Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 991/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 03 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Quyết đnh của Thủ tướng Chính phủ: số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; số 695/QĐ-TTg ngày 08/06/2012 về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; số 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ các Thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính: số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT- BTC ngày 13/4/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; s 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG v xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua Đ án tổng thể xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định, s 24/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đ án tổng thể xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND, ngày 21/7/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020.

Xét đề nghị của Liên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh tại Tờ trình s 209/TTr-LN ngày 11/9/2014 về việc đề nghị phê duyệt Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 -2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (B/c);
- TT Tỉnh ủy (B/c);
- TT HĐND tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Các Huyện ủy, Thành ủy Kon Tum;
- TT HĐND các huyện, thành phố;
- Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế;
- Tỉnh đoàn; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Cựu chiến binh; Hội Người cao tuổi;
- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi;
- VP điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN5, KTTH, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải

 

ĐỀ ÁN

VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 991/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 của UBND tỉnh Kon Tum)

PHẦN I

I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; là một trong những chỉ tiêu, tiêu chí thuộc bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh luôn quan tâm xây dựng bê tông hóa, cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn (GTNT) và kiên cố hóa kênh mương nội đồng, vệ sinh môi trường nông thôn; đến nay đã có 81/81 xã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 75 xã có đường ô tô đi lại được cả hai mùa; 568/671 thôn (84,6%) có đường xe ô tô đi đến trung tâm; có 02/81 xã đạt chuẩn về tiêu chí môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều tuyến đường giao thông thường bị lầy lội, ngập nước vào mùa mưa; hệ thống công trình trên đường chưa được xây dựng kiên cố, nhiều cầu cống tạm, gây trở ngại cho phương tiện tham gia giao thông; tỷ lệ cứng hóa đối với đường liên thôn, đường thôn chỉ đạt 33%; hệ thống kênh mương nội đồng chưa được chú trọng, chủ yếu mới chỉ được tập trung xây dựng tại những tuyến mương chính, qua đó một số cánh đồng vẫn chưa chủ động được tưới tiêu; Hệ thống nhà văn hóa thôn, lớp học mầm non dưới 5 tuổi còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều công trình đã bị xuống cấp.

Với mục tiêu tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ hệ thống GTNT và kênh mương nội đồng, lớp học mầm non, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản 100% số xã có hệ thống GTNT, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa khu thể thao thôn, trường học mầm non đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Việc ban hành Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020 (gọi tắt là Đề án), trong đó tập trung vào nhiệm vụ bê tông hóa GTNT, kênh mương nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn, khu thể thao xã, trường học mầm non làm bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để làm thay đổi nhanh chóng diện mạo nông thôn.

II. Căn cứ xây dng Đ án:

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; QĐ số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; QĐ số 695/QĐ-TTg ngày 08/06/2012 về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; số 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC.

- Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thông tư số 27/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình thủy lợi. (Mục 8.13 Quy chuẩn QCVN 04 - 05:2012/BNNPTNT kèm theo Thông tư 27/2012/TT-BNNPTNT);

- Căn cứ Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - khu thể thao thôn;

- Thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa - thể thao xã;

- Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa - thể thao xã và Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - khu thể thao thôn

- Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;

- Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 5/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua Đề án tổng thể xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020;

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 21/7/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020.

III. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 20% số xã và đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn theo quy định về giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, sân thể thao xã và trường học mầm non.

- Huy động nguồn lực lồng ghép từ các Chương trình, dự án đang đầu tư trên địa bàn tập trung xây dựng nông thôn mới.

- Làm cơ sở cho các ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, thôn chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển GTNT, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn, sân thể thao xã, lớp học mầm non đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.

2. Yêu cầu

- Thống nhất sử dụng thiết kế mẫu cho từng loại công trình (trừ nhà rông) vào hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán công trình hoàn thành;

- Xác định các loại công trình đơn giản, quy mô vốn đầu tư của công trình (trong đó có sử dụng vốn ngân sách nhà nước), phạm vi xây dựng công trình, người tổ chức thi công công trình;

- Xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần; phần còn lại Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã huy động các nguồn lực tự nguyện tham gia từ cộng đồng người hưởng lợi các công trình đó và sự hỗ trợ của các cá nhân, doanh nghiệp.

IV. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi: Triển khai thực hiện trên địa bàn các xã thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng hưởng lợi thực hiện hoạt động đầu tư công trình.

V. Nội dung thực hiện:

Những loại công trình được áp dụng thực hiện theo cơ chế đặc thù phải đảm bảo các điều kiện: trên địa bàn thôn, có kỹ thuật đơn giản và do cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện, thực hiện theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, dự toán mẫu; bao gồm:

- Bê tông hóa giao thông nông thôn: là các dự án, công trình giao thông đến thôn, làng và khu sản xuất (không áp dụng đi với các dự án, công trình giao thông từ huyện đến xã, liên xã).

- Kiên cố hóa kênh mương nội đồng: Là những tuyến kênh mương do xã quản lý.

- Nhà văn hóa thôn: Nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn (nhà rông truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc nhà xây của đồng bào người Kinh),

- Khu thể thao: Sân thể thao thôn, xã (sân bóng đá, bóng chuyền....).

- Lớp học mầm non: Là các lớp học mầm non được xây ở các thôn (điểm trường lẻ ở thôn).

VI. Thi gian thực hiện: giai đoạn 2014 - 2020.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN TỈNH KON TUM

I. THỰC TRẠNG MỘT S CÔNG TRÌNH KINH T - XÃ HỘI

1. Hệ thống giao thông nông thôn.

Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài là 3.393 km đường giao thông nông thôn (không tính các loại đường giao thông t huyện đến xã, liên xã và liên thôn), trong đó đã được cứng hóa đạt chuẩn (nhựa hoặc bê tông hóa) là 1.014 km, chiếm 28%; đường chưa đạt chuẩn (chủ yếu đường cấp phi và đường đt) là 2.379 km, chiếm 72%. Cụ thể:

Đơn vị tính: Km

TT

Huyện, thành phố

Tổng số

Đã đạt chuẩn theo quy định

Chưa đạt chuẩn

KL (km)

Tỷ lệ(%)

KL (km)

Tỷ lệ (%)

1

TP KonTum

546

161

29

385

71

2

H. Sa Thầy

821

82

9

739

91

3

H. Đăk Hà

629

443

70

186

30

4

Huyện Đăk Tô

302

116

39

186

61

5

H. Tu Mơ Rông

178

16

8

162

92

6

H. Ngọc Hồi

259

46

17

213

83

7

H. Kon Rẫy

210

20

9

190

91

8

H. Đăk Glei

81

6

7

76

93

9

H. Kon Plong

367

125

34

242

66

 

Tổng cộng

3.393

1.014

28

2.379

72

2. Hệ thống kênh mương nội đồng.

Tổng km kênh mương nội đồng toàn tỉnh là 973 km, trong đó đã kiên cố hóa là 450 km, đạt 46%; số km kênh mương chưa được kiên cố hóa là 523 km, chiếm 54%. Bao gồm:

TT

Huyện, thành phố

Tổng số (km)

Đã bê tông hóa đạt chuẩn

Mương đất (km)

Km

%

1

Tp Kon Tum

100

46

46

54

2

H. Sa Thầy

125

42

33

73

3

H. Đăk Hà

134

102

76

32

4

H. Đăk Tô

54

25

46

29

5

H. Tu Mơ Rông

174

67

38

107

6

H. Ngọc Hồi

260

47

18

213

7

H. Kon Rẫy

22

17

77

5

8

H. Kon Plong

94

10

10

84

9

H. Đăk Glei

10

0

0

10

 

Tổng cộng

973

450

46

523

3. Lớp học mm non (đim lẻ ở thôn):

- Tổng nhu cầu các lớp học mầm non (điểm trường lẻ) toàn tỉnh là 617 điểm, trong đó số điểm trường lẻ đã đạt chuẩn là 258 điểm, chiếm 41% số điểm trường cần sửa chữa và xây mới là 367 điểm.

TT

Huyện, thành phố

Tổng số (CT)

Đã đt chuẩn

Chưa đt và tng nhu cầu (CT)

CT

%

1

Tp Kon Tum

76

31

40

45

2

H. Sa Thầy

68

0

0

68

3

H. Đăk Hà

90

56

62

34

4

H. Đăk Tô

45

22

48

23

5

H. Tu Mơ Rông

37

9

24

28

6

H. Ngọc Hồi

38

8

21

30

7

H. Kon Rẫy

40

14

35

26

8

H. Kon Plong

89

26

29

63

9

H. Đăk Glei

134

92

68

50

 

Tổng cộng

617

258

41

367

4. Nhà văn hóa thôn

Đến nay toàn tỉnh có 700 nhà văn hóa thôn, trong đó Nhà rông 463 nhà, nhà xây 237 nhà; số nhà văn hóa thôn đã đạt chuẩn là 81 nhà, số lượng nhà văn hóa nhu cầu cần làm mới và sửa chữa nâng cấp là 619 nhà. Cụ thể:

TT

Huyện, thành phố

Tổng số (CT)

Đã đt chuẩn

Chưa đt và tng nhu cầu (CT)

CT

%

1

Tp Kon Tum

 

 

 

 

-

Nhà rông

44

8

18

36

-

Nhà xây

24

4

16

20

2

H. Sa Thầy

 

 

 

 

-

Nhà rông

34

4

11

30

-

Nhà xây

43

0

0

43

3

H. Đăk Hà

 

 

 

 

-

Nhà rông

59

15

25

44

-

Nhà xây

31

13

41

18

4

H. Đăk Tô

 

 

 

 

-

Nhà rông

40

 

 

40

-

Nhà xây

15

 

 

15

5

H. Tu Mơ Rông

 

 

 

 

-

Nhà rông

46

14

30

32

-

Nhà xây

39

2

5

37

6

H. Ngọc Hồi

 

 

 

 

-

Nhà rông

35

0

0

35

-

Nhà xây

37

0

0

37

7

H. Kon Rẫy

 

 

 

 

-

Nhà rông

41

14

34

27

-

Nhà xây

9

1

11

8

8

H. Kon Plong

 

 

 

 

-

Nhà rông

75

 

 

75

-

Nhà xây

20

6

30

14

9

H. Đăk Glei

 

 

 

 

-

Nhà rông

89

0

0

89

-

Nhà xây

19

0

0

19

 

Tổng cộng

 

 

 

 

-

Nhà rông

463

55

11

408

-

Nhà xây

237

26

10

211

5. Khu thể thao

Tổng số nhu cầu khu thể thao xã trên địa bàn toàn tỉnh là 86 khu, trong đó nhu cầu cần xây dựng là 86 khu. Đối với khu thể thao thôn tổng nhu cầu là 594 khu, trong đó đã đạt chuẩn là 44 khu và nhu cầu đầu tư xây dựng mới là 550 khu. Cụ thể;

TT

Huyện, thành phố

Tổng số (CT)

Đã đt chuẩn

Chưa đt và tng nhu cầu (CT)

CT

%

1

Tp Kon Tum

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

11

 

 

11

-

Sân thể thao thôn

28

2

7

26

2

H. Sa Thầy

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

13

 

 

13

-

Sân thể thao thôn

68

 

 

68

3

H. Đăk Hà

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

10

 

 

10

-

Sân thể thao thôn

90

33

36

57

4

H. Đăk Tô

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

8

 

 

 

-

Sân thể thao thôn

55

 

 

55

5

H. Tu Mơ Rông

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

11

 

 

11

-

Sân thể thao thôn

62

 

 

62

6

H. Ngọc Hồi

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

7

 

 

7

-

Sân thể thao thôn

65

1

1

64

7

H. Kon Rẫy

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

6

 

 

6

-

Sân thể thao thôn

35

8

22

27

8

H. Kon Plong

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

9

 

 

9

-

Sân thể thao thôn

89

 

 

89

9

H. Đăk Glei

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

11

 

 

11

-

Sân thể thao thôn

102

 

 

102

 

Tổng cộng

 

 

 

 

-

Sân thể thao xã

86

 

 

86

-

Sân thể thao thôn

594

44

7

550

II. Đánh giá chung

1. Đối vi hệ thống giao thông nông thôn

- Ưu điểm: Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; từ nguồn ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện; đặc biệt trong triển khai xây dựng nông thôn mới, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân các địa phương đã hưởng ứng tích cực phong trào này, nhiều công trình triển khai thực hiện theo hình thức nhà nước hỗ trợ vật liệu, người dân tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng, tham gia ngày công xây dựng đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

- Tồn tại, hạn chế: Việc triển khai xây dựng bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đường cấp phối, đường đất còn khá cao; do điều kiện đời sống khó khăn nên khả năng tham gia đóng góp của người dân còn hạn chế.

2. Đối với kênh mương nội đồng.

- Ưu điểm: Hệ thống kênh mương thủy lợi tỉnh Kon Tum tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất, với tổng chiều dài hệ thống kênh mương nội đồng là 973 km, cung cấp nước tưới cho 7.898 ha đất sản xuất; tổng số kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa đạt 46%.

- Tồn tại, hạn chế: Việc triển khai xây dựng kiên cố hóa kênh mương nội đồng trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn (48% km kênh mương chưa được kiên cố hóa), nguồn kinh phí kiên cố hóa kênh mương chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, việc huy động nguồn lực khác còn hạn chế, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của người dân.

3. Đi vi lớp học mầm non, nhà văn hóa và khu thể thao thôn

- Ưu điểm: Về cơ bản tại các thôn đã được xây dựng nhà văn hóa theo hình thức nhà rông để nhân dân sinh hoạt, giao lưu; các lớp học mầm non cũng từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu dạy và học tại các thôn.

- Tồn tại, hạn chế: Về cơ bản các Nhà rông vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện để công nhận đạt chuẩn nhà văn hóa thôn do đó cần phải đầu tư nâng cấp, các khu thể thao thôn, xã mới chỉ hình thành mang tính tự nhiên hầu hết chưa được san gạt, hàng rào bảo vệ; các điểm lẻ trường mần non còn thiếu nhiều và chưa đảm bảo theo quy định.

PHẦN III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

I. Quan điểm

- Xây dựng phát triển hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, trường mầm non, nhà văn hóa và khu thể thao thôn, khu thể thao xã phải gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp.

- Đầu tư bê tông hóa giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng, hỗ trợ xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa và khu thể thao thôn, khu thể thao xã trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm “Dân làm Nhà nước h trợ”.

- Cơ chế tổ chức thực hiện: Thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về thực hiện chương trình nông thôn mới.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân vùng hưởng lợi từ việc tự thực hiện (thi công) các công trình này.

- Đến năm 2020 cơ bản hệ thống giao thông nông thôn đến các thôn được thông suốt, đi lại thuận lợi được cả 2 mùa; hệ thống kênh mương cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất; hệ thống lớp học mầm non, nhà văn hóa và khu thể thao thôn được xây dựng đáp ứng nhu cầu người dân.

2. Mc tiêu c thể:

- Đến năm 2015 phấn đấu có:

+ 20% số xã cơ bản đạt chuẩn về chỉ tiêu quy định đối với: Đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa.

+ 100% số xã đạt chuẩn về tỷ lệ bê tông hóa kênh mương do xã quản lý theo tiêu chí nông thôn mới.

+ 20% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu theo quy định đối với: Nhà văn hóa thôn, khu thể thao xã, thôn, lớp học mầm non (điểm lẻ).

- Đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn về chỉ tiêu quy định đối với:

+ Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa.

+ Tỷ lệ bê tông hóa kênh mương do xã quản lý theo tiêu chí nông thôn mới.

+ Nhà văn hóa thôn, khu thể thao xã, thôn, lớp học mầm non (điểm lẻ).

III. Cơ chế chính sách

1. Đối tưng hỗ trợ:

- Đối tượng hỗ trợ: 03 đối tượng khác nhau để xác định mức hỗ trợ, gồm:

+ Đối tượng 1: là những xã thuộc huyện 30a,

+ Đối tượng 2: xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn, các thôn đồng bào dân tộc thiểu số (ngoài huyện 30a); thôn đng bào dân tộc thiu s là thôn có s người là người đồng bào dân tộc thiểu s chiếm từ 60% trở lên so với tổng dân số của thôn.

+ Đối tượng 3: các xã, thôn còn lại (ngoài đi tượng 1 và 2).

2. Nguyên tắc hỗ trợ:

- Ưu tiên hỗ trợ cho các thôn, xã làm tốt công tác tuyên truyền, nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện hiến đất và đóng góp công sức xây dựng các công trình kinh tế - xã hội trên địa bàn theo chủ trương “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.

- Việc hỗ trợ vốn xây dựng các công trình thực hiện theo kế hoạch hàng năm được UBND cấp huyện phê duyệt đối với từng danh mục cụ thể của từng xã.

- Mức hỗ trợ cho mỗi loại công trình được tính bằng vật liệu hoặc bằng tiền theo suất đầu tư cho từng hạng mục công trình trên cơ sở dự toán công trình được phê duyệt; các công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phê duyệt, nằm trong kế hoạch giao vốn hàng năm.

- Đối với những địa phương có điều kiện tự khai thác được vật liệu xây dựng trên địa bàn thì sẽ được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền công khai thác, vận chuyển; mức hỗ trợ tiền công khai thác, vận chuyển do Ban chỉ đạo xã quyết định khoán cho các hộ dân thực hiện nhưng không được vượt quá giá theo dự toán được duyệt; trường hợp mức khoán thấp hơn dự toán được duyệt thì khoản kinh phí chênh lệch so với dự toán sẽ được để lại cho Ban Phát triển thôn quản lý, sử dụng vào các công việc khác do thôn bàn bạc thống nhất trình Ban Chỉ đạo nông thôn mới xã quyết định.

3. Mức Hỗ trợ

3.1. Đi với đường giao thông nông thôn

a. Đối tượng 1:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Chi phí nhân công được chi trả trực tiếp cho người dân hưởng lợi trực tiếp tham gia thi công công trình theo đơn giá của dự toán công trình được phê duyệt tại thời điểm. Riêng phần chi phí thuê máy san gạt mặt bằng (không áp dụng trường hợp phát sinh kinh phí đào, đắp nền đường).

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và trực tiếp tham gia ngày công để xây dựng công trình.

b. Đối tượng 2:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống cng để xây dng hệ thng thoát nước ngang - nếu có) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ng cng) đến địa điểm xây dựng công trình; 100% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi (bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình), chi phí thuê máy (trộn bê tông, san gạt mặt bằng); 70% chi phí nhân công và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Chi phí nhân công được chi trả trực tiếp cho người dân hưởng lợi trực tiếp tham gia thi công công trình theo đơn giá của dự toán công trình được phê duyệt tại thời điểm. Riêng phần chi phí thuê máy san gạt mặt bằng (không áp dụng trường hợp phát sinh kinh phí đào, đắp nền đường).

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng, trực tiếp tham gia ngày công để xây dựng công trình và đóng góp công lao động.

c. Đối tượng 3:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ng cng để xây dng hệ thng thoát nước ngang - nếu có) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ng cng) đến địa điểm xây dựng công trình; 70% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi (bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình), chi phí thuê máy (trộn bê tông, san gạt mặt bằng) và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Riêng phần chi phí thuê máy san gạt mặt bằng (không áp dụng trường hợp phát sinh kinh phí đào, đắp nền đường).

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng, trực tiếp tham gia ngày công để xây dựng công trình và đóng góp công lao động.

3.2. Đối vi kênh mương nội đồng

a. Đối tượng 1:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Chi phí nhân công được chi trả trực tiếp cho người dân hưởng lợi trực tiếp tham gia thi công công trình theo đơn giá của dự toán công trình được phê duyệt tại thời điểm.

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và trực tiếp tham gia ngày công để xây dựng công trình.

b. Đối tượng 2:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ng máng sắt dn nước đoạn mà qua vùng trũng không xây mương được) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống máng sắt) đến địa điểm xây dựng công trình; 100% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi (bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình), chi phí thuê máy trộn bê tông; 70% chi phí nhân công và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Chi phí nhân công được chi trả trực tiếp cho người dân hưởng lợi trực tiếp tham gia thi công công trình theo đơn giá của dự toán công trình được phê duyệt tại thời điểm.

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng, trực tiếp tham gia ngày công để xây dựng công trình và đóng góp công lao động.

c. Đối tượng 3:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ng máng sắt dẫn nước đoạn mà qua vùng trũng không xây mương được) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ng máng sắt) đến địa điểm xây dựng công trình; 70% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi (bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình), chi phí thuê máy trộn bê tông và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình.

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng, trực tiếp tham gia ngày công để xây dựng công trình và đóng góp công lao động.

3.3. Nhà văn hóa thôn: Quy mô xây dựng phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các quy định hiện hành khác (nếu có).

a. Đối tượng 1 và 2 (Nhà rông, nhà dài):

- Đối với xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm, nhưng không quá 70 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động và kinh phí để xây dựng.

- Đối với sửa chữa, nâng cấp: Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm, nhưng không quá 20 triệu đồng/nhà Người dân tự nguyện đóng góp công lao động và kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

b. Đối tượng 3 (Nhà xây):

- Đối với xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động và kinh phí để xây dựng.

- Đối với sửa chữa, nâng cấp: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện đóng góp công lao động và kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

4. Lớp học mầm non (quy mô 01 phòng học, phòng nghỉ giáo viên và khu phụ trợ khác).

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 02 triệu đồng/công trình để chi phí cho công tác quản lý công trình.

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

5. Khu thể thao: Quy mô xây dựng phải đảm bảo theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các quy định khác (nếu có).

5.1. Khu thể thao xã

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí san gạt mặt bằng, trụ gôn (bóng đá), hàng rào (trụ bê tông, kẽm gai) trên cơ sở dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm nhưng không quá 70 triệu đồng.

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

5.2. Khu thể thao thôn

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí san gạt mặt bằng, trụ gôn (bóng đá) hoặc trụ căng lưới (bóng chuyn), hàng rào (trụ bê tông, kẽm gai) trên cơ sở dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm nhưng không quá 30 triệu đồng.

- Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

IV. Về thủ tục đầu tư, thanh quyết toán, thiết kế - dự toán mẫu:

1. Lp thủ tục đầu tư: Thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

2. Hồ sơ thiết kế, dự toán mẫu: thực hiện theo quy định được ban hành kèm theo Đề án.

Riêng đối với nhà rông, nhà truyền thống cho các dân tộc trên địa bàn tỉnh không ban hành thiết kế mẫu chung, đơn vị thực hiện theo kiến trúc, bản sắc văn hóa của từng dân tộc; đồng thời trên cơ sở tính toán cụ thể về khối lượng thực hiện, xây dựng dự toán cho phù hợp để làm cơ sở thực hiện theo quy định.

- Về dự toán mẫu: Là cơ sở để hướng dẫn các địa phương tính toán khối lượng xây dựng dự toán cụ thể cho từng công trình, về đơn giá áp dụng theo giá hiện hành tại thời điểm.

3. Thủ tục thanh, quyết toán:

3.1. Về thủ tục đầu tư:

- Thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Đối với các nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc các Chương trình, dự án khác lồng ghép tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới theo nhiệm vụ Đề án này đều phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; hồ sơ báo cáo kinh tế-kỹ thuật phải tuân thủ theo thiết kế mẫu thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù của Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới được cấp có thẩm quyền ban hành (cơ chế đầu tư đặc thù); giao UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp mình hướng dẫn các chủ đầu tư tự lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và không được phát sinh chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

3.2. Về thanh, quyết toán: Thực hiện theo hướng dẫn ban hành kèm theo Đề án.

V. Nhu cầu kinh phí thực hiện:

1. Nhu cầu khối Iượng thc hin giai đon 2014 – 2020

TT

Huyện, thành phố

ĐVT

Tổng số

Nhu cầu thực hiện 2014 - 2020

Tỷ lệ khối lượng đạt chuẩn đến năm 2020

Tổng số

Trong đó: Chưa đạt chuẩn

1

Giao thông nông thôn

km

3.393

2.379

1.360

70%

2

Kênh mương

km

973

523

523

100%

3

Nhà Rông, nhà dài

nhà

463

408

408

100%

4

Nhà văn hóa (nhà xây)

nhà

237

211

211

100%

5

Khu thể thao thôn

sân

594

550

550

100%

6

Khu thể thao xã

sân

86

86

86

100%

7

Lớp học mầm non

nhà

617

367

367

100%

2. Nhu cầu kinh phí

Tổng nhu cầu kinh phí Ngân sách Nhà nước hỗ trợ để thực hiện Đề án giai đoạn 2014 - 2020 là 1.468.930 triệu đồng, trong đó:

TT

Huyện, thành phố

ĐVT

Khối Iưng thực hiện (km)

Nhu cầu kinh phí hỗ trợ
Tr.đ

Bình quân mức hỗ trợ từ NSNN chung cho cả 3 đi tượng

1

Giao thông nông thôn

km

1.360

1.088.000

Bình quân 800 triệu đồng/km

2

Kênh mương

km

523

209.200

Bình quân 400 triệu đồng /km

3

Nhà Rông, nhà dài

nhà

408

28.560

70 tr.đ/nhà

4

Nhà văn hóa (nhà xây)

nhà

211

10.550

50 triệu đồng /nhà

5

Khu thể thao thôn

sân

550

16.500

30 triệu đồng /sân

6

Khu thể thao xã

sân

86

6.020

70 triệu đồng /sân

7

Lớp học mầm non

nhà

367

110.100

Bình quân 300 triệu đồng/nhà

 

Tng cộng

 

 

1.468.930

 

PHẦN IV

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2014-2020

1. Tăng cường sự lãnh đạo, ch đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp:

Thực hiện việc quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW; trong đó có nội dung về phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm từng bước hình thành nông thôn mới; đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể huyện, thành phố; xã, thôn cần xây dựng Chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức chỉ đạo, thực hiện; tuyên truyền, vận động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư xây dựng.

Cơ quan quản lý nhà nước các cấp (tỉnh, huyện, thành ph và xã) cần nhận thức rõ ràng, đầy đủ vai trò, chức năng của mình để triển khai nhiệm vụ xây dựng phát triển hạ tầng nông thôn một cách chủ động, xây dựng Chương trình, kế hoạch đề thực hiện; cần làm tốt chức năng vận động, tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn, điều hành, tạo môi trường thuận lợi và có sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời cho cơ sở, địa phương, người dân thực hiện.

2. Kết hp gia đầu tư mi, nâng cấp vi triển khai đồng bộ công tác quản lý, khai thác, bảo trì.

Công tác quản lý khai thác, bảo trì các công trình xây dựng nhằm hoạt động bình thường như khi mới được đầu tư, có tầm quan trọng ngang hàng với công tác xây dựng, cải tạo, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. Cần thiết phải nâng cao nhận thức và thiết lập thói quen bảo trì công trình xây dựng, trước hết là do các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức xã hội và của người dân. Trong đó giữ vai trò, trách nhiệm chính là các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương.

Việc quản lý khai thác, bảo trì phải được thực hiện ngay sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ và khối lượng khai thác của công trình; việc bảo trì được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc làm đã bảo trì; việc xây dựng kế hoạch bảo trì được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệu thống kê khối lượng bảo trì, số lượng cần bảo trì, tình trạng và xác định mức bảo trì tương ứng.

Nguồn vốn bảo trì huy động sự đóng góp từ người dân; sử dụng ngân sách xã; hỗ trợ của ngân sách tỉnh; vận động đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp.

3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong quản lý, đầu tư phát trin hạ tầng nông thôn:

- Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh công tác quản lý chung về giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, lớp học mầm non, nhà văn hóa thôn, sân thể thao xã, sân thể thao thôn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện chức năng đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho cấp huyện.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cơ chế, phân bố, quản lý các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng theo mục tiêu Đề án.

- UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm trực tiếp quản lý việc xây dựng, bảo trì các công trình được xây dựng, hỗ trợ kỹ thuật cho các xã; quản lý số liệu xây dựng. Cấp huyện có cán bộ chuyên trách thuộc phòng kinh tế hạ tầng và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng kinh tế thành phố) giúp UBND huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý công trình xây dựng tại địa phương.

- UBND các xã và thôn, xóm có trách nhiệm quản lý, sử dụng công trình có hiệu quả; tổ chức vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì các công trình xây dựng; mỗi xã cần bố trí cán bộ chuyên trách riêng để thực hiện nhiệm vụ quản lý công trình.

4. Công tác thi đua khen thưởng.

4.1 Tổng kết phong trào thi đua hàng năm, các cấp, các ngành bình xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; chú trọng khen thưởng đột xuất những tập thể, cá nhân có sáng kiến, giải pháp hữu ích hoặc có đóng góp ủng hộ lớn về vật chất góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án.

4.2. Khen thưởng tổng kết phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.

- Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh sẽ bình chọn 01 đơn vị cấp huyện, thành phố dẫn đầu tỉnh để đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua và thưởng 01 công trình phúc lợi trị giá 02 tỷ đồng;

- Mỗi huyện, thành phố bình chọn 01 xã dẫn đầu huyện, thành phố trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng cờ thi đua và thưởng 01 công trình phúc lợi trị giá 500.000.000 đồng;

- Các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị trong tỉnh bình chọn những tập thể và cá nhân, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng.

- Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Hội đồng thi đua - khen thưởng (qua Ban thi đua - khen thưng – S Nội vụ). Sau khi thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban ch đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh), Ban thi đua - khen thưởng thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Kinh phí khen thưởng: Các hình thức khen thưởng theo quy định của luật thi đua, khen thưởng được lấy từ quỹ thi đua, khen thưởng tỉnh; thưởng công trình phúc lợi được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương đầu tư trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và thực hiện theo trình tự quy định của Nhà nước về xây dựng cơ bản.

5. Giải pháp về vốn để thực hiện đề án: Chú trọng các giải pháp để đa dạng hóa nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, bao gồm:

- Ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Vốn từ các Chương trình MTQG có liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn: Hàng năm phân bổ vốn tối thiểu là 30% tổng kế hoạch vốn giao để hỗ trợ đầu tư các nhiệm vụ của Đề án.

- Ngân sách tỉnh, huyện, xã hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới.

- Vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thành phố để hỗ trợ đầu tư xây dựng.

- Vốn tín dụng ưu đãi cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương và phát triển đường giao thông nông thôn.

- Nhân dân tự nguyện đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Vốn huy động từ các nguồn lực khác.

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Về chỉ đo thc hin:

1. Cấp tnh: Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo nông thôn mới các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Đề án đã đề ra.

2. Cấp huyện, thành phố: Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo nông thôn mới các xã trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn; đồng thời, hàng năm tham mưu UBND huyện, thành phố quyết định danh mục các công trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

3. Cấp xã: Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới xã trực tiếp chỉ đạo Ban quản lý nông thôn mới xã, Ban phát triển thôn tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn.

II. Trách nhiệm của các ngành, các cấp:

1. S Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành đôn đốc kiểm tra thực hiện đối với các huyện, thành phố. Tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết và các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

- Trường hợp trong quá trình thực hiện có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Đề án cho phù hợp.

- Hướng dẫn việc áp dụng và thực hiện theo thiết kế mẫu, dự toán mẫu đối với công trình kiên cố hóa kênh mương.

2. S Kế hoch và Đầu tư: Hàng năm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân bổ các nguồn vốn, lồng ghép các Chương trình có nội dung phù hợp với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện Đề án.

3. S Tài chính và Kho bạc Nhà nước tnh: Chủ trì hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thanh, quyết toán vật liệu xây dựng hỗ trợ hoặc kinh phí do tỉnh hỗ trợ theo quy định.

4. S Giao thông vận ti: Hướng dẫn việc áp dụng và thực hiện theo thiết kế mẫu, dự toán mẫu đối với công trình giao thông nông thôn.

5. Sở Xây dựng: Hướng dẫn việc áp dụng và thực hiện theo thiết kế mẫu, dự toán mẫu đối với công trình nhà văn hóa thôn, lớp học mầm non, sân thể thao xã, sân thể thao thôn.

6. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án này; tham gia tích cực việc giám sát cộng đồng đối với các hoạt động xây dựng.

7. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố:

a. Trên cơ sở báo cáo nhu cầu các công trình của xã cần được thực hiện theo cơ chế đặc thù; chỉ đạo các phòng nghiệp vụ của huyện, thành phố tổ chức thẩm định, duyệt danh mục và lập kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện.

b. Chỉ đạo các xã tổ chức thực hiện quản lý, cung cấp vật liệu xây dựng và chất lượng công trình; nghiệm thu các công trình đúng quy định và kịp thời.

c. Hướng dẫn các xã về quy trình thủ tục thực hiện, công tác thanh quyết toán công trình thực hiện theo cơ chế Đề án được ban hành.

d. Thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ các xã trong quá trình triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

8. Trách nhim ca UBND xã:

a. Hàng năm có trách nhiệm rà soát, đề nghị UBND huyện, thành phố phê duyệt danh mục các công trình thực hiện theo cơ chế đặc thù theo quy định.

b. Chỉ đạo và hướng dẫn các thôn tổ chức khảo sát tính toán khối lượng thực hiện các công trình theo thiết kế mẫu và dự toán mẫu để xây dựng dự toán công trình. Đồng thời có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình cho thôn sử dụng theo quy định.

c. Làm chủ đầu tư đối với các công trình thực hiện theo cơ chế đặc thù, trực tiếp cung ứng vật liệu xây dựng, thuê máy san gạt mặt bằng công trình (trường hợp người dân không tự làm được) để Ban phát triển thôn tổ chức thi công.

d. Ban quản lý xã có trách nhiệm giao khoán cho Ban phát triển thôn trực tiếp đứng ra quản lý, thi công công trình. Riêng đối với công trình lớp học mầm non, trong trường hợp thôn không đủ khả năng đảm nhận tổ chức thi công công trình (có biên bản làm việc thỏa thuận thống nhất cụ thể) thì Ban chỉ đạo nông thôn mới xã quyết định giao cho Ban quản lý xã trực tiếp tổ chức thực hiện nhưng phải do Ban phát triển thôn trực tiếp giám sát quá trình thực hiện.

e. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương của tỉnh về hỗ trợ đầu tư xây dựng; quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng công trình xây dựng.

f. Báo cáo UBND huyện, thành phố về tình hình và kết quả thực hiện các công trình được xây dựng.

9. Trách nhiệm của Ban phát triển thôn

a. Vận động các trưởng thôn, già làng, người có uy tín trong cộng đồng,... ủng hộ, tích cực hưởng ứng, tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, người dân tham gia thực hiện Đề án này.

b. Xây dựng dự toán, tổ chức họp thôn thống nhất phương án thực hiện theo dự toán và trình UBND xã phê duyệt dự toán công trình; chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức chỉ đạo nhân nhân thi công xây dựng, lập kế hoạch đề nghị xã cung cấp vật tư để thi công công trình.

c. Các thôn, làng có trách nhiệm giám sát trong quá trình xây dựng, quản lý, bảo vệ và tổ chức huy động duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư.

 

QUY ĐỊNH

THANH, QUYẾT TOÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THUỘC ĐỀ ÁN CƠ CHẾ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2014- 2020
(Ban hành kèm theo Đ án)

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ kế hoạch đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa";

Căn cứ Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm và Công văn số 6549/BTC-ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính; Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;

Căn cứ Công văn số 16131/BTC-ĐT ngày 21/11/2013 của Bộ Tài chính về việc hồ sơ thanh toán vốn đầu tư đối với các dự án (công trình) do UBND xã làm chủ đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư s 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của B Tài chính);

Căn cứ Công văn số 4571/BTC-ĐT ngày 10/4/2014 của Bộ Tài chính v/v hướng dẫn quản lý thanh toán, quyết toán vốn TPCP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hướng dẫn cơ chế thanh toán, quyết toán để áp dụng cho các công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) như sau:

I. Đối tượng áp dụng.

Là những công trình đầu tư xây dựng theo Đề án về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020.

II. Về hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán.

Do việc triển khai thực hiện Đề án được huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép nhiều nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới theo đúng định hướng của Tỉnh nhưng lại vừa phải chấp hành đúng quy định của Trung ương, cụ thể: Tất cả các nguồn vốn ngân sách nhà nước lồng ghép tham gia thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đều phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật phải tuân thủ theo thiết kế mẫu thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù của Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới được cấp có thẩm quyền ban hành. UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp mình hướng dẫn các chủ đầu tư tự lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và không được phát sinh chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư giao cho người dân trong xã tự tổ chức thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật. Thực hiện hình thức này, Chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng với người dân thông qua Người đại diện (là người do những người dân trong xã tham gia thi công xây dựng bầu; Người đại diện có thể là tổ, đội xây dựng cũng có thể là nhóm người có một người đứng ra chịu trách nhiệm). Khi áp dụng hình thức này phải có sự giám sát của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

1. Hồ sơ, tài liu cơ sở ban đầu.

a) Hồ sơ mở tài khoản: tài liệu để mở tải khoản thực hiện theo Thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

b) Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản thanh toán) các tài liệu cơ sở của dự án đầu tư (các tài liệu này là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của Chủ đầu tư; tài liệu này chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp có sự bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:

- Quyết định phê duyệt danh mục công trình, dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù của UBND cấp huyện;

- Dự án và quyết định phê duyệt dự án (hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền;

- Văn bản của Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư giao cho người dân trong xã tự tổ chức thi công, xây dựng;

- Hợp đồng ký kết giữa Ban Quản lý xã và nhóm, tổ, đội, cá nhân thực hiện các nội dung của dự án, công trình và một số tài liệu liên quan khác.

2. Hồ sơ, thủ tục tạm ứng vốn.

Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán cho Chủ đầu tư để tạm ứng vốn theo hợp đồng hoặc để thực hiện các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng; việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau:

a) Mức vốn tạm ứng: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. Đối với gói thầu do người dân trong xã tự làm được tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn đầu tư bố trí trong năm cho dự án.

b) Hồ sơ đề nghị tạm ứng vốn: căn cứ hồ sơ tài liệu quy định tại mục 1 (phần II) và mức vốn tạm ứng quy định ở trên; Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi tới Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch gồm:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính_có đính kèm theo Hướng dẫn này).

- Chứng từ chuyển tiền (theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính).

c) Thu hồi vốn tạm ứng:

Vốn tạm ứng được thu hồi qua từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng.

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.

- Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích, thì Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc Nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc tạm ứng vốn mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

- Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợp đồng chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau.

e) Nhà nước cấp vốn cho Chủ đầu tư để thanh toán tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 (trừ trường hợp thanh toán tạm ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau). Chủ đầu tư có thể thanh toán tạm ứng một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên; trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng thì Chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.

3. Thanh toán khối lượng hoàn thành.

a) Đối với công việc được thực hiện thông qua hợp đồng: việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng; cụ thể:

- Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh đo trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo thời gian:

+ Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân (x) với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

+ Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng kết hợp các loại giá hợp đồng: việc thanh toán được thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng theo quy định ở trên đây.

- Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng: việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì Chủ đầu tư và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:

+ Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh.

+ Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán.

+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

+ Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng dự toán được phê duyệt thì Chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng dự toán được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.

- Hồ sơ thanh toán: khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng (hoặc hợp đồng bổ sung), Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước, bao gồm:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán (theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC_có đính kèm theo Hướng dẫn này).

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC_có đính kèm theo Hướng dẫn này).

+ Chứng từ chuyển tiền (theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính).

b) Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:

- Đối với các công việc như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...: việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở báo cáo khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc. Hồ sơ thanh thanh toán bao gồm: bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và chứng từ chuyển tiền.

- Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, hồ sơ thanh toán bao gồm: bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện (theo phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC_có đính kèm theo Hướng dẫn này); giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và chứng từ chuyển tiền.

Căn cứ hợp đồng và khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu; Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng (hoặc thanh toán), gửi Kho bạc Nhà nước đề nghị tạm ứng (hoặc thanh toán) cho Người đại diện.

Trường hợp Người đại diện không có tài khoản: Chủ đầu tư đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; Người đại diện thanh toán trực tiếp cho người dân tham gia thực hiện thi công xây dựng gói thầu; Chủ đầu tư và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thanh toán tiền công cho người dân.

Khi thanh toán cho gói thầu do người dân trong xã tự làm thì cơ quan thanh toán không thanh toán giá trị chi phí của các công việc người dân không thực hiện và phần thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình.

4. Thời hạn thanh toán vốn, tạm ứng:

Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán (hoặc tạm ứng) do chủ đầu tư gửi (theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính):

- Trong 03 ngày làm việc đối với trường hợp “thanh toán trước, kiểm soát sau” (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán);

- Trong thời gian 07 ngày làm việc đối với trường hợp “kiểm soát trước, thanh toán sau” (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán).

III. Quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư:

Chế độ chi tiêu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Khuyến khích thực hiện việc quản lý thanh toán, quyết toán nguồn vốn huy động từ các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư (gọi chung là nhà tài trợ) theo quy định hiện hành của nhà nước. Trường hợp nếu có những quy định về thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của các văn bản hiện hành của cấp có thẩm quyền thì thực hiện theo các quy định của nhà tài trợ.

IV. Quyết toán vốn đầu tư:

1. Quyết toán vốn đầu tư hàng năm:

- Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại: Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm; Công văn số 6549/BTC-ĐT ngày 16/5/2012 và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 về xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Kết quả quyết toán theo quy định này là cơ sở để tổng hợp cho công tác quyết toán của các nguồn vốn theo quy định.

2. Quyết toán công trình/dự án hoàn thành:

a) Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp xã và các dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp trên giao Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ đầu tư chậm nhất sau 03 tháng khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập xong báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư 28/2012/TT- BTC của Bộ Tài chính.

b) Hồ sơ quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành gồm các biểu mẫu báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành kèm theo các văn bản pháp lý liên quan theo biểu mẫu số 01/QTDA và 02/QTDA (cách lập biểu mẫu báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BTC_có kèm theo Hướng dẫn này).

Ngoài ra, do yêu cầu quản lý của UBND tỉnh, khi lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành Chủ đầu tư phải lập Biểu tổng hợp chi phí xây dựng (kèm theo Hướng dẫn này).

c) Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:

Chậm nhất sau 02 tháng khi nhận được báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của Chủ đầu tư, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Trường hợp, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của Người quyết định đầu tư không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư lựa chọn một trong các hình thức sau:

+ Thuê tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

+ Đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập Tổ thẩm tra quyết toán để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của Tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm thành viên của các đơn vị có liên quan.

d) Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán (báo cáo kết quả kiểm toán) vốn đầu tư dự án hoàn thành của các tổ chức, đơn vị thẩm tra; Chủ đầu tư kiểm tra, trình Người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Chủ đầu tư.

- Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản).

- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.

- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được lập và lưu trữ theo chế độ lưu trữ hồ sơ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND các huyện, thành phố phản ảnh về Sở Tài chính để phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu xử lý hoặc đề xuất xử lý./.