- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11347-1:2016 về Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học - Phần 1: Chỉ dẫn chi tiết theo môi trường sử dụng
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3721:1994 về Thuốc bảo quản gỗ BQG-1
- 3 Tiêu chuẩn ngành 64TCN 59:1993 về thuốc bảo quản kho phostoxin 50% dạng viên nén
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5506:1991 về Thuốc bảo quản gỗ - Yêu cầu chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3721:1982 về Thuốc bảo quản gỗ BQG.1 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3132:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp xử lý bề mặt bằng thuốc BQG1
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3134:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng mục và mối mọt cho gỗ tròn sau khi khai thác
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3135:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng trừ mối, mọt cho đồ gỗ bằng thuốc BQG1
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3136:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp đề phòng mốc cho ván sàn sơ chế
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3722 - 1994
THUỐC BẢO QUẢN GỖ
LN - 2
1. Yêu cầu kỹ thuật
1.1. Dạng bên ngoài và màu sắc
Thuốc LN - 2 được sản xuất ở dạng bột mịn, màu vàng
1.2. Thành phần và tỷ lệ qui định như bảng 1.
Bảng 1
Tên hóa chất | Tỷ lệ % | ||
A | B | C | |
Natri fluor (NaF) | 20 | 30 | 20 |
Đồng sunphat ngậm 5 phân tử nước CuSO4.5H2O | 40 | 30 | 30 |
Natri bicromat (Na2Cr2O7) hoặc kali bicromat (K2Cr2O7) | 40 | 40 | 50 |
2. Phương pháp thử
2.1. Lấy mẫu thử
2.1.1. Mẫu thử được lấy ngẫu nhiên ở các bao gói khác nhau. Số bao gói được lấy mẫu thử chiếm ít nhất 5% tổng số bao gói của một lô hàng. Khối lượng lô hàng không được quá 2 tấn.
2.1.2. Lấy 50 - 100 g ở mỗi bao gói được chỉ định lấy mẫu thử. Trộn đều các mẫu thử lấy từ các bao gói khác nhau và chia làm 2 phần: 1 phần làm mẫu lưu, 1 phần dùng để phân tích. Trọng lượng mẫu để phân tích không ít hơn 200g.
2.1.3. Mẫu lưu hoặc mẫu chờ để thử phải cho vào bình thủy tinh khô sạch, có nút dậy kín. Trên bình có dán nhãn ghi rõ:
Cơ quan lấy mẫu;
Tên sản phẩm;
Số hiệu lô hàng;
Khối lượng lô hàng;
Ngày tháng năm lấy mẫu;
Họ và tên người lấy mẫu.
2.1.4. Nếu mẫu thử không đạt tiêu chuẩn, cho phép lấy mẫu lần hai với khối lượng gấp đôi của chính lô hàng đó.
2.1.5. Thuốc thử dùng trong các phép phân tích phải là các loại tinh khiết để phân tích.
2.1.6. Tất cả các phép xác định phải tiến hành song song với ít nhất là hai lượng cân mẫu thử.
Sai lệnh cho phép giữa kết quả của các lần xác định song song không quá 2%.
2.4. Xác định hàm lượng natri fluor (NaF)
2.4.1. Dụng cụ và thuốc thử
Cân phân tích;
Cốc phân tích;
Bình tam giác 250 ml;
Natri hydroxyt dung dịch chuẩn;
Axit Clohydric dung dịch;
Phenonphtalein dung dịch;
Oxit Silic (Si2O);
Clorua Kali (KCI).
2.4.2. Cách tiến hành
Cân 0,2g mẫu thử cho vào bình tam giác 250 ml, thêm vào 50 ml nước cất 1g Si2O và 2g KCI, 40 ml HCl 0,1N. Đun sôi nhẹ, cho thêm 4 - 5 giọt liên hợp chỉ thị dung dịch có màu tím hồng, dùng NaOH 0,1N chuẩn cho đến khi hết màu tím hồng (pH = 3,5 - 4)
2.4.3. Tính hàm lượng NaF (X1) bằng % theo công thức
Trong đó:
V3 - lượng dung dịch NaOH tiêu tốn khi chuẩn độ tính bằng ml;
K1 - hiệu số điều chỉnh nồng độ HCI 0,1N;
K2 - hiệu số điều chỉnh nồng độ NaOH 0,1N.
2.5.1. Dụng cụ và thuốc thử
Natri hyposunphit 0,05N dung dịch.
Kali iodua;
Amoniac nước, dung dịch pha loãng 1 : 1;
Tinh bột hòa tan, dung dịch 0,5%;
Axit axetic dung dịch 80%;
Bình định mức có dung tích 300 ml;
Cân phân tích.
2.5.2. Cách tiến hành
Lấy 40 ml dung dịch 3% của thuốc LN - 2 hoặc 25 ml dung dịch 5%;
Cân trọng luợng của lượng dung dịch đã lấy;
Cân bình định múc có dung tích 300 ml;
Cho dung dịch nói trên vào bình định mức. Đổ thêm nước cất cho đủ 50 ml rồi lắc đều, cho thêm từ 2 - 8 ml amoniac cho tới khi xuất hiện màu xanh của đồng sunphat. Sau đó đổ tiếp 5 - 6 ml axit axetic cho tới khi mất màu xanh. Tiếp tục lại thêm vào 3 - 4 ml axit axetic nữa. Làm lạnh dung dịch tới nhiệt độ trong phòng. Thêm vào dung dịch 2 - 3g kali iodua lắc đều, để yên 2 - 3 phút. Iodua tách ra được chuẩn độ bằng dung dịch natri hyposunphit cho tới khi dung dịch có màu vàng rơm. Sau đó cho thêm vào dung dịch 1 - 2 ml tinh bột hòa tan rồi tiếp tục chuẩn đó cho đến khi dung dịch mất màu xanh.
2.5.3. Tính hàm luợng đồng tính đổi ra đồng sunphat (X2) bằng % theo công thức:
trong đó:
m - lượng dung dịch thuốc LN - 2 lấy để phân tích;
V - thể tích chính xác 0,05N dung dịch natri hyposunphit tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;
0,01247 - lượng đồng sunphat ngậm 5 phân tử nước tương ứng với 1ml dung dịch natri hyposunphit;
C - nồng độ dung dịch LN - 2 lấy để phân tích, tính bằng %.
2.6. Xác định hàm lượng crôm tính đổi thành natri bicromat
2.6.1. Dụng cụ và thuốc thử
- Bình định mức, dung tích 100ml;
- Bình định mức, dung tích 300ml;
- Cân phân tích;
- Axit O-photphoric dung dịch 85%;
- Bari diphenylamino sunphonat (thuốc thử) dung dịch nước 0,2%;
- Axit sunfuric dung dịch pha loãng 1:1;
- Kali bicromat dung dịch 0,2N;
- Sunfat kéo oxy sắt và amon (muối Mohr);
Dung dịch được chuẩn bị như sau:
Hòa tan 140g muối Mohr trong 25 ml axit sunfuric và thêm nước cất cho đủ 1 lít.
2.6.2. Cách tiến hành
Cân 50 ml dung dịch LN - 2 nồng độ 3% với sai số không quá 0,01g đổ vào bình định mức dung tích 100 ml, sau đó pha loãng dung dịch bằng nước cất đến vạch mức, lắc đều. Dùng pipet lấy ra 5ml dung dịch cho vào bình định mức dung tích 300 ml, cho thêm vào 200 ml nước cất, 3ml axit O-photphoric và 5 ml axit sunfuric, lắc đều. Sau khi trộn đều trong bình dùng pipet cho thêm vào 3 ml dung dịch muối Mohr, 10 giọt dung dịch bari diphenylamino sunphonat rồi chuẩn độ bằng dung dịch kali bicromat 0,2N cho tới khi dung dịch xuất hiện màu xanh xẫm hay đỏ thẫm.
Đồng thời tiến hành thí nghiệm kiểm tra với chính những lượng hóa chất trên nhưng không phân tích mẫu thử.
2.6.3. Xác định hàm lượng crom tính đổi thành natri bicromat (X3) bằng % theo công thức:
trong đó:
m - lượng dung dịch thuốc LN - 2 dùng để phân tích, tính bằng gam;
V1 - thể tích dung dịch kali bicromat nồng dộ chính xác 0,2N đã tiêu tốn khi chuẩn độ trong thí nghiệm kiểm tra, tính bằng ml;
V - thể tích dung dịch kali bicromat nồng độ chính xác 0,2N đã tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml:
0,009935 - lượng natri bicromat ứng với 1ml đung dịch kall bicromat 0,2N, tính bằng gam;
C - nồng độ dung dịch thuốc LN - 2 lấy ra để phân tích tính bằng %
3. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
3.1. Thuốc LN - 2 được đựng trong bao với khối lượng tịnh không lớn hơn 30kg.
3.2. Bao đựng thuốc LN - 2 được làm bằng 2 lớp, lớp trong là màng chống ẩm polyetylen, lớp ngoài là 4 lượt giấy xi măng.
3.3. Ghi nhãn
Trên mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn với nội dung sau:
Tên cơ sở sản xuất;
Tên thuốc: LN - 2 (*);
Ký hiệu lô hàng;
Khối lượng tịnh;
Ngày tháng năm sản xuất;
Ký hiệu độc hại;
Ký hiệu tránh mưa;
Công dụng;
Tóm tắt phương pháp sử dụng.
Chú thích: (*) Về tên thuốc, nếu thuốc được sản xuất theo các mác tỷ lệ khác nhau (A, B, C) thì sau các chữ LN - 2 phải ghi thêm chữ cái của mác ấy. Thí dụ: Thuốc được pha chế theo tỷ lệ như ở mác A thì tên thuốc ghi trên nhãn phải ghi là LN - 2A.
3.4. Việc bảo quản, vận chuyển thuốc LN - 2 phải theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước đối với các hóa chất độc hại.
3.5. An toàn lao động
Trong sản xuất, cất giữ, vận chuyển, sử dụng phải tuân thủ các qui định về an toàn cho người, gia súc, môi trường.
4. Hướng dẫn sử dụng
4.1. Thuốc LN - 2 được dùng để phòng trừ sinh vật hại gỗ và vật liệu lâm sản.
4.2. Thuốc dùng để tầm cho mọi đối tượng được sử dụng ở các điều kiện môi trường khác nhau. Nhưng cần theo các nguyên tắc sau:
4.2.1. Gỗ hoặc lâm sản sau khi tẩm thuốc LN - 2 phải để dưới mái che ít nhất 2 tháng.
4.2.2. Tùy theo đối tượng sinh vật, điều kiện môi trường sử dụng, có thể chọn một trong các dạng như ghi ở bảng có các mác LN - 2A, LN - 2B, LN - 2C để ngâm tẩm.
Thí dụ: Hai loại LN - 2a, LN - 2B dùng để tẩm cho các đối tượng được sử dụng ở điều kiện môi trường bị sinh vật phá hại mạnh nhưng ít hoặc không bị tác động rửa trôi, thuốc LN - 2C được dùng để tẩm cho các đối tượng được sử dụng ở điều kiện môi trường thường xuyên bị rửa trôi.
4.3. Lượng thuốc thấm và độ thấm sâu
Theo các qui định tại các tiêu chuẩn bảo quản các sản phẩm và nguyên liệu.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11347-1:2016 về Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học - Phần 1: Chỉ dẫn chi tiết theo môi trường sử dụng
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3721:1994 về Thuốc bảo quản gỗ BQG-1
- 3 Tiêu chuẩn ngành 64TCN 59:1993 về thuốc bảo quản kho phostoxin 50% dạng viên nén
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5506:1991 về Thuốc bảo quản gỗ - Yêu cầu chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3721:1982 về Thuốc bảo quản gỗ BQG.1 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3132:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp xử lý bề mặt bằng thuốc BQG1
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3134:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng mục và mối mọt cho gỗ tròn sau khi khai thác
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3135:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng trừ mối, mọt cho đồ gỗ bằng thuốc BQG1
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3136:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp đề phòng mốc cho ván sàn sơ chế