- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-B02:2007 (ISO 105-B02:1994, With Amendment 1: 1998 and Amendment 2: 2000) về Vật liệu dệt- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6238-3:1997 (EN 71 – 3 : 1988) về An toàn đồ chơi trẻ em - Yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186 : 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) về Vật liệu dán tường - Thuật ngữ và ký hiệu
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11897:2017 (EN 12956:1999 WITH AMENDMENT 1:2001) về Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định kích thước, độ thẳng, khả năng lau sạch và khả năng rửa
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11898:2017 (EN 12149:1998) về Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định mức thôi nhiễm của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác, hàm lượng monome vinyl clorua và formaldehyt phát tán
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13557-2:2022 về Vật liệu dán tường dạng cuộn - Vật liệu dán tường độ bền cao - Phần 2: Xác định độ bền va đập
VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG DẠNG CUỘN - VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG ĐỘ BỀN CAO - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT
Wallcoverings in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 1: Specifications
Lời nói đầu
TCVN 13557-1:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn EN 259-1:2001, Wallcoverings in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 1: Specifications.
TCVN 13557-1:2022 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13557:2022, Vật liệu dán tường dạng cuộn - Vật liệu dán tường độ bền cao, bao gồm các phần sau:
TCVN 13557-1:2022; Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 13557-2:2022, Phần 2: Xác định độ bền va đập
Lời giới thiệu
Vật liệu dán tường độ bền cao là vật liệu dán tường được sử dụng trong những khu vực có mật độ lưu thông cao hoặc các trung tâm thương mại.
Có nhiều loại vật liệu dán tường được sản xuất theo các công nghệ khác nhau. Để đảm bảo tính năng của vật liệu, người sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn dán tường của nhà sản xuất đối với mỗi sản phẩm cụ thể.
Vật liệu dán tường độ bền cao có nhiều cấp độ bền màu với ánh sáng khác nhau. Ký hiệu các cấp độ này và các ký hiệu như khả năng rửa, độ bền va đập, ghép hoa văn, các phương pháp thi công và tháo dỡ được nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002). Điều này sẽ giúp người sử dụng lựa chọn được loại vật liệu dán tường phù hợp.
VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG DẠNG CUỘN - VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG ĐỘ BỀN CAO - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT
Wallcoverings in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 1: Specifications
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vật liệu dán tường độ bền cao dạng cuộn để dán lên tường và trần bằng cách thi công keo toàn bộ bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu dán tường và nền và không có mục đích trang trí sau khi dán.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về kích thước, khả năng rửa, độ bền va đập, cấp bền màu với ánh sáng, mức thôi nhiễm lớn nhất của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác, hàm lượng monome vinyl clorua và hàm lượng formaldehyt phát tán; quy định về ghi nhãn và hệ thống định danh.
Yêu cầu ghi nhãn của tiêu chuẩn này là cơ sở để cung cấp các thông tin cho khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vật liệu cứng, vật liệu không được dán hoặc không dán được bằng keo, các loại vật liệu dán tường dùng làm nền để trang trí tiếp, các loại vật liệu dán tường dạng dệt và các loại vật liệu dán tường không dùng để trang trí như lớp lót tường hoặc các loại vật liệu dán tường có tính chất đặc biệt, ví dụ như cách nhiệt hoặc cách âm.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3649 (EN ISO 186), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
TCVN 7835-B02 (ISO 105-B02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B02: Độ bếp màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon.
TCVN 11895:2017 (EN 235:2002), Vật liệu dán tường dạng cuộn - Thuật ngữ và ký hiệu.
TCVN 11897 (EN 12956), Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định kích thước, độ thẳng, khả năng lau sạch và khả năng rửa.
TCVN 11898 (EN 12149), Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định múc thôi nhiễm của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác, hàm lượng mohome vinyl clorua và formaldehyt phát tán.
TCVN 13557-2:2022, Vật liệu dán tường dạng cuộn - Vật liệu dán tường độ bền cao - Phần 2: Xác định độ bền va đập.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
4.1.1 Phương pháp xác định
Đo chiều dài, chiều rộng và diện tích của cuộn theo TCVN 11897 (EN 12956).
4.1.2 Các yêu cầu
Tiêu chuẩn này không quy định về diện tích của mỗi cuộn, độ sai lệch cho phép so với giá trị công bố phải không vượt quá ± 3 % (xem 5.1 e).
Chiều rộng danh nghĩa hoặc chiều rộng hữu dụng của vật liệu dán tường không trang trí và chiều dài danh nghĩa phải được công bố; độ sai lệch cho phép so với giá trị công bố phải không vượt quá ± 1,5%.
4.2.1 Phương pháp xác định
Xác định khả năng rửa theo các quy định chung về khả năng chà xát trong TCVN 11897 (EN 12956), ngoại trừ số chu kỳ thử được tăng lên thành 300 chu kỳ.
4.2.2 Các yêu cầu
Cấp độ rửa sạch đối với vật liệu dán tường phù hợp với tiêu chuẩn này là: có thể chà xát mạnh.
Theo đó, vật liệu dán tường không có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào có thể nhìn thấy hoặc không thay đổi so với mẫu đối chứng sau 300 chu kỳ thử.
Ký hiệu cấp độ rửa sạch được nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
4.3 Độ bền màu đối với ánh sáng
4.3.1 Phương pháp xác định
Xác định cấp độ bền màu đối với ánh sáng theo TCVN 7835-B02 (ISO 105-B02) ở độ ẩm tương đối từ 60 % đến 70 % và nhiệt độ nền đen lớn nhất là 45 °C.
4.3.2 Các yêu cầu
Hai cấp độ bền màu đối với ánh sáng của vật liệu dán tường phù hợp với tiêu chuẩn này được công nhận.
Rất tốt: cấp độ bền màu không nhỏ hơn 6.
Tuyệt vời: cấp độ bền màu không nhỏ hơn 7.
Ký hiệu cấp độ bền màu với ánh sáng được nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
4.4.1 Phương pháp xác định
Xác định theo TCVN 13557-2:2022.
4.4.2 Các yêu cầu
Phải công bố chỉ tiêu “độ bền va đập” của vật liệu dán tường phù hợp với tiêu chuẩn này theo điều kiện quy định nêu trong TCVN 13557-2:2022.
Ký hiệu độ bền va đập được nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
4.5 Mức thôi nhiễm lớn nhất của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác
4.5.1 Phương pháp xác định
Theo phương pháp A trong TCVN 11898 (EN 12149)
4.5.2 Các yêu cầu
Mức thôi nhiễm của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác, tính theo mg/kg vật liệu dán tường, phải không lớn hơn các giá trị nêu trong Bảng 1.
4.5.3 Biểu thị kết quả
Kết quả phân tích thu được phải được hiệu chỉnh bằng cách trừ đi các giá trị hiệu chỉnh phân tích tương ứng nêu tại Bảng 2 để thu được các kết quả phân tích đã hiệu chỉnh.
Các vật liệu dán tường được cho là phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này nếu kết quả đã được điều chỉnh của các mức thôi nhiễm của các nguyên tố độc hại nhỏ hơn hoặc bằng giá trị nêu tại Bảng 1.
CHÚ THÍCH 1: Do độ chụm của các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này nên phải có các kết quả phân tích đã được hiệu chỉnh khi xem xét các kết quả thử nghiệm liên phòng (xem Phụ lục D của TCVN 6238 - 3:1997 (EN 71-3:1994)).
VÍ DỤ: Kết quả phân tích của chì là 120 mg/kg. Giá trị hiệu chỉnh phân tích cần thiết lấy theo Bảng 2 là 30 %.
Như vậy kết quả phân tích được hiệu chỉnh là: 120 - (120 x 30) / 100 = 120 - 36 = 84 mg/kg. Giá trị này được cho là phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn (mức thôi nhiễm lớn nhất của chì nêu tại Bảng 1 là 90 mg/kg).
CHÚ THÍCH 2: Các phương pháp đo sử dụng trong TCVN 11898 (EN 12149), được viện dẫn trực tiếp từ TCVN 6238-3 (EN 71-3) về an toàn đồ chơi trẻ em. Phụ lục D của TCVN 6238-3:1997 (EN 71-3:1994), cụ thể D.4 “Độ không đảm bảo thống kê của quá trình thử và diễn giải kết quả” giải thích cho giá trị hiệu chỉnh phân tích đưa vào.
Bảng 1 - Mức thôi nhiễm lớn nhất của các kim loại nặng và một số nguyên tố khác
Kim loại nặng hoặc nguyên tố khác | Ký hiệu | Mức thôi nhiễm lớn nhất, mg/kg vật liệu dán tường |
Antimona | Sb | 20 |
Asenb | As | 8 |
Bari | Ba | 500 |
Cadimi | Cd | 25 |
Crom | Cr | 60 |
Chì | Pb | 90 |
Thủy ngân | Hg | 20 |
Selen | Se | 165 |
a Không đưa vào báo cáo thử nghiệm đánh giá mức giới hạn Sb đối với vật liệu dán tường có đặc tính bắt lửa. | ||
b Mức giới hạn As không áp dụng đối với vật liệu dán tường đã được xử lý để chống vi khuẩn và chống nấm mốc. |
Bảng 2 - Giá trị hiệu chỉnh phân tích
Nguyên tố | Sb | As | Ba | Cd | Cr | Pb | Hg | Se |
Giá trị hiệu chỉnh phân tích (%) | 60 | 60 | 30 | 30 | 30 | 30 | 50 | 60 |
4.6 Hàm lượng monome vinyl clorua (VCM) lớn nhất
4.6.1 Phương pháp xác định
Xác định theo phương pháp B nêu trong TCVN 11898 (EN 12149).
4.6.2 Các yêu cầu
Hàm lượng monome vinyl clorua (VCM) lớn nhất, tính theo mg/kg vật liệu dán tường, không lớn hơn 0,2.
4.7 Hàm lượng formaldehyt phát tán lớn nhất
4.7.1 Phương pháp xác định
Xác định theo phương pháp C nêu trong TCVN 11898 (EN 12149).
4.7.2 Các yêu cầu
Hàm lượng formaldehyt phát tán lớn nhất, tính theo mg/kg vật liệu dán tường, không được lớn hơn 120.
5.1 Nhãn chính
Nhãn chính của cuộn, kiện phải nêu rõ các đặc tính cụ thể của vật liệu dán tường để khách hàng có thể đọc các thông tin dưới đây mà không cần mở bao gói của cuộn.
a) Số hiệu tiêu chuẩn, ví dụ TCVN 13557-1:2022.
b) Tên hoặc nhãn hiệu nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà phân phối.
c) Mô tả sản phẩm, ví dụ “Vật liệu dán tường độ bền cao”, ký hiệu độ bền va đập được quy định trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
d) Nhận dạng sản phẩm, ví dụ hoa văn dạng số và số lô.
e) Chiều rộng và chiều dài danh nghĩa của cuộn.
f) Ký hiệu nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) tương ứng với cấp độ rửa, ví dụ “Chà xát mạnh”.
g) Ký hiệu nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) tương ứng với cấp độ bền màu với ánh sáng; ví dụ “Độ bền màu rất tốt”.
h) Ký hiệu nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) tương ứng với phương pháp thi công keo.
j) Ký hiệu nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) cho thấy cần phải dán đảo chiều nếu điều này là cần thiết để có ngoại quan phù hợp.
k) Loại keo sử dụng.
l) Ký hiệu nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) cho khoảng lặp và ghép.
5.2 Nhãn phụ
Các thông tin dưới đây phải được nêu trên cuộn, trên nhãn hoặc trên tờ thông tin bên trong bao bì của cuộn, nếu phù hợp:
a) Ký hiệu nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) về các hướng dẫn dán bổ sung, ví dụ nối chồng và khía chéo.
b) Ký hiệu theo TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) cho phương pháp tháo dỡ.
5.3 Ghi nhãn về ứng xử với lửa
Nếu có bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến ứng xử với lửa [theo phương pháp (các phương pháp) thử và hệ thống (các hệ thống) phân loại phù hợp với vị trí sử dụng của sản phẩm], phải ghi rõ quy trình thử đã sử dụng và kết quả phân loại.
5.4 Ghi nhãn về xử lý kháng vi sinh vật
Phải ghi rõ trong nhãn nếu có bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc xử lý vi sinh.
5.5 Sự nhất quán trong ghi nhãn
Thông tin nêu trong tài liệu quảng cáo, trong hướng dẫn sử dụng, trên phiếu sản phẩm và trên bao bì phải nhất quán với các thông tin quy định trong 5.1 đến 5.4.
Hệ thống định danh được sử dụng cho vật liệu dán tường phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây.
6.1 Mô tả
Hệ thống định danh gồm các thuật ngữ tùy chọn nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002) và hệ thống nhận dạng bắt buộc được thể hiện bằng ô “số hiệu TCVN” và các ô khác quy định như sau:
Vật liệu dán tường | TCVN 13557-1:2022 | 1 | 1 | 1 | x | 2 | 2 | 2 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
trong đó:
1: Các ô biểu thị chiều rộng (3 ô), ghi các con số chiều rộng của cuộn được làm tròn đến centimét.
2: Các ô biểu thị chiều dài (4 ô), ghi các con số cho biết chiều dài của cuộn được làm tròn đến centimét.
3: Ô biểu thị khả năng rửa sạch: chèn thêm ký tự E (có thể chà xát mạnh) theo TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
4: Ô biểu thị độ bền màu với ánh sáng: chèn hình vẽ tương ứng (6 hoặc 7) theo TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
5: Ô biểu thị phương pháp thi công keo: chèn ký tự tương ứng theo TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
6: Ô biểu thị phương pháp tháo dỡ: chèn hình vẽ tương ứng theo TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).
6.2 Ví dụ
Vật liệu dán tường độ bền cao có chiều rộng 1,30 m và chiều dài 15,00 m, có độ bền màu với ánh sáng “tuyệt vời”, keo dùng để thi công cho cả vật liệu dán tường và nền, có thể tháo dỡ bằng cách làm ướt được định danh như sau:
Vật liệu dán tường TCVN 13557-1:2022 - 130 x 1500 E 7 J 3
Lấy mẫu vật liệu dán tường để thử nghiệm theo TCVN 3649 (EN ISO 186) sau khi sản xuất tối thiểu 14 ngày, ngoại trừ:
a) Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, tập hợp của vật liệu được sản xuất trong cùng một thời điểm được coi như một lô, và một cuộn là một đơn vị. Mỗi lô là một phần của chuyến hàng gồm nhiều lô sẽ được lấy mẫu riêng biệt;
b) Các cuộn được lựa chọn để lấy mẫu phải được lấy ngẫu nhiên, hoặc nếu nhà sản xuất đánh dấu bằng ký hiệu để chỉ thứ tự gói hàng thì việc lựa chọn để lẩy mẫu có thể thực hiện cùng với các tài liệu tham khảo theo thứ tự này của bao gói;
c) Trừ khi có yêu cầu khác, phương pháp cắt mẫu phải được thực hiện sao cho mỗi miếng mẫu thử phải được cắt cách xa phần đầu của cuộn ít nhất 1 m, cắt lấy toàn bộ chiều rộng của cuộn và cắt tối thiểu 500 mm theo chiều dài;
d) Tổng diện tích của vật liệu được lấy trên mỗi cuộn ít nhất phải bằng hai lần diện tích yêu cầu của phép thử để có thể thử nghiệm lại (nếu cần) mà không cần lẩy lại mẫu.
Thư mục tài liệu tham khảo
TCVN 6238-3:1997 (EN 71-3:1994), An toàn đồ chơi trẻ em. Phần 3: Giới hạn cấp thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu kỹ thuật
5 Ghi nhãn và bao gói
6 Phân loại và định danh
Phụ lục A (quy định) Lấy mẫu thử nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo