Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 5518/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021, Báo cáo số 248/BC-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ nguồn vốn đầu tư công năm 2022, như sau:

1. Về nguồn vốn đầu tư

Tổng số vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022 là 2.982.941 triệu đồng (theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 6926/BKHĐT-TH ngày 11/10/2021), bao gồm:

a) Vốn Ngân sách Trung ương 1.774.321 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn trong nước đầu tư theo ngành lĩnh vực 1.744.321 triệu đồng;

- Vốn nước ngoài ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương là 30.000 triệu đồng.

b) Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 1.208.620 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn cân đối theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức quy định tại Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ: 512.520 triệu đồng;

- Thu tiền sử dụng đất: 650.000 triệu đồng (trong đó điều tiết cho ngân sách huyện, xã 392.000 triệu đồng; công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và các nhiệm vụ chi khác: 258.000 triệu đồng).

- Tiền thu xổ số kiến thiết: 24.000 triệu đồng.

- Bội thu ngân sách nhà nước: 22.100 triệu đồng.

2. Nguyên tắc, tiêu chí bố trí kế hoạch

2.1 Nguyên tắc chung

- Kế hoạch đầu tư công năm 2022 phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.

- Thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn và các quy định hiện hành của pháp luật và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

- Danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2022 phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư năm 2022, tiến độ thực hiện, giải ngân của dự án.

- Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; các công trình cấp bách, phục vụ sản xuất, an sinh xã hội.

1.2 Nguyên tắc cụ thể

a) Vốn đầu tư ngân sách tỉnh

- Vốn đầu tư tập trung, thu tiền sử dụng đất (phần điều tiết ngân sách tỉnh)

Bố trí đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện cho các dự án sử dụng vốn ODA (bao gồm cả phần vốn vay lại theo cơ chế của từng dự án); hoàn ứng ngân sách tỉnh; chi đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; quy hoạch tỉnh; chuẩn bị đầu tư.

Bố trí cho các công trình dự án cấp tỉnh: (i)Trả nợ 100% các công trình hoàn thành trước 31/12/2014; (ii) Bố trí các công trình quyết toán giai đoạn 2015-2021 (trong đó cơ bản thanh toán nợ công trình quyết toán giai đoạn 2015-2019); (iii) Đối với dự án hoàn thành và dự án chuyển tiếp: Thực hiện theo thứ tự: Ưu tiên bố trí các dự án thuộc danh mục trung hạn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020; dự án dự kiến hoàn thành năm 2022; dự án hoàn thành sau năm 2022; (iv) Bố trí cho dự án khởi công mới thực sự cấp thiết và đáp ứng yêu cầu của quy định khoản 5 Điều 51 Luật Đầu tư công;

Bố trí đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia. Hỗ trợ đầu tư các dự án do cấp huyện quản lý theo nguyên tắc sau: Ưu tiên bố trí trả nợ; các công trình chuyển tiếp.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: Bố trí vốn để đầu tư xây dựng các công trình Trung tâm y tế cấp huyện và các đơn vị thuộc ngành y tế; trường đạt chuẩn, duy trì đạt chuẩn và nâng chuẩn khối Trung học phổ thông.

b) Nguồn vốn ngân sách Trung ương

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu trong cân đối: Thực hiện theo đúng danh mục được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo; trong đó: Bố trí 900 tỷ đồng cho dự án đường liên vùng; 361,871 tỷ đồng trả nợ vốn ứng trước. Số vốn còn lại bố trí theo tiến độ và mức độ ưu tiên theo từng địa bàn, đảm bảo có hiệu quả.

- Nguồn vốn nước ngoài (ODA): Bố trí đủ vốn trung hạn giai đoạn 2021- 2025 cho các dự án (theo đúng số vốn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo).

3. Phương án phân bổ chi tiết

Tổng số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 là 2.982.941 triệu đồng, trong đó:

a) Vốn Ngân sách Trung ương: Tổng số 1.774.321 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn trong nước 1.744.321 triệu đồng, bao gồm: (i) Thu hồi các khoản vốn ứng trước 361.871 triệu đồng; (ii) Vốn đầu tư theo ngành lĩnh vực 482.450 triệu đồng (trong đó bố trí công trình chuyển tiếp 78.450 triệu đồng, khởi công mới 404.000 triệu đồng); (iii) Dự án giao thông liên vùng 900.000 triệu đồng;

- Vốn nước ngoài ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương 30.000 triệu đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: Tổng số 1.208.620 triệu đồng, bao gồm:

- Phần vốn ngân sách tỉnh phân bổ 816.620 triệu đồng (bao gồm: Vốn ngân sách tỉnh qua cân đối 512.520 triệu đồng; nguồn tiền đất theo tỷ lệ điều tiết ngân sách tỉnh, huyện 258.000 triệu đồng; nguồn xổ số kiến thiết 24.000 triệu đồng; nguồn bội thu ngân sách địa phương 22.100 triệu đồng), cụ thể như sau:

Thực hiện các chương trình, nhiệm vụ theo quy định; trả nợ vốn vay, vốn đối ứng ODA...: 145.406 triệu đồng, bao gồm: Trả các khoản vay lại nước ngoài của Chính phủ: 28.300 triệu đồng; công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: 65.000 triệu đồng; quy hoạch, chuẩn bị đầu tư 25.000 triệu đồng; hoàn trả vốn ứng trước chi đầu tư xây dựng từ ngân sách tỉnh 10.000 triệu đồng; đối ứng ODA 17.106 triệu đồng.

Bố trí các công trình dự án 671.214 triệu đồng, trong đó: Công trình quyết toán, công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn 290.584 triệu đồng; công trình chuyển tiếp và khởi công mới 380.680 triệu đồng, trong đó công trình khởi công mới cấp tỉnh 27.000 triệu đồng.

- Ngân sách huyện, xã phân bổ (từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo tỷ lệ điều tiết) 392.000 triệu đồng: Thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019. Kế hoạch vốn năm 2022 (bao gồm cả tiền đất cấp huyện được hưởng theo phân cấp) phải ưu tiên bố trí vốn xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; đối với các dự án đầu tư mới yêu cầu UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh cho phép mới được bố trí triển khai; cân đối bố trí thực hiện lồng ghép quy hoạch chung xây dựng xã theo Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/9/2019 và Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ; đảm bảo cân đối được nguồn vốn, mức vốn theo quy định Luật Đầu tư công;

(Có các phụ biểu chi tiết kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Phân bổ chi tiết 8.674 triệu đồng đối với các công trình nợ đọng xây dựng cơ bản trước 31/12/2014 báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

- Đối với các chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn ODA (bổ sung): Căn cứ mức vốn được giao năm 2022 và trên cơ sở các tiêu chí, định mức, mục tiêu của chương trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Bùi Minh Châu