- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật Quản lý nợ công 2017
- 4 Luật Đầu tư công 2019
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 7 Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 9 Nghị quyết 135/2020/QH14 về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV do Quốc hội ban hành
- 10 Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Thọ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/NQ-HĐND | Phú Thọ, ngày 12 tháng 8 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chỉ và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 3452/TTr-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 phải bám sát mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; tập trung thực hiện khâu đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Việc quản lý, phân bổ vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung đầu tư các dự án hạ tầng giao thông đối ngoại, các dự án giao thông liên vùng, tác động lan tỏa kết nối các khu, cụm công nghiệp; các dự án phát triển hạ tầng du lịch, văn hóa - xã hội trọng điểm, hạ tầng đô thị.
- Việc phân bổ vốn phải gắn với sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và đảm bảo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp, phù hợp với khả năng cân đối, góp phần huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước.
- Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước, các khoản tăng thu của ngân sách các cấp hằng năm được bố trí, phân bổ theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc bố trí vốn các công trình, dự án theo đúng quy định hiện hành và thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2.1. Nguyên tắc chung
- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau:
Phân bổ đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch nhưng chưa có nguồn để hoàn trả trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
Bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
Bố trí vốn thực hiện các dự án sử dụng ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch; quản lý, đo đạc đất đai, vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án; đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Phân bổ vốn cho dự án khởi công mới cấp tỉnh theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 3 Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công;
Hỗ trợ cấp huyện để bố trí các công trình, dự án theo tiêu chí, định mức.
2.2. Nguyên tắc cụ thể
2.2.1. Đối với nguồn ngân sách Trung ương:
- Đảm bảo theo đúng danh mục, mức vốn phân bổ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Ưu tiên bố trí cho các dự án mới có đủ thủ tục đầu tư, có bố trí vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng để khởi công trong năm kế hoạch;
- Đảm bảo việc bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp phù hợp thông báo vốn kế hoạch hằng năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2. Đối với nguồn ngân sách địa phương:
a) Nguồn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, bao gồm:
- Dự phòng 10% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn của địa phương.
- 90% số vốn cân đối phân bổ, trong đó bố trí nhiệm vụ, công trình dự án do sở ngành, đơn vị cấp tỉnh quản lý 60%; bố trí các nhiệm vụ, công trình dự án do cấp huyện quản lý 40% theo nguyên tắc sau:
Hoàn trả vốn ứng hước ngân sách, trả nợ vốn vay; đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA;
Ưu tiên bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành, quyết toán;
Bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 theo cam kết và dự án chuyển tiếp giai đoạn 2021 - 2025;
Bố trí thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tỉnh và đối ứng các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Chỉ bố trí các dự án khởi công mới thực sự cần thiết, cấp bách và đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công.
b) Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: Thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm từng nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp quy định tỷ lệ điều tiết nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấp ngân sách và dành kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, đo đạc đất đai.
c) Nguồn thu xổ số kiến thiết: Ưu tiên bố trí đầu tư cho lĩnh vực y tế.
3. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
Tổng số vốn các chương trình, dự án 14.780.674 triệu đồng (Chi tiết tại Biểu tổng hợp kèm theo), bao gồm:
3.1. Vốn đầu tư ngân sách Trung ương: 6.969.874 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ biểu số 01 kèm theo), phân bổ:
a) Vốn trong nước 6.747.796 triệu đồng:
- Bố trí hoàn trả vốn ứng ngân sách Trung ương: 702.096 triệu đồng, bố trí hoàn trả 03 dự án (Chi tiết tại Phụ biểu 1.1 kèm theo);
- Bố trí các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020: 738.600 triệu đồng, bố trí cho 17 dự án, trong đó năm 2021 đã phân bổ 660.150 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ biểu 1.2 kèm theo);
- Bố trí cá dự án khởi công mới: 3.607.100 triệu đồng cho 19 công trình (Chi tiết tại Phụ biểu 1.3 kèm theo),
- Bố trí dự án trọng điểm, có tính chất liên tỉnh, liên vùng 1.700.000 triệu đồng cho 01 dự án, trong đó đã được phân bổ năm 2021 số vốn 300.000 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ biểu 1.3 kèm theo).
b) Vốn nước ngoài (ODA): 222.078 triệu đồng bố trí 04 dự án chuyển tiếp (Chi tiết tại Phụ biểu 1.5 kèm theo).
3.2. Nguồn vốn đầu tư ngân sách địa phương 7.810.800 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ biểu số 02 kèm theo), cụ thể:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: 3.200.800 triệu đồng, trong đó:
- Bố trí dự phòng 10%: 320.080 triệu đồng;
- Số cân đối phân bổ (90%): 2.880.720 triệu đồng (trong đó đã bố trí năm 2021: 534.620 triệu đồng); số vốn còn lại 2.346.100 triệu đồng phân bổ như sau:
Hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh, trả nợ vốn vay (theo Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh) và đối ứng các dự án ODA: 207.650 triệu đồng;
Bố trí lập Quy hoạch tỉnh 20.000 triệu đồng;
Bố trí các dự án thuộc danh mục sử dụng ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021- 2025 (bao gồm cả các dự án cam kết giải phóng mặt bằng): 1.100.000 triệu đồng, trong đó các công trình hoàn thành quyết toán và các công trình chuyển tiếp 510.000 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ biểu 1.2,1.3, 1.4 kèm theo),
Phân bổ vốn cho dự án cấp tỉnh 768.450 triệu đồng, trong đó các công trình hoàn thành quyết toán và các công trình chuyển tiếp 518.450 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ biểu 2.1, 2.2 và 2.3 kèm theo),
Đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia là 250.000 triệu đồng.
b) Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất và từ nguồn xổ số kiến thiết 4.610.000 triệu đồng, trong đó nguồn thu sử dụng đất 4.500.000 triệu đồng, nguồn xổ số 110.000 triệu đồng, thực hiện phân bổ sau khi HĐND tỉnh ban hành quy định về tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Căn cứ vào kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội giao:
Sắp xếp danh mục các dự án trọng điểm để ưu tiên bố trí vốn theo kế hoạch hằng năm và tập trung chỉ đạo để đảm bảo tiến độ dự án;
Đối với nhóm dự án giao thông đầu tư mới phải thực hiện mở rộng phạm vi thu hồi đất để tạo quỹ đất đấu giá, tạo nguồn thu đối ứng thực hiện dự án;
Đối với dự án: Trụ sở các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh Phú Thọ phải cân đối trên cơ sở xử lý, sắp xếp quỹ đất dôi dư để đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án.
- Xây dựng quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương gắn với tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách; xem xét hỗ trợ ngân sách cấp tỉnh cho cấp huyện khi đủ khả năng cân
đối vốn, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành theo quy định.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 12 tháng 8 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020
- 2 Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2020 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 3 Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2021 cho ý kiến về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh An Giang ban hành
- 4 Quyết định 1054/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018-2020, Kế hoạch đầu tư công năm 2020 được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2021 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Quyết định 1060/QĐ-UBND năm 2021 về giao chi tiết Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 6 Nghị quyết 03/NQ-HĐND năm 2021 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách địa phương; phương án dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Yên Bái ban hành