Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2019/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2019

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (Agreement for the Implementation of the provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 relating to the conservation and management of straddling fish stocks and highly migratory fish stocks) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 17 tháng 01 năm 2019.

Khi tham gia Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố:

“Với tư cách là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 và Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (UNFSA), Việt Nam khẳng định luôn tôn trọng các quy định của các điều ước quốc tế này và thực hiện nghiêm túc những cam kết quốc tế của mình. Việt Nam nhận thấy rằng, việc gia nhập Hiệp định UNFSA vào thời điểm này là thích hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhằm bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững các nguồn lợi sinh vật biển thông qua việc thực thi hiệu quả các điều khoản của Công ước Luật Biển, đồng thời bảo đảm cho việc phát triển nghề cá Việt Nam, thúc đẩy hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

Trên tinh thần đó, Việt Nam đã ban hành Luật Thủy sản năm 2017 (có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2019) và đang tiếp tục hài hòa các quy định pháp luật trong nước để phù hợp với các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Hiệp định UNSFA.

Việt Nam kêu gọi hỗ trợ kỹ thuật từ các quốc gia thành viên của Hiệp định và các tổ chức quốc tế liên quan nhằm tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm đánh giá nguồn lợi hải sản lưỡng cư và di cư xa.”

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai