung cấp: 700 người, chiếm 6,62%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 612 người, chiếm 87,46%.

- Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 9.875 người, chiếm 93,38%; số lao động nông thôn được đào tạo nghề 8.638 người, chiếm 87,47%.

3. Đối tượng

Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), đến 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

a) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

b) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.”

6. Bổ sung nội dung về chính sách đối với cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào điểm 3 mục III phần III như sau:

“Chính sách đối với cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm khuyến nông, lâm, ngư; doanh nghiệp, hợp tác xã, nông trường, lâm trường, trang trại và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp, được tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp đi với giảng viên, giáo viên; kỹ năng dạy học đối với người dạy nghề; nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn đối với cán bộ quản lý.”

7. Sửa đổi, bổ sung mục 2 phần IV như sau:

“2. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp công lập cấp huyện.

b) Thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm khuyến nông, lâm, ngư; doanh nghiệp, hợp tác xã, nông trường, lâm trường, trang trại và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thu hút các nghệ nhân tham gia truyền nghề (các nghề tiểu thủ công nghiệp, thêu dệt...)

c) Tăng cường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.”

8. Sửa đổi, bổ sung mục 4 phần IV như sau:

“4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Nội dung chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải được xây dựng và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Nội dung chương trình đào tạo dưới 03 tháng phải bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và các kiến thức bổ trợ (an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm), có thời gian thực học tối thiểu không dưới 100 giờ thực học để người học có năng lực thực hiện được công việc, vị trí làm việc. Thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.”

9. Bổ sung vào phần IV nội dung sau:

“6. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất. Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghđào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hp với nhu cầu của người học;

b) Các nghề đào tạo cho lao động nông thôn đa dạng, cụ thể, theo nhu cầu của người học và thực tiễn sản xuất; từ đào tạo một công đoạn, một kỹ năng nghề nhất định, đến đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ một cách đầy đủ, toàn diện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

c) Tổ chức lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án, chương trình, nhất là chương trình phổ biến, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho cộng đồng; giữa các chính sách khác nhau, các đi tượng đào tạo, các địa phương; lng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội kiến thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực;

d) Thu hút các cơ sở có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, không phân biệt cơ sở công lập hay ngoài công lập. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động;

đ) Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình đã thí điểm có hiệu quả; đào tạo nghề tại doanh nghiệp, vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới, làng nghề. Tiếp tục nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, gắn đào tạo nghề với hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

10. Sửa đổi bổ sung các điểm 2, 6, 7, 8 mục I phần V về các hoạt động cụ thể như sau:

“2. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung, đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;

- Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo;

- Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;

- Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

- Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các Cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: Nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

6. Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020

- Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ sơ cấp và người dạy nghề: Chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp về nghiệp vụ tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm, chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với lao động nông thôn;

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho khoảng 250 người để bổ sung giáo viên cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp chưa đủ giáo viên cơ hữu; đào tạo 10 giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với lao động nông thôn;

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn cho 250 lượt người và 20 lượt cán bộ của Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã.

7. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 34.551 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án; số lao động nông thôn theo học trình độ trung cấp, cao đẳng là 2.449 là được hỗ trợ đào tạo theo quy định hiện hành.

8. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

- Nội dung chủ yếu:

+ Hoàn thiện tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án; tổ chức thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp huyện; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án;

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án cấp huyện hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;

+ Thực hiện cơ chế giám sát của Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại xã;

+ Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.”

11. Sửa đổi, bổ sung phần VI về kinh phí và cơ chế tài chính như sau:

“I. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án

1. Năm 2016: Dự kiến kinh phí là 16.598 triệu đồng, trong đó:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 12.688 triệu đồng, gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 1.890 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 5.548 triệu đồng;

+ Doanh nghiệp tổ chức đào tạo và nguồn hỗ trợ khác: 5.250 triệu đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 3.910 triệu đồng, gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 150 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 2.760 triệu đồng;

+ Nguồn khác: 1.000 triệu đồng.

Theo tính chất nguồn vốn và nội dung hoạt động Đề án như sau:

STT

Nội dung thực hiện năm 2016

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Do các DN đào tạo và nguồn hỗ trợ khác

1

Hỗ trợ đào tạo nghcho lao động nông thôn

11.970

1.650

5.070

5.250

2

Tập hun cán bộ làm công tác đào tạo nghề

108

50

58

 

3

Điu tra, khảo sát; tuyên truyền, tư vấn

210

 

210

 

4

Giám sát, đánh giá

140

70

70

 

5

Phát trin giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo

140

50

90

 

6

Phát triển chương trình, giáo trình đào to

120

70

50

 

7

Đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

3.910

150

2.760

1.000

 

Cng

16.598

2.040

8.308

6.250

2. Giai đoạn 2016 - 2020: Dự kiến kinh phí là 88.026 triệu đồng, trong đó:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 63.290 triệu đồng, gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 13.450 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 27.590 triệu đồng;

+ Do các DN tổ chức đào tạo và nguồn hỗ trợ khác: 22.250 triệu đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 24.736 triệu đồng, gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 5.000 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 15.000 triệu đồng;

+ Nguồn khác: 4.736 triệu đồng.

Theo tính chất nguồn vốn và nội dung hoạt động Đề án như sau:

STT

Nội dung thực hiện giai đoạn 2016-2020

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Do các DN đào tạo và nguồn hỗ tr khác

1

Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

59.850

12.250

25.350

22.250

2

Tập hun cán bộ làm công tác đào tạo nghề

540

250

290

 

3

Điu tra, khảo sát; tuyên truyền, tư vấn

1.050

 

1.050

 

4

Giám sát, đánh giá

700

350

350

 

5

Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo

550

250

300

 

6

Phát triển chương trình, giáo trình đào to

600

350

250

 

7

Đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

24.736

5.000

15.000

4.736

 

Cộng

88.026

18.450

42.590

26.986

Kế hoạch chi tiết kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án (phụ lục s 08 kèm theo).

II. Cơ chế tài chính của Đề án

1. Việc sử dụng kinh phí để tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

2. Cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động về đào tạo nghề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

3. Nguồn kinh phí

Nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu (thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu nhiệm vụ khác).

Ngân sách địa phương: Căn cứ tình hình thực tế hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

Lồng ghép với các chương trình khác: Các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác có hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn sử dụng ngân sách Nhà nước, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách, chương trình, dự án, đề án tại tỉnh phải báo cáo Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg cấp tỉnh về kế hoạch, kinh phí và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án. Các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho đào tạo nghề được tính là các khoản giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.”

12. Sửa đổi, bổ sung phần VII như sau:

“1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án trình UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh;

- Chủ trì, phối hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp;

- Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn và tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Đề án.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm và từng giai đoạn;

+ Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung;

+ Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các huyện, thị xã, thành phbảo đảm cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

- Chỉ đạo hệ thống khuyến nông gắn kết các hoạt động khuyến nông với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc cung cấp các định hướng sản xuất, thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo thực hiện nguồn vốn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn xây dựng danh mục nghề, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

3. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hàng năm, giai đoạn 2016-2020 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh;

- Hướng dẫn Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm và giai đoạn 2016-2020 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của cấp huyện;

- Chủ trì xây dựng phương án phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã của tỉnh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất với UBND tỉnh bố trí đủ biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; giao đủ chỉ tiêu cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập thuộc địa phương;

- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đến năm 2020;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; lựa chọn các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện theo quy định tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của tỉnh; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh;

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm xây dựng báo cáo tình hình thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã và hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm, giai đoạn 2016-2020 để thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đxuất với UBND tỉnh b trí bổ sung hoặc b trí ngun vn giải quyết việc làm dành riêng để cho vay đối với lao động nông thôn sau học nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thm định phương án phân bdự toán kinh phí sự nghiệp đthực hiện Đề án hàng năm, trình UBND tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm, giai đoạn 2016-2020 trình UBND tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo chính sách của Đề án, trình UBND tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan thẩm định chi phí đào tạo của từng nghề trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

6. Sở Công Thương

- Chủ trì tổ chức thực hiện cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã;

- Chỉ đạo hệ thống khuyến công gắn kết các hoạt động khuyến công với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo nhu cầu của doanh nghiệp;

- Phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung, kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông;

- Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Thực hiện cho vay đối với lao động nông thôn học nghề có nhu cầu vay vốn từ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành; thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nông thôn sau đào tạo nghề đgiải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp từ Quỹ quốc gia về việc làm theo cơ chế cho vay giải quyết việc làm hiện hành.

10. Ban Dân tộc tỉnh

- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đối với người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc gắn kết với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số;

- Phi hp với các Sở, ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện các nội dung Đề án này liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát, tổng hợp nhu cầu, kết quả, hiệu quả đào tạo nghề đối với người dân tộc thiểu số.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng công chức xã trên địa bàn;

- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động theo cơ chế đặt hàng đào tạo nghề và chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả thực hiện nguồn vốn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án trên địa bàn;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

+ Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; nhiệm vụ tái cơ cấu từng ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững;

+ Thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này;

- Lồng ghép các nguồn lực, các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác có liên quan để tránh sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương;

- Rà soát, phê duyệt điều chỉnh các nội dung, chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương phù hợp với nhu cầu dạy nghề, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và các điều kiện đảm bảo thực hiện Đề án; tập trung rà soát, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp huyện;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm. Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;

- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Bố trí 01 cán bộ chuyên trách ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức tuyên truyền, xây dựng thương hiệu, hàng hóa, xây dựng chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn;

- Tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, gồm: kết quả, hiệu quả hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này; kết quả, hiệu quả hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác; số lượng lao động nông thôn được học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (doanh nghiệp) theo quy định của Bộ luật Lao động và slượng lao động nông thôn đào tạo nghề ở các trình độ, tự chi trả học phí;

- Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Đề án này và các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác có hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi báo cáo tình hình thực hiện Đề án ti Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

12. UBND cấp xã

- Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo Đề án; có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm cơ sở để thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Phổ biến các chính sách, quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề chủ lao động nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp;

- Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng); nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, gửi Phòng Nội vụ;

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn của xã gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tng); xây dựng kế hoạch đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức xã, gửi Phòng Nội vụ;

- Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn trong xã về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học;

- Phối hp với các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn để tuyển lao động nông thôn học nghề đủ điều kiện;

- Tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã;

- Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, shộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn xã;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể của xã, thôn tham gia vào việc tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn và giám sát các lp dạy nghề ở xã;

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm xây dựng báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của UBND cấp xã theo các nội dung nêu trên và hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án trên địa bàn xã, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND cấp huyện.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động để các tổ chức tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của Đề án.

- Đnghị Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp trong công nhân lao động và đào tạo nghề vào các nội dung phù hp với Đề án “Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn đến năm 2020”; tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Đnghị Tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm”; tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Đề nghị Hội Nông dân tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; làm đầu mối tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; phối hợp cùng với Hội Cựu chiến binh tỉnh thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã;

- Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia học nghề; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nữ trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”; tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thành lập mô hình phụ nữ sau học nghề sản xuất kinh doanh giỏi; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tham gia tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo việc làm sau học nghề.

- Đề nghị Hội Cựu chiến binh tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cựu chiến binh tham gia học nghề và phối hợp cùng với Hội Nông dân Việt Nam thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã;

- Hội Khuyến học tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề gắn với xây dựng các mô hình học tập vào các nội dung phù hợp của Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”; tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật và các hội nghề nghiệp khác trực tiếp tuyên truyền vận động hội viên, thành viên tham gia lồng ghép các hoạt động theo điều lệ, quy chế của tổ chức mình với các hoạt động trong Đề án này và tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.”

13. Thay thế các cụm từ trong một số nội dung của Đề án như sau:

a) Thay cụm từ “Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo” bằng cụm từ “Lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo”; cụm từ “hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng)” bằng cụm từ “hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng”; cụm từ “thời gian học nghthực tế” bng cụm từ “thời gian đào tạo thực tế”; cụm từ “trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề” bằng cụm từ “trình độ trung cấp, cao đẳng”; cụm từ “sau khi học nghề” bằng cụm từ “sau khi đào tạo nghề” và cụm từ “hỗ trợ học nghề” bằng cụm từ “hỗ trợ đào tạo nghề” trong nội dung của Đề án;

b) Thay cụm từ “Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề” bằng cụm từ “Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp”;

c) Thay cụm từ “cơ sở đào tạo nghề” bằng cụm từ “cơ sở giáo dục nghề nghiệp”; cụm từ “trung tâm dạy nghề” bằng cụm từ “trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên”; cụm từ “giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy ngh” bng cụm từ “giáo viên đi đào tạo lưu động, thiết bị đào tạo”; cụm từ “chất lượng dạy nghề” bằng cụm từ “cht lượng đào tạo”; cụm từ “các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp” bằng cụm từ “các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường đại học”; cụm từ “ đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn” bằng cụm từ “có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” và bỏ cụm từ “trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp”;

d) Thay cụm từ “tư vấn học nghề” bằng cụm từ “tư vấn giáo dục nghề nghiệp”; cụm từ “tham gia học nghề” bằng cụm từ ‘‘tham gia đào tạo nghề” và cụm từ “các loại hình học nghề” bằng cụm từ “các loại hình đào tạo nghề nghiệp”;

đ) Thay cụm từ “đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề” bằng cụm từ “đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp”; cụm từ “tham gia dạy nghề” bằng cụm từ “tham gia đào tạo nghề” và cụm từ “biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề” bằng cụm từ “biên chế chuyên trách về công tác giáo dục nghề nghiệp”;

e) Thay cụm từ “học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên” bằng cụm từ “học liệu đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng”; cụm từ “học liệu dạy nghề” bằng cụm từ “học liệu đào tạo”; cụm từ “thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề” bằng cụm từ “thiết bị đào tạo trình độ sơ cấp” và cụm từ “cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn” bằng cụm từ “cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”;

g) Thay cụm từ “dạy nghề cho lao động nông thôn” bằng cụm từ “đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; cụm từ “tư vấn học nghề” bằng cụm từ “tư vấn giáo dục nghề nghiệp”; cụm từ “dạy nghề theo các mô hình” bằng cụm từ “đào tạo nghề theo các mô hình”; cụm từ “thiết bị dạy nghề” bằng cụm từ “thiết bị đào tạo”; cụm từ “cơ sở dạy nghề” bằng cụm t“cơ sở giáo dục nghề nghiệp”; cụm từ “trung tâm dạy nghề” bằng cụm từ “trung tâm giáo dục nghề nghiệp”; cụm từ “học liệu dạy nghề” bằng cụm từ “học liệu đào tạo” và cụm từ “đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng” bằng cụm từ “đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng”;

h) Thay cụm từ “Kinh phí dạy nghề lao động nông thôn” bằng cụm từ “Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn” và cụm từ “thiết bị dạy nghề” bằng cụm từ “thiết bị đào tạo”;

Điều 2. Các nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này sửa đổi, bổ sung các nội dung tương ứng đã phê duyệt tại Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Điện Biên. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định đã phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh Điện Biên; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - TBXH (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND t
ỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Đoàn ĐBQH t
nh;
- Văn phòng HĐND t
nh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH t
nh;
- Trung tâm Công báo t
nh;
- Báo Điện Biên Ph
;
- Lưu: VT, NNThể, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Quý

 

PHỤ LỤC SỐ 01

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tỉnh

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

m 2014

Ước thc hiện năm 2015

Ghi chú

1

2

3

4

6

8

10

12

13

 

Dân s trung bình

Người

512.268

519.286

527.290

538.069

547.378

 

 

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

17.37

17.20

16.80

16.50

 

 

1

Phân theo gii tính:

Người

512.268

519.286

527.290

538.069

547.378

 

 

- Dân số Nam

Người

256.282

259.863

263.939

269.249

273.963

 

 

- Dân số Nữ

Người

255.986

259.423

263.351

268.820

273.415

 

2

Dân số phân theo thành thị, nông thôn

Người

512.268

519.286

527.290

538.069

547.378

 

 

- Dân số thành thị

Người

76.875

77.963

79.200

81.195

82.596

 

 

- Dân số Nông thôn

Người

435.393

441.323

448.090

456.874

464.782

 

3

Dân số theo nhóm tui

Người

512.268

519.285

527.289

538.069

547.378

 

 

0 tuổi

Người

12.653

12.826

13.024

13.290

13.521

 

 

1 tuổi - 4 tuổi

Người

50.407

51.098

51.885

52.946

53.862

 

 

5 tuổi - 9 tui

Người

60.704

61.535

62.484

63.761

64.864

 

 

10 tuổi - 14 tuổi

Người

53.071

53.798

54.627

55.744

56.708

 

 

15 tuổi - 19 tuổi

Người

48.819

49.488

50.251

51.278

52.165

 

 

20 tuổi - 24 tui

Người

49.331

50.007

50.778

51.816

52.713

 

 

25 tuổi - 29 tuổi

Người

48.614

49.280

50.040

51.063

51.946

 

 

30 tui - 34 tuổi

Người

39.496

40.037

40.654

41.485

42.203

 

 

35 tuổi - 39 tuổi

Người

32.888

33.338

33.852

34.544

35.142

 

 

40 tuổi - 44 tui

Người

27.150

27.522

27.946

28.518

29.011

 

 

45 tuổi - 49 tuổi

Người

23.001

23.316

23.675

24.159

24.577

 

 

50 tuổi - 54 tuổi

Người

22.693

23.004

23.359

23.837

24.249

 

 

55 tuổi - 59 tuổi

Người

13.217

13.398

13.604

13.882

14.122

 

 

60 tuổi tr lên

Người

30.224

30.638

31.110

31.746

32.295

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM - ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Thực hiện năm 2015

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Tổng sngười trong độ tui LĐ

L.Động

297.115

301.186

305.528

312.080

319.887

 

 

Tỷ lệ so với dân số

%

58

58

 

58

58,44

 

 

- Trong đó số người trong độ tuổi lao động là nữ

L.Động

148.260

150.292

 

 

 

 

2

Số lao động chia theo khu vực

 

 

 

 

 

 

 

 

- LĐ khu vực thành thị

L.Động

51.140

53.009

53.826

54.936

56.300

 

 

- LĐ khu vực nông thôn:

L.Đng

245.975

248.177

251.702

257.154

263.587

 

3

Số người trong độ tuổi có khả năng lao động

L.Đng

285.230

289.138

289.492

295.393

302.203

 

 

Tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi

%

96

96

94,8

94,7

94,5

 

 

Trong đó: Lực lượng lao động là nữ

L.Động

139.763

141.388

139.110

141.795

144.926

 

4

LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

L.Đng

272.860

283.873

285.755

293.447

300.317

 

 

Tỷ lệ so với lực lượng lao động

%

92

94

99,1

99,3

99,4

 

 

Trong đó: Nữ

L.Động

132.182

137.517

137.755

141.129

144.585

 

 

Phân theo các ngành chính

L.Động

 

 

 

 

 

 

a

Công nghiệp - Xây dựng

L.Động

27.317

33.497

33.665

35.008

37.237

 

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc trong ngành KTQD

%

10,01

11,80

11,74

11,93

12,40

 

b

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

L.Đng

196.205

195.617

194.599

196.962

197.886

 

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc trong ngành KTQD

%

71,91

68,91

67,68

67,12

65,89

 

c

Thương mại - Dịch vụ

L.Động

49.338

54.759

57.491

61.477

65.194

 

 

Tỷ lệ so với lao động đang làm việc trong ngành KTQD

%

18,08

19,29

20,05

20,95

21,71

 

5

Tổng số lao động qua đào tạo

L.Động

88.434

107.282

111.512

121.997

132.274

 

 

Trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo so với LLLĐ

%

32,41

35,62

38,52

41,30

43,77

 

 

Trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

%

15,32

17,90

20,21

22,27

24,37

 

6

Số lao động có việc làm mi trong năm

L.Đng

8.669

8.450

8.475

8.543

8.500

 

 

Trong đó slao động được tạo việc làm từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm

L.Động

712

1.100

1.075

1.558

1.391

 

 

Tạo việc làm từ xuất khẩu lao động

L.Động

164

54

100

52

70

 

7

Slao động chưa có việc làm ổn định

L.Đng

11.124

10.775

 

 

 

 

 

Tỷ lệ lao động chưa có việc làm n định so với lao động có khả năng lao động

%

3,9

3,7

 

 

 

 

8

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vc thành thị

%

 

3,9

3,7

3,5

3,3

 

9

Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015

Người

7.600

9.000

7.815

7.875

7.950

 

a

Cao đẳng nghề

Người

50

70

157

120

120

 

b

Trung cấp nghề

Người

799

430

213

20

60

 

c

Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

Người

6.751

8.500

7.445

7.735

7.770

 

 

Trong đó: Dạy nghề cho lao động nông thôn

Người

4.491

7.867

6.320

6.050

6.115

 

 

- Thanh niên dân tộc

Người

3.234

7.724

5.809

5.794

4.500

 

 

- Lao động bị thu hồi đất

Người

396

143

21

 

650

 

 

- Dạy nghề cho người khuyết tật

Người

 

 

 

 

100

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

DỰ BÁO VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH 2011- 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Dân s

Người

547.378

556.616

565.966

575.366

584.816

594.366

 

 

Trong đó: Thành thị

Người

82.596

84.018

85.429

86.848

88.275

89.716

 

 

Nông thôn

Người

464.782

472.598

480.537

488.518

496.541

504.650

 

2

Dân số trong độ tuổi lao động

Người

319.887

325.286

330.750

336.243

341.766

347.347

 

 

Trong đó: Thành thị

Người

56.300

57.250

57.308

58.217

59.203

60.366

 

 

Nông thôn

Người

263.587

268.036

273.442

278.026

282.563

286.981

 

3

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Người

302.203

307.303

312.456

317.655

322.872

325.997

 

4

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế

Người

300.297

305.365

310.495

315.652

320.835

326.075

 

 

- Chia theo khu vực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lao động khu vực thành thị

Người

44.126

44.871

45.625

46.383

47.144

47.914

 

 

Lao động khu vực nông thôn

Người

256.171

260.494

264.870

269.269

273.691

278.161

 

 

- Chia theo nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Công nghiệp và xây dựng

Người

37.237

39.820

41.038

43.449

45.986

50.868

 

 

Tỷ lệ

%

12,40

13,04

13,7

14,3

15,0

15,6

 

 

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

Người

197.866

196.880

192.364

192.969

193.727

191.373

 

 

Tỷ lệ

%

65,89

64,45

63,01

61,57

60,13

58,69

 

 

+ Dịch vụ

Người

65.194

68.738

77.093

79.233

81.122

83.834

 

 

Tỷ lệ

%

21,71

22,51

23,31

24,11

24,91

25,71

 

5

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

3,20

3,06

2,92

2,78

2,64

2,50

 

6

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

43,77

46,3

49,7

52,1

55,54

58,6

 

 

Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

24,37

26,39

28,61

30,58

32,47

34,34

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên nghề đào tạo

Nhu cu đào tạo (người)

Giai đoạn 2011-2015

Chia theo từng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Giai đoạn 2016-2020

1

Nhóm nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp

23.464

6.000

6.431

6.431

6.431

6.432

31.725

 

- Nhóm nghề lâm nghiệp

3.989

1.072

1.150

1.150

1.150

1.151

5.673

 

- Nhóm nghề trồng trọt

5.397

1.228

1.315

1.315

1.315

1.315

6.488

 

- Nhóm nghề chăn nuôi, thú y

5.866

1.329

1.425

1.425

1.425

1.425

7.029

 

- Nhóm nghề nuôi trồng thủy sản

1.642

409

438

438

438

438

2.161

 

- Nhóm nghề bảo quản, chế biến nông, lâm sản

2.300

601

643

643

643

643

3.173

 

- Nhóm nghề nghiệp vụ phát triển nông thôn

1.877

562

603

603

603

603

2.974

 

- Nhóm nghề trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp

2.393

799

857

857

857

857

4.227

2

Nhóm nghphi nông nghiệp

16.516

2.000

2.144

2.144

2.144

2.143

10.575

 

- Công nghiệp, xây dựng

 

756

810

810

810

809

3.995

 

- Dịch vụ và du lịch

 

1.244

1.334

1.334

1.334

1.334

6.580

 

Tổng cộng (1 + 2)

39.980

8.000

8.575

8.575

8.575

8.575

42.300

 

PHỤ LỤC SỐ 05

THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ NĂM 2015
(Số liệu tính đến 31/12/2015)
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Chức danh

Tổng số

Độ tuổi

Nữ

Dân tộc

Văn hóa phổ thông

Trình độ chuyên môn

Lý luận chính trị

Quản lý nhà nước

Trình độ khác

Bồi dưỡng

Dưới 30

31 - 45

46 - 60

Trên 60

Tiểu học

THCS

THPT

Chưa ĐT, BD

Sơ cấp

Tr. Cấp

C.Đẳng

Đại học

Chưa qua

Bồi dưỡng

Sơ cấp

Trung cấp

Chưa qua ĐT

Bồi dưỡng

Ngoại ngữ

Tin học

An ninh

Q.phòng

I

CÁN B CP XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bí thư Đảng ủy

123

0

22

101

0

4

105

10

76

37

39

12

50

1

20

5

6

104

8

24

99

105

111

98

111

2

Phó Bí thư Đng ủy

130

2

50

77

1

5

111

4

81

45

33

11

74

2

7

19

5

104

2

46

84

7

63

51

67

3

Chủ tịch HĐND

88

1

16

71

0

1

81

13

62

13

42

3

35

1

4

15

13

60

0

30

58

6

39

37

41

4

Phó Chủ tịch HĐND

118

9

43

66

0

14

110

12

78

28

49

8

50

1

9

36

13

69

0

49

69

2

38

41

47

5

Chủ tịch UBND

108

2

32

74

0

1

89

0

69

39

23

8

52

2

21

14

7

87

0

26

82

11

69

54

68

6

Phó Chtịch UBND

203

44

88

71

0

25

165

5

93

105

42

9

81

9

60

86

9

107

1

91

112

9

108

50

61

7

Chủ tịch UBMTTQ

129

10

43

76

0

11

114

18

81

30

72

5

46

2

2

51

14

64

0

77

52

2

59

27

36

8

Bí thư Đoàn TN

127

61

66

0

0

18

118

0

47

80

36

5

72

7

7

81

8

38

0

101

26

5

73

19

27

9

Chủ tịch Hội Phụ nữ

126

39

44

43

0

116

113

8

83

35

42

27

49

4

2

56

9

61

0

93

33

1

58

13

14

10

Chủ tịch Hội Nông dân

128

18

42

67

1

20

119

10

91

27

57

5

62

2

0

60

16

52

0

81

47

2

44

8

19

11

Chủ tịch Hội CCB

127

8

24

77

18

0

107

30

77

20

95

5

26

1

0

73

11

43

0

90

37

1

25

14

25

II

CC CẤP XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Văn phòng - Thống kê

258

176

70

12

0

112

208

0

90

168

0

0

187

35

36

227

6

25

0

211

47

35

226

10

36

2

Địa chính-Xây dựng

256

169

79

8

0

49

200

0

99

157

1

0

183

26

46

234

5

17

0

201

55

26

183

2

25

3

Tài chính-Kế Toán

230

151

68

11

0

94

158

4

70

156

0

1

133

45

51

215

7

8

0

172

58

31

173

4

11

4

Tư Pháp - Hộ Tịch

232

143

73

16

0

81

200

0

86

146

0

0

193

0

39

210

8

14

0

177

55

25

173

4

25

5

Văn hóa-Xã hội

249

188

59

2

0

127

209

0

80

169

0

0

171

49

29

233

3

13

0

235

14

19

171

5

20

6

Trưởng công an xã

107

29

42

36

0

0

96

7

41

59

11

17

62

0

8

61

22

24

0

75

32

2

50

61

35

7

Ch huy trưởng QS

123

34

68

21

0

0

107

1

69

53

5

2

107

7

0

64

24

35

0

94

29

15

58

36

68

Tổng

2862

1084

929

829

20

678

2410

122

1373

1367

547

118

1633

194

341

1740

186

925

11

1873

989

304

1721

534

736

%

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 06

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

(Đơn vị tính: Lượt người)

TT

Nội dung

 

 

Đối tượng

Lý luận chính trị

Quản lý nhà nước

Chuyên môn

Kiến thức, kỹ năng, chuyên ngành

Kỹ năng lãnh đạo quản lý

QP AN

NN

Tin học

Tiếng dân tộc

Tổng số

Trong đó

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Bồi dưỡng

C viên

Cán sự

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Chuyên ngành

Vị trí việc làm

Cấp phòng

Cấp sở

Cấp huyện

Người dân tộc thiểu số

Nữ

1

Đại biểu hội đồng nhân dân

Cấp xã

 

55

1

 

9

 

17

 

12

 

594

407

 

 

 

70

 

5

 

1.170

556

250

2

Cán bộ công chức cp xã

Cán bộ chuyên trách

1

148

1

139

66

12

107

4

87

 

449

367

63

 

 

154

34

285

49

1.966

952

401

Công chức cấp xã

 

110

2

49

118

38

237

33

68

 

594

571

 

 

 

190

52

381

4

2.447

1.123

727

3

Người hoạt động không chuyên trách ở

 

76

1

233

 

 

39

9

95

3

161

93

 

 

 

110

 

79

 

899

359

142

 

Tng s

1

389

5

421

193

50

400

46

262

3

1.798

1.438

63

0

0

524

86

750

53

6.482

2.990

1.520

 

PHỤ LỤC SỐ 07

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: Lượt người

Số TT

Đi tượng

Tng số cán bộ, công chức

Lý luận chính trị

Bồi dưỡng qun lý nhà nước

Trình độ chuyên môn

Bồi dưỡng tin học

Bồi dưỡng tiếng dân tộc

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLKT

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng

Trình độ văn hóa

Bi dưỡng khác

Tổng số lượt tham gia bồi dưỡng

Trung cp

Sơ cp

Bi dưỡng

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Bồi dưỡng

Tiu học

THCS

THPT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

1

Cán bộ cp xã

BT, PBT Đng ủy

253

35

 

 

70

10

 

37

 

 

79

 

253

253

 

 

 

506

1.243

CT, PCT HĐND

206

77

 

 

79

10

 

47

 

 

129

 

206

 

 

 

 

412

960

CT, PCT UBND

311

116

 

 

117

10

 

34

 

 

134

 

311

 

 

 

 

622

1.344

Trưởng các đoàn thể

637

160

 

99

442

10

 

75

 

 

378

 

 

 

 

 

 

1.274

2.438

2

Công chức cấp xã

Trưởng công an xã

107

5

 

37

75

5

 

17

 

428

57

50

 

 

 

 

 

107

781

Ch huy Trưởng quân

123

5

 

41

94

5

 

9

 

492

65

50

 

 

 

 

 

123

884

Công chức VH-XH

249

10

 

211

235

50

 

 

 

996

78

50

 

 

 

 

 

249

1.879

Công chức VP-TK.

258

10

 

172

211

50

 

 

 

1.032

33

50

 

 

 

 

 

258

1.816

Công chức TP-HT

232

10

 

166

177

50

 

 

 

928

59

50

 

 

 

 

 

232

1.672

Công chức TC-KT

230

10

 

175

172

50

 

 

 

920

57

50

 

 

 

 

 

230

1.664

ng chức ĐC-XD

256

10

 

205

201

50

 

 

 

1.024

73

50

 

 

 

 

 

256

1.869

Tổng cộng

2.862

448

0

1.106

1.873

300

0

219

0

5.820

1.142

350

770

253

0

0

0

4.269

16.550

 

PHỤ LỤC SỐ 08

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Nội dung thực hiện

ĐVT

TH 2011- 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

KH 2016- 2020

1

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg

"

54.601

12.688

12.593

12.623

12.683

12.703

63.290

1.1

Hỗ trđào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong đó:

Tr. đồng

52.696

11.970

11.970

11.970

11.970

11.970

59.850

 

Ngân sách Trung ương

"

36.190

1.650

2.650

2.650

2.650

2.650

12.250

 

Ngân sách địa phương

"

16.506

5.070

5.070

5.070

5.070

5.070

25.350

 

Do các doanh nghiệp tổ chức đào tạo và nguồn hỗ tr khác

"

 

5.250

4.250

4.250

4.250

4.250

22.250

1.2

Tập hun cán bộ làm công tác đào tạo ngh

"

675

108

108

108

108

108

540

 

Ngân sách Trung ương

 

 

50

50

50

50

50

250

 

Ngân sách địa phương

 

 

58

58

58

58

58

290

1.3

Điều tra, khảo sát; tuyên truyền, tư vấn

"

530

210

170

190

230

250

1.050

 

Ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Ngân sách địa phương

 

 

210

170

190

230

250

1.050

1.4

Giám sát, đánh giá

"

700

140

125

130

150

155

700

 

Ngân sách Trung ương

 

 

70

70

70

70

70

350

 

Ngân sách đa phương

 

 

70

55

60

80

85

350

1.5

Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo

"

 

140

100

105

105

100

550

 

Ngân sách Trung ương

 

 

50

50

50

45

35

230

 

Ngân sách địa phương

 

 

90

50

55

60

65

320

1.6

Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo

"

 

120

120

120

120

120

600

 

Ngân sách Trung ương

 

 

70

70

70

70

70

350

 

Ngân sách địa phương

 

 

50

50

50

50

50

250

2

Đào tạo bi dưỡng cán bộ công chức xã

Tr.đồng

3.150

3.910

5.207

5.207

5.207

5.207

24.736

 

Ngân sách Trung ương

"

3.150

150

1.212,5

1.212,5

1.212,5

1.212,5

5.000

 

Ngân sách địa phương

 

 

2.760

3.060

3.060

3.060

3.060

15.000

 

Nguồn vốn khác

"

 

1.000

934

934

934

934

4.736

 

Tng kinh phí thực hiện (1+2)

Tr.đồng

57.751

16.598

17.800

17.830

17.890

17.910

88.026