THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 115-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1963 |
Ngày 16 tháng 9 năm 1960, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 43-CP ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông.
Việc thi hành điều lệ nói trên trong ba năm qua đã góp phần đưa việc quản lý giá thành và phí lưu thông dần dần vào nề nếp, củng cố chế độ hạch toán kinh tế.
Tuy nhiên, việc lập kế hoạch giá thành và phí lưu thông chưa kịp thời, đầy đủ, chưa dựa trên cơ sở những định mức có căn cứ khoa học, chưa được quần chúng công nhân tham gia, chưa thể hiện tính tích cực và vững chắc. Việc xét duyệt kế hoạch giá thành và phí lưu thông chưa được chu đáo, thận trọng. Biện pháp phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông đề ra chưa cụ thể hoặc có đề ra nhưng chưa được chấp hành tích cực; việc hạch toán giá thành và phí lưu thông chưa chính xác, còn bao gồm nhiều khoản chi phí không hợp lý. Những khuyết điểm nói trên đã làm cho kế hoạch giá thành và phí lưu thông thiếu tính chất động viên, chi tiêu giá thành và phí lưu thông chưa phản ánh đúng chất lượng công tác của xí nghiệp.
Tình hình đó đang đòi hỏi các ngành, các cấp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý giá thành và phí lưu thông; có kế hoạch, có biện pháp chỉnh đốn công tác và kiện toàn tổ chức quản lý giá thành và phí lưu thông.
Về mặt chế độ, theo điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông thì:
- Giá thành và phí lưu thông chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và lưu chuyển hàng hóa.
- Các chi phí không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thì không hạch toán vào giá thành và phí lưu thông mà do các nguồn vốn khác đài thọ (ngân sách Nhà nước, quỹ xí nghiệp, quỹ công đoàn..)
Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế, có những khoản chi phí khó phân biệt, hạch toán không thống nhất, hiện nay có nơi hạch toán vào giá thành và phí lưu thông, có nơi lại để ngoài giá thành và phí lưu thông.
Thông tư này quy định cách hạch toán đối với một số khoản chi phí khó phân biệt nói trên.
Việc hạch toán các khoản chi phí khó phân biệt một mặt phải bảo đảm tính chất khoa học của chi tiêu giá thành và phí lưu thông; mặt khác cũng phải căn cứ vào trình độ quản lý và hạch toán của ta hiện nay.
Dựa vào nguyên tắc trên, một số khoản chi phí dưới đây phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giải quyết như sau:
1. Thiệt hại về thiên tai, hỏa hoạn, xí nghiệp ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp.
Căn cứ tính chất của từng ngành hoạt động, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp với các bộ chủ quản xí nghiệp quy định cụ thể thế nào là thiên tai, hỏa hoạn, các thủ tục xử lý khi gặp thiên tai, hỏa hoạn, các thủ tục xác nhận số thiệt hai về thiên tai, hỏa hoạn.
Các quy định trên phải nhằm:
- Thúc đẩy xí nghiệp tích cực phòng và chống thiên tai, hỏa hoạn.
- Phân biệt những thiệt hại về thiên tai; hỏa hoạn do nguyên nhân khách quan gây ra, mà ta chưa đủ điều kiện khắc phục thì ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp, còn những thiệt hại do khuyết điểm của xí nghiệp gây ra phải hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.
2. Chi phí và thiệt hại về ngừng sản xuất thì phân biệt như sau:
- Các chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch được tính khi lập kế hoạch và được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông;
- Các thiệt hại về ngừng sản xuất do khuyết điểm của xí nghiệp gây ra thì hạch toán vào giá thành và phí lưu thông;
- Các chi phí bảo quản xí nghiệp ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, theo chủ trương của Nhà nước thì ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp.
- Lương chuyên gia do vốn sự nghiệp của bộ chủ quản xí nghiệp chi (đối với các xí nghiệp sản xuất kinh doanh) hoặc do vốn kiến thiết cơ bản chi (đối với công trường kiến thiết cơ bản).
- Lương người phục vụ sinh hoạt của chuyên gia do vốn sự nghiệp của bộ chủ quản xí nghiệp chi; phiên dịch thuộc biên chế tổ chức nào thì tổ chức đó chi lương; chi phí về chè, nước, thuốc lá khi chuyên gia đến làm việc ở xí nghiệp thì hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.
Đối với xí nghiệp xây dựng mới, xây dựng mở rộng, hiện đại hóa bằng cách trang bị hàng loạt thiết bị mới thì toàn bộ khoản chi phí đào tạo công nhân sản xuất, cán bộ quản lý và nghiệp vụ do vốn kiến thiết cơ bản chi.
Đối với xí nghiệp đang sản xuất thì mọi việc đào tạo công nhân, viên chức học nghề, sơ cấp, trung cấp, cao cấp, dù tổ chức dưới hình thức nào, do bộ mở hay xí nghiệp mở tại chức hay chính quy, nếu có chỉ tiêu đào tạo ghi trong kế hoạch kinh tế quốc dân đều do vốn sự nghiệp của bộ chủ quản xí nghiệp chi; nếu đào tạo hoặc nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho công nhân, viên chức trong quá trình sản xuất kinh doanh để thay thế người già yếu, mất sức lao động và bổ túc, đào tạo công nhân điều khiển thiết bị lẻ thì chi phí hạch toán vào giá thành và chi phí lưu thông.
6. Chi về văn hoá quần chúng , thì :
- Xây dựng, trang bị các công trình văn hoá (câu lạc bộ, phòng đọc sách, hệ thống truyền thanh, sân bãi thể dục thể thao, v.v….) đối với xí nghiệp mới xây dựng do vốn kiến thiết cơ bản chi. Đối với xí nghiệp đã đi vào sản xuất thì do quỹ xí nghiệp chi; nếu không có quỹ xí nghiệp hoặc có nhưng không đủ chi thì xí nghiệp đề nghị bộ chủ quản xí nghiệp xét cấp vốn kiến thiết cơ bản;
- Lương của cán bộ chuyên trách làm công tác văn hoá quần chúng, thể dục thể thao do quỹ công đoàn chi;
- Mua sắm, sửa chữa các phương tiện, dụng cụ cho hoạt động văn hoá quần chúng, thể dục thể thao (sách báo cho câu lạc bộ, phòng đọc sách, tranh ảnh tuyên truyền, nhạc cụ, phông màn, quần áo biểu diễn văn nghệ và quần áo thể dục thể thao, bóng lưới…) do quỹ công đoàn chi;
- Lương, tiền tàu xe, tiền đi đường, tiền bồi dưỡng và các phí tổn khác cho công nhân tham gia các hoạt động văn hoá quần chúng, thể dục thể thao (đi họp, đi học các lớp ngắn ngày, tập luyện, tham gia các cuộc biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, điền kinh…) do quỹ công đoàn chi nếu công đoàn tổ chức; nếu các cơ quan Nhà nước tổ chức thì cơ quan nào tổ chức, cơ quan ấy chi;
- Chi về bổ túc văn hoá thì giải quyết theo như thông tư số 195-TTg ngày 17-5-1961 của Thủ tướng Chính phủ; riêng khoản lương giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá thì do quỹ công đoàn chi, chứ không phải do vốn sự nghiệp của bộ chủ quản xí nghiệp chi như đã quy định trong thông tư số 195-TTg.
7. Chi về các sự nghiệp phúc lợi thì :
- Xây dựng, trang bị cho nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ đối với những xí nghiệp mới xây dựng do vốn kiến thiết cơ bản chi. Đối với những xí nghiệp đã đi vào sản xuất thì do quỹ xí nghiệp chi; nếu không có quỹ xí nghiệp hoặc có nhưng không đủ chi thì xí nghiệp đề nghị bộ chủ quản xí nghiệp xét cấp vốn kiến thiết cơ bản;
- Khoản chênh lệch giữa thu và chi về nhà ở ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp;
- Khoản chênh lệch giữa thu và chi về nhà trẻ do quỹ nhà trẻ chi.
Đối với nhà ăn, Nhà nước đã có chế độ phụ cấp, do đó không cho phép có khoản chênh lệch giữa thu và chi; nếu có chênh lệch thì xí nghiệp nhất thiết không được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông hoặc ghi vào kế hoạch lỗ lãi của xí nghiệp;
- Sửa chữa thường xuyên nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ thì chủ yếu phải dùng nguồn thu về nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ để chi; nếu thiếu thì chi bằng quỹ xí nghiệp.
Sửa chữa lớn về nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ thì dùng nguồn vốn sửa chữa lớn tài sản cố định của xí nghiệp để chi, do đó, phải trích khấu hao ( khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn) về nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ và phải hạch toán vào giá thành và phí lưu thông, bất luận tài sản này xây dựng bằng nguồn vốn nào ( vốn kiến thiết cơ bản của Nhà nước, quỹ xí nghiệp…)
8. Các khoản chi thuộc quỹ xã hội, thì :
- Chi về nộp bảo hiểm xã hội hạch toán vào giá thành và phí lưu thông;
- Chi về trợ cấp con thì được trích vào số lãi phải nộp và coi như khoản chi của ngân sách Nhà nước; chi về trợ cấp gia đình khó khăn phải theo chủ trương và tiêu chuẩn quy định từng thời kỳ của bộ Tài chính và Tổng công đoàn;
- Mọi chi phí về thuốc men thông thường, lương y tá ở bệnh xá của xí nghiệp hạch toán vào giá thành và phí lưu thông; mọi chi phí ở bệnh viện (bệnh viện do xí nghiệp quản lý hay do cơ quan y tế quản lý) như tiền thuốc và tiền bồi dưỡng theo đơn thày thuốc, tiền viện phí… thì được trích vào số lãi phải nộp và hạch toán riêng coi như khoản chi thuộc quỹ y tế của ngân sách Nhà nước.
9. Chi về đảng, công đoàn, đoàn thanh niên lao động ở cơ sở thì:
- Mua sắm, và sửa chũa các phương tiện làm việc (bàn ghế, trụ sở…) của các tổ chức nói trên hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.
- Các khoản khác ( lương, văn phòng phẩm…) do kinh phí của các tổ chức nói trên chi.
10. Chi về huấn luyện quân sự, thì phân biệt như sau:
- Lương và mọi chi phí luyện tập cho dân quân và tự vệ, trong phạm vi thời gian nghĩa vụ quy định hàng năm của Nhà nước, thì hạch toán vào giá thành và phí lưu thông; nếu quá thời gian nghĩa vụ thì do quỹ quốc phòng chi.
- Lương và mọi chi phí luyện tập cho quân nhân dự bị trong phạm vi thời gian nghĩa vụ quy định hàng năm của Nhà nước, thì trích vào số lãi phải nộp và coi như khoản chi của ngân sách Nhà nước; nếu quá thời gian nghĩa vụ thì do quỹ quốc phòng chi.
- Các khoản mua sắm vũ khí đạn dược để luyện tập do quỹ quốc phòng chi.
- Đối với việc đón tiếp các phái đoàn nước ngoài nếu chỉ tổ chức đón tiếp bình thường (nước chè, thuốc lá…) thì hạch toán vào giá thành và phí lưu thông; nếu phải lưu lại và có chi tiêu nhiều hoặc có tặng vật theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thì cơ quan nào tổ chức, cơ quan đó chi;
- Đối với các cuộc triển lãm tổ chức nhân các dịp 1-5, 2-9 v .v… theo chủ trương của Nhà nước và nếu xí nghiệp phải tham gia triển lãm theo yêu cầu của cơ quan tổ chức triển lãm cũng như các cuộc triển lãm tổ chức trong nội bộ xí nghiệp thì chi phí hạch toán vào giá thành và phí lưu thông;
- Chi về nộp kinh phí công đoàn thì trích vào số lãi phải nộp và coi như khoản chi của ngân sách Nhà nước;
- Lương, công tác phí, tiền tàu xe của công nhân, viên chức trong thời gian điều đi công tác đột xuất của trung ương hay của địa phương (trừ trường hợp đi chống lụt bão) thì cơ quan nào điều động, cơ quan đó chi.
Thông tư này chỉ quy định cách hạch toán đối với một số khoản chi phí khó phân biệt phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nếu còn có những khoản chi phí khó phân biệt nào chưa quy định, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, bộ Tài chính bàn với các bộ liên quan và căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trong thông tư này mà quy định.
Mặt khác, nội dung việc quản lý giá thành và phí lưu thông không phải chỉ là việc hạch toán mà còn bao gồm nhiều khâu rất quan trọng khác như lập kế hoạch, duyệt kế hoạch, phấn đấu để thực hiện kế hoạch. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, các Ủy ban hành chính địa phương nhận rõ ý nghĩa rất quan trọng của việc quản lý giá thành và phí lưu thông để có biện pháp tăng cường công tác quản lý giá thành và phí lưu thông. Đồng thời, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính cần bàn với các bộ liên quan căn cứ vào điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông số 43-CP ngày 16 tháng 9 năjm 1960 và thông tư này, có biện pháp hướng dẫn, tổ chức việc quản lý giá thành và phí lưu thông cho tốt.
Thông tư này thi hành bắt đầu từ 01 tháng 01 năm 1964.
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông báo 46/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2013 và triển khai Kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 17-NN/KTTV/TT-1973 hướng dẫn thi hành Thông tư 186-TTg -1971 quy định cách xử lý và hạch toán đối với một số khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương ban hành
- 3 Thông tư 141-TTg-1969 về việc quản lý tài chính đối với những khoản chi nằm ngoài giá thành và phí lưu thông ở các xí nghiệp, công trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 75-TTg-TN-1964 giải thích và bổ sung về cách hạch toán đối với một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư 191-UB-TT-TC năm 1963 hướng dẫn điều lệ tạm thời và thông tư bổ sung của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch, hạch toán, thống kê giá thành và phí lưu thông đối với các ngành kinh tế quốc doanh do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
- 6 Thông tư 195-TTg năm 1961 về vấn đề tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hóa ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường do Phủ Thủ tướng ban hành
- 7 Nghị định 43-CP năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 1 Thông tư 141-TTg-1969 về việc quản lý tài chính đối với những khoản chi nằm ngoài giá thành và phí lưu thông ở các xí nghiệp, công trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 75-TTg-TN-1964 giải thích và bổ sung về cách hạch toán đối với một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 195-TTg năm 1961 về vấn đề tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hóa ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường do Phủ Thủ tướng ban hành
- 4 Thông tư 191-UB-TT-TC năm 1963 hướng dẫn điều lệ tạm thời và thông tư bổ sung của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch, hạch toán, thống kê giá thành và phí lưu thông đối với các ngành kinh tế quốc doanh do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
- 5 Nghị định 43-CP năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 6 Thông tư 17-NN/KTTV/TT-1973 hướng dẫn thi hành Thông tư 186-TTg -1971 quy định cách xử lý và hạch toán đối với một số khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương ban hành
- 7 Thông báo 46/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2013 và triển khai Kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành