HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 258/2019/NQ-HĐND | Đồng Tháp, ngày 16 tháng 7 năm 2019 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHOÁ IX - KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP;
Xét Tờ trình số 37/TTr-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc đổi tên, đặt mới tên đường, công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất đặt tên, đổi tên đường, công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự. Cụ thể như sau:
1. Đặt mới 51 tên đường, đổi 01 tên đường và điều chỉnh chiều dài 08 tên đường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Có phụ lục 1 kèm theo).
2. Đặt mới 32 tên đường Khu hành chính, 12 tên đường Khu chợ Thường Thới và đặt tên 01 công trình công cộng huyện Hồng ngự, tỉnh Đồng Tháp (Có phụ lục 2 kèm theo).
3. Đặt mới 23 tên đường thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Có phụ lục 3 kèm theo).
4. Đặt mới 14 tên đường, điều chỉnh chiều dài 12 tên đường cũ đã có tên và đặt tên 05 công trình công cộng trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (Có phụ lục số 4 kèm theo).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khoá IX, kỳ họp thứ mười một thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
ĐIỀU CHỈNH CHIỀU DÀI 08 ĐƯỜNG, ĐỔI TÊN 01 ĐƯỜNG VÀ ĐẶT TÊN 51 ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Nghị quyết số 258/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
TT | Tên đường | Điểm đầu tiếp giáp | Điểm cuối tiếp giáp | Chiều rộng | Chiều dài (m) | Kết cấu mặt đường | Ghi chú (Đổi, đặt tên mới hay giữ tên cũ) | ||||||
Rộng mặt đường (m) | Rộng lề đường (m) | ||||||||||||
I | DANH SÁCH TÊN ĐƯỜNG ĐIỀU CHỈNH CHIỀU DÀI | ||||||||||||
1 | Nguyễn Huệ | Cầu Đúc | Mố B Cầu An Bình Km 31+200 |
|
| 3.915 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 1: Nguyễn Huệ | Cầu Đúc | Cầu Đình Trung | 16 | 4 | 1.280 | Nhựa | Phường 1 | |||||
| Đoạn 2 | Cầu Đình Trung | Quốc lộ 30, cổng chào khu 500 căn (giáp Huyện Cao Lãnh) Km 32 | 22 | 5 | 2.135 | Nhựa | Phường Mỹ Phú | |||||
| Đoạn 3 | Quốc lộ 30, cổng chào khu 500 căn (giáp Huyện Cao Lãnh) | Mố B Cầu An Bình Km 31+200 | 12 | 8 | 500 | Nhựa | Huyện Cao Lãnh | |||||
2 | 30/4 | Nguyễn Huệ | Mố A Cầu Phong Mỹ (Huyện Cao Lãnh) Km 46+900 |
|
| 11.418 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 1: 30/4 | Đường Nguyễn Huệ | Cầu Kinh Cụt | 16 | 5 | 2.330 | Nhựa | Phường 1 | |||||
| Đoạn 2 | Cầu Kinh Cụt | Đường Bình Trị | 9 | 4 | 3.000 | Nhựa | Xã Mỹ Tân | |||||
| Đoạn 3 | Đường Bình Trị | Đường Cầu Ông Kho (giáp xã Phong Mỹ, Huyện Cao Lãnh) Km 46+200 | 6 | 2 | 5.300 | Nhựa | Phường 11 | |||||
| Đoạn 4 | Cầu Ông Kho (giáp xã Phong Mỹ, Huyện Cao Lãnh) | Mố A Cầu Phong Mỹ Km 46+900 | 7 | - | 785 | Nhựa | Huyện Cao Lãnh | |||||
3 | Cái Tôm | Cái Tắc – Thông Lưu (Ngã 3 cầu Miểu Bà) | Cầu Cái Tôm trong (Trường CĐ Y tế) | 3 | 1 | 4.050 | Đal |
| |||||
| Đoạn 1: Cái Tôm | Cái Tắc – Thông Lưu (Ngã 3 cầu Miểu Bà) | Đường dal đi P6 (Ngã 3 Cái Tắc) | 3 | 1 | 2.200 | đal | Xã Hòa An | |||||
| Đoạn 2 | Đường dal đi P6 (Ngã 3 Cái Tắc) | Cầu Cái Tôm trong (Trường CĐ Y tế) | 3 | 1 | 1.850 | đal | Phường 6 | |||||
4 | Nguyễn Trung Trực |
|
|
|
| 1.400 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 1: Nguyễn Trung Trực | Quốc lộ 30 | Đường dal tổ 9-10 | 4 | 1,5 | 700 | Nhựa | Phường 11 | |||||
| Đoạn 2 | Đường dal tổ 9-10 | Quốc lộ 30 | 5 | 2 | 700 | Nhựa | Phường 11 | |||||
5 | Nguyễn Thị Đầm | Cầu ngọn Cái Tôm (Giáp xã T.T.Tây) | Nguyễn Công Nhàn | 3 | 1 | 2.600 | Nhựa, đal |
| |||||
| Đoạn 1: Nguyễn Thị Đầm | Cầu ngọn Cái Tôm (Giáp xã T.T.Tây) | Đường Sáu Quốc (Ngã 3 Sáu Quốc) | 3 | 1 | 1.800 | Nhựa | Xã Hòa An | |||||
| Đoạn 2 | Đường Sáu Quốc (Ngã 3 Sáu Quốc) | Nguyễn Công Nhàn | 3 | 1 | 800 | đal | Xã Tân Thuận Tây | |||||
6 | Hòa Tây | Nguyễn Thái Học | Giáp sông Tiền |
|
| 4.600 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 1: Hòa Tây | Nguyễn Thái Học | Cầu Bằng Lăng |
|
| 3.500 | Nhựa | Xã Hòa An | |||||
| Đoạn 2 | Hòa Tây (cầu Bằng Lăng) | Giáp sông Tiền | 3,5 | 1 | 1.100 | Nhựa | Xã Tân Thuận Tây | |||||
7 | Mai Văn Khải | Cầu Bà Vạy | Trần Văn Năng |
|
| 10.600 | Nhựa, đal |
| |||||
| Đoạn 1: Mai Văn Khải | Cầu Bà Vạy | Cầu Ngã Ba (Qua UBND xã Mỹ Ngãi) | 3,5 | 1,25 | 6.200 | Nhựa | Xã Mỹ Tân | |||||
| Đoạn 2 | Cầu Ngã Ba (Qua UBND xã Mỹ Ngãi) | Đường Trần Văn Năng | 3 | 1 | 4.400 | đal | Xã Mỹ Ngãi | |||||
8 | Trương Hán Siêu | Đường Tôn Đức Thắng | Khu chức năng 3 | 12 | 4-6 | 647 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 1: Trương Hán Siêu | Đường Tôn Đức Thắng | Đường Trần Quang Diệu | 12 | 4-6 | 279 | Nhựa | Phường Mỹ Phú | |||||
| Đoạn 2 | Đường Trần Quang Diệu | Khu chức năng 3 | 12 | 5 | 368 | Nhựa | Phường Mỹ Phú | |||||
II | DANH SÁCH CÁC ĐƯỜNG DỰ KIẾN ĐẶT TÊN MỚI | ||||||||||||
PHƯỜNG 4 | |||||||||||||
1 | Lê Văn Giáo | Cao Thắng | Lê Văn Đáng | 9 | 5 | 535 | Nhựa | Ông Lê Văn Giáo (Năm Giáo) Là người có công chăm sóc, tổ chức tang lễ, chôn cất và thờ cúng cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. | |||||
2 | Nguyễn Văn Sành | Đường số 2 Khu Di tích NSS | Nguyễn Thái học | 5,5 | 3 | 225,3 | Nhựa | Ông Nguyễn Văn Sành (1868 – 1953) Là hương chủ làng Hòa An, chủ chùa Hòa Long. Người bảo bọc, che chở cụ Nguyễn Sinh Sắc sống và hoạt động tại làng Hòa An. | |||||
3 | Lê Văn Hoanh | Đường số 1 Khu Di tích NSS | Nguyễn Văn Sành | 9 | 4 | 721,6 | Nhựa | Lê Văn Hoanh (1899 – 1987) Nguyên Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Long Châu năm 1948; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Long Châu Sa năm 1953. | |||||
PHƯỜNG 6 | |||||||||||||
4 | Tân Việt Hòa | Phạm Hữu Lầu | Bến đò Doi Me (Xã Tịnh Thới) |
|
| 6.800 | Nhựa | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
| Đoạn 1: Phường 6 | Phạm Hữu Lầu | Cầu Bà Bảy (Giáp Tịnh Thới) | 5 | 2 | 2.000 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 2: Xã Tịnh Thới | Cầu Bà Bảy (Giáp Phường 6) | Bến đò Doi Me | 3,5 | 0,75 | 4.800 | Nhựa |
| |||||
5 | An Nhơn | Phạm Hữu Lầu | Bến đò An Nhơn | 5 | 2 | 1.300 | Nhựa | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
6 | Khai Long | Phạm Hữu Lầu | Rạch Cái Quạ | 3,5 | 1,25 | 1.500 | Nhựa | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
7 | Nguyễn Hương | Nguyễn Văn Dũng | Cống Năm Bời (Xã Tịnh Thới) |
|
| 6.475 | Nhựa, Dal | Ông Nguyễn Hương (1819 - 1867) Được vua Tự Đức cử giữ chức Chánh Lãnh binh trấn nhậm ở Hà Tiên. | |||||
| Đoạn 1 | Nguyễn Văn Dũng | Cầu Long Sa (giáp xã Tịnh Thới) | 3,5 | 2 | 2.375 | Nhựa, Dal | (Trên địa bàn Phường 6) | |||||
| Đoạn 2 | Cầu Long Sa | Cống Năm Bời | 3,5 | 1,25 | 4.100 | Nhựa | (Trên địa bàn xã Tịnh Thới) | |||||
8 | Lê Văn Kiếc | Nguyễn Hương | Đường đất Hậu Trường ĐH ĐT | 3 | 1 | 1.035 | Dal | Ông Lê Văn Kiếc (1923 – 1972) Bí danh Lê Trung Nghĩa, Ba Nghĩa. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyên Tỉnh đội phó Tỉnh đội Kiến Phong, là người trực tiếp ôm gói bộc phá 10kg đánh sập ngôi tháp 10 tầng của Ngô Đình Diệm xây dựng tại gò Tháp Mười làm “viễn vọng đài quan sát” vào ngày 04/01/1960. | |||||
9 | Nguyễn Văn Khải | Tân Việt Hòa | Đường đất (giáp xã Tịnh Thới) | 3,5 | 1,25 | 1.131 | Nhựa | Ông Nguyễn Văn Khải (1940 - 1966 ) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyên Đại đội phó Đại đội Đặc công tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp). | |||||
10 | Văn Tấn Bảy | Cầu Sông Tiên Khóm 4-5 | Đường Xóm Hến (Xã Tịnh Thới) | 3 | 1 | 2.525 | Dal | Ông Văn Tấn Bảy (1936 – 1972) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông là điệp báo Ban An ninh Sa Đéc (tỉnh Vĩnh Long) năm 1964, cùng đồng đội tiêu diệt Ty Cảnh sát Sa Đéc, chặn đứng nhiều trận càn quét của địch. | |||||
11 | Quản Bạch | Đường Cái Tôm | An Nhơn | 3 | 1 | 1.700 | Dal, Nhựa | Ông Quản Bạch (? – 1867) Ông là thuộc cấp của Chánh lãnh binh Nguyễn Hương, giỏi võ nghệ từng làm quân Pháp hoang mang một thời. | |||||
12 | Miễu Ngói | Phạm Hữu Lầu | Quản Bạch | 3,5 | 1,25 | 773 | Nhựa | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
13 | Trần Trọng Khiêm | Cầu Cái Tôm trong | Cầu chùa Hội Khánh |
|
| 5.063 | Dal, đá mi | Ông Trần Trọng Khiêm (1821 – 1866) tức Lê Kim. Ông là thuộc cấp của Võ Duy Dương, là một trong những người đầu tiên khai phá, lập nên làng Hòa An thuộc phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường xưa (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). | |||||
| Đoạn 1: Phường 6 | Cầu Cái Tôm trong (Trường CĐ Y tế) | Cống Cần Quỵch (giáp xã Tịnh Thới) | 3 | 1 | 763 | Dal |
| |||||
| Đoạn 2: Xã Tịnh Thới | Cống Cần Quỵch | Cầu chùa Hội Khánh | 3,5 | 1,25 | 4.300 | Dal, đá mi |
| |||||
14 | Nguyễn Văn Dũng | An Nhơn | Nguyễn Hương | 3,5 | 1,25 | 874 | Nhựa | Ông Nguyễn Văn Dũng (1952 - 1970) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (thuộc lực lượng Công an). Nguyên Tiểu đội phó Đội trinh sát vũ trang Ban An ninh tỉnh Vĩnh Long. Anh dũng hy sinh trong trận tập kích Đoàn bình định số 23, tại khu trù mật Cái Sơn, Tam Bình ngày 26-4-1970 | |||||
15 | Nguyễn Văn Voi | Phạm Hữu Lầu | Nguyễn Hương | 3,5 | 1,25 | 500 | Nhựa | Ông Nguyễn Văn Voi (1949 - 1973) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Với tài “xuất quỷ nhập thần” Ông đã tiêu diệt nhiều tên ác ôn làm bọn ngụy quân, ngụy quyền ở địa phương khiếp sợ. Ông anh dũng hy sinh trong trận đánh đồn Xẻo Mây (Tân Lễ) tháng 8/1973. | |||||
PHƯỜNG 11 | |||||||||||||
16 | Kinh Mới | Thống Linh | Quốc lộ 30 | 3,5 | 1,5 | 3.000 | Nhựa, đá mi | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
17 | Tân Định | Đường số 02 khu dân cư | Thống Linh (giáp trụ sở Công an P. 11) | 3,5 | 2 | 500 | Nhựa | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
XÃ MỸ TRÀ | |||||||||||||
18 | Rạch Nhỏ | Quãng Khánh | Phạm Thị Nhị | 3 | 2 | 655 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
19 | Nguyễn Văn Sớm | Mương Khai | Cái Môn | 4 | 3 | 1.512 | Dal | Liệt sĩ Nguyễn Văn Sớm (1933 – 1961) Nguyên Tiểu đội trưởng, cấp bậc Thượng sĩ, Tiểu đoàn 502A - Bộ đội tỉnh Đồng Tháp | |||||
20 | Ông Hoành | Điện Biên Phủ | Đường tránh Quốc lộ 30 | 4 | 3 | 2.380 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
21 | Nguyễn Văn Dành | Trịnh Thị Cánh | Cống Bảy Cứ (ấp 2) | 3 | 0,5 - 3 | 1.200 | Dal, đá | Liệt sĩ Nguyễn Văn Dành (1950 – 1968) Hy sinh năm 1968, tại chiến trường Đường Thét huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. | |||||
XÃ TÂN THUẬN TÂY | |||||||||||||
22 | Nguyễn Công Nhàn | Nguyễn Hữu Kiến | Đường Cái Tắc (giáp Hòa an) | 3,5 | 1 | 4.500 | Dal | Ông Nguyễn Công Nhàn (Mất năm 1872) Người chủ xướng đào kinh Vĩnh An Hà (An Giang). Từng kinh qua các chức vị: Thự đô đốc An Giang - Tổng đốc An Hà, Tuần phủ kiêm Bố Chánh Sứ Hà Tiên, Tổng đốc Định Tường…Năm 1840, do lập chiến công lớn, Vua Minh Mạng ban tấm kim bài có khắc chữ “Hùng Dõng chi tướng” | |||||
23 | Lê Thị Thôi | Nguyễn Hữu Kiến | Nguyễn Công Nhàn | 3,5 | 1 | 1.200 | Nhựa | Bà Lê Thị Thôi (1915 - 2002) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Mẹ có chồng và 3 con là liệt sĩ | |||||
24 | Lê Thị Kính | Nguyễn Hữu Kiến | Nguyễn Công Nhàn | 3,5 | 1 | 1.600 | Dal | Bà Lê Thị Kính (1920 - 2014) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Mẹ có chồng và 3 con là liệt sĩ. | |||||
25 | Xép Cả Kích | Giáp sông tiền | Đường Rạch Dưa | 3,5 | 1 | 2.400 | Nhựa | Rạch Dưa: Giữa thế kỷ 18 xã Tân Thuận Tây ra đời, ông Hương cả Huỳnh Văn Kích, người có nhiều đất đai nằm hai bên xép, nên nhân dân gọi là xép Cả Kích. | |||||
26 | Bãi Giồng | Xép Cả Kích | Giáp đất Dân | 3 | 1 | 2.300 | Dal | Bãi Giồng: Ở phía Tây Nam xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, ngăn cách với đất liền bởi xép Cả Kích. Bãi do phù sa song Tiền bồi đắp, chiếm khoảng một phần ba diện tích toàn xã. | |||||
27 | Nguyễn Thị Bảy | Nguyễn Thị Đầm | Giáp đất Dân | 3,5 | 1 | 1.800 | Dal | Bà Nguyễn Thị Bảy (1911 - 2001) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” Bà có 6 người con, trong đó có 3 người con là liệt sĩ, 1 người là thương binh và 1 người con có công với cách mạng. | |||||
28 | Mai Thị Chuông | Hòa Tây | Nguyễn Công Nhàn | 3,5 | 1 | 1.200 | Nhựa | Bà Mai Thị Chuông (1906-1993) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” Bà có người con trai duy nhứt là Liệt sĩ | |||||
29 | Bằng Lăng | Hòa Tây | Giáp đất dân | 4 | 1 | 1.800 | Đất | Bằng Lăng: Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
30 | Kinh Ngang | Nguyễn Công Nhàn | Giáp sông tiền | 3,5 | 1 | 800 | Dal | Kinh Ngang: Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
XÃ HÒA AN | |||||||||||||
31 | Xép Lá | Bà Bướm | Hòa Tây | 3,5 | 1 | 1.436 | Dal | Xép Lá: Vàm Xép Lá ở phường Hòa Thuận (TP. Cao Lãnh), rạch Xép Lá chảy vào đến xóm Giồng thì cùng và cuối ngọn có mấy lạch nước nhỏ (Thủ Bổn, Bà Thịnh,…), nay không còn. Xép Lá ngày xưa thuộc Hòa An, ở đây có mấy trại chằm lá của Hai Phẩm, Ba Nhi, Tư Phát, Hai Ngọ nên người dân quen gọi là Xép Lá. | |||||
32 | Ngọn Cái Tôm | Nguyễn Thị Đầm | Hòa Tây | 3,5 | 1 | 1.350 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân | |||||
XÃ TỊNH THỚI | |||||||||||||
33 | Nguyễn Thị Trà | Tân Việt Hòa | Hồ Thị Trầm (cống chùa Thới An) | 3,5 | 1,25 | 3.400 | Nhựa | Liệt sỹ Nguyễn Thị Trà (Sinh năm 1932) Bí danh Sáu Cúc “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” Bà là một nữ đảng viên kiên trung được Đảng bộ và quần chúng tin tưởng và tín nhiệm. | |||||
34 | Đinh Công Bê | Trần Trọng Khiêm (bến đò P3) | Cống Tám Nhường | 3,5 | 1,25 | 6.000 | Dal, nhựa | Liệt sỹ Đinh Công Bê (1932-1970) tên thường dùng Ba Chiến “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” Cấp bậc Đại đội bậc phó/Chính trị viên đại đội. Ông tái chế, sản suất hàng ngàn đạp lôi, lựu đạn gài, chông sắt… phục vụ đánh địch. Là người đầu tiên diệt xe bọc thép bằng vũ khí thô sơ và gài trái dụ máy bay địch đến để đánh. | |||||
35 | Sông Tiên | Rạch Xẻo Hường (Cầu Bảy Tu giáp P6) | Trần Trọng Khiêm (cầu chùa Hội Khánh) | 3,5 | 1,25 | 6.000 | Đá mi | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân | |||||
36 | Xóm Hến | Văn Tấn Bảy (giáp tổ 15, Khóm 3, Phường 6) | Trần Trọng Khiêm (Cầu Khém Cá Chốt) | 3,5 | 1,25 | 1.100 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân | |||||
37 | Dương Thị Mỹ | Tân Việt Hòa (Ngã ba cây me Ấp Tịnh Châu) | Hồ Thị Trầm (Cống Chùa Thới An) | 3,5 | 0,75 | 3.400 | Nhựa | Bà Dương Thị Mỹ (1913 - 2005). “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Mẹ có chồng và 02 con là liệt sĩ. | |||||
38 | Hồ Thị Trầm | Tân Việt Hòa (Cầu ông Khuôn, Ấp Tịnh Châu) | Nguyễn Thị Trà (Cầu Bayley) | 3,5 | 0,75 | 4.300 | Nhựa | Bà Hồ Thị Trầm (1917 – 2005) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. UV.BCH Hội phụ nữ xã Tịnh Thới. Mẹ có chồng và 2 con là liệt sĩ. | |||||
39 | Đình Tịnh Thới | Tân Việt Hòa (Cống bến đò Doi Me) | Nguyễn Thị Trà (Đình Tịnh Thới) | 3,5 | 0,75 | 1.400 | Nhựa | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
XÃ MỸ NGÃI | |||||||||||||
40 | Vạn Thọ | Mai Văn Khải | Cả Cái | 3 | 1 | 1.750 | Đá 0*4 | Liệt sĩ Nguyễn Vạn Thọ Ông tham gia cách mạng từ năm 1946 với chức vụ Tiểu đội trưởng Công an xung phong huyện Cao Lãnh. Trong một trận trừ gian diệt tề ông đã hy sinh tại chợ Cao Lãnh. Để thuận lợi trong việc giao thông, chính quyền Việt Minh đã đào kinh từ chợ Bình trị đến kinh Ông kho và đặt tên là kinh Vạn Thọ. | |||||
41 | Cả Xáng | Nguyễn Chí Thanh | Vạn Thọ | 3 | 1 | 1.800 | Đá 0*4 | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
42 | Cả Cái | Nguyễn Chí Thanh | Vạn Thọ | 3 | 1 | 2.150 | Đá 1*2 | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
43 | Lê Thị Phụng | Mai Văn Khải | Trần Văn Năng | 3 | 1 | 2.041 | Đá 0*4 | Bà Lê Thị Phụng (1930-1996) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” Những năm 1957-1958, Mẹ có đến 05 người con tham gia kháng chiến, trong đó có 3 người hy sinh; Mẹ dựng nhà, làm cơ sở nuôi giấu cán bộ (Tám Thiệt, Tám Hổ, Đội du kích xã Tân An...) và tích cực hoạt động cho bộ đội trong những năm ác liệt 1969-1972, góp phần đưa đất nước tới ngày toàn thắng. | |||||
44 | Lê Văn Trung | Trần Văn Năng | Mai Văn Khải | 4 | 1 | 1.200 | Đá 0*4 | Liệt sĩ Lê Văn Trung (1921- 1956.) Là con trai duy nhất trong gia đình giàu truyền thống cách mạng. Từng kinh qua nhiều chức vụ: Thư ký Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc xã Phong Mỹ; Ủy viên Huyện Đoàn thanh niên cứu quốc huyện Cao Lãnh; Ủy viên Ban cán sự Thanh niên cứu quốc miền Trung khu 8; Thường vụ/Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Huyện ủy Lai Vung; Thường vụ Huyện ủy Cao Lãnh; Phó Bí thư Huyện ủy Cao Lãnh. | |||||
XÃ TÂN THUẬN ĐÔNG | |||||||||||||
45 | Kinh Xáng | Bến phà Hòa An - Tân Thuận Đông | Bến đò Đông Hòa qua Đông Định | 4 | 1 | 2.000 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
46 | Nguyễn Văn Trí | Kinh Xáng | Cầu tàu du lịch (nhà điều hành du lịch ấp Tân Phát) | 3,5 | 0,5 | 2.900 | Dal | Liệt sĩ Nguyễn Văn Trí (1938-1969) Bí danh: Nguyễn Hùng Dũng, Tên thường dùng: Bảy Tân. Được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất. | |||||
47 | Phạm Thị Trọng | Chợ Tân Thuận Đông | Cầu Thiên Ngọc Minh Uy I | 3,5 | 0,5 | 1.800 | Nhựa, Dal | Bà Phạm Thị Trọng “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Mẹ có hai người con là Liệt sĩ hy sinh vào các năm 1947, 1969. | |||||
48 | Cồn Gòn | Giáp Sông Tiền (Nhà Năm Gà) | Bến đò An Nhơn | 3,5 | 0,5 | 2.700 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
49 | Trần Thị Lầu | Kinh xáng (Cầu Hai Mạnh) | Bến đò An Nhơn | 3,5 | 0,5 | 2.800 | Dal | Bà Trần Thị Lầu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Mẹ có hai người con là Liệt sĩ hy sinh vào các năm 1962,1967. | |||||
50 | Trần Thị Mến | Bến đò Đông Định | Chùa Đông Hòa Tự | 3,5 | 0,5 | 2.300 | Dal | Bà Trần Thị Mến (sinh năm 1918) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” Mẹ tham gia tiếp lương, tải đạn. Có con duy nhất là liệt sĩ Lê Văn Bé, hy sinh tại Bờ Xoài, kinh Hội Đồng Tường, xã Mỹ Long Hiệp, huyện Cao Lãnh. | |||||
51 | Cồn Lân | Bến đò Đông Định | Nhà Ba Tùng đầu Cồn Lân (Ba Thầy Chinh) | 3,5 | 0,5 | 3.200 | Dal | Tên gọi dân gian, địa danh ăn sâu vào tiềm thức người dân. | |||||
1 | Lê Văn Giáo | Đường Cao Thắng | Đường Lê Văn Đáng | 9 | 5 | 535 | Nhựa |
| |||||
2 | Nguyễn Văn Sành | Đường số 2 Khu Di tích NSS | Đường Nguyễn Thái học | 5,5 | 3 | 225,3 | Nhựa |
| |||||
3 | Lê Văn Hoanh | Đường số 1 Khu Di tích NSS | Đường Nguyễn Văn Sành | 9 | 4 | 721,6 | Nhựa |
| |||||
PHƯỜNG 6 | |||||||||||||
4 | Tân Việt Hòa | Đường Phạm Hữu Lầu | Bến đò Doi Me (Xã Tịnh Thới) |
|
| 6.800 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 1: Phường 6 | Đường Phạm Hữu Lầu | Cầu Bà Bảy (Giáp Tịnh Thới) | 5 | 2 | 2.000 | Nhựa |
| |||||
| Đoạn 2: Xã Tịnh Thới | Cầu Bà Bảy (Giáp Phường 6) | Bến đò Doi Me | 3,5 | 0,75 | 4.800 | Nhựa |
| |||||
5 | An Nhơn | Đường Phạm Hữu Lầu | Bến đò An Nhơn | 5 | 2 | 1.300 | Nhựa |
| |||||
6 | Khai Long | Đường Phạm Hữu Lầu | Rạch Cái Quạ | 3,5 | 1,25 | 1.500 | Nhựa |
| |||||
7 | Nguyễn Hương | Nguyễn Văn Dũng | Cống Năm Bời (Xã Tịnh Thới) |
|
| 6.475 | Nhựa, đal |
| |||||
| Đoạn 1 | Đường Nguyễn Văn Dũng | Cầu Long Sa (giáp xã Tịnh Thới) | 3,5 | 2 | 2.375 | Nhựa, đal | Phường 6 | |||||
| Đoạn 2 | Cầu Long Sa | Cống Năm Bời | 3,5 | 1,25 | 4.100 | Nhựa | Xã Tịnh Thới | |||||
8 | Lê Văn Kiếc | Đường Nguyễn Hương | Đường đất Hậu Trường ĐH ĐT | 3 | 1 | 1.035 | đal |
| |||||
9 | Nguyễn Văn Khải | Đường Tân Việt Hòa | Đường đất (giáp xã Tịnh Thới) | 3,5 | 1,25 | 1.131 | Nhựa |
| |||||
10 | Văn Tấn Bảy | Cầu Sông Tiên Khóm 4-5 | Đường Xóm Hến (Xã Tịnh Thới) | 3 | 1 | 2.525 | đal |
| |||||
11 | Quản Bạch | Đường Cái Tôm | Đường An Nhơn | 3 | 1 | 1.700 | đal, Nhựa |
| |||||
12 | Miễu Ngói | Đường Phạm Hữu Lầu | Đường Quản Bạch | 3,5 | 1,25 | 773 | Nhựa |
| |||||
13 | Trần Trọng Khiêm | Cầu Cái Tôm trong | Cầu chùa Hội Khánh |
|
| 5.063 | đal, đá mi |
| |||||
| Đoạn 1: Phường 6 | Cầu Cái Tôm trong (Trường CĐ Y tế) | Cống Cần Quỵch (giáp xã Tịnh Thới) | 3 | 1 | 763 | đal |
| |||||
| Đoạn 2: Xã Tịnh Thới | Cống Cần Quỵch | Cầu chùa Hội Khánh | 3,5 | 1,25 | 4.300 | đal, đá mi |
| |||||
14 | Nguyễn Văn Dũng | Đường An Nhơn | Đường Nguyễn Hương | 3,5 | 1,25 | 874 | Nhựa |
| |||||
15 | Nguyễn Văn Voi | Đường Phạm Hữu Lầu | Đường Nguyễn Hương | 3,5 | 1,25 | 500 | Nhựa |
| |||||
PHƯỜNG 11 | |||||||||||||
16 | Kinh Mới | Đường Thống Linh | Quốc lộ 30 | 3,5 | 1,5 | 3.000 | Nhựa, đá mi |
| |||||
17 | Tân Định | Đường số 02 khu dân cư | Thống Linh (giáp trụ sở Công an P. 11) | 3,5 | 2 | 500 | Nhựa |
| |||||
XÃ MỸ TRÀ | |||||||||||||
18 | Rạch Nhỏ | Đường Quãng Khánh | Đường Phạm Thị Nhị | 3 | 2 | 655 | đal |
| |||||
19 | Nguyễn Văn Sớm | Đường Mương Khai | Cái Môn | 4 | 3 | 1.512 | đal |
| |||||
20 | Ông Hoành | Đường Điện Biên Phủ | Đường tránh Quốc lộ 30 | 4 | 3 | 2.380 | đal |
| |||||
21 | Nguyễn Văn Dành | Đường Trịnh Thị Cánh | Cống Bảy Cứ (ấp 2) | 3 | 0,5-3 | 1.200 | đal, đá |
| |||||
XÃ TÂN THUẬN TÂY | |||||||||||||
22 | Nguyễn Công Nhàn | Đường Nguyễn Hữu Kiến | Đường Cái Tắc (giáp Hòa an) | 3,5 | 1 | 4.500 | đal |
| |||||
23 | Lê Thị Thôi | Đường Nguyễn Hữu Kiến | Đường Nguyễn Công Nhàn | 3,5 | 1 | 1.200 | Nhựa |
| |||||
24 | Lê Thị Kính | Đường Nguyễn Hữu Kiến | Đường Nguyễn Công Nhàn | 3,5 | 1 | 1.600 | đal |
| |||||
25 | Xép Cả Kích | Giáp sông tiền | Đường Rạch Dưa | 3,5 | 1 | 2.400 | Nhựa |
| |||||
26 | Bãi Giồng | Xép Cả Kích | Giáp đất Dân | 3 | 1 | 2.300 | đal |
| |||||
27 | Nguyễn Thị Bảy | Đường Nguyễn Thị Đầm | Giáp đất Dân | 3,5 | 1 | 1.800 | đal |
| |||||
28 | Mai Thị Chuông | Hòa Tây | Đường Nguyễn Công Nhàn | 3,5 | 1 | 1.200 | Nhựa |
| |||||
29 | Bằng Lăng | Hòa Tây | Giáp đất dân | 4 | 1 | 1.800 | Đất |
| |||||
30 | Kinh Ngang | Đường Nguyễn Công Nhàn | Giáp sông tiền | 3,5 | 1 | 800 | đal |
| |||||
XÃ HÒA AN | |||||||||||||
31 | Xép Lá | Đường Bà Bướm | Hòa Tây | 3,5 | 1 | 1.436 | đal |
| |||||
32 | Ngọn Cái Tôm | Đường Nguyễn Thị Đầm | Hòa Tây | 3,5 | 1 | 1.350 | đal |
| |||||
XÃ TỊNH THỚI | |||||||||||||
33 | Nguyễn Thị Trà | Đường Tân Việt Hòa | Đường Hồ Thị Trầm (cống chùa Thới An) | 3,5 | 1,25 | 3.400 | Nhựa |
| |||||
34 | Đinh Công Bê | Đường Trần Trọng Khiêm (bến đò P3) | Cống Tám Nhường | 3,5 | 1,25 | 6.000 | đal, nhựa |
| |||||
35 | Sông Tiên | Rạch Xẻo Hường (Cầu Bảy Tu giáp P6) | Đường Trần Trọng Khiêm (cầu chùa Hội Khánh) | 3,5 | 1,25 | 6.000 | Đá mi |
| |||||
36 | Xóm Hến | Đường Văn Tấn Bảy (giáp tổ 15, Khóm 3, Phường 6) | Đường Trần Trọng Khiêm (Cầu Khém Cá Chốt) | 3,5 | 1,25 | 1.100 | đal |
| |||||
37 | Dương Thị Mỹ | Đường Tân Việt Hòa (Ngã ba cây me Ấp Tịnh Châu) | Đường Hồ Thị Trầm (Cống Chùa Thới An) | 3,5 | 0,75 | 3.400 | Nhựa |
| |||||
38 | Hồ Thị Trầm | Đường Tân Việt Hòa (Cầu ông Khuôn, Ấp Tịnh Châu) | Đường Nguyễn Thị Trà (Cầu Bayley) | 3,5 | 0,75 | 4.300 | Nhựa |
| |||||
39 | Đình Tịnh Thới | Đường Tân Việt Hòa (Cống bến đò Doi Me) | Đường Nguyễn Thị Trà (Đình Tịnh Thới) | 3,5 | 0,75 | 1.400 | Nhựa |
| |||||
XÃ MỸ NGÃI | |||||||||||||
40 | Vạn Thọ | Đường Mai Văn Khải | Cả Cái | 3 | 1 | 1.750 | Đá 0*4 |
| |||||
41 | Cả Xáng | Đường Nguyễn Chí Thanh | Vạn Thọ | 3 | 1 | 1.800 | Đá 0*4 |
| |||||
42 | Cả Cái | Đường Nguyễn Chí Thanh | Vạn Thọ | 3 | 1 | 2.150 | Đá 1*2 |
| |||||
43 | Lê Thị Phụng | Đường Mai Văn Khải | Đường Trần Văn Năng | 3 | 1 | 2.041 | Đá 0*4 |
| |||||
44 | Lê Văn Trung | Đường Trần Văn Năng | Đường Mai Văn Khải | 4 | 1 | 1.200 | Đá 0*4 |
| |||||
XÃ TÂN THUẬN ĐÔNG | |||||||||||||
45 | Kinh Xáng | Bến phà Hòa An - Tân Thuận Đông | Bến đò Đông Hòa qua Đông Định | 4 | 1 | 2.000 | đal |
| |||||
46 | Nguyễn Văn Trí | Kinh Xáng | Cầu tàu du lịch (nhà điều hành du lịch ấp Tân Phát) | 3,5 | 0,5 | 2.900 | đal |
| |||||
47 | Phạm Thị Trọng | Chợ Tân Thuận Đông | Cầu Thiên Ngọc Minh Uy I | 3,5 | 0,5 | 1.800 | Nhựa, đal |
| |||||
48 | Cồn Gòn | Giáp Sông Tiền (Nhà Năm Gà) | Bến đò An Nhơn | 3,5 | 0,5 | 2.700 | đal |
| |||||
49 | Trần Thị Lầu | Kinh xáng (Cầu Hai Mạnh) | Bến đò An Nhơn | 3,5 | 0,5 | 2.800 | đal |
| |||||
50 | Trần Thị Mến | Bến đò Đông Định | Chùa Đông Hòa Tự | 3,5 | 0,5 | 2.300 | đal |
| |||||
51 | Cồn Lân | Bến đò Đông Định | Nhà Ba Tùng đầu Cồn Lân (Ba Thầy Chinh) | 3,5 | 0,5 | 3.200 | đal |
| |||||
III | DANH SÁCH ĐỔI TÊN ĐƯỜNG | ||||||||||||
XÃ MỸ TÂN (Đổi tên đường) | |||||||||||||
01 | Vạn Thọ (đặt tên năm 2009) | Đường Mai Văn Khải | Đường Bà Vại | 3 | 1 | 2.200 | Nhựa | Đổi tên đường Nguyễn Văn Phối | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẶT TÊN 32 ĐƯỜNG KHU HÀNH CHÍNH, 12 ĐƯỜNG KHU CHỢ THƯỜNG THỚI VÀ ĐẶT TÊN 01 CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Nghị quyết số 258/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
A. TÊN ĐƯỜNG DỰ KIẾN ĐẶT TÊN MỚI
TT | Tên đường (tạm thời) | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (m) | Nền rộng (m) | Mặt rộng (m) | Kết cấu | Tên đường dự kiến | Tóm tắt tiểu sử (xem phần B) |
I. KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH HUYỆN | |||||||||
1 | Đường A3 | Đường ĐT 841 | Đường B1 | 1.014,4 | 14 | 7 | Nhựa | Trần Phú | Trần Phú (1904-1931) là Tổng Bí thư đầu tiên Đảng cộng sản Đông Dương, giai đoạn 10/1930-9/1931. |
2 | Đường A6 | Đường A3 (Điện lực) | Đường A3 (Lô A21) | 428 | 13 | 7 | Nhựa | Nguyễn Thị Minh Khai | Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941) là Bí thư Thành uỷ Sài Goàn – Chợ Lớn. |
3 | Đường B2 | Đường ĐT 841 | Đường A4 | 507 | 42 | 30 | Nhựa | Lê Hồng Phong | Lê Hồng Phong (1902-1942) là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng, giai đoạn 3/1935-9/1936 |
4 | Đường B9 | Đường B8 | Đường A3 | 451 | 15 | 7 | Nhựa | Hà Huy Tập | Hà Huy Tập(1902-1941) là Tổng Bí thư thứ ba của Đảng, giai đoạn 7/1936-3/1938. |
5 | Đường B8 | Đường ĐT 841 | Đường A4 | 570 | 19 | 9 | Nhựa | Nguyễn Văn Cừ | Nguyễn Văn Cừ (1902-1941) là Tổng Bí thư thứ tư của Đảng, giai đoạn 1938-1940 |
6 | Đường B7 | Đường A2 | Đường A3 | 324 | 19 | 9 | Nhựa | Nguyễn Hữu Thọ | Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996) là phó Chủ tịch nước từ 1976-1980; Quyền chủ tịch nước 3/1980-7/1981, Chủ tịch Quốc hội khóa VII. |
7 | Đường Số 12 | Đường Số 1+A5 | Đường Số 3 | 91 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Lương Bằng | Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là phó Chủ tịch nước từ 1969-1979. |
8 | Đường Số 11 | Đường Số 1 | Đường Số 3 | 91 | 15 | 7 | Nhựa | Hồ Tùng Mậu | Hồ Tùng Mậu (1896-1951) là Tổng thanh tra Chính Phủ đầu tiên (12/1949),UVTW dự khuyết Đại hội Đảng lần II. |
9 | Đường Số 7 | Đường ĐT 841 | Đường Số 4 | 209 | 15 | 7 | Nhựa | Kim Đồng | Kim Đồng (1929-1943) là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
10 | Đường B6 | Đường A12 | Đường A4 | 107 | 13 | 7 | Nhựa | Võ Thị Sáu | Võ Thị Sáu (1933-1952) là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
11 | Đường B1 + Số 8 | Đường ĐT 841 | Đường A4 | 670 | 26 | 16 | Nhựa | Trường Chinh | Trường Chinh (1907-1988) Tổng bí thư Đảng (lần thứ nhất: giai đoạn 1941-1956, lần thứ hai: 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960-1975) và Chủ tịch Quốc hội (khóa V, VI). |
12 | Đường Số 10 | Đường Số 1 | Đường Số 2 | 91 | 15 | 7 | Nhựa | Châu Văn Liêm | Châu Văn Liêm (1902-1930) là một trong sáu người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. |
13 | Đường Số 6 | Đường Số 1 | Đường Số 2 | 91 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Hữu Huân | Nguyễn Hữu Huân (1830-1875) là một sĩ phu yêu nước và là một lãnh tụ khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Nam Kỳ (Việt Nam) vào nửa cuối thế kỷ 19. |
14 | Đường Số 5 | Đường Số 1 | Đường Số 4 | 105 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Thái Học | Nguyễn Thái Học (1902-1930) là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930. |
15 | Đường B4 | Đường A8 | Đường A10 | 121,5 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Minh Trí | Nguyễn Minh Trí (1946-1967) Liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
16 | Đường B5 | Đường A9 | Đường A10 | 67,5 | 14 | 7 | Nhựa | Út Tịch | Út Tịch (1931-1968) là nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
17 | Đường B3 + Số 9 | Đường số 1 | Đường A4 | 670 | 19 | 9 | Nhựa | Lê Duẩn | Lê Duẩn (1907-1986) là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. |
18 | Đường TDC Mương Miểu | Đường ĐT841 | Đường A4 | 600 | 6 | 4 | Nhựa | Nguyễn Văn Linh | Nguyễn Văn Linh (1915-1998) là Tổng Bí thư từ năm (1986-1991). |
19 | Đường ĐT 841(A1) | Đường Mương Đồng Hòa | Tuyến dân cư Mương Miễu | 2.300 | 30 | 20 | Nhựa | Hùng Vương | Hùng Vương còn gọi là các vị vua nước Văn Lang của Lạc Việt. Hùng Vương thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân. |
20 | Đường A5 + Số 1 | Đường B8 | Tuyến dân cư Mương Miễu | 640 | 15 | 7 | Nhựa | Võ Chí Công | Võ Chí Công (1912-2011) Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ năm (1987-1992). |
21 | Đường Số 3 | Đường B8 | Đường Số 7 | 175 | 15 | 7 | Nhựa | Phan Đăng Lưu | Phan Đăng Lưu(1902-1941) là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam, UVBCHTWW Đảng Cộng sản Việt Nam (1937); Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1938). |
22 | Đường Số 2 | Đường Số 8 | Đường Số 5 | 167,5 | 15 | 7 | Nhựa | Trần Văn Giàu | Trần Văn Giàu (1911-2010) là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và nhà giáo Việt Nam. |
23 | Đường A2 + Số 4 | Đường A4 | Tuyến dân cư Mương Miễu | 1.010 | 28 | 16 | Nhựa | Nguyễn Tất Thành | Nguyễn Tất Thành (1890-1969) là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giai đoạn (1945-1969). |
24 | Đường A11 | Đường B2 | Đường B7 | 187 | 15 | 7 | Nhựa | Phạm Hùng | Phạm Hùng (1912-1988) là thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) thứ hai của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1988. |
25 | Đường A12 | Đường B7 | Đường B1 | 259 | 15 | 7 | Nhựa | Tôn Đức Thắng | Tôn Đức Thắng (1888-1980) là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (nhiệm kỳ từ 22 tháng 9 năm 1969 cho đến 2 tháng 7 năm 1976). |
26 | Đường A7 | Đường B1 | Đường B3 | 197 | 15 | 7 | Nhựa | Lý Tự Trọng | Lý Tự Trọng (1914-1931) là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam. |
27 | Đường A8 | Đường B1 | Đường B3 | 175 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Văn Trỗi | Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964) được phong tặng anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, truy tặng Huân chương Thành đồng hạng I. |
28 | Đường A9 | Đường B4 | Đường B3 | 88 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Viết Xuân | Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và có câu nói nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. |
29 | Đường A10 | Đường B1 | Đường B3 | 127 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Trung Trực | Nguyễn Trung Trực (1838-1868) là thủ lĩnh phong trào chống Pháp ở Nam bộ vào nữa cuối thế kỷ XIX. |
30 | Đường A13 | Đường B1 | Đường B3 | 105 | 15 | 7 | Nhựa | Nguyễn Thị Định | Nguyễn Thị Định (1920-1992) là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. |
31 | Đường A4 | ĐT 841 | Đường ra bến phà Mương Miễu | 1.269 | 19 | 9 | Nhựa | 30 tháng 4 | 30/4 là sự kiện lịch sử giaỉ phóng miền Nam thống nhất đất nước. |
32 | Đường Bờ kè | Ấp 3, xã Thường Phước 2 | Ấp Thượng 2, xã Thường Thới Tiền | 4000 | 17 | 7 | Nhựa | Ngô Quyền | Ngô Quyền (898-944) là vị vua đầu tiên của nhà Ngô ở Việt Nam, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. |
II. KHU CHỢ THƯỜNG THỚI | |||||||||
1 | Đường Giữa lô B1,B2 D,H | Đường cặp kênh Út Gốc | Đường Trần Hữu Thường | 267,77 | 14 | 7 | Nhựa | Trần Anh Điền | Trần Anh Điền (1922-2016) là Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp năm 1976. |
2 | Đường Giữa lô B2,B3 | Đường cặp kênh Út Gốc | Trần Hữu Thường | 269,97 | 22 | 15 | Nhựa | Phạm Hữu Lầu | Phạm Hữu Lầu (1906-1959) Sau hiệp định Geneve ông làm Phó Bí thư rồi Bí thư xứ uỷ Nam kỳ. |
3 | Đường Giữa lô B3,B4 | Đường Cặp Kênh Út Gốc | Đường Nguyễn Văn Phối | 270,45 | 22 | 15 | Nhựa | Trần Văn Trí | Trần Văn Trí (1912-1965) năm 1950 ông làm Bí thư tỉnh Đồng Tháp. |
4 | Đường Giữa Bến xe – Công an và Lô L,P | Đường Cặp Kênh Út Gốc | Đường Nguyễn Văn Phối | 270,66 | 14 | 7 | Nhựa | Nguyễn Xuân Trường | Nguyễn Xuân Trường (1922-2006) năm 1957 là Phó Bí thư, rồi Bí thư huyện ủy Hồng Ngự; năm 1976 là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp. |
5 | Đường cặp kênh Út Gốc nối liền lô M, N, O, P | ĐT 841 | Đường Nguyễn Văn Phối | 435 | 11 | 5 | Nhựa | Nguyễn Thị Lựu | Nguyễn Thị Lựu (1909-1988) Phó chủ tịch phong trào bảo vệ hòa bính Sài Gòn-Chợ Lớn, Bí thư Ban trí vận và uỷ viên Ban mặt trận xứ uỷ. |
6 | Đường Giữa lô C,D-
| Đường ĐT 841 | Chợ Cá | 111 | 7 | 5 | Nhựa | Trần Văn Lẫm | Trần Văn Lẫm (1895 - 1932) Bí thư chi bộ Long Thuận - Long Sơn quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay huyện Hồng Ngự). |
7 | Đường giữa lô K,L-O,P | Chợ Cá | Đường phía Nam (cặp lô O,P) | 103 | 7 | 5 | Nhựa | Nguyễn Văn Tiệp | Nguyễn Văn Tiệp (1945-1996) Ông 03 lần được bầu dũng sĩ quyết thắng, chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh. Ngày 30/8/1978 ông được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
8 | Đường giữa chợ Thực phẩm và chợ Cá | Đường ĐT 841 | Đường Phía Nam (cặp Lô M,N,O,P) | 261 | 18 | 12 | Nhựa | Trần Thị Nhượng | Trần Thị Nhượng (1928-1988) Từ năm 1946 đến năm 1949, bà làm Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc. Năm 1964, bà là Phó Giám đốc Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. |
9 | Đường Giữa lô A,B-E,F | Đường ĐT 841 | Chợ Thực Phẩm | 111 | 7 | 5 | Nhựa | Phạm Hoàng Dũng | Phạm Hoàng Dũng (1952-1978) ông tham gia Đại đội 732 thuộc Tiểu Đoàn 4 và anh dung huy sinh, Chủ tịch nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 29/8/1985. |
10 | Đường Giữa lô I,J-M,N | Chợ Thực phẩm | Đường phía Nam (cặp lô M,N) | 103 | 7 | 5 | Nhựa | Nguyễn Văn Bảnh | Nguyễn Văn Bảnh (1927-1972) tham gia du kích, 01 mình ông chống đỡ và đẩy lùi 06 đợt tiến công của địch từ 06h đến 16h cùng ngày. Ông diệt được 04 tên giặc, làm bị thương 06 tên khác và thu 03 súng. Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
11 | Đường ra BP Hồng Ngự - TC | Đường ĐT 841 | Sông Tiền | 700 | 24 | 14 | Nhựa | Nguyễn Văn Phối | Nguyễn Văn Phối (1916-1966) cuối năm 1954 đến đầu năm 1960, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ các tỉnh: Sa Đéc, Long An, Kiến Phong và Phó Tư lệnh Chính trị Quân Khu VIII. |
12 | Đường cặp trường THPT HN3 | Đường A4 | Công an | 259 | 7,5 | 3,5 | Nhựa | Trần Hữu Thường | Trần Hữu Thường (1844-1921) là nhà giáo nổi tiếng ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ông là thầy giáo Nguyễn Quang Diêu cũng là người giác ngộ cụ Diệu tham gia cách mạng. |
B. ĐẶT MỚI TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TT | Tên Hồ (tạm thời) | Diện tích(m2) | Chiều rộng | Chiều dài | Tên hồ dự kiến | Tóm tắt tiểu sừ |
01 | Hồ sinh thái | 63.835,75 |
|
| Hồ sinh thái Tứ Thường | Hồ nằm trong khu dân cư được xây dựng trên diện tích đất ruộng trước đây để tạo không gian đẹp, không khí trong lành, điểm vui chơi của người dân. |
B. TÓM TẮT TIỂU SỬ
* KHU HÀNH CHÍNH
1. Đường Trần Phú
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01-05-1904. Quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1925, đồng chí tham gia thành lập Hội Phục Việt (sau đổi thành Hưng Nam rồi Tân Việt cách mạng Đảng). Tháng 07 năm 1926, đồng chí Trần Phú được cử sang Quảng Châu để gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
Đầu năm 1927, đồng chí được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông, Liên Xô. Tháng 04-1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10-1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương.
Ngày 19-04-1931, đồng chí Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Biết đây là Tổng Bí thư của Đảng, bọn địch đã dùng đủ mọi cực hình để tra tấn nhưng chúng đã không thể nào khuất phục được. Tháng 08-1931, đồng chí lâm bệnh nặng. Ngày 06-09-1931, đồng chí Trần Phú qua đời.
2. Đường Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)
Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, quê tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế cộng sản.
Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội III Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong.
Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.
Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941.
3. Đường Lê Hồng Phong (1902 - 1942)
Tên gọi khác: Lê Huy Doãn, Vương Nhật Dân, Hải An, Lítvinốp, Trí Bình
Quê quán: Xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Tháng 2-1926, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 10-1928, đồng chí được cử học ở Trường Đại học Cộng sản Phương Đông. Ở đây, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô.
Tháng 11-1931, đồng chí được cử về nước để tham gia công tác của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và soạn thảo Chương trình hành động của Đảng, được Quốc tế Cộng sản thông qua.
Tháng 3-1935, Đại hội lần thứ I của Đảng họp tại Ma Cao. Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư.
Tháng 6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị mật thám Pháp bắt tại Sài Gòn. Hết hạn tù, chúng trục xuất về quê nhà ở Nghệ An để quản thúc và giám sát, đồng chí vẫn tiếp tục viết báo, chiến đấu trên mặt trận chính trị, lý luận. Tháng l-1940, chúng bắt giam Lê Hồng Phong tại quê, rồi giam vào Khám Lớn Sài Gòn, cuối năm 1940, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Trước những đòn tra tấn dã man, liên tục của địch, đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, không khai báo một lời. Chúng hành hạ đồng chí cho đến kiệt sức và hy sinh trưa ngày 6-9-1942.
4. Đường Hà Huy Tập (1902 - 1941)
Quê làng Kim Nặc, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1925, tham gia Hội Phục Việt. Cuối năm 1928, được sử sang Quảng Châu bàn việc hợp nhất Hội Tân Việt với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và chuyển sang hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1929, sang Liên Xô học Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tháng 3/1935, ông giữ cương vị Bí thư ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 7/1936, tại Hội nghị I của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông được cử giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3/1938, ông là Ủy viên thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 1/5/1938, bị giặc Pháp bắt và kết án tù. Hết hạn tù bị trục xuất về nguyên quán. Ngày 30/3/1940, bị bắt lại và giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Ngày 25/3/1941, bị Pháp buộc tội là người chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ và kết án tử hình. Ngày 28/8/1941, bị bắn tại Hóc Môn (Gia Định).
5. Đường Nguyễn Văn Cừ (1912- 1941)
Đồng chí quê ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 06-1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng. Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Văn Cừ được phân công làm Bí thư đặc khu Hòn Gia - Uông Bí. Năm 1932, đồng chí bị địch bắt và đày ra Côn Đảo.
Năm 1936 ra tù về Hà Nội, đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng. Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban thường vụ trung ương trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 09-1937.
Tháng 03-1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Hà Huy Tập. Sau đó, đồng chí vào hoạt động tại Sài Gòn hoạt động.
Ngày18-01-1940 đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt tại đường Nguyễn Tấn Nghiêm, Sài Gòn. Ngày 28-08-1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân pháp xử bắn tại pháp trường Giếng Nước ở Hóc Môn (Gia định) cùng đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh khai…
6. Đường Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996)
Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Năm 1947, ông đã vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo,... ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn gửi Chính phủ Pháp, đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào trí thức và bị Pháp bắt tháng 6 năm 1950, bị giam ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Sau đó ông lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn - Chợ Lớn, là Phó chủ tịch Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1954, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và bị giam tại Phú Yên.
Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.
Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981. Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại Đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.
7. Đường Nguyễn Lương Bằng (1904 – 1979)
Ông sinh ngày 02 tháng 4 năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Tháng 12 năm 1925, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Tháng 10 năm 1929, tại Hồng Kông ông được kết nạp vào An Nam cộng sản Đảng. Tháng 5 năm 1931, ông bị mật thám giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội và xử ông tù chung thân sau đó vượt ngục rồi bị bắt lại. Năm 1943, Đảng bố trí cho ông vượt ngục về làng Vạn Phúc (Hà Đông) gặp Hoàng Văn Thụ để nhận nhiệm vụ, ông được Đảng chỉ định làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau Cách mạng tháng Tám, ông từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956), Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra Chính phủ (1956). Tháng 9 năm 1969 Ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam.
8. Đường Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951)
Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Năm 1919 Hồ Tùng Mậu sang Thái Lan, rồi sang Trung Quốc để hoạt động chính trị với mục đích giành độc lập cho Việt Nam khỏi chế độ đô hộ của thực dân Pháp.
Năm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã - Một tổ chức cách mạng của những thanh niên, trí thức yêu nước. Năm 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành một cán bộ trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Tháng 3 năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó 4 năm, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông đã ba lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào các năm 1927, 1928 và 1929. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục ở Trà Khê và hoạt động ở Trung Bộ. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được phân công giữ các chức vụ: Phụ trách trường Quân chính Nhượng Bạn (Trung Bộ), Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy.
Năm 1947, ông làm Trưởng Ban Thanh tra Chính phủ, sau đó còn làm Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Tại Đại hội Đảng lần thứ II vào tháng 2 năm 1951, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 23 tháng 7 năm 1951, ông hy sinh trên đường đi vào Liên khu IV công tác, do bị máy bay Pháp bắn trúng tại Phố Còng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
9. Đường Kim Đồng (1929 - 1943)
Tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.
Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”
10. Đường Võ Thị Sáu (1935 - 1952)
Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1935, quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Năm 1949 cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quân ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp.
Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.
11. Đường Trường Chinh (1907 - 1988)
Ông tên là Đặng Xuân Khu, quê tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
Năm 1925 - 1926 ông tham gia phong trào đòi “ân xá” nhà yêu nước Phan Bội Châu và tham gia lãnh đạo cuộc bãi khóa truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Năm 1927, ông gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tham gia cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương ở Bắc Kỳ. Năm 1930, được chỉ định vào Ban Tuyên truyền cổ động trung ương của Đảng, nhưng bị đế quốc bắt và bị kết án tù, đày đi Sơn La. Cuối năm 1936, ông được trả lại tự do.
Năm 1940, ông là chủ bút báo Giải phóng, cơ quan của xứ ủy Bắc Kỳ, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1941, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Đế quốc Pháp điên cuồng truy lùng, năm 1943 chúng kết án ông tử hình vắng mặt. Đêm 9-3-1945, ông chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng, ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và chủ trương Tổng khởi nghĩa. Tháng 8 – 1945, ông được cử phụ trách Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, giữ chức Tổng Bí thư đến tháng 10 – 1956.
Năm 1958, ông làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban khoa học Nhà nước. Năm 1984, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1982, ông lại được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; tháng 7 năm 1986, ông được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quý khác.
12. Đường Châu Văn Liêm (1902 - 1930)
Ông sinh tại làng Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông làm nghề dạy học ở Long Xuyên, Chợ Thủ - An Giang.
Năm 1927, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Sau đó ông được cử vào ban thường vụ kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội Nam Kỳ. Ông thôi dạy học và chuyên tâm làm cách mạng. Tháng 6 năm 1929, ông được cử làm đại biểu kì bộ Nam Kỳ đi dự đại hội ở Hương Cảng. Sau đó ông về nước với nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, để thành lập Đảng Cộng sản. Do đó, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập trong Nam. Ngày 6 tháng 1 năm 1930, ông cùng với Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị thống nhất hai tổ chức cộng sản trong nước, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến ngày 4 tháng 5 năm 1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn nhân dân tham dự, kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đầu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nhân dân, đòi giảm sưu thuế... Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi.
13. Đường Nguyễn Hữu Huân (1830-1875)
Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân) Quê quán làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh tiền Giang). Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam phần là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, ông đã từ bỏ nghề dạy học, chiêu tập đoàn quân nghĩa dũng đứng lên chống Pháp (năm 1860). Năm 1861, ông cùng nghĩa binh hoạt động từ Tân An đến Mỹ Tho. Đầu năm 1862, bị Pháp đánh úp, bắt và giải ông về Sài Gòn. Lựa lúc đối phương sơ hở, ông trốn thoát. Đầu năm sau, ông cùng Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) chiêu mộ nghĩa binh để khởi nghĩa lần thứ hai.
Tháng 6 năm 1863, lúc ban đêm Pháp bất ngờ đem quân tấn công căn cứ Thuộc Nhiêu (thuộc xã Dưỡng Điềm, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường), ông rút về vùng Thất Sơn, thuộc Châu Đốc, tỉnh An Giang tiếp tục hoạt động. Pháp bắt ông sau đó, đến ngày 22 tháng 8 năm 1864, ông bị kết án 10 năm tù khổ sai và bị đày đi Cayenne, là một thuộc địa của Pháp.
Sau 5 năm ra tù, ông tiếp tục hoạt động nhiều nơi và Pháp bắt kết án tử hình. Ngày 19 tháng 5 năm 1875 (âm lịch: 14 tháng 4 năm Ất Hợi), Pháp cho tàu chở ông xuôi theo dòng sông Bảo Định về Mỹ Tịnh An, để hành quyết tại Bến Tranh lúc 12 giờ trưa. Năm ấy ông 45 tuổi.
14. Đường Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Quê làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Ngày 25/12/1927, Ông trở thành người lãnh đạo tối cao của tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng (gọi tắt là VNQDĐ). Ngày 9/2/1929 tại chợ Hôm (Hà Nội) xảy ra vụ trùm mộ phu Ba-danh bị đảng viên VNQDĐ ám sát. Thực dân Pháp điên cuồng thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng và lùng bắt gắt gao những đảng viên của VNQDĐ. Nguyễn Thái Học và lãnh đạo của VNQDĐ đã quyết định tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái với chủ trương bạo động (2/1930).
Ngày 20/2/1930 Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt - Chí Linh - Hải Dương. Ngày 17/6/1930 Ông cùng với 10 đảng viên khác của VNQDĐ bị xử tử tại pháp trường Yên Bái.
15. Đường Nguyễn Minh Trí (1946 - 1967)
Ông quê xã An Bình, huyện Hồng Ngự, tỉnh Sa Đéc (nay tỉnh Đồng Tháp).
Khi tham gia vào đơn vị xạ thủ B41, Tiểu đoàn 502 ông rất gan dạ và đánh các trận ác liệt, tiêu biểu là trận đánh ngày 04/12/1967 trên sông Rạch Ruộng vào Đồng Tháp Mười. Mỹ dùng chiếc Hạm đội nhỏ đưa hàng trăm tàu chiến mở trận càn quét qui mô lớn. Ông sử dụng B41 bắn tàu tới 9 quả (quy định mỗi người chỉ có khả năng bắn tối đa 04 quả), làm chìm 07 chiếc tàu Mỹ và hai chiếc khác bị thương. Trong trận đấu này ông đã hy sinh anh dũng, ngày 30/10/1977 Liệt sĩ Nguyễn Minh Trí được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
16. Đường Út Tịch (1931 – 1968)
Bà tên thật là Nguyễn Thị Út, nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc xã Tam Ngãi, huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh).
Tháng 12 năm 1949, lực lượng Việt Minh mở Chiến dịch Cầu Kè, là chiến dịch công kích lớn đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ, bà được giao công tác giao liên, trinh sát của tổ chức Công an xung phong do ông Chín Luông chỉ huy, chịu trách nhiệm dõi, nắm vững tình hình quân Pháp, báo tin kịp thời với lực lượng quân sự địa phương và bộ đội chủ lực để hiệp đồng tác chiến (trận Rạch Cách, trận bót Bến Cát) gây nhiều tổn thất cho quân Pháp và lực lượng bổ sung trong chiến dịch này.
Sau khi lập gia đình với ông Lâm Văn Tịch, một chiến sĩ Việt Minh tại địa phương, bà vẫn tiếp tục hoạt động trong đội du kích địa phương, tham gia tổng cộng 8 trận công đồn, gây nhiều thiệt hại cho quân địch.
Sau Phong trào Đồng khởi, ông bà tham gia hoạt động quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù phải chăm lo chuyện gia đình và con cái, nhưng bà vẫn tích cực tham gia hoạt động binh vận, du kích, tham gia đánh nhiều trận, tuyên truyền vận động nhiều binh lính bỏ ngũ. Năm 1964, bà được kết nạp vào Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam.
Sau năm 1965, bà được điều về Quân khu 9 công tác. Trong một trận oanh kích bằng máy bay B52 của Mỹ vào ngày 27 tháng 11 năm 1968 xuống vùng Tân Châu, Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang), bà và người con gái thứ 3 không may bị tử thương. Bà nổi tiếng với câu nói "Còn cái lai quần cũng đánh".
17. Đường Lê Duẩn (1907 - 1986)
Quê làng Hậu Kiên, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1928, ông tham gia Đảng Tân Việt. Năm 1929, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1930, ông là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, ông là Ủy viên Ban Tuyên huấn của Xứ ủy Bắc Kỳ, bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, kết án 20 năm tù và lần lượt bị giam ở các nhà lao Hà Nội, Sơn La, Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do.
Năm 1937 ông giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Trung Kì. Năm 1939, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1940, ông bị địch bắt ở Sài Gòn, kết án 10 năm tù và đày ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông về đất liền tham gia cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Năm 1951 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Từ năm 1946 -1954 ông giữ các cương vị: Bí thư Xứ ủy, Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Từ năm 1954 - 1957, ông ở lại miền Nam chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Mĩ. Năm 1956, ông dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam. Năm 1957, ông lại được điều động ra Trung ương làm việc. Năm 1960 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất, từ năm 1978 là Bí thư Quân ủy Trung ương.
Tại Đại hội lần thứ IV (1976) và lần thứ V (1982), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư. Ông là đại biểu Quốc hội khóa II, III. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng. Ủy ban giải thưởng quốc tế Lênin tặng ông giải thưởng "Vì sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc"
18. Đường Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998)
Ông tên thật là Nguyễn Văn Cúc, quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Năm 1929, ông tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01-05-1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do.
Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1941, ông bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.
Năm 1945, ông hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949-1960, ông là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, ông được bầu làm Bí thư rồi sau Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.
Năm 1976, ông giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.
Năm 1981, ông làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ông được bầu làm Tổng Bí thư kiêm Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).
19. Đường Hùng Vương (…-…)
Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), truyền ngôi được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương. Về sau, một số biên niên sử Việt Nam đã chép thời đại huyền thoại này vào chính sử.
20. Đường Võ Chí Công (1912-2011)
Tên khai sinh Võ Toàn, quê xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam)
Tháng 5 năm 1935, Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1936, Ông làm Bí thư Chi bộ ghép (một số xã thuộc huyện Tam Kỳ). Năm 1939, làm Bí thư Huyện uỷ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1940, làm Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1941, Ông được phân công phụ trách các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Phú Yên. Năm 1942, rồi được phân công vào gây dựng cơ sở tại các tỉnh cực nam Trung Bộ.
Năm 1943, ông bị địch bắt, kết án tù chung thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù giam ở nhà lao Hội An, sau đầy đi nhà tù Buôn Mê Thuột.
Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, ông làm Trưởng ty Tư pháp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Chính trị viên Trung đoàn 93. Trong thời kỳ Chiến tranh chống Mỹ, ông là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961-1975), Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (1962-1975), Phó Chủ tịch Thường trực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1962-1976) Bộ trưởng Bộ Hải sản Việt Nam (1976-1977), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam (1977-1979). Ông được xem như Chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam khi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992.
21. Đường Phan Đăng Lưu (1902-1941)
Quê xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Cuối năm 1925 ông được kết nạp vào tổ chức cách mạng Hội Phục Việt ở Vinh. Đầu năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Cũng thời gian đó ông bị giặc Pháp bắt và bị đày lên Buôn Ma Thuột. Tại đây, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1936 ông được trả tự do và tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông được Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định vào Ban Chấp hành lâm thời xứ uỷ Trung Kỳ và năm 1938 ông được bầu vào ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Ngày 22/11/1940 ông vào Sài Gòn hoạt động thì ông bị bắt. Ngày 3 tháng 3 năm 1941 đế quốc Pháp mở toà án binh xử một số đồng chí trong đó có ông, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình. Ông bị bắn ngày 28/8/1941 tại Hooc Môn - Gia Định.
22. Đường Trần Văn Giàu (1911 - 2010)
Quê xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An); thường trú tại số nhà 245/3 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Đồng chí vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1930; Tháng 10/1943, Đồng chí được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Tháng 9/1945, đồng chí được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Năm 1949 đến 1951, đồng chí được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin, sau đó chuyển sang công tác ở Bộ Giáo dục, tham gia xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao. Năm 1954, đồng chí làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1962 – 1975, đồng chí công tác tại Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Lịch sử Việt Nam.
23. Đường Nguyễn Tất Thành (1890 - 1969)
Tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc quê ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, tìm đường cứu nước. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh) và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
24. Đường Phạm Hùng ( 1912 - 1988)
Đồng chí Phạm Hùng tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh năm 1912 tại xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1928, đồng chí tham gia tổ chức "Nam kỳ học sinh liên hiệp hội" và "Thanh niên cộng sản đoàn", đồng chí được cử làm bí thư. Năm 1930 chi bộ Đảng cộng sản được thành lập, đồng chí Phạm Hùng là uỷ viên bí mật của nhà trường.
Tháng 8/1945 Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí giữ 2 nhiệm vụ quan trọng: Bí thư Xứ uỷ và Giám đốc quốc gia tự vệ cục Nam bộ. Năm 1952 đồng chí được chỉ định làm Uỷ viên trung ương cục miền Nam, kiêm bí thư và chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chánh phân Liên khu miền Đông Nam bộ. Năm 1957 đồng chí được cử làm Bộ trưởng phủ thủ tướng.
Năm 1958 đồng chí làm phó Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Năm 1967 đồng chí được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Trung ương cục Miền nam. Tháng 6/1987 đồng chí nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và mất 1988 do bệnh.
25. Đường Tôn Đức Thắng (1888 - 1980)
Ông còn có bí danh Thoại Sơn, quê Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm 1912, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi tại trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ - nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vì vậy bị sa thải.
Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp.
Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ, bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928) chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam và sau đó được phân công lãnh đạo nhiều chức vụ.
Năm 1960: Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1969: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1976: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm 1980: Qua đời vào ngày 30/3 tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.
26. Đường Lý Tự Trọng (1914-1931)
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng, còn được gọi là Huy, quê quán ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập và nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi.
27. Đường Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964)
Quê tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Đồng chí tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.
Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành. Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.
28. Đường Nguyễn Viết Xuân (1934 - 1964)
Quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952 anh làm chiến sĩ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, Nguyễn Viết Xuân là chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, quân khu 4. Ngày 18/11/1964 cuộc chiến đấu tại vùng ChaLo thuộc miền Tây tỉnh Quảng Bình anh đã bị thương nát đùi bên phải. Anh đã yêu cầu y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng tiếp tục dìu vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu với lời hô “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”. Do bị thương quá nặng anh đã hy sinh.
29. Đường Nguyễn Trung Trực (1838-1868)
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, tự là Chơn. Quê thôn Bình Nhật, tổng Cửu Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Năm 23 tuổi, Nguyễn Trung Trực tham gia lực luợng nghĩa quân chống Pháp, giữ chức quyền sung quản binh đạo, thường được gọi là Quản Lịch.
Ngày 10/12/1851 sau khi nắm được tình hình qui luật hành quân của giặc, Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp cùng nhân dân địa phuơng dùng mưu kế tổ chức tấn công, tiêu diệt lính Pháp trên tàu, tiêu hủy toàn bộ chiếc tàu Ét-Pê-Răng trên sông Nhật Tảo.
Sáng ngày 16 tháng 06 năm 1868 Nguyễn Trung Trực đã chủ động tấn công đồn Rạch Giá . Sau một trận quyết chiến giáp lá cà, hầu hết quân địch trong đồn bị giết, kể cả đồn truởng và chủ tỉnh Rạch Giá.
Tháng 9 năm 1868 quân Pháp do tên bán nước Huỳnh Công Tấn dẫn đường đổ bộ lên Phú Quốc bao vây, tiêu diệt nghĩa quân. Lưc lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Bị vây hãm nhiều ngày, lương thực cạn kiệt, để tránh cho nghĩa quân khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn ông đành phải để cho giặc bắt.
Ngày 27/10/1868 Nguyễn Trung Trực bị địch giải về Rạch Giá xử tử, anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh, để lại cho đời sau câu nói bất hũ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây”
30. Đường Nguyễn Thị Định (1920 - 1992)
Quê tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1960, bà là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam (1965 - 1975) và được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1974; Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1976.
Từ năm 1980, bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới, đại biểu Quốc hội từ khóa VI - VIII; Ủy viên Hội đồng Nhà nước từ tháng 1/1981; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1987. Năm 1995, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
31. Đường 30 tháng 4
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
32. Đường Ngô Quyền (898 - 944)
Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam ở tại Đường Lâm (Ba Vì - Hà Tây). Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán.
Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Thao chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán.
Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua từ năm 939 đến 944 thì mất.
* KHU CHỢ THƯỜNG THỚI
1. Đường Trần Anh Điền (1922 - 2016)
Đồng chí TRẦN ANH ĐIỀN (Tám Bé), tên khai sinh Trần Vân Điền, sinh ngày 15-2-1922, tại làng Mỹ Xương, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp); thường trú tại phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh.
Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 12/1950, ông bị địch bắt trong một trận càn và giam đến tháng 11/1951 ra tù. Đầu năm 1955, ông làm Bí thư Huyện uỷ Cao Lãnh.
Tháng 9/1959, ông nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Tỉnh uỷ, phụ trách công tác tổ chức, tuyên huấn binh vận tỉnh Kiến Phong. Tháng 10/1960, ông được Khu uỷ Khu Trung Nam Bộ chỉ định Bí thư Tỉnh uỷ kiến Phong. Ông có công lớn cùng tập thể Tỉnh uỷ duy trì và phát triển lực lượng vũ trang tỉnh nhà, phát động phong trào nổi dậy phá thế kìm kẹp, giải phóng vùng nông thôn. Từ tháng 6/1964 đến tháng 3/1965, ông đi học Trường Nguyễn Ái Quốc và trở về tiếp tục nhiệm vụ Bí thư Tỉnh uỷ.
Đầu năm 1976, giải thể Khu và thành lập các tỉnh mới, ông về làm Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp. Ông và Tỉnh uỷ chủ trương tiến công khai thác Đồng Tháp Mười.
2. Đường Phạm Hữu Lầu (1906 - 1959)
Ông Phạm Hữu Lầu bí danh là Tư Lộ là nhà hoạt động cách mạng, quê tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay phường 4, thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1928, ông gia nhập Thanh niên cách mạng Đồng chí hội ở Cao Lãnh được bầu làm tổ trưởng, 10/1929 được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng và được đề cử vào Ban chấp hành lâm thời Trung ương An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 02 năm 1930, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giữa năm 1930 đi dự hội nghị Ban chấp hành Trung ương làn thứ nhất ở Hương Cảng, đến Hải Phòng thì bị địch bắt giải về nhà lao Hỏa Lòa, Hà Nội, sau đưa ông về Sài Gòn xét xử, kết án chung thân rồi đày ra Côn Đảo.
Sau khi ra tù năm 1936, ông tham gia Xứ uỷ Nam kỳ và hoạt đông trong nhóm Dân chúng ở Sài Gòn, Cao Lãnh, Rạch Giá cho đến cuối năm 1939 ông tiếp tục bị bắt và kết án 05 năm tù ở Côn Đảo
Sau Cách mạng tháng Tám, ông từ Côn Đảo trở về, được phân công làm Bí thư Tỉnh đảng bộ Sa Đéc, cuối năm 1949 ông được rút kên Khu ủy khu 8, Tháng 5 năm 1951 làm Bí thư tỉnh uỷ Mỹ Tho kiêm Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến Hành chính phân liên khu miền Đông, rồi làm Ủy viên Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến Hành chính Nam bộ, phụ trách Công an và Thương binh.
Sau hiệp định Genève, ông được phân công ở lại miền Nam, làm Phó Bí thư, Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Ông từ trần ngày 16 tháng 12 năm 1959 tại Campuchia do bệnh.
3. Đường Nguyễn Văn Trí (1912 - 1965) bí danh: Hai Trí.
Quê quán: tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnh Tiền Giang.
Năm 1929 gia nhập An Nam Cộng sản Đảng. Năm 1930, Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, là tỉnh ủy viên Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre. Ông là người xây dựng cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Bến Tre
- Năm 1931, ông bị bắt và kết án tử hình cùng với các ông Phạm Hùng, Nguyễn Văn Tây. Nhưng do phong trào đấu tranh của nhân dân ta thực dân Pháp phải giảm án xuống chung thân khổ sai và đày ông đi Côn Đảo.
- 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Mỹ Tho.
- Cuối tháng 7 năm 1948, trên bờ kênh Năm Ngàn giữa chiến khu Đồng Tháp Mười, Đại hội đại biểu xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất được triệu tập. Ông được bầu làm Xứ Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ cùng các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thanh Sơn…
- Năm 1950, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Tỉnh căn cứ Đồng Tháp, ông được cử làm Bí thư tỉnh Ủy
- Năm 1951 Ông được Trung ương Cục điều về làm Trưởng ban căn cứ địa Nam bộ. Sau tập kết ra Bắc và làm Thứ Trưởng Bộ nông nghiệp. Ông mất năm 1965.
4. Đường Nguyễn Xuân Trường (1922 - 2006)
Ông Nguyễn Xuân Trường, bí danh Mười Nhẹ, quê làng An Bình, tổng An Phước, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Tháng 11/1955, ông làm Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Châu Đốc, đến tháng 7/1956 được đưa về huyện Hồng Ngự, bổ sung vào Ban Thường vụ Huyện uỷ; năm 1957 đề bạt làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Huyện ủy, được bổ sung vào Tỉnh uỷ Kiến Phong. Tháng 9/1962, Tỉnh uỷ điều động ông về làm Bí thư Huyện ủy Thanh Bình. Được hơn 01 năm, Tỉnh uỷ rút ông lên phụ trách công tác Dân vận - Mặt trận và bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rồi Phó Bí thư. Từ tháng 11/1972 đến tháng 3/1974, được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Kiến Phong.
Giữa năm 1974, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Kiến Phong giải thể, để thành lập 2 tỉnh Long Châu Tiền và Sa Đéc, ông Nguyễn Xuân Trường được điều về làm Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Long Châu Tiền đến hết năm 1975.
Đầu năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập, ông Nguyễn Xuân Trường được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
5. Đường Nguyễn Thị Lựu (1909 - 1988)
Bà Nguyễn Thị Lựu (Tám Lựu) tên thật là Đỗ Thị Thưởng, sinh ngày 23/9/1909, tại làng Hoà An, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc. Nay là Phường Hòa Thuận, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Bà được kết nạp vào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội cuối năm 1928.
Cuối năm 1930 bà được cử vào tỉnh ủy Mỹ Tho. Đầu năm 1931 bà được điều lên Sài Gòn tham gia xứ ủy và là thường vụ Tổng công hội đỏ. Cuối tháng giêng năm 1931 bà bị địch bắt, bị kết án 5 năm tù.
Năm 1949, Bà được xứ Ủy Nam bộ điều về thành lập Đảng bộ Sài Gòn - Chợ lớn, làm bí thư Ban phụ vận và là Hội trưởng hội Liên hiệp phụ nữ thành phố (Tám tổ chức phụ nữ: Cứu quốc, Việt Nam, Xã hội, dân chủ, công thương, Lao động, Phật giáo, Trí thức).
Năm 1954 - 1958, Bà làm phó chủ tịch phong trào bảo vệ hoà bình Sài Gòn - Chợ lớn, Bí thư Ban trí vận và là ủy viên Ban mặt trận xứ ủy. (Phong trào bảo vệ hoà bình: mục đích đấu tranh chống vi phạm hiệp định Giơnevơ (tương tự phong trào Đông Dương đại hội 1939) (trang 208).
Năm 1961-1976, Bà là phó tổng thư ký Ủy ban mặt trậnTrung ương và là phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô . Năm 1976-1979, Bà là ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam.
06. Đường Trần Văn Lẫm (1895 - 1932)
Quê Ấp Long Hưng, xã Long Thuận quận Tân Châu nay huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1929, Trần Văn Lẫm là một trong những hội viên của chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Long Sơn - Long Thuận, đồng chí tích cực hoạt động thu hút nhiều người tham gia vào các hội vần đổi công, hội lợp nhà, hội nhà vàng…
Năm 1930, vào Đảng Cộng sản Việt Nam và nhận nhiệm vụ Bí thư chi bộ Long Thuận - Long Sơn quận Tân Châu, Hưởng ứng cao trào đấu tranh 1930 - 1931, chi bộ phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống địch sôi nổi. Đồng chí Trần Văn Lẫm đã dũng cảm trực tiếp trèo lên cây sao ở đình làng Long Sơn treo lá cờ đỏ búa liềm.
Ngày 9-1-1932, tên xếp Cung dẫn lính bố ráp bắt được đồng chí tại xã Thường Thới (nay xã Thường Thới Tiền) giải về khám Tân Châu. Tại đây, chúng khảo tra đồng chí dã man. Biết khó sống nổi với lũ ác ôn này, mặc dù sức kiệt trong lúc bị tra tấn, hai tay bị trói, đồng chí vẫn cố sức đá tên xếp Cung ngã nhào. Bọn địch hùa nhau đánh đồng chí đến chết tại phòng điều tra.
07. Đường Nguyễn Văn Tiệp (1945-1996)
Quê xã Tân Thành, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nay xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Ông tham gia Du kích xã, sau xin vào công trường sản xuất vũ khí. Trong 10 năm Ông cùng các đồng chí trong đơn vị sản xuất 7.904 quả lựu đạn, 145 trái mìn, tháo gỡ 1.200 bom…Ông 03 lần được bầu dũng sĩ quyết thắng, chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh.
Ngày 30/8/1978 ông được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
08. Đường Trần Thị Nhượng (1928 - 1988 )
Bà còn có tên là Trần Thị Ngài, thường gọi là Sáu Ngài, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1896, tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Ngày 15 tháng 6 năm 1928, bà được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, bà được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng và làm Bí thư Chi bộ liên xã vào năm 1930. Cách mạng Tháng Tám 1945 nổ ra, bà trực tiếp chỉ huy quần chúng khởi nghĩa. Bà cùng đoàn đại biểu Mặt trận Việt Minh tiến vào dinh tỉnh trưởng và toà hành chính Sa Đéc, cưỡng chiếm chính quyền tại tỉnh.
Từ giữa năm 1946 đến cuối năm 1949, bà làm Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc; sau đó được điều động về làm công tác Kinh tế - Tài chính của Trung ương cục, rồi công tác Phụ nữ Nam Bộ đến ngày đình chiến 1954. Những ngày đầu kháng chiến, để tập trung lo công tác, bà gởi con cho người thân nuôi dưỡng. Sau đó, cả hai người con đều bị bệnh nặng, từ trần ở tuổi thiếu nhi.
Tập kết ra miền Bắc, năm 1955, bà làm Phó Giám đốc trại Nhi đồng. Từ năm 1959 - 1962, bà là Hiệu trưởng Trường Học sinh miền số 6, ở Hải Phòng. Năm 1964, bà là Phó Giám đốc Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. Năm 1966, bà nghỉ hưu.
09. Đường Phạm Hoàng Dũng (1952 – 1978)
Ông quê xã Thường Phước 1 huyện Hòng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1968 ông tham gia Du kích xã, đến năm 1975 ông chuyển qua Công an xã.
Năm 1977, Ponpot gây ra chiến tranh Tây Nam, ông vận động các quân nhân phục viên trở lại phục vụ chiến đấu cùng vói nông dân, thanh niên, lấy lực lượng Du kích xã làm nồng cốt thành lập đại đội lấy tên 732, do lúc bấy giờ lực lượng ta ít. Đại đội được công nhận thuộc Tiểu đoàn 4, Bộ đội địa phương tỉnh.
Ngày 28/02/1978, một Tiểu đoàn địch đánh chiếm đồn biên phòng. Ông nhận lệnh phục kích địch đến 6h30, địch lọt vào mai phục, với mưu trí chiến đấu đến gần 12h00, ông cùng 04 đồng chí khác đánh chia cắt đội hình địch làm cho họ hoảng loạn thất trận. Trân này tiêu diệt được 75 tên địch, bắt sống 02 tên và thu 30 khẩu sung.
Ngày 19/5/1978, địch chia làm hai cánh quân khoảng 400 tên từ biên giới đánh sâu vào nội địa xã Thường Phước, trận đánh rất ác liệt. Đơn vị ông hy sinh 03 đồng chí và bị thương cũng nhiều, ông ra lệnh toàn bộ rút lui, chỉ một mình kiên cường chống địch và anh dũng hy sinh.
Ghi nhận công lao của ông, Chủ tịch nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 29/8/1985.
10. Đường Nguyễn Văn Bảnh (1927-1972)
Quê ở làng Tân Thành, tổng An Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc (nay xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1957 ông tham gia cách mạng ban đầu làm giao liên, sau làm Nông hội, đến năm 1964 ông tham gia Du kích xã. Ông tham gia đánh địch rất kiên cường nổi bật nhất là các trận:
Ngày 11/8/1965 ông dùng vũ khí tự tạo đánh hư 02 chiếc thuyền, diệt 04 lính trong đó có 02 lính Mỹ.
Ngày 08/7/1967, địch đem 02 Tiểu đoàn đánh phá vùng giải phóng Tân Thành với sự yểm trợ của không quân. Tổ du kích của ông có 03 người trong đó 02 người bỏ trận địa còn 01 mình ông chống đỡ và đẩy lùi 06 đợt tiến công của địch từ 06h đến 16h cùng ngày. Ông diệt được 04 tên giặc, làm bị thương 06 tên khác và thu 03 súng.
Ngày 03/3/1968, 02 Trung đội biệt kích bao vây cuộc hội nghị của Chỉ huy xã. Chỉ một mình ông tiếp cận địch và nổ súng, ném lựu đạn địch hoảng loạn tháo chạy.
Ngày 01/11/1972, địch càng vào vùng giải phóng bắn chết một cán bộ xã, với cương vị Tiểu đội trưởng du kích xã ông được phân công cùng 02 du kích khác đi lấy xác và bị lọt vào ổ phục kích của địch, ông chiến đấu kiên cường và diệt một tên địch rồi ông cũng hy sinh.
Ngày 30/10/1978 Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
11. Đường Nguyễn Văn Phối (1916-1966)
Quê làng Mỹ Nghĩa, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc nay là xã Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Từ năm 1936 - 1939, ông hăng hái tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1939. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, ông bị đế quốc Pháp bắt giam ở nhà tù Bà Rá, đến tháng 3/1945. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động ở Chi bộ Mỹ Ngãi - Phong Mỹ. Tháng 4/1945, ông được Chi bộ cử làm đại biểu dự Hội nghị Liên Tỉnh uỷ Long Xuyên - Sa Đéc để bầu đại biểu đi dự hội nghị Tân Trào.
Tháng 6/1945, ông là Huyện uỷ viên Huyện uỷ Cao Lãnh, cuối năm 1946, được đề bạt vào Ban Thường vụ, đến tháng 3/1947, làm Bí thư Huyện uỷ. Tháng 8/1948, ông được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sa Đéc, phụ trách Hội Nông dân tỉnh.
Từ năm 1951 - 1952, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, kiêm Trưởng ban Kinh tế - Tài chính. Cuối năm 1952, được cử làm Phó Bí thư/Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Long Châu Sa cho đến năm 1954.
Được chọn ở lại miền Nam (không đi tập kết), từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1960, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ các tỉnh: Sa Đéc, Long An, Kiến Phong và là Uỷ viên Liên Tỉnh uỷ (Khu Uỷ viên Khu VIII).
Sau cuộc Đồng khởi năm 1960, ông được Khu uỷ Khu VIII rút lên, phân công phụ trách quân sự, được bổ sung vào Ban Thường vụ Khu uỷ. Khi Bộ tư lệnh Quân Khu VIII được thành lập, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Chính trị Quân Khu VIII.
Cuối năm 1961, ông được Trung ương cục rút lên, phân công làm Chính uỷ Đoàn 962, nhiệm vụ chính là tổ chức vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển.
Năm 1966, trong một chuyến đi công tác từ Bến Tre qua Trà Vinh, tàu của ông bị tàu địch phát hiện bao vây ở cửa biển Cổ Chiên, gần vàm Khâu Băng thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, ông đã nổ mìn phá tàu, hy sinh anh dũng, bảo vệ bí mật chiến lược của Đảng.
12. Đường Trần Hữu Thường (1844-1921) là nhà giáo nổi tiếng ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Quê ở làng Phú Thuận, tổng An Thành, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Sau năm 1956, xã này được sáp nhập vào quận Hồng Ngự thuộc tỉnh Kiến Phong (ngày nay là xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Pháp chiếm xong Nam Kỳ vào năm 1867, biết ông là bậc cao sĩ, nhà cầm quyền Pháp đã mấy lần mời ông ra hợp tác, hứa ban cho cả chức "tri huyện danh dự", nhưng trước sau ông vẫn khéo từ chối.
Ông nổi tiếng là thầy dạy giỏi, nên học trò nhiều nơi tìm đến xin học rất đông. Trong số ấy, có Nguyễn Quang Diêu.
Năm Tân Dậu (1921), Trần Hữu Thường mất vì bệnh già, hưởng thọ 77 tuổi. Mộ phần của ông hiện vẫn còn tại quê nhà.
13. Đường Công trình Công cộng
- Tên hồ: Hồ sinh thái Tứ Thường, diện tích 63.835,75m2, Hồ nằm trong khu dân cư được xây dựng trên diện tích đất ruộng trước đây để tạo không gian đẹp, không khí trong lành, điểm vui chơi của người dân.
ĐẶT TÊN 23 ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Nghị quyết số 258/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
TT | Tên đường (tạm thời) | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (m) | Nền rộng (m) | Mặt rộng (m) | Kết cấu | Tên đường dự kiến | Tóm tắt tiểu sử (xem phần B) |
I. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CÓ TÊN ĐANG SỬ DỤNG | |||||||||
1 | Đường Đốc Binh Vàng | Quốc lộ 30 | Bến đò chợ thủ | 1.500 |
| 7-10 | Nhựa | Đường Trần Văn Năng | Sinh năm (1763 - 1835), người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, là võ tướng nhà Nguyễn; ông lâm trọng bệnh và mất năm 1835. Hiện nay đền thờ thượng tướng quận công Trần Văn Năng ở rạch Đốc Vàng, xã Tân Thạnh là di tích lịch sử cấp quốc gia. |
2 | Đường 30/4 | Quốc lộ 30 | Đường Nguyễn Huệ | 350 |
| 10 | Nhựa | Đường 30/4 | 30/4 là sự kiện lịch sử giaỉ phóng miền Nam thống nhất đất nước. |
3 | Đường 3/2 | Đường 30/4 | Đường Xẻo Miễu | 1.240 |
| 05 | Nhựa | Đường 3/2 | Sự kiện Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 | Đường Phan Văn Tuý | Đường Hai Bà Trưng | Đường vào Ban nhân dân Khóm Tân Đông B | 410 |
| 05 | Nhựa | Đường Phan Văn Tuý | - Năm sinh: 1909. - Nơi sinh: Xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. - Quê quán: Xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. - Nguyên: Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. (Bí thư Chi bộ xã Bình Thành) |
5 | Đường Lý Thường Kiệt | Đường 30/4 | Đường vào Ban nhân dân Khóm Tân Đông B | 470 |
| 05 | Nhựa | Đường Lý Thường Kiệt | Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu[1]. |
6 | Đường Trần Hưng Đạo | Đường 30/4 | Đường Đốc Binh Vàng | 200 |
| 05 | Nhựa | Đường Trần Hưng Đạo | Trần Hưng Đạo (1232 - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn; là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn ViệtNamthời Trần. Thân thế và sự nghiệp Thân thế Trần Hưng Đạo' là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột [2], và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông [3]. Nguyên quán ông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. . |
7 | Đường Nguyễn Huệ | Quốc lộ 30 (Cầu Đốc Vàng Hạ) | Quốc lộ 30 (Cầu Cái Tre) | 910 |
| 03-5 | Nhựa | Đường Nguyễn Huệ | Nguyễn Huệ sinh năm (1753-1792). Thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm, sau gọi là Bình. Cả ba anh em đều theo học thầy Hiến, một nhà nho bất đắc chí, vì phản đối chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên bỏ trốn vào Quy Nhơn mở trường dạy học ở ấp Yên Thái. |
8 | Đường Nguyễn Văn Trỗi | Quốc lộ 30 | Đường Xẻo Miễu | 2.600 |
| 03 | BT+ nhựa | Đường Nguyễn Văn Trỗi | Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964) được phong tặng anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, truy tặng Huân chương Thành đồng hạng I. |
9 | Đường Xẻo Miễu | Quốc lộ 30 | Đường Nguyễn Văn Trỗi | 440 |
| 07 | BT nhựa | Đường Xẻo Miễu | Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa nơi đây có cái Miễu cúng Bà rất linh thiêng nhân dân rất tính ngưỡng |
10 | Đường Hai Bà Trưng | Quốc lộ 30 | Đường Trần Hưng Đạo | 50 |
| 5 | Nhựa | Đường Hai Bà Trưng | Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội). Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt |
11 | Đường Cụm dân cư 256, D3 | Đường Đốc Vàng Hạ (Bờ Đông) | Đường Nguyễn Huệ | 386 |
| 05 | Nhựa | Đường Trương Thị Y | - Năm sinh: 1918 - 1968 - Quê quán: làng Mỹ Luông, quận Chợ mới, tỉnh Long Xuyên - Trú quán: làng Tân Phú, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên. (nay là thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). |
12 | Đường Cồn Phú Mỹ | Quốc lộ 30 | Ranh Phú Mỹ - Tấn Long | 1.700 |
| 03-5 | Nhựa | Đường Cồn Phú Mỹ | Con đường mang tên Cồn Phú Mỹ, thuộc Khóm Phú Mỹ của Thị trấn Thanh Bình |
13 | Đường Kênh Nhà Thương | Nguyễn Văn Trỗi (Cầu Trần Văn Năng) | Nguyễn Văn Trỗi (Khối vận) | 1.500 |
| 1.500 | BTXM | Đường Trần Thị Nhượng | Bà còn có tên gia đình là Trần Thị Ngài, thường gọi là Sáu Ngài (theo thông lệ miền Nam), sinh ngày 15 tháng 3 năm 1896, tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc(nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). |
14 | Đường Kênh Trà Bông | Quốc lộ 30 (Cầu Trà Bông) | Đường Nguyễn Văn Trỗi (Cầu Đình) | 1.200 |
| 1.200 | BTXM | Đường Trà Bông (bắc) | Theo truyền thuyết dân gian: Buổi đầu tên Tà Bông; “ Tà” là âm tiết Khmer có nghĩa là ông. Tà Bông là Ông Bông, lâu ngày đọc trại thành tTra2, như Trà Ôn, trà Cú… ở các nơi khác |
15 | Đường Kênh Trà Bông | Quốc lộ 30 (Cầu Trà Bông) | Đường Nguyễn Văn Trỗi (Cầu Đình) | 1.210 |
| 1.210 | Nhựa | Đường Trà Bông (Nam) | |
II. DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CHƯA TÊN ĐỀ NGHỊ ĐẶT MỚI | |||||||||
1 | Quốc lộ 30 | Cầu Cái Tre (Km 53+958) | Cầu Trà Bông (Km 59+508) | 5.550 |
| 06 | Nhựa | Đường Lê Văn Nhung | - LÊ VĂN NHUNG, sinh năm: (1916-1941) - Bí danh: Lê Hồng Thanh, Tư Ú. - Nơi sinh: Tại Làng Tân Huề, quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp). - Quê quán: xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. |
2 | Tuyến dân cư 2B | Quốc lộ 30 (Cầu Mương lớn) | Đường Đốc Vàng Hạ (Bờ Đông) | 3.440 |
| 04 | Nhựa | Đường Nguyễn Văn Biểu (Phòng Biễu) | - Nguyễn Văn Biểu sinh năm 1830, mất năm 1914.
|
3 | Đường vào Trụ sở Phòng VHTT cũ | Quốc lộ 30 | Đường Nguyễn Văn Biểu | 1.077 |
| 12 | Nhựa | Đường Nguyễn Ngọc Cam | - NGUYỄN NGỌC CAM - Năm sinh: 1906. - Nơi sinh: Xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. - Quê quán: Làng Tân Thạnh, Quận Chợ Mới, Tỉnh Long Xuyên (Nay là Xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp). - Nguyên: Bí thư Tổng Phong Thạnh Thượng (Nay là huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) |
4 | Đường ĐT 855 nối dài | Quốc lộ 30 | Đường Nguyễn Huệ | 1.477 |
| 07-14 | Nhựa | Đường Võ Văn Kiệt | Võ Văn Kiệt; tên khai sinh là Phan Văn Hoà; bí danh : Sáu Dân. Sinh ngày 23-11-1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1938, đồng chí tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11-1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện uỷ viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. |
5 | Đường N1 | Đường Trương Thị Y | Đường Võ Văn Kiệt | 1.71 |
| 12 | Nhựa | Đường Bắc Dầu - Quán Tre | - Trương Thị Y (1918-1968) - Năm sinh: 1918 - Quê quán: làng Mỹ Luông, quận Chợ mới, tỉnh Long Xuyên - Trú quán: làng Tân Phú, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên. (nay là thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). |
6 | Đường Cái Tre | Quốc lộ 30 | Kênh 2/9 | 2.000 |
| 3,5 | Nhựa | Đường Cái Tre | Theo truyền thuyết nhân gian nơi đây có nhiều tre rừng, tức rạch cái tre sau đó có tên là Đường Cái tre |
7 | Đường Đốc Vàng Hạ | Quốc lộ 30 | Kênh 2/9 | 2.500 |
| 3,5 | Nhựa, dal | Đốc Vàng Hạ (Đông) | - Tại vàm rạch Đốc Vàng thuộc xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - Nơi có hai con rạch Đốc Vàng Thượng và Đốc Vàng Hạ hợp nhau chảy ra sông Tiền, có một đền thờ bề thế, uy nghiêm. Hằng năm, cứ vào rằm tháng hai, nơi đây có hàng ngàn lượt người đến dự lễ hội, cúng bái danh tướng họ Trần mà người dân quanh vùng tôn gọi là Dinh Ông. |
8 | Đường Đốc Vàng Hạ | Quốc lộ 30 | Kênh 2/9 | 2.250 |
| 3,5 | Nhựa, dal | Đốc Vàng Hạ (Tây) |
B. TÓM TẮT TIỂU SỬ
1. Đường Trần Văn Năng
Ông sanh năm 1763, quê huyện Vĩnh Xương, thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Thời trẻ ông có sức vóc khỏe mạnh, giõi võ nghệ, tòng quân năm 1777, lúc mới 14 tuổi. Sau đó ông được bổ làm đội trưởng rồi thăng lên Thuộc nội cai đội, theo Lê Văn Duyệt lập nhiều chiến công, được thăng lênVệ úy. Sau ông theo Nguyễn Văn Thành, có công đánh dẹp nên được thăng Phó Đô Thống chế, Hậu doanh Thần Sách, rồi được giao cai quản 5 doanh quân Thần Sách (là quân tinh nghệ nhứt của triều đình Nguyễn, đây thuộc địa bàn cũ của các chúa Nguyễn ở vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh), được thăng Đô Thống chế. Ông lại được giao mộ tập lính Bảo Thành (là một đội quân cơ động để sẵn sàng tác chiến). Năm 1812, ông làm Phó Tướng quân Chấn vũ. Nghe tin quân Xiêm (Thái Lan ngày nay) xâm lấn đất Cao Miên (Kampuchia ngày nay), khiến vua Cao Miên là Nặc – Chân phải bỏ chạy qua đất Gia Định thành của ta, ông đem quân đến Tân Châu (tức Tân Châu đạo – Đốc Vàng) phòng thủ nghiêm ngặt chặn địch. Quân Xiêm sợ không dám xâm hại biên giới nước ta.
Tuổi đã cao lại phải xông pha chiến trận gian nan, ác liệt, nên ông Trần Văn Năng thọ binh, giao binh quyền cho Trương Minh Giảng trong coi, rồi xuôi thuyền về Gia Định thành. Do bịnh nặng, khi về đến Bến Siêu thôn Tân Hưng (cù lao Tây, nay thuộc xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), ông Trần Văn Năng qua đời năm 1835 (năm Minh Mạng thứ 16). Thọ 72 tuổi.
2. Đường NGUYỄN VĂN BIỂU sinh năm 1830, mất năm 1914.
Ông là người sinh đẻ tại Thôn Tân Phú, Tổng Kiến Phong, huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường (Nay là xã Tân Phú Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), con thứ tám trong một gia đình nông dân. Theo Tương truyền ông có vốc người cao lớn khỏe mạnh, da đen, môi chì, tướng mạo cao to trong rất trung dũng, cổ to bằng ba gang tay, đặt biệt là ăn rất khỏe, một lúc có thể ăn bằng ba bốn người bình thường.
Ông được tin Thiên Hộ Dương kéo quân về Tháp Mười (ngày nay là Gò Tháp) làm căn cứ chống giặc Pháp xâm lược. Ông liền giả từ gia đình đi gia nhập hàng ngủ Nghĩa Quân của Thiên Hộ Dương. Nhờ có sức vốc khỏe mạnh, giõi võ lại gan dạ. Nên ngay từ buổi đầu ông được Thiên Hộ Dương chon làm chỉ huy đội phòng vệ. Vì thế lúc bấy giờ mọi người gọi ông là : Phòng Biểu hoặt phòng tám. Ông chẳng những kề cận Thiên Hộ Dương để bảo vệ chủ tướng, mà còn là một tham mưu đắc lực, một chỉ huy tài năng, xuất sắc của Nghĩa Quân, một chiến sỉ quyết tâm diệt giặc cứu nước, với vũ khí quen dùng là cây thiết bản mổi khi đánh cận chiến. Quân pháp và đám tai sai nghe danh ông là khiếp sợ.
Ông mất năm 1914, hưởng thọ 84 tuổi. Mộ ông hiện nay ở Xóm Giồng, cạnh bờ rạch Cao Miêng thuộc xã Bình Hành Trung, huyện Cao Lãnh Tỉnh Đồng Tháp.
3. Đường PHAN VĂN TÚY 1909
Bí danh: Mười Giái
Năm sinh: 1909.
- Nơi sinh: Xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp.
- Quê quán: Xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp.
Nguyên: Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. (Bí thư Chi bộ xã Bình Thành)
- Ngày tham gia cách mạng: Năm 1928.
- Tháng 5 năm 1928: Được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Làng Hòa An (Cao Lãnh).
- Cuối năm 1928: Tổ trưởng Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội xã Bình Thành, Tổng Phong Thạnh Thượng. (Nay là huyện Thanh Bình)
- Tháng 11/1929: Được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng.
- Ngày 10/2/1930 đến 8/1930: Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản xã Bình Thành.
- Từ năm 1930 đến 1945: Chủ tịch Ủy ban hành động, Chủ tịch Mặt trận Việt Minh, Bí thư Chi bộ xã Bình Thành.
- Từ năm 1945 đến 1954: Chủ tịch Ủy ban kháng chiến, Bí thư Chi bộ xã Bình Thành.
- Tháng 11 năm 1954, trên đường đi dự Hội nghị phân chuyển vùng tập kết ra Bắc, đồng chí Phan Văn Túy bị bệnh và mất vào tháng 11 năm 1954.
4. Đường NGUYỄN NGỌC CAM 1906
Đồng chí NGUYỄN NGỌC CAM
Bí danh: Quốc Việt
Năm sinh: 1906.
Nơi sinh: Xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Quê quán: Làng Tân Thạnh, Quận Chợ Mới, Tỉnh Long Xuyên (Nay là Xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp).
Nguyên Bí thư Tổng Phong Thạnh Thượng (Nay là huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp)
- Tham gia cách mạng: Năm 1929
- Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: Tháng 4 năm 1930.
- Năm 1930: Tham gia các hoạt động mít tinh chống thuế ở Tổng Phong Thạnh Thượng, quận Chợ Mới (Nay là Thanh Bình, Đồng Tháp)
- Từ năm 1932 đến 1934: Bí thư Tổng ủy Phong Thạnh Thượng, Quận Chợ Mới. Năm 1934: Bị địch bắt, Tòa án Pháp kết án tù 01 năm, 05 năm biệt xứ. Năm 1935: Mãn tù tại Khám lớn Sài Gòn, biệt xứ về Tỉnh Châu Đốc, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Cuối năm 1954, tập kết ra Bắc, được phân công về Thành ủy Hà Nội, phụ trách công tác tổ chức của Ban Cán sự các tỉnh ngoại thành Hà Nội.
- Từ tháng 10/1955 đến năm 1957: Chuyển làm công tác cải cách ruộng đất đợt 5 ở ngoại thành Hà Nội.
- Từ năm 1957 đến năm 1958: Trở về làm Ban công tác xây dựng Mặt trận tổ quốc Thành phố Hà Nội.
- Từ năm 1958 đến tháng cuối tháng 4/1963: Công tác tại Sở Nhà đất Hà Nội, tham gia Ban biên soạn Lịch sử Đảng của Trung Ương.
Ngày 01 tháng 5 năm 1963, đồng chí Nguyễn Ngọc Cam nghỉ hưu tại Khu Nhà tập thể Nguyễn Công Trứ – Hà Nội.
Ngày 08 tháng 7 năm 1975, đồng chí được trở về Miền Nam và sinh sống cùng gia đình tại Ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, đồng chí Nguyễn Ngọc Cam đã từ trần vào tháng 5 năm 1977.
5. Đường Trương Thị Y (1918-1968)
- Quê quán: làng Mỹ Luông, quận Chợ mới, tỉnh Long Xuyên.
- Trú quán: làng Tân Phú, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên. (nay là thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).
Mẹ Trương Thị Y lập gia đình về nhà chồng ở làng Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Chồng mẹ là ông Cù Văn Thanh (Cù Quang Minh), sinh năm 1919, ông vào lực lương dân quân xã Tấn Mỹ từ tháng 8 năm 1945. Cuối năm 1952, ông làm quân báo huyện Tân Hồng (tỉnh Long Châu Sa) rồi về công tác trong Ban chấp hành Nông hội xã Tân Phú. Đình chiến 1954, ông làm Phó Đoàn công tác thi hành Hiệp định Giơ-neo và sau đó hoạt động bí mật, lần lượt là Chi ủy viên, Phó Bí thư xã Tân Phú, Bí thư chi bộ B rồi bí thư chi bộ A, B. xã Tân Phú, huyện Thanh Bình.
Mẹ tích cực tham gia đấu tranh chính trị. Nổi bật là cuộc đấu tranh trực diện tại quận Thanh Bình ngày 20 tháng 10 năm 1960, ngày 7 tháng 1 năm 1961 và ngày 5 tháng 3 năm 1961 tại thị xã Cao Lãnh. Dù bị địch đàn áp dã man, mẹ vẫn dũng cảm đấu tranh. Trong trận địch đổ quân càn quét lớn ở hậu xã Bình Thành, Tân Phú, chúng bắt mẹ cùng người con gái và một số người khác, giam qua đêm rồi xả súng bắn chết tất cả vào sáng ngày 25 tháng 7 năm 1968, tại Bắc Dầu xã Bình Thành.
Mẹ sinh được 9 người con (7 người con trai và 2 người con gái). Đời sống của Mẹ làm ruộng nuôi gia đình. Được mẹ giáo dục nuôi dưỡng, dạy dỗ các con theo chí hướng của cha, có 6 người con tham gia kháng chiến. Mẹ Trương Thị Y có 6 con là liệt sĩ. Bản thân Mẹ cũng là liệt sĩ hy sinh. Với sự đóng góp hy sinh to lớn của gia đình Mẹ vào công cuộc giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước tiến đến xây dựng một Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, Mẹ Trương Thị Y được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG”.
Mẹ bị địch bắn chết ngày 25 tháng 7 năm 1968 hy sinh tại Bắc Dầu 2, xã Bình Thành.
6. Đường LÊ VĂN NHUNG (1916 - 1941)
- Đồng chí LÊ VĂN NHUNG,
- Bí danh: Lê Hồng Thanh, Tư Ú.
- Nơi sinh: Tại Làng Tân Huề, quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp).
- Quê quán: xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp.
Thân sinh của ông là Ông Lê Văn Tưởng, một vị lương y, nhà nho có lòng yêu nước sớm tham gia vào các tổ chức “kèo xanh, kèo vàng” và hưởng ứng phong trào yêu nước của hai cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Do sớm có tư tưởng tiến bộ, hướng về ngọn cờ tiên phong của giai cấp công nhân, nên năm 1929 ông đã được kết nạp vào “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội”, nhà của ông là cơ sở của Hội. Đến tháng 6 năm 1930, ông là Bí thư chi bộ Đảng làng Tân Huề. Mẹ của ông Nhung là bà Nguyễn Thị Cảnh, một phụ nữ nông dân hiền lành, phúc hậu, gánh vác mọi việc gia đình để chồng, con đi hoạt động cách mạng.
Năm 1930, khi vừa tròn 14 tuổi, ông xin các chú, các cô cho được tham gia cách mạng. Tuy còn ít tuổi, nhưng qua nhiều thử thách, canh gác bảo vệ an toàn các cuộc họp, nên ông được các chủ, bác tín nhiệm nhận làm liên lạc cho Chi bộ xã Tân Huề.
Năm 1938, Liên Tỉnh ủy Cần Thơ được thành lập để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng các tỉnh miền Tây. Đồng chí Lý Hồng Thanh được cử vào Ban Chấp hành Liên Tỉnh ủy. Liên Tỉnh ủy tổ chức nhiều cuộc hội nghị mở rộng để rút kinh nghiệm việc chỉ đạo đấu tranh công khai, dân chủ trong thời gian này, đồng thời đề ra chủ trương kế hoạch hành động của Liên Tỉnh ủy.
Tháng 9 năm 1940, tại cuộc họp Tỉnh ủy Cần Thơ, đồng chí Lý Hồng Thanh được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, thay cho đồng chí Quản Trọng Hoàng được bố trí làm Bí thư Liên Tỉnh ủy. Trong cuộc họp Tỉnh ủy bàn kế hoạch chuẩn bị cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trong toàn tỉnh, đồng chí Lý Hồng Thanh (Bí thư) và đồng chí Ngô Hữu Hạnh (Ủy viên thường vụ) chỉ đạo công tác chuẩn bị ở tỉnh và trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa tại Thị xã Cần Thơ.
Đúng 7 giờ sáng ngày 04 tháng 6 năm 1941, từ trong khám lớn Cần Thơ, hai đồng chí Lý Hồng Thanh và Ngô Hữu Hạnh hiên ngang ra pháp trường giữa 12 họng súng giương lê của kẻ thù chia thẳng vào người. Tại nơi xử bắn, hai đồng chí kiên quyết không cho địch bị mắt, để được nhìn quê hương thân yêu lần cuối cùng và vĩnh biệt đồng chí, đồng bào. Hai đồng chí nhìn đồng bào với đôi mắt sáng ngời như nhắn nhủ: “Đồng chí, đồng bào hãy nối tiếp sự nghiệp của chúng tôi đang dang dỡ”.
Lê Văn Nhung – Lý Hồng Thanh người con thân yêu của quê hương Tân Huề, người Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ kiên trung, bất khuất đã vĩnh viễn ra đi giữa tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống mãnh liệt, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng bào, đồng chí; để lại khí phách anh hùng cách mạng cho đời sau.
Đảng bộ và nhân dân Tân Huề và tỉnh Cần Thơ mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của đồng Lê Văn Nhung – Lý Hồng Thanh; nguyện noi theo tấm gương suốt đời phấn đầu vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, vì sự nghiệp cách mạng của đồng chí.
ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Nghị quyết số 258/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
I. DANH MỤC CHỈNH CHIỀU DÀI CÁC TÊN ĐƯỜNG
TT | Tên đường hiện tại | Điểm đầu tiếp giáp | Điểm cuối tiếp giáp | Chiều dài (m) | Chiều rộng | Kết cấu | Ghi chú | Tóm tắt tiểu sử | ||
Rộng mặt đường (m) | Rộng lề trái đường (m) | Rộng lề phải đường (m) | ||||||||
1 | Nguyễn Huệ | Hùng Vương | Cầu Kháng Chiến, Bình Thạnh | 2.236 |
|
|
| Nhựa | Tên đường hiện hữu | Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) |
| Đoạn 1: Nguyễn Huệ | Hùng Vương | Trần Hưng Đạo | 220 | 10.5 | 5.75 | 5.75 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Nguyễn Huệ | Trần Hưng Đạo | cầu 2/9, Bình Thạnh | 1.500 | 12 | 6 | 5 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 3: QL30 | Cầu 2/9, Bình Thạnh | Cầu Kháng Chiến, Bình Thạnh | 516 | 12 | 6 | 6 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
2 | Thoại Ngọc Hầu | Hùng Vương | Cầu Trà Đư | 3.328 |
|
|
| Nhựa |
| Sinh ngày 25 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761); mất vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829) |
| Đoạn 1: Thoại Ngọc Hầu | Hùng Vương | Cầu Sở Thượng | 195 | 7 | 4 | 4 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: ĐT.841 | Cầu Sở Thượng | Cống xả lũ | 550 | 10.5 | 6 | 6 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
Đoạn 3: ĐT.841 | Cống xả lũ | Cầu Trà Đư | 2.583 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
3 | Đường Trần Phú | Quốc lộ 30 | Cầu Thống Nhất, An Bình B | 10.588 |
|
|
| Nhựa |
| Trần Phú (1904-1932) Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CSVN |
| Đoạn 1: Trần Phú | Quốc lộ 30 | Cuối bờ kè | 810 | 16 | 6.75 | 6.75 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Trần Phú | Cuối bờ kè | Bệnh viện Hồng Ngự | 560 | 10.5 |
| 6.75 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 3: ĐT.842 | Bệnh viện Hồng Ngự | Cầu 2/9, An Lộc | 1.200 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 4: ĐT.842 | Cầu 2/9, An Lộc | Cầu Thống Nhất, An Bình B | 8.018 | 12 |
| 8.75 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
4 | Đường Hoàng Việt | Đinh Tiên Hoàng | Đường Mương Nhà Máy | 278 |
|
|
| Nhựa |
| Sinh ngày 28 tháng 2 năm 1928, mất ngày 31 tháng 12 năm 1967. Được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 1996. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2011, Hoàng Việt được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân |
| Đoạn 1: Hoàng Việt | Đinh Tiên Hoàng | Đường 30/4 | 213 | 7 | 3 | 3 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Thuộc TDC Mương Nhà Máy | Đường 30/4 | Đường Mương Nhà Máy | 65 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
5 | Nguyễn Tất Thành | Sông Sở Thượng | Cống Mười Xình | 3.702 |
|
|
| Nhựa |
| Chủ tịch Hồ Chí Minh, (sinh ngày 19/5/1890, mất vào ngày 2/9/1969), là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. |
| Đoạn 1: Đường số 3 hiện hữu | Sông Sở Thượng | CDC An Thành | 624 | 38 | 9 | 9 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
|
Đoạn 2: Đoạn nối KDC Bờ Đông với An Thành | CDC An Thành | Nguyễn Huệ | 696 | 38 | 9 | 9 | - | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
Đoạn 3: Nguyễn Tất Thành | Nguyễn Huệ | Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng | 654 | 38 | 9 | 9 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 4: KDC Bờ Nam | Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng | Cống Mười Xình | 1.728 | 38 | 9 | 9 | - | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
6 | Đường Trần Hưng Đạo | Nguyễn Văn Trỗi | Cửa khẩu Mộc Rá | 6.746 |
|
|
| Nhựa |
| (khoản 1228 - 20/8/1300) Ông còn được gọi là Hưng Đạo đại vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần |
| Đoạn 1: Trần Hưng Đạo | Nguyễn Văn Trỗi | Nguyễn Huệ | 640 | 10 | 5 | 5 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Trần Hưng Đạo | Nguyễn Huệ | Đường 30/4 | 274 | 16 | 7 | 7 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 2: Đường số 9 | Nguyễn Huệ | Cầu Tân Hội | 732 | 16 | 7 | 7 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
Đoạn 3: Đường Tuần tra biên giới | Cầu Tân Hội | Cửa khẩu Mộc Rá | 5.100 | 16 | 7 | 7 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
7 | Đường Nguyễn Văn Cừ | Lê Thị Hồng Gấm | Đường Mương Nhà Máy | 985 |
|
|
| Nhựa |
| (1912-1941) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940) |
| Đoạn 1: Nguyễn Văn Cừ | Lê Thị Hồng Gấm | Nguyễn Huệ | 684 | 12 | 5 | 5 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Thuộc TDC Mương Nhà Máy | Nguyễn Huệ | Đường Mương Nhà Máy | 301 | 12 | 5 | 5 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
8 | Đường Trương Định | Nguyễn Trãi | Đường Mương Nhà Máy | 710 |
|
|
| Nhựa |
| (1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864. |
| Đoạn 1: Trương Định | Nguyễn Trãi | Lê Hồng Phong | 60 | 7 | 3.5 | 3.5 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Trương Định | Lê Hồng Phong | Nguyễn Huệ | 259 | 7 | 4 | 4 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 3: Trương Định | Nguyễn Huệ | Ranh Khu 1 Khóm 1 | 166 | 7 | 3 | 3 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
| |
Đoạn 4: Dự án chỉnh trang đô thị Khu 1 Khóm 1 | Ranh Khu 1 Khóm 1 | Đường Mương Nhà Máy | 225 | 7 | 3 | 3 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
9 | Đường Trần Văn Lẫm | Lý Thường Kiệt | Trương Định | 250 |
|
|
| Nhựa |
| (1895 – 1932) là Bí thư chi bộ ghép Long Sơn - Long Thuận, chi bộ đầu tiên của quận Tân Châu năm 1930. |
| Đoạn 1: Trần Văn Lẫm | Lý Thường Kiệt | Hoàng Việt | 130 | 4 | 1 | 1 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Dự án chỉnh trang đô thị Khu 1 Khóm 1 | Hoàng Việt | Trương Định | 120 | 4 | 3 | 3 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
10 | Đường Nguyễn Văn Thợi | Đường 8/3 | Đường 30/4 | 248 |
|
|
| Nhựa |
| (1938-1964) là Xã Đội trưởng xã An Bình, Liệt sĩ. |
| Đoạn 1: Nguyễn Văn Thợi | Đường 8/3 | Đường Số 2 | 164 | 5 | 3 | 3 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Dự án chỉnh trang đô thị Khu 1 Khóm 1 | Đường Số 2 | Đường 30/4 | 84 | 5 | 3 | 3 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
11 | Đường 30/4 | Lý Thường Kiệt | Đường đal sông Sở Hạ (cầu Mương Ông Nâu) | 1.493 |
|
|
| Nhựa |
| Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước |
| Đoạn 1: Đường 30/4 | Lý Thường Kiệt | Trần Hưng Đạo | 421 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
Đoạn 2: Thuộc TDC Mương Nhà Máy | Trần Hưng Đạo | Đường đal sông Sở Hạ (cầu Mương Ông Nâu) | 1.072 | 9 | 5 | 5 |
| Đoạn bổ sung tên đường |
| |
12 | Đường Hùng Vương | Cầu Mương Lớn | Nguyễn Huệ | 4.973 |
|
|
| Nhựa |
| các vị vua của Nhà nước Văn Lang (Việt Nam ngày nay) |
| Đoạn 1: QL30 | Cầu Mương Lớn | Cầu Mười Xình | 2.786 | 16 | 7 | 7 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
|
Đoạn 2: QL30 | Cầu Mười Xình | Cầu Hồng Ngự | 1.507 | 16 | 5 | 5 | Nhựa | Đoạn bổ sung tên đường |
| |
Đoạn 3: Hùng Vương | Cầu Hồng Ngự | Nguyễn Huệ | 680 | 10.5 | 5.75 | 5.75 | Nhựa | Tên đường hiện hữu |
|
II. DANH MỤC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG MỚI
Stt | Tên đường (tạm thời) | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (m) | Chiều rộng | Kết cấu | Tên đường dự kiến | Tóm tắt tiểu sử | |||||||||||||
Rộng mặt đường (m) | Rộng lề trái đường (m) | Rộng lề phải đường (m) | |||||||||||||||||||
Khu hiện hữu, phường An Thạnh | |||||||||||||||||||||
1 | Đường Mương Nhà Máy | Đường đal cặp sông Sở Thượng | Đường đal cặp sông Sở Hạ | 1.453 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Mương Nhà Máy (Hiện trạng đal 2,5m) | Là một con mương thuộc phường An Thạnh và hiện nay cũng là tên của một khóm của phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự | |||||||||||
Cụm dân cư An Thành, phường An Thạnh | |||||||||||||||||||||
2 | Đường số 1 | Đường đal cặp sông Sở Thượng | Nguyễn Tất Thành | 815 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Võ Trường Toản | Ông tổ của ngành giáo dục miền Nam | |||||||||||
3 | Đường số 2 | Đường số 10 | Nguyễn Tất Thành | 416 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Nguyễn Quang Diêu (Đã đầu tư 272m) | Sinh năm Canh Thìn (1880), mất Ngày 15-5 năm Canh Tý (1936), tự là Tử Ngọc, hiệu Cảnh Sơn | |||||||||||
4 | Đường số 4 | Đường số 10 | Đường số 13 | 327 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đã đầu tư 327m) | (1491- 1585) Ông từng được vua Mạc phong tước Trình Tuyên Hầu nên được người đời gọi là Trạng Trình | |||||||||||
5 | Đường số 5 | Đường số 22 cụm số 4 | Đường đal sông Sở Thượng | 1.760 | 12 | 8 | 8 | Nhựa | Nguyễn Du (Đã đầu tư 240m đúng quy hoạch), chiều dài còn lại rải đá 0x4 | Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) | |||||||||||
6 | Đường số 6 | Đường đal cặp sông Sở Thượng | Nguyễn Tất Thành | 824 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Nguyễn Văn Phấn | Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Phấn (Tư Phấn) sinh năm 1942. Cấp bậc đại tá. Nguyên trưởng Công an huyện Tháp Mười (từ trần ngày 06 tháng 4 năm 1991). | |||||||||||
7 | Đường số 10 | Đường số 6 | Đường số 5, CDC An Thành | 765 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Lê Quý Đôn (Đã đầu tư 765m) | Sinh ngày 2/8/1726 mất ngày 14/4 năm Giáp Thìn. Khi mất ông được truy phong là thượng thư Bộ công. | |||||||||||
8 | Đường số 11 | Đường số 1 | Đường số 5, CDC An Thành | 716 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Tố Hữu | Sinh năm 1920, mất năm 2002. Từng là ủy viên của Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. | |||||||||||
9 | Đường số 12 | Đường số 1 | Đường số 5, CDC An Thành | 716 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Xuân Diệu | 1916-1985 | |||||||||||
10 | Đường số 13 | Đường số 1 | Đường số 5, CDC An Thành | 716 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Phan Văn Cai | (20/3/1920-1997) Năm 1945: Bí thư huyện Hồng Ngự, Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Châu Đốc. Đến tháng 12 năm 1980 về nghỉ hưu tại quê nhà ở ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến năm 1997 bị bệnh chết, an táng tại quê nhà. | |||||||||||
Phường An Lạc | |||||||||||||||||||||
11 | Dự kiến đường Nguyễn Thị Định | ĐT.841 | Kênh Tứ Thường | 3.150 |
|
|
| Nhựa + Đal | Nguyễn Thị Định | (1920 – 1992) Phó tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. | |||||||||||
| Đoạn 1 | ĐT.841 | Mũi tàu (Mương Ông Diệp) | 250 | 7 | 4 | 4 | Đal | Đường hiện hữu |
| |||||||||||
Đoạn 2 | Mũi tàu (Mương Ông Diệp) | Kênh Tứ Thường | 2.900 | 7 | 5 | 5 | Nhựa | Đang quy hoạch |
| ||||||||||||
CDC An Hòa | |||||||||||||||||||||
12 | Đường song song ĐT.841 | Đường nội bộ đầu TDC An Hòa | Đường nội bộ cuối TDC An Hòa | 605 | 7 | 4 | 4 | Nhựa | Nguyễn Tri Phương | Ông là danh tướng nhà Nguyễn, sinh năm 1800. Năm 1853, ông được thăng chức Điện hàm Đông các đại học sĩ và lãnh chức kinh lược xứ Nam kỳ, mất ngày 20 tháng 12 năm 1873 (tức ngày 01 tháng 11 âm lịch) thọ 73 tuổi. | |||||||||||
Phường An Lộc | |||||||||||||||||||||
13 | Đường D2, Khu dân cư Bờ Nam | Quốc lộ 30 | Tuyến tránh QL30 | 1.744 | 29 | 7.5 | 7.5 | Nhựa | Võ Nguyên Giáp | 25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân VN | |||||||||||
14 | Đường số 2, số 3 CDC TT + đường số 7 Khu hành chính | Đường số 4, CDC Trung tâm | Đường cuối khu hành chính | 605 |
|
|
| Nhựa | Tôn Đức Thắng | Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888. Năm 1926, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng ta, và năm 1927 đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. | |||||||||||
| Đoạn 1: Đường số 2 |
|
| 187 | 9 | 5 | 5 | Nhựa | Đường hiện hữu |
| |||||||||||
Đoạn 2: Đường số 3 |
|
| 150 | 7 | 4 | 4 | Nhựa | Đường hiện hữu |
| ||||||||||||
Đoạn 3: Đường số 7 khu hành chính |
|
| 268 | 7 | 4 | 4 | Nhựa | Đường hiện hữu |
| ||||||||||||
III. ĐẶT MỚI TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Stt | Tên công trình Công cộng hiện tại | Diện tích (m2) | Chiều rộng | Chiều dài | Tên công trình Công cộng dự kiến đặt | Tóm tắt tiểu sừ |
1 | Quảng trường Võ Nguyên Giáp | 79.980 |
|
| Quảng trường Võ Nguyên Giáp | 25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam |
2 | Hoa viên Nguyễn Văn Trỗi | 3.442 |
|
| Hoa viên Nguyễn Văn Trỗi | Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. |
3 | Hoa viên Trần Quốc Toản | 1.080 |
|
| Hoa viên Trần Quốc Toản | (1267-1285) ông thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão ( 1267 ). Dựng cờ thêu sáu chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân” |
4 | Hoa viên Võ Văn Kiệt | 6.324 |
|
| Hoa viên Võ Văn Kiệt | Sinh 23 tháng 11 năm 1922 và mất 11 tháng 6 năm 2008. Tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng; là một nhà chính trị Việt Nam, Nhà lãnh đạo tài ba, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. |
5 | Hoa viên Nam Kỳ Khởi Nghĩa | 2.564 |
|
| Hoa viên Nam Kỳ Khởi Nghĩa | là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân miền Nam Việt Nam vào năm 1940, do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo. |
- 1 Quyết định 78/2019/QĐ-UBND về phê duyệt đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 2019
- 2 Nghị quyết 58/2019/NQ-HĐND về Đề án đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định năm 2019
- 3 Nghị quyết 79/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- 4 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- 6 Nghị quyết 206/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- 7 Nghị quyết 193/2018/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2018
- 8 Nghị quyết 195/2018/NQ-HĐND về đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
- 9 Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND thông qua phương án đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Nghị quyết 14/2008/NQ-HĐND về đổi tên, đặt tên đường, tên phố và các công trình công cộng tại thành phố Phủ Lý do tỉnh Hà Nam ban hành
- 12 Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 13 Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 1 Nghị quyết 14/2008/NQ-HĐND về đổi tên, đặt tên đường, tên phố và các công trình công cộng tại thành phố Phủ Lý do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Nghị quyết 193/2018/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2018
- 3 Nghị quyết 206/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- 4 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5 Nghị quyết 79/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- 6 Nghị quyết 195/2018/NQ-HĐND về đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
- 7 Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND thông qua phương án đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
- 8 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- 9 Nghị quyết 58/2019/NQ-HĐND về Đề án đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định năm 2019
- 10 Quyết định 78/2019/QĐ-UBND về phê duyệt đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định năm 2019