Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2013/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 31 tháng 7 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT SÔNG HỒNG, SÔNG LUỘC VÀ SÔNG HÓA, TỈNH THÁI BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

Sau khi xem xét Tờ trình số 120/TTr-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa, tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 52/BC-KTNS ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa, tỉnh Thái Bình, với một số nội dung chủ yếu như sau:

1. Về lưu lượng và mực nước thiết kế:

Mức đảm bảo phòng chống lũ sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa chống được lũ có chu kỳ 300 năm, tương ứng với tần suất lũ 0,33% xảy ra tại Sơn Tây.

- Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế tại một số vị trí trên tuyến sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa, tỉnh Thái Bình:

TT

Tên sông

Tuyến đê

Vị trí

Địa danh

Mực nước thiết kế HTK (m)

Lưu lượng thiết kế QTK (m3/s)

1

Sông Hồng

Tả Hồng

K140+00

Trạm thủy văn Tiến Đức

7,28

15.219

2

Tả Hồng

K150 +00

Phú Nha

6,59

15.178

3

Tả Hồng

K152+00

Cống Hữu Bị

6,30

11.951

4

Tả Hồng

K168+00

Cống Ngô Xá

5,28

7.713

5

Tả Hồng

K174+00

Cống Cổ Lễ

4,44

7.106

6

Tả Hồng

K182+00

Cống Vũ Thuận

4,11

5.239

7

Tả Hồng

K197+050

Trạm thủy văn

Cồn Nhất

3,70

4.780

8

Sông Luộc

Hữu Luộc

K0+00

Trạm thủy văn Triều Dương

7,10

2.799

9

Hữu Luộc

K11+00

Trạm thủy văn Nhâm Lang

6,51

2.748

10

Hữu Luộc

K25+00

Bến Hiệp

5,39

2.717

11

Hữu Luộc

K37+00

Trạm thủy văn Chanh Chử

4,26

2.458

12

Sông Hóa

Hữu Hóa

K0+00

 

4,32

369

13

Hữu Hóa

K10+00

 

3,49

347

14

Hữu Hóa

K26+00 (tương ứng K10 đê biển 8 cũ)

Trạm thủy văn Vân Am

3,32

520

15

Hữu Hóa

K8+00 đê cửa sông (tương ứng K18 đê biển 8 cũ)

Khu vực hợp lưu với sông Thái Bình

3,38

669

2. Mực nước báo động:

a) Mực nước báo động trên sông Hồng:

- Tại các trạm thủy văn:

TT

Trạm thuỷ văn

Mực nước theo cấp báo động (m)

I

II

III

1

Tiến Đức

4,8

5,6

6,3

2

Ba Lạt

1,7

2,0

2,3

- Tại một số vị trí chính:

TT

Vị trí

Vị trí theo Km đê tả Hồng

Mực nước theo cấp báo động (m)

I

II

III

1

Kè An Nghiệp

K145

5,30

5,70

6,20

2

Kè Phú Nha

K150

5,00

5,40

5,80

3

Kè Hồng Lý

K151

4,80

5,20

5,70

4

C.TrB Hữu Bị

K152,5

4,50

5,00

5,50

5

Kè Hướng Điền

K157

4,00

4,50

5,00

6

Cống Vị Khê

K163

3,50

4,00

4,50

7

Kè Ngô Xá

K168+500

3,30

3,60

4,10

8

Kè Vũ Tiến

K171

3,20

3,50

3,90

9

Nam Hồng

K174 (K179,5 Hữu Hồng)

3.00

3,30

3,70

10

Kè Duy Nhất

K174+500

3,00

3,30

3,60

11

Cống Cổ Lễ

K175 (K182,4 Hữu Hồng)

2,80

3,20

3,50

12

Kè Vũ Đoài

K178+500

2,60

2,90

3,20

13

Kè Thái Hạc

K185

2,30

2,60

3,00

14

Cống Hạ Miêu

K186

2,20

2,50

2,80

15

Kè Minh Tân

K190+500

1,90

2,20

2,50

b) Mực nước báo động trên sông Luộc, sông Hóa:

- Mực nước báo động lũ tại các điểm thông báo lũ trên sông Luộc:

TT

Vị trí theo Km đê hữu Luộc

Mực nước theo cấp báo động (m)

Ghi chú

I

II

III

1

K0

4,90

5,40

6,10

TTV Triều Dương

2

K2

4,80

5,20

5,90

Bối Lưu Xá - Bùi Xá

3

K5

4,60

5,10

5,70

Kè Đào Thành

4

K9

4,50

5,00

5,60

Kè Phan

5

K11

4,40

4,90

5,50

TTV, Kè Nhâm Lang

6

K14

4,30

4,80

5,40

Kè Việt Yên

7

K20

4,20

4,70

5,20

Kè Quỳnh Lâm

8

K20+500

4,10

4,50

5,00

Bối Quỳnh Lâm

9

K21

4,10

4,40

4,90

Kè Đồng Trực

10

K25

3,80

4,20

4,60

Kè Bến Hiệp

11

K27

3,50

4,00

4,40

Kè Quỳnh Hoa

12

K29

3,30

3,80

4,20

Kè Đại Nẫm

13

K32

3,00

3,50

4,00

Bối An Đồng

14

K35

2,80

3,30

3,80

Kè Lộng Khê

- Mực nước báo động lũ tại các điểm thông báo lũ trên sông Hóa:

TT

Vị trí theo Km đê hữu Hóa

Mực nước theo cấp báo động (m)

Ghi chú

I

II

III

 

 

1

K0 hữu Hóa

2,50

3,00

3,50

Kè An Khê 1

 

2

K2 hữu Hóa

2,40

2,80

3,20

Kè An Khê 3

 

3

K10 hữu Hóa

2,30

2,70

3,10

 

 

4

K14 hữu Hóa

2,20

2,60

3,00

Kè Tô Trang

 

5

K18 hữu Hóa

2,20

2,60

2,90

Kè Hống

 

6

K20 hữu Hóa

2,10

2,50

2,80

Kè Vân Cù

 

7

K26 hữu Hóa

2,10

2,40

2,70

Cống Vân Am

 

8

K3 Đê biển 8

2,10

2,30

2,50

Bối Hồng Quỳnh

 

3. Hành lang thoát lũ:

Hành lang thoát lũ sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa xác định trên bản đồ Quy hoạch (có tọa độ cụ thể trong phụ lục chi tiết kèm theo) dọc tuyến sông. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai cắm mốc chỉ giới thoát lũ phù hợp để khai thác, sử dụng bãi sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được hiệu quả, bền vững.

4. Khai thác sử dụng quỹ đất:

Cho phép khai thác, sử dụng các khu vực bối, bãi có diện tích tương đối lớn, đặc biệt các bối có dân đang sinh sống, nằm ngoài hành lang thoát lũ, không ảnh hưởng đến thoát lũ, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm:

- Diện tích đất bãi có thể khai thác lâu dài, xây dựng công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội là 3.808,6 ha; trong đó trên tuyến sông Hồng là 2.973,6 ha; sông Luộc và sông Hóa là 835 ha.

- Diện tích đất bãi lưu không (khu đệm) trồng cây xanh hoặc kết hợp làm đường giao thông ven sông là 196 ha trong đó: tuyến sông Hồng 108ha, tuyến sông Luộc và sông Hóa là 88 ha.

5. Giải pháp và thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch:

a) Giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Giải pháp công trình: Tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều gồm các tuyến đê tả sông Hồng, hữu sông Luộc và hữu sông Hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo mặt cắt thiết kế, đảm bảo chống được lũ thiết kế theo quy hoạch; kết hợp làm đường giao thông; cải tạo lòng dẫn; tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới các cống dưới đê, kè bảo vệ bờ hộ đê tại các điểm xung yếu; trồng cây chắn sóng bảo vệ đê. Nâng cấp dần các tuyến đê bối nằm ngoài hành lang thoát lũ để bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Giải pháp phi công trình: Tăng cường công tác quản lý, hộ đê, tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống lụt bão.

b) Thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch:

- Tiếp tục củng cố, tu bổ đê điều, công trình phòng chống sạt lở theo kế hoạch thường xuyên và chương trình mục tiêu được phê duyệt, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê;

- Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;

- Tăng cường công tác quản lý, hộ đê, tuyên truyền vận động, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống lụt bão;

- Tổ chức giải phóng các công trình, vật kiến trúc gây cản trở thoát lũ trong phạm vi hành lang thoát lũ và khu vực đệm;

- Xác định chỉ giới thoát lũ và chỉ giới xây dựng;

- Nâng cấp đê bối nằm ngoài hành lang thoát lũ để bảo vệ dân cư và sản xuất.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XV, Kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 31 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên