Thủ tục hành chính: Xin thôi quốc tịch Việt Nam - Bắc Giang
Thông tin
Số hồ sơ: | T-BGI-039846-TT |
Cơ quan hành chính: | Bắc Giang |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Chủ tịch nước |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an tỉnh, Bộ Tư pháp |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | 90 ngày làm việc (đối với trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ); 112 ngày làm việc (đối với trường hợp phải thẩm tra bổ sung) |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Không còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Người xin thôi quốc tịch Việt Nam đến nộp hồ sơ tại bộ phận "một cửa" Sở Tư pháp. Cán bộ "một cửa" kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ, công dân nộp lệ phí đăng xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Địa điểm nộp hồ sơ: Số 67-Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Số điện thoại: 0240.3852.702 - Thời gian nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. |
Bước 2: | Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp-Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở, cho đăng báo địa phương trong 3 số liên tục |
Bước 3: | Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp-Sở Tư pháp có văn bản gửi Công an tỉnh, kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam và nhận kết quả thẩm tra từ Công an tỉnh |
Bước 4: | Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp-Sở Tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ trình Lãnh đạo Sở duyệt tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận, ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp |
Bước 5: | Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được uỷ quyền ký tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam |
Bước 6: | Chủ tịch nước xem xét, ký quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam (Quyết định này được gửi cho công dân) |
Thành phần hồ sơ
Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam |
Bản khai lý lịch |
Bản sao giấy tờ tuỳ thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này |
Đối với người trước đây là cán bộ công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 5 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích của quốc gia của Việt Nam |
Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự cư trú cấp |
Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm cuyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú cấp |
Giấy xác nhận của Sở Giáo dục về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ |
Số bộ hồ sơ: 4 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam
Tải về |
1. Quyết định 60/1999/QĐ-TP-QT về mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam | 2.000.000 đồng |
1. Thông tư liên tịch 08/1998/BTC-BTP-BNG về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Thủ tục hành chính liên quan hiệu lực
1. Xin thôi quốc tịch Việt Nam - Bắc Giang |
Lược đồ Xin thôi quốc tịch Việt Nam - Bắc Giang
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!