Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PH HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2015/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 18 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾT CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 13
(Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 12 năm 2015)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thm đnh, phê duyệt và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Thực hiện Quyết định số 1554/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Văn bn số 527/BNN-TCTL ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển ng thôn về việc thỏa thuận quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 23/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố; Báo cáo số 60/BC-KTVNS ngày 07/12/2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách, Hội đồng nhân dân thành ph thẩm tra Dự án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án, phụ lục bảng, biểu, bản đồ kèm theo) gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng được lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết gồm: sông Hóa, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Mía, sông Mới, sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Kinh Thày và sông Đá Bạc.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch

a) Xác định các giải pháp đảm bảo thoát lũ cho hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, đảm bảo an toàn phòng, chống lũ cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và thành phố Hải Phòng, đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên nước, tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

b) Xác định lưu lượng lũ và mực nước lũ thiết kế, chỉ giới thoát lũ của các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố theo từng giai đoạn quy hoạch.

c) Là căn cứ để lập quy hoạch đê điều, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông và các quy hoạch khác liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố.

d) Sắp xếp, tổ chức lại dân cư vùng bãi sông đảm bảo an toàn, ổn định; chống lấn chiếm lòng sông, bãi sông; chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật vùng ven sông đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái, đồng bộ với phát triển đô thị và nông thôn của thành phố.

e) Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm đảm bảo phòng, chống lũ cho các sông có đê theo tiêu chuẩn phòng, chống lũ.

3. Lũ thiết kế của các tuyến sông tại một số vị trí (Chi tiết như Phụ lục 1 kèm theo).

4. Chỉ giới thoát lũ của các tuyến sông có đê

a) Chỉ giới thoát lũ (hành lang thoát lũ) các tuyến sông có đê được xác định cơ bản là khoảng cách giữa hai tuyến đê.

b) Tại một số khu vực khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn, hoặc chưa có đê, tuyến thoát lũ được xác định với chiều rộng phù hợp để sử dụng hợp lý diện tích bãi sông không thuộc chỉ giới thoát lũ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, gồm các vị trí và đặc trưng tương ứng (Chi tiết như Phụ lục 2 kèm theo).

c) Đối với những vị trí khác có đê bồi, bãi bồi rộng có thể khai thác, căn cứ vào nhu cầu sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ được rà soát, điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.

5. Giải pháp kỹ thuật của quy hoạch

a) Xây dựng, tu bổ đê điều:

- Đối với các tuyến đê qua khu đô thị, khu công nghiệp, các đoạn chưa có đê như sông Cấm, sông Lạch Tray: nghiên cứu khép kín tuyến, điều chỉnh hợp lý tuyến đê theo hướng kiên cố hóa, đồng thời kết hợp khai thác hợp lý tài nguyên đất bãi bồi ven sông, ven biển phục vụ phát triển đô thị, công nghiệp và phục vụ phát triển các ngành kinh tế-xã hội. Việc khai thác, sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển để phát triển kinh tế-xã hội phải thực hiện theo quy định của Luật Đê điều và chỉ tiến hành sau khi đã cắm mốc chỉ giới thoát lũ và chỉ giới xây dựng.

- Tu bổ, nâng cấp tăng cường khả năng chống lũ cho đê sông thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều, cải tạo và nâng cấp các cống xung yếu dưới đê, xử lý những khu vực nền đê yếu, kiên cố hóa mặt đê kết hợp giao thông nông thôn (theo Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

b) Trồng rừng phòng hộ ven biển, cửa sông, ven sông: Đến năm 2020 đạt 8568,8 ha (theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố).

c) Tổ chức quản lý:

- Tổ chức tốt mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn phục vụ việc điều hành phòng, chống lũ.

- Tổ chức cắm mốc chỉ giới thoát lũ theo phương án quy hoạch hành lang thoát lũ để làm căn cứ quản lý và kiểm tra tuyến thoát lũ các sông. Tăng cường kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm, làm ảnh hưởng đến an toàn đê, kè, cống; xử lý các khu vực chứa cát, đá, sỏi và các loại vật liệu khác trên bãi sông vi phạm hành lang thoát lũ để tránh sạt lở bờ, bãi và cản trở dòng chảy trong mùa bão, lũ.

- Di dời các hộ dân cư đang sinh sống ngoài đê nằm trong chỉ giới tuyến thoát lũ của các tuyến sông vào khu vực trong đê; xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân và thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.

6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Công bố công khai quy hoạch, cắm mốc chỉ thoát lũ, chỉ giới xây dựng trên thực địa.

b) Triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều: xây dựng, tu bổ đê điều kết hợp làm đường giao thông, chỉnh trang đô thị đối với những đoạn qua khu dân cư, thị trấn, thị tứ và khu đô thị; kè, chống sạt lở bờ bãi sông; nạo vét hạ cao trình bãi sông trong chỉ giới thoát lũ; cải tạo lòng dẫn, xây dựng công trình đầu mối, công trình điều tiết.

c) Tổ chức di dời, tái định cư các hộ dân nằm trong chỉ giới thoát lũ.

d) Vốn, nguồn vốn và giải pháp huy động:

- Kinh phí thực hiện quy hoạch: 1.982 tỷ đồng.

- Nguồn vốn thực hiện gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách thành phố và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Giải pháp huy động vốn:

+ Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm.

+ Có cơ chế để khai thác các nguồn vốn từ các dự án khác.

+ Huy động vốn từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ, chương trình hợp tác như ODA, JICA, ADB, WB...

e) Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện quy hoạch như sau:

- Giai đoạn 2016 - 2017: 8,0 tỷ đồng

- Giai đoạn 2018 - 2025: 611,0 tỷ đồng

- Giai đoạn sau năm 2025: 1.363 tỷ đồng: Thực hiện các dự án tu bổ, nâng cấp đê điều; hỗ trợ di dời dân cư trong chỉ giới thoát lũ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố

a) Tổ chức công bố công khai, tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân về quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.

b) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân thành phố tại các kỳ họp.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố và các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XIV, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2015; có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ QH;
- Chính phủ;
- Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của QH;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng QH, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn ĐB Quốc hội TP Hải Phòng;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố;
- Các Ban HĐND thành phố;
- Đại biểu HĐND thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- VP: TU, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBNDTP;
- Báo HP, Đài PTTH HP, Công báo HP;
- Các Huyện ủy, Quận ủy;
- HĐND Bạch Long Vĩ, UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, hồ sơ kỳ họp.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Bích

 

PHỤ LỤC 1

LƯU LƯỢNG LŨ (QTK) VÀ MỰC NƯỚC LŨ THIẾT KẾ (HTK)
(Kèm theo Nghị quyết số 21/2015/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng)

TT

Tuyến sông

Tuyến đê

Vị trí

Địa danh

QTK (m3/s)

HTK
(m)

Ghi chú

1

Luộc

Hữu

K37

Trạm thủy văn Chanh Chử

3.612

4,250

 

2

Văn Úc

Tả

K3+300

Trạm thủy văn Trung Trang

3.146

3,460

 

Tả

K22+376

Xã Chiến Thắng, huyện An Lão; xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng

6.936

3,060

Tương ứng K10+262 đê hữu Văn Úc

3

Cấm

Tả

K10

Trạm thủy văn Cao Kênh

3.329

3,061

Tương ứng K10+860 đê hữu Cấm

Tả

K21

Trạm thủy văn Cửa Cấm

3.467

2,990

 

4

Lạch Tray

Tả

K13

Trạm thủy văn Kiến An

1.061

3,057

Tương ứng với K22+688 đê Hữu Lạch Tray

5

Thái Bình

Tả

K16+540

Trạm thủy văn Đông Xuyên

2.717

2,910

Tương ứng với K15+450 đê Hữu Thái Bình

6

Hóa

Tả

K17+600

xã Tiền Phong, Vĩnh Bảo

748

3,016

 

7

Mới

Tả

K1+700

Trạm thủy văn Tiên Tiến

2.111

3,222

 

8

Đá Bạch

Hữu

K5+322

Trạm thủy văn Đồn Sơn

826

3,090

 

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ GIỚI THOÁT LŨ (HÀNH LANG THOÁT LŨ) TẠI CÁC VỊ TRÍ CÓ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐÊ LỚN CÓ THỂ KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 21/2015/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng)

TT

Tuyến đê

Vị trí
(Mặt cắt ngang theo lý trình đê)

Địa danh
(xã, phường)

Chiều dài (m)

Khoảng cách
(m)

Chiều rộng tuyến thoát lũ
(m)

Giữa hai đê

Từ đê đến tuyến thoát lũ

1

Hữu Văn Úc

K21+50-K24+300:

- Mặt cắt K21+950

Tiên Thắng - Hùng Thắng

3.500

1.475

725

750

- Mặt cắt K22+550

1.650

900

2

Tả Văn Úc

K29+900-K34+850:

- Mặt cắt K30+336

Ngũ Phúc - Kiến Quốc

5.500

1.183

433

750

- Mặt cắt K32+135

1.650

900

3

Hữu Lạch Tray

K25+500-K31+410:

- Mặt cắt K26+648

Quán Trữ - Lãm Hà

6.500

300

10

290

- Mặt cắt K28+660

590

300

- Mặt cắt K29+635

540

250

- Mặt cắt K31+410

400

110

4

Tả Lạch Tray

K19+935-K26+130:

- Mặt cắt K23+378

Vĩnh Niệm

9.800

460

130

330

- Mặt cắt K24+578

650

320

- Mặt cắt K25+750

410

80

5

Hữu Cấm

K14+900 đến đê biển:

An Hồng - Hùng Vương - Sở Dầu

10.500

Hành lang thoát lũ được xác định từ đê bờ tả sang phía bờ hữu 520 m

520

- Mặt cắt K18+347

(đê Tả Cấm)

- Mặt cắt K20+435

(đê Tả Cấm)

- Mặt cắt K22+239

(đê Tả Cấm)

6

Tả Cấm

K24+200-K32+400:

(Phía bờ hữu không có đê)

K24+350

Dương Quan - An Lư

9.100

Khoảng cách từ đê tả đến chỉ giới thoát lũ phía bờ hữu:

697

180

520

K25+689

1041

523

K28+589

854

336

7

Hữu Bạch Đằng

K6+000-:-K14+000:

- Mặt cắt K6+800

Lập Lễ - Phả Lễ

8.200

1.188

158

1.030

- Mặt cắt K11+137

1.228

198

 

BẢN ĐỒ CHỈ GIỚI TUYẾN THOÁT LŨ

QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾT CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030