Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THEO ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020”

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21-9-2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;

Thực hiện văn bản số 4577/BNV-ĐT ngày 13/10/2015 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và xử lý giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra ở chính quyền cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải phù hợp với điều kiện, yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương để đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả; đảm bảo sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, trình độ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã được nâng lên, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU

1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

a) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

b) Cán bộ nguồn bổ sung, thay thế cho cán bộ, công chức cấp xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2020.

2. Mục tiêu

Phấn đấu đến năm 2020 đạt được các mục tiêu sau:

- Về trình độ chuyên môn: 100% cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định; riêng vùng sâu, vùng xa đạt 90 - 95%.

- Về lý luận chính trị: 100% cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ trung cấp trở lên; riêng vùng sâu, vùng xa đạt 90-95%.

- Về quản lý hành chính nhà nước: 100% cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước;

- Về trình độ tin học văn phòng: 100% cán bộ, công chức thành thạo tin học văn phòng.

III. NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ

1. Nội dung

- Điều tra, khảo sát thực trạng, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức cấp xã. Thời gian thực hiện: Năm 2016, 2018 và 2020.

- Biên soạn, chỉnh sửa giáo trình, tài liệu cho các lớp bồi dưỡng (theo phân cấp). Thời gian thực hiện: Năm 2016, 2018 và 2020.

- Cử giảng viên theo từng chuyên ngành tham gia các lớp tập huấn do Bộ Nội vụ tổ chức. Thời gian thực hiện: Hàng năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Kiểm tra, đánh giá, tổ chức hội nghị tổng kết. Thời gian thực hiện: Hàng năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Về đào tạo chuyên môn cho 11 huyện miền núi: 03 lớp Trung cấp Công an, 02 lớp Trung cấp Quân sự, mỗi lớp 70 học viên; thời gian học 02 năm. Thời gian thực hiện: Năm 2017, 2018, 2019, 2020.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ xã, phường, thị trấn (11 chức vụ cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể cấp xã): 121 lớp, mỗi lớp 120 học viên, thời gian học 5 ngày. Thời gian thực hiện: Hàng năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Về bồi dưỡng kiến thức theo vị trí chức danh đảm nhiệm (7 chức danh công chức xã): 100 lớp, mỗi lớp 120 học viên, thời gian học 5 ngày/lớp. Thời gian thực hiện: Hàng năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin cho cán bộ công chức: 64 lớp, mỗi lớp 100 học viên, thời gian học 5 ngày/lớp. Thời gian thực hiện: Hàng năm giai đoạn 2016 - 2020.

2. Dự kiến kinh phí

- Tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016 - 2020 là: 23.746 triệu đồng (Bằng chữ: Hai mươi ba tỷ bảy trăm bốn mươi sáu tỷ đồng).

- Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được chi trả từ nguồn ngân sách Trung ương theo Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

(có phụ lục 1, 2, 3 kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; tổ chức triển khai, hướng dẫn các ngành, đơn vị xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm và cả giai đoạn 2016 - 2020.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm và giai đoạn 2016 - 2020; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu cân đối, bố trí kinh phí theo Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đảm bảo thực hiện Kế hoạch hàng năm.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã được cử đi học theo kế hoạch.

4. Trường Chính trị tỉnh

Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao; liên kết phối hợp với các cơ sở đào tạo ở Trung ương để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức danh, trình độ và ngạch công chức xã.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh

- Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát, xây dựng và bổ sung quy hoạch đội ngũ công chức xã đối với các chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chọn cử công chức đi đào tạo ngành quân sự cơ sở, công an theo kế hoạch chung của Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo thuộc lực lượng vũ trang.

- Cân đối, bố trí kinh phí của ngành được giao trong dự toán hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về an ninh, quốc phòng cho cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan triển khai tốt các nội dung của kế hoạch này.

- Rà soát, xây dựng và bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và xây dựng Kế hoạch chi tiết về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm và cả giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát quy hoạch, đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2015 - 2020; quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định) cử cán bộ, công chức xã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức danh, đối tượng, số lượng theo Kế hoạch.

- Chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở được cử đi học theo đúng quy định và hướng dẫn của Sở Nội vụ; cân đối, bố trí kinh phí đối ứng đảm bảo thực hiện các nội dung chi hỗ trợ cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có văn bản gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, THKH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ THEO NĂM
(Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

ĐV tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Số lớp

Tổng kinh phí

Phân bổ theo năm

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

1

Điều tra, khảo sát

 

1000

300

 

300

 

400

Các cấp quản lý

2

Biên soạn, chỉnh sửa giáo trình, tài liệu cho các lớp bồi dưỡng

 

1500

500

 

500

 

500

Các cấp quản lý

3

Cử giảng viên tham dự các lớp tập huấn do Bộ Nội vụ tổ chức

 

1000

200

200

200

200

200

Các cấp quản lý

4

Kiểm tra đánh giá, hội nghị tổng kết.

 

1000

200

200

200

200

200

Sở Nội vụ

5

Trung cấp (Công an, Quân sự)

05

3000

0

900

900

600

600

Cho 11 huyện miền núi

6

Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể.

121

7300

2287

669

1335

1013

1971

Cho Cán bộ đảng, đoàn thể cấp xã

7

Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo vị trí đảm nhiệm cho công chức chuyên môn.

100

6041

1389

1387

1125

1288

1075

Cho công chức chuyên môn cấp xã

8

Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng CNTT cho CBCC

64

3175

635

635

635

635

635

Cho cán bộ, công chức xã

Tổng cộng:

280

23.746

5.511

45.521

5.195

3.936

5.181

 

 

PHỤ LỤC 2

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Lượt người

TT

Chức danh

Chương trình bồi dưỡng, kiến thức, k năng (lượt người)

Đào tạo (người)

Tng số

Tổng s

Chương trình Bí thư, Phó Bí thư và  Trưởng các đoàn th

Chương trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND

Chương trình QLNN v lĩnh vực xây dựng

Chương trình QLNN về địa chính - môi trường

Chương trình QLNN v nông nghiệp

Chương trình bồi dưỡng công tác lao động, người có công và xã hội

Chương trình Trưởng công an xã

Chương trình Ch huy trưởng Quân sự xã

Chương trình Tư pháp hộ tch

Chương trình Tài chính kế toán

Chương trình Văn hóa - xã hội

Chương trình Văn phòng - Thống kê

Chương trình Công nghệ thông tin

Tổng số

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21) =(3)+(7)

I

Cán bộ chuyên trách

16.506

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

3.170

2.535

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

635

 

 

 

 

 

2

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND

5.081

 

4.446

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

635

 

 

 

 

 

4

Chủ tịch UBMT Tổ quốc VN

1.905

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chủ tịch HLH PN VN

1.270

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Bí thư Đoàn TNCS HCM

1.905

 

 

 

 

  ..

 

 

 

 

 

 

 

635

 

 

 

 

 

7

Chủ tịch Hội Nông dân VN

1.905

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN

1.270

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công chức chuyên môn

1.6528

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trưởng Công an xã

1.245

 

 

 

 

 

 

610

 

 

 

 

 

635

 

 

 

 

 

2

Chỉ huy trưởng Quân sự xã

1.269

 

 

 

 

 

 

 

634

 

 

 

 

635

 

 

 

 

 

3

Địa chính Nông nghiệp-XD và MT

2.540

 

 

635

635

635

 

 

 

 

 

 

 

635

 

 

 

 

 

4

Tư pháp - hộ tịch

2.395

 

 

 

 

 

 

 

 

1.760

 

 

 

635

 

 

 

 

 

5

Tài chính - Kế toán

2.777

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.142

 

 

635

 

 

 

 

 

6

Văn hóa - xã hội

4.445

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.905

 

635

 

 

 

 

 

7

Văn phòng - Thống kê

1.857

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.222

635

 

 

 

 

 

 

Cộng (I+II)

33.034

2.535

4.446

635

635

635

6.340

610

634

1.760

2.142

1.905

1.222

 

700

 

0

700

33.734

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Nội dung

Lượt người/năm

Tổng số kinh phí (tỷ đồng)

Kinh phí (tỷ đồng)

Trung ương hỗ trợ

Địa phương

I

Đào tạo chuyên môn

1.260

3.000

3,000

 

1

Trung cấp (Công an, Quân đội)

700

3.000

3.000

 

II

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

26.684

16.516

16.516

 

1

Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể

14.601

7.300

7.300

 

2

Công chức chuyên môn

12.083

6.041

6.041

 

3

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho cán bộ, công chức

6.350

3.175

3.175

 

III

Các hoạt động khác

 

4.500

4.500

 

1

Điều tra, khảo sát

 

1.000

1.000

 

2

Biên soạn, chỉnh sửa giáo trình, tài liệu cho các lớp bồi dưỡng

 

1.500

1.500

 

3

Cử giảng viên tham dự các lớp tập huấn do Bộ Nội vụ tổ chức

 

1.000

1.000

 

4

Kiểm tra, đánh giá, hội nghị tổng kết

 

1.000

1.000

 

IV

Cộng (IV=I+II+III)

33.734

23.746

23.746