TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 867/QĐ-HQHP | Hải Phòng, ngày 27 tháng 09 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TỔ GIÁM SÁT, KIỂM TRA ĐỘT XUẤT
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định 2981/QĐ-BTC ngày 15/9/2004 của Bộ Tài chính quy định về việc phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức sự nghiệp Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1952/QĐ-TCHQ ngày 10/9/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra đột xuất trong ngành Hải quan;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Thanh tra và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
LÀM VIỆC CỦA TỔ GIÁM SÁT, KIỂM TRA ĐỘT XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 867/QĐ-HQHP ngày 27/9/2012 của Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hải Phòng)
Điều 1. Tổ giám sát, kiểm tra đột xuất thực hiện nhiệm vụ.
1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quy chế giám sát, kiểm tra đột xuất trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1952/QĐ-TCHQ ngày 10/9/2012 của Tổng cục truởng Tổng cục Hải quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ đặc nhiệm giúp Cục trưởng trong việc phát hiện, ngăn ngừa, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm của CBCC trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
3. Bảo đảm dân chủ, tập trung, thống nhất và tạo điều kiện phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
4. Hoạt động của Tổ nhằm giúp các đơn vị thuộc Cục thực hiện đúng các quy định của Pháp luật trong việc quản lý Nhà nước về Hải quan. Phát hiện các sơ hở, thiếu sót trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ, các quy định về ứng xử chấp hành kỷ luật, kỷ cương của CBCC để tham mưu, đề xuất các biện pháp khắc phục, góp ý tại chỗ, ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện sai phạm, góp phần bảo vệ nội bộ, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Điều 3. Phạm vi giải quyết công việc của Tổ trưởng
1. Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về mọi hoạt động của Tổ.
2. Trực tiếp giải quyết các công việc sau:
2.1. Xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra đột xuất trình Cục trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện theo từng quý.
2.2. Phân công công việc cho các thành viên trong Tổ; chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch công tác được duyệt.
2.3. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc giám sát, kiểm tra đột xuất tại các đơn vị thuộc Cục.
2.4. Ký các văn bản, báo cáo của Tổ về các kết quả công tác, kiến nghị các vấn đề vướng mắc do các đơn vị phản ảnh, trao đổi hoặc do công tác giám sát, kiểm tra phát hiện được.
2.5. Triển khai các nhiệm vụ đột xuất do Cục trưởng giao.
Điều 4. Phạm vi giải quyết công việc của Tổ phó
1. Giúp Tổ trưởng quản lý và điều hành các hoạt động được phân công, chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và cấp trên về kết quả hoạt động của các công việc được giao.
2. Đề xuất với Tổ trưởng về chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị theo các lĩnh vực chuyên môn.
3. Trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch.
4. Thực hiện các công việc khác do Tổ truởng phân công, ủy quyền. Trường hợp Cục trưởng giao nhiệm vụ trực tiếp thì thực hiện ngay, sau đó báo cáo cho Tổ trưởng rõ.
Điều 5. Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của các thành viên
1. Chủ động nghiên cứu, đề xuất nội dung kiểm tra về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi và công việc được lãnh đạo Tổ giao.
2. Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổ về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, kết quả của công việc được giao.
3. Báo cáo kịp thời, trung thực với Lãnh đạo Tổ về các thông tin liên quan thu thập được và các vấn đề vướng mắc phức tạp hoặc vượt quá khả năng của mình để được xem xét hỗ trợ, hướng dẫn.
4. Tuyệt đối không tư vấn hoặc tiết lộ thông tin, công việc của Tổ đang trong quá trình nghiên cứu giải quyết. Mọi vấn đề cần trao đổi, báo cáo đều phải được Lãnh đạo Tổ có ý kiến chỉ đạo. Tuyệt đối không được tùy ý hoạt động ngoài kế hoạch hoặc lạm dụng danh nghĩa của Tổ để vì việc riêng.
Điều 6. Những vấn đề cần bàn bạc, thống nhất trong hoat động của Tổ.
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, kiểm tra trong từng quý hoặc nhiệm vụ đột xuất được lãnh đạo Cục giao phải triển khai ngay và có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra.
1. Họp quý: Vào ngày 20 của tháng cuối quý để kiểm điểm công tác và xây dựng nội dung kế hoạch công tác quý sau trình Cục trưởng phê duyệt.
2. Họp tháng: Vào đầu tháng, sau cuộc họp giao ban của Cục để thông báo kết luận của đồng chí Cục trưởng có liên quan đến công tác giám sát, kiểm tra, thực hiện kỷ luật kỷ cương.
3. Họp đột xuất: Triển khai ngay kế hoạch kiểm tra khi có thông tin hoặc yêu cầu của Cục trưởng về một vụ việc cụ thể.
Điều 10. Thư ký của Tổ có trách nhiệm ghi chép nội dung các cuộc họp, quản lý các tài liệu của Tổ (biên bản, báo cáo phản ánh, báo cáo kết quả, các văn bản chỉ đạo...) và thông báo, truyền đạt thông tin từ Tổ trưởng tới các thành viên Tổ công tác. Hồ sơ thu thập thông tin, hồ sơ doanh nghiệp và các tài liệu liên quan đến hoạt động của Tổ được bảo quản và lưu trữ theo chế độ mật.
Quá trình thực hiện quy chế làm việc của Tổ nếu có vướng mắc phát sinh sẽ báo cáo Cục trưởng thay đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 5408/QĐ-HQHP năm 2016 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm giám sát hải quan đối với hàng hóa qua khu vực cảng Hải Phòng của Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi được quy định tại Luật Hải quan
- 2 Quyết định 1828/QĐ-HQHN năm 2013 Quy chế làm việc của Cục Hải quan thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 1952/QĐ-TCHQ về Quy chế giám sát, kiểm tra đột xuất trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Quyết định 1027/QĐ-BTC năm 2010 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 6 Quyết định 2981/QĐ-BTC về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Tài chính
- 7 Luật Hải quan 2001