Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2016/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017- NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2017-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét Tờ trình số 165/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017- năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng từ năm ngân sách 2017 - năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị quyết này quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng từ năm ngân sách 2017 - năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Nghị quyết này.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị khác ở tỉnh và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh (bao gồm cấp huyện và cấp xã).

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng định mức

1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách của các Sở, ban ngành thuộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị khác ở tỉnh và UBND các huyện, thành phố (bao gồm cấp huyện và cấp xã). Định mức phân bổ đã bao gồm toàn bộ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ chính sách do trung ương ban hành đến 31/5/2016 (chưa bao gồm các chính sách tăng thêm do tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều và các chính sách ngân sách nhà nước hỗ trợ khi có đối tượng tham gia như kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; chính sách điều động, luân chuyển theo QĐ số 457/2008/QĐ-UBND; chính sách thu hút sinh viên về công tác ở xã theo QĐ số 458/2008/QĐ-UBND; chính sách cán bộ công chức cấp xã nghỉ việc, thôi việc theo QĐ số 459/2008/QĐ-UBND; hỗ trợ đi đào tạo trong và ngoài nước theo QĐ số 481/2008/QĐ-UBND; ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và chữa cháy rừng theo QĐ số 08/2015/QĐ-UBND; chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;…).

2. Dự toán chi thường xuyên của các huyện, thành phố tính theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách mới thấp hơn dự toán năm 2016 đã được UBND tỉnh giao sẽ được bổ sung đảm bảo không thấp hơn dự toán năm 2016 và có mức tăng hợp lý theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện Nghị Quyết.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH và ĐBQH bầu ở tỉnh;
- Các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, Hội, đoàn thể tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng:UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VP HĐND tỉnh: C, PVP, các Phòng, CV;
- Trung tâm Công báo và Tin học tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- Lưu: VT, KTNS(2). H180.

CHỦ TỊCH




Bùi Thị Quỳnh Vân

 

ĐỊNH MỨC

PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017- NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2017-2020
(Ban hành kèm theo Nghị Quyết định số 30/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh)

Chương I

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC SỞ, BAN NGÀNH THUỘC TỈNH, CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ KHÁC Ở TỈNH

Điều 1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính

1. Quỹ tiền lương: Ngân sách phân bổ đủ quỹ lương, bao gồm: Tiền lương ngạch bậc hoặc chức vụ; các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có) và các khoản đóng góp (Bảo hiểm: xã hội, y tế, thất nghiệp và kinh phí công đoàn) theo quy định (sau đây gọi chung là quỹ tiền lương).

Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao và quỹ tiền lương thực tế tại thời điểm xây dựng dự toán để xác định quỹ tiền lương, theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng, gồm:

a) Quỹ tiền lương đối với cán bộ, công chức và hợp đồng chuyên môn (được cấp có thẩm quyền cho phép) thực tế có mặt và trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp thẩm quyền giao.

b) Quỹ tiền lương đối với số chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao nhưng chưa tuyển (số biên chế theo chỉ tiêu trừ số thực tế có mặt nói trên) thì tính theo hệ số 2,34.

c) Quỹ tiền lương nâng lương định kỳ được tính 1/3 số cán bộ, công chức và hợp đồng thực tế có mặt tại thời điểm lập dự toán với hệ số nâng bậc là 0,33.

d) Quỹ tiền lương, tiền công đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và phân bổ thêm để nâng lương định kỳ theo quy định, trong phạm vi số lao động hợp đồng được cấp thẩm quyền phê duyệt tại Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan đó. Riêng Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh tính theo thực tế.

Trường hợp cơ quan có số lượng lao động hợp đồng cao hơn số lao động hợp đồng theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt, thì sử dụng kinh phí được giao dự toán theo định mức để chi trả.

2. Định mức phân bổ chi hoạt động thường xuyên: áp dụng theo phương pháp lũy thoái (định mức giảm dần đối với số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao), không bao gồm lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, cụ thể:

- Từ biên chế thứ 20 trở xuống: Tính 26 triệu đồng/biên chế/năm.

- Từ biên chế thứ 21 đến thứ 40: Tính 24 triệu đồng/biên chế/năm.

- Từ biên chế thứ 41 trở lên: Tính 22 triệu đồng/biên chế/năm.

Định mức phân bổ bao gồm:

- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, hội nghị, tổng kết, đoàn ra, đoàn vào, vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng.

- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện công tác quản lý ngành, lĩnh vực; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá giám sát đầu tư; chi hỗ trợ hoạt động công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan.

- Kinh phí sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và bảo dưỡng thường xuyên các công trình cơ sở hạ tầng; kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ công chức theo quy định.

Định mức phân bổ không bao gồm:

- Quỹ tiền lương tại khoản 1 Điều này.

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất chung của các Sở, cơ quan tỉnh: Đóng niên liễm; kinh phí đối ứng của các dự án; chi thuê trụ sở; chi tổ chức Đại hội cấp tỉnh, Hội nghị cấp tỉnh được cấp thẩm quyền cho phép; chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban điều phối, tổ công tác liên ngành được UBND tỉnh quyết định thành lập; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở, kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt của các cơ quan không đưa được vào định mức phân bổ: trang phục, kinh phí trích theo số thu thực nộp ngân sách địa phương; kinh phí hoạt động lưu trữ; hỗ trợ các tổ chức tôn giáo; kinh phí sản xuất hiện vật thi đua khen thưởng.

- Các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

3. Phân bổ dự toán chi quản lý hành chính đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức đặc thù:

- Đối với các cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh được đảm bảo kinh phí trên cơ sở định mức, chế độ, tiêu chuẩn và các nhiệm vụ chi đặc thù của các cơ quan này. Riêng nhiệm vụ chi đặc thù được bổ sung với mức tối đa bằng 5% trên tổng chi quản lý hành chính (không kể lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) của từng cơ quan, đơn vị trên.

- Đối với các hội là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền quyết định là hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi địa phương thì được ngân sách đảm bảo, hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao hàng năm theo quy định.

- Đối với các hội là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp không được cơ quan có thẩm quyền quyết định là hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi địa phương thì được ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao hàng năm theo quy định.

4. Ngoài kinh phí được phân bổ theo định mức trên (kinh phí giao quyền tự chủ), các cơ quan nhà nước, các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh được phân bổ kinh phí không giao quyền tự chủ (bao gồm kinh phí sự nghiệp), để thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hàng năm theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương (bao gồm nội dung công việc mang tính chất định kỳ hàng năm).

5. Trên cơ sở biên chế hành chính được cơ quan có thẩm quyền giao và mức được chi thường xuyên được phân bổ, khuyến khích các cơ quan nhà nước cấp tỉnh tinh giản biên chế, tiết kiệm chi tiêu để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và tăng chi cho các nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị.

6. Dự toán chi quản lý hành chính các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách (từ năm 2018 đến năm 2020), được xác định theo biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bổ chi hành chính điều chỉnh tăng/giảm theo khả năng ngân sách nhà nước do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ ngân sách địa phương hàng năm.

Điều 2. Định mức phân bổ dự toán chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi các Bộ ngành Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn; các cơ quan có đơn vị sự nghiệp trực thuộc và đơn vị sự nghiệp công thuộc UBND tỉnh vận dụng quy định của Bộ Tài chính về xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, để xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; trong đó xác định nhu cầu kinh phí đối với từng danh mục, phần ngân sách nhà nước hỗ trợ, phần đơn vị tự đảm bảo để tổng hợp dự toán.

Khi Đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 được phê duyệt và có hướng dẫn của các Bộ ngành trung ương theo quy định. Chậm nhất đến ngày 30/6/2017, các cơ quan, đơn vị hoàn chỉnh danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo giá, phí dịch vụ, đơn giá đặt hàng đối với từng loại hình, từng lĩnh vực sự nghiệp, gửi Sở Tài chính và Sở Nội vụ thẩm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán năm 2017 và làm cơ sở giao dự toán cho các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2017, chỉ phân bổ 50% dự toán kinh phí sự nghiệp được UBND tỉnh giao năm 2017 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 3. Định mức phân bổ chi quốc phòng

1. Theo tiêu chí dân số để thực hiện các nội dung chi theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và một số nhiệm vụ chi quốc phòng do địa phương đảm bảo.

2. Định mức phân bổ: 25.000 đồng/người dân/năm

Điều 4. Định mức phân bổ an ninh

1. Theo tiêu chí dân số và theo vùng để thực hiện các nội dung chi theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và một số nhiệm vụ chi an ninh do địa phương đảm bảo.

2. Định mức phân bổ: 14.000 đồng/người dân/năm

Điều 5. Phân bổ theo tiêu chí khác

1. Chi sự nghiệp giáo dục, định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối tượng thực tế năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Mua thẻ bảo hiểm y tế, định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung tại khoản 2 Điều 9 Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kinh phí chi sự nghiệp khoa học và công nghệ được phân bổ đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bố trí theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ và khả năng cân đối NSNN hàng năm, ưu tiên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nếu có), nhiệm vụ chuyển tiếp. Chỉ bố trí cho các nhiệm vụ mở mới sau khi phân bổ đủ các nhiệm vụ chuyển tiếp hoặc nhiệm vụ mở mới phải thật sự cấp bách. Không phân bổ kinh phí đối với các nhiệm vụ KH và CN phê duyệt không đúng thẩm quyền và không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo.

4. Định mức chế độ thăm hỏi, động viên gia đình thuộc diện chính sách vào dịp Lễ Ngày 27 tháng 7, Tết cổ truyền và quà tặng mừng thọ, chúc thọ người cao tuổi:

a) Chế độ thăm hỏi, động viên gia đình thuộc diện chính sách vào dịp Lễ Ngày 27 tháng 7 và ngày Tết cổ truyền: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, mức 500.000 đồng/gia đình/năm (250.000 đồng/gia đình/lần thăm hỏi).

b) Quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi:

- Việc quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính.

- Người cao tuổi 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa tương đương 300.000 đồng và tiền mặt bằng 0,75 mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Chính phủ.

- Người cao tuổi 90 tuổi được Chủ tịch UBND tỉnh chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 100.000 đồng và tiền mặt bằng 0,45 mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Chính phủ.

Chương II

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CẤP HUYỆN, THÀNH PHỐ

Điều 6. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính

1. Phân bổ theo tiêu chí biên chế và chia theo vùng.

Đơn vị tính: triệu đồng/biên chế/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

20

Đồng bằng

21

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

22

Vùng cao - hải đảo

22

2. Định mức nêu trên bao gồm cả các khoản mua sắm sửa chữa thường xuyên, các khoản chi hành chính, nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm của cơ quan.

3. Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…) tính theo quy định hiện hành.

4. Quỹ tiền lương, tiền công đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và phân bổ thêm để nâng lương định kỳ theo quy định, trong phạm vi số lao động hợp đồng được cấp thẩm quyền phê duyệt tại Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan đó.

5. Bổ sung để đảm bảo các hoạt động ở huyện, thành phố:

Bổ sung kinh phí cho huyện để đảm bảo các hoạt động như chế độ chi tiêu của HĐND huyện và một số nhiệm vụ khác theo các mức sau:

a) Huyện Tây Trà, Sơn Tây, Lý Sơn: 3.200 triệu đồng/huyện/năm.

b) Huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long: 3.000 triệu đồng/huyện/năm.

c) Các huyện, thành phố còn lại: 2.700 triệu đồng/huyện/năm.

Điều 7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục

1. Định mức phân bổ: Theo tiêu chí dân số từ 1 đến 15 tuổi và theo vùng

Đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

500.000

Đồng bằng

500.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

700.000

Vùng cao - hải đảo

750.000

2. Định mức phân bổ trên bao gồm:

a) Tính đủ kinh phí hoạt động cho các cấp giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

b) Chi tăng cường cơ sở vật chất, chi sửa chữa tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

3. Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) tính theo quy định hiện hành (bao gồm lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ).

Quỹ tiền lương, tiền công đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và phân bổ thêm để nâng lương định kỳ theo quy định, trong phạm vi số lao động hợp đồng được cấp thẩm quyền phê duyệt tại Đề án vị trí việc làm của cơ quan đó.

4. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối tượng thực tế, mức hỗ trợ theo chế độ quy định gồm:

a) Hỗ trợ tiền ăn trưa trẻ 3-5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg và Quyết định 60/QĐ-TTg.

b) Chính sách hỗ trợ học sinh và Trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính Phủ.

c) Kinh phí hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật theo TTLT số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC.

d) Hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học theo TTLT số 35/2014/TTL-BGDĐT-BTC.

5. Bổ sung cho các huyện Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long, Ba Tơ có dân số trong độ tuổi đến trường thấp hơn 20.000 dân để đảm bảo hoạt động giáo dục, mỗi huyện 2.000 triệu đồng.

Điều 8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo

1. Tiêu chí phân bổ theo tiêu chí dân số (không kể từ 1 đến 18 tuổi), có phân theo vùng.

 Đơn vị tính: đồng/người/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

15.000

Đồng bằng

20.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

25.000

Vùng cao - hải đảo

40.000

2. Định mức bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) và kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi hoạt động đào tạo của các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố theo quy định; kinh phí đào tạo lại, chế độ hỗ trợ, kinh phí mở các lớp Trung cấp chính trị theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; kinh phí của Trung tâm học tập cộng đồng.

3. Bổ sung định mức cho các huyện có dân số thấp để đảm bảo mức chi tối thiểu 800 triệu đồng/huyện.

Điều 9. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

1. Theo tiêu chí dân số, có phân chia theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

7.000

Đồng bằng

7.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

10.000

Vùng cao - hải đảo

14.500

2. Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm kinh phí thực hiện tăng thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình bằng tiếng đồng bào dân tộc.

3. Đối với các huyện miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu và các huyện vùng cao, hải đảo có trạm phát lại phát thanh truyền hình; huyện có trạm chuyển tiếp phát lại được phân bổ 330 triệu đồng/huyện để có thêm kinh phí thực hiện phủ sóng phát thanh, truyền hình đối với vùng khó khăn.

4. Bổ sung định mức cho các huyện có dân số thấp để đảm bảo mức chi tối thiểu 900 triệu đồng/huyện.

Điều 10. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin

1. Theo tiêu chí dân số, có phân chia theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

10.000

Đồng bằng

12.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

16.000

Vùng cao - hải đảo

18.000

2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung gồm:

Các huyện, thành phố có điểm du lịch cấp tỉnh được hỗ trợ 200 triệu đồng/điểm.

3. Bổ sung cho các huyện có dân số thấp để đảm bảo mức tối thiểu 900 triệu đồng/huyện.

Điều 11. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao

1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

 Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

5.000

Đồng bằng

4.500

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

4.500

Vùng cao - hải đảo

8.000

2. Bổ sung định mức cho các huyện để đảm bảo mức chi tối thiểu 500 triệu đồng/huyện.

Điều 12. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

2.400

Đồng bằng

2.400

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

6.000

Vùng cao - hải đảo

9.000

2. Định mức trên đã bao gồm kinh phí thực hiện các chế độ cho thanh niên xung phong, người cao tuổi, viếng mộ liệt sỹ, ... (không bao gồm kinh phí thăm hỏi, động viên các đối tượng chính sách vào ngày lễ, tết).

3. Bổ sung kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội được tính trên cơ sở quyết định giao dự toán năm 2016 của cấp có thẩm quyền.

4. Bổ sung kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Kinh phí chúc thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi thực hiện theo các mức sau:

a) Người cao tuổi tròn 70, 75 tuổi, mức chi: 0,3 mức lương cơ sở hiện hành.

b) Người cao tuổi tròn 80, 85 tuổi, mức chi: 0,4 mức lương cơ sở hiện hành.

c) Người cao tuổi tròn 95 tuổi, mức chi: 0,5 mức lương cơ sở hiện hành.

d) Người cao tuổi trên 100 tuổi, mức chi: 0,6 mức lương cơ sở hiện hành.

đ Mức chi kinh phí tổ chức trao quà là 30.000đồng/cụ và tiền in giấy mừng thọ, làm khung 40.000 đồng/cái.

Điều 13. Định mức phân bổ chi quốc phòng

1. Định mức phân bổ: Theo tiêu chí dân số và theo vùng để thực hiện các nội dung chi theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

4.300

Đồng bằng

4.300

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

6.000

Vùng cao - hải đảo

8.000

2. Riêng huyện đảo Lý Sơn được phân bổ thêm 1 tỷ đồng để có thêm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

3. Đối với các huyện, thành phố có tổ chức diễn tập phòng thủ khu vực được cấp có thẩm quyền giao, được hỗ trợ có mục tiêu theo khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

4. Bổ sung cho các huyện có dân số thấp để đảm bảo mức tối thiểu 600 triệu đồng/huyện.

Điều 14. Định mức phân bổ an ninh

1. Theo tiêu chí dân số và theo vùng để thực hiện các nội dung chi theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

7.000

Đồng bằng

4.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

6.000

Vùng cao - hải đảo

8.500

2. Riêng huyện đảo Lý Sơn được phân bổ thêm 800 triệu đồng để có thêm kinh phí thực hiện nhiệm vụ an ninh.

3. Bổ sung định mức cho các huyện để đảm bảo mức chi tối thiểu 600 triệu đồng/huyện.

Điều 15. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế

1. Chi sự nghiệp kinh tế tính 9% trên tổng chi thường xuyên các lĩnh vực chi (từ Điều 6 đến Điều 14) đã tính được theo định mức phân bổ trên.

2. Đối với đô thị:

a) Loại II được phân bổ thêm: 46,5 tỷ đồng/năm.

b) Loại IV được phân bổ thêm: 8,5 tỷ đồng/năm.

c) Loại V được phân bổ thêm: 5 tỷ đồng/năm.

3. Phân bổ theo tiêu chí bổ sung, gồm:

a) Kinh phí miễn thu thủy lợi phí.

b) Kinh phí hỗ trợ sản xuất lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP.

Điều 16. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

1. Theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

30.000

Đồng bằng

22.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

20.000

Vùng cao - hải đảo

25.000

2. Bổ sung cho các huyện để đảm mức tối thiểu là 700 triệu đồng/huyện để đảm bảo chi các nhiệm vụ theo phân cấp.

3. Đối với các huyện, thành phố có thực hiện xử lý rác thải trên địa bàn được ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện.

Điều 17. Chi khác

Phân bổ theo tỷ trọng bằng 0,5% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách (từ Điều 6 đến Điều 16) quy định ở trên.

Điều 18. Phân bổ dự phòng ngân sách:

Được tính 2% trên tổng chi thường xuyên ngân sách cấp huyện.

Chương III

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 19. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính

1. Theo tiêu chí số cán bộ, công chức xã và theo vùng.

Đơn vị tính: triệu đồng/biên chế/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

14

Đồng bằng

14

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

15

Vùng cao - hải đảo

15

2. Định mức nêu trên bao gồm cả các khoản mua sắm sửa chữa thường xuyên, các khoản chi hành chính, nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm của cơ quan.

3. Bổ sung kinh phí cho cấp xã để đảm bảo các hoạt động như chế độ chi tiêu của HĐND cấp xã, thù lao đội công tác xã hội tình nguyện theo Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 và một số nhiệm vụ khác theo các mức sau:

a) Xã hải đảo: 500 triệu đồng/xã/năm.

b) Xã vùng cao: 450 triệu đồng/xã/năm.

c) Các xã, phường, thị trấn còn lại: 400 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.

3. Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…) tính theo quy định hiện hành.

4. Kinh phí cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND và phụ cấp đại biểu HĐND xã, phụ cấp cấp ủy xã tính theo quy định hiện hành.

Điều 20. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh

Được tính theo tiêu chí dân số, có phân theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

3.600

Đồng bằng

3.600

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

4.500

Vùng cao - hải đảo

5.900

Điều 21. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin

Được tính theo tiêu chí dân số, có phân theo vùng.

 Đơn vị: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

13.000

Đồng bằng

15.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

18.000

Vùng cao - hải đảo

27.000

Định mức trên đã bao gồm kinh phí thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” theo Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011.

Điều 22. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao

Được tính theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

Đơn vị: đồng/người /năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

5.000

Đồng bằng

3.500

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

5.000

Vùng cao - hải đảo

7.000

Điều 23. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

1. Theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

 Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

1.300

Đồng bằng

1.300

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

4.500

Vùng cao - hải đảo

5.400

2. Bổ sung kinh phí thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, mức hỗ trợ theo quy định hiện hành.

Điều 24. Định mức phân bổ chi an ninh

1. Theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

10.000

Đồng bằng

7.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

9.000

Vùng cao - hải đảo

10.000

2. Bổ sung kinh phí để thực hiện Đề án Tổ an ninh nhân dân theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 12/05/2010 của UBND tỉnh theo quy định hiện hành.

3. Bổ sung đặc thù huyện có xã đảo (huyện Lý Sơn) 300 triệu đồng/xã.

Điều 25. Định mức chi quốc phòng

1. Theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

Đơn vị tính: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

2.500

Đồng bằng

2.500

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

4.500

Vùng cao - hải đảo

7.000

2. Bổ sung đặc thù huyện có xã đảo (huyện Lý Sơn) 400 triệu đồng/xã.

3. Kinh phí tổ chức lực lượng dân quân trực thường xuyên bảo vệ trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 và lực lượng bảo vệ tổ dân phố ở phường, thị trấn nơi có bố trí lực lượng công an chính quy theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh tính theo quy định hiện hành.

Điều 26. Định mức chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp kinh tế tính 9% trên tổng chi thường xuyên các lĩnh vực chi (từ Điều 19 đến Điều 25) đã tính được theo định mức phân bổ trên.

Điều 27. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

Được tính theo tiêu chí dân số và phân theo vùng.

  Đơn vị: đồng/người/năm

Phân theo vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

9.000

Đồng bằng

6.000

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

5.000

Vùng cao - hải đảo

8.000

Điều 28. Chi thường xuyên khác

Phân bổ bằng 0,5% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên.

Điều 29. Dự phòng ngân sách

Được tính 2% trên tổng chi ngân sách cấp xã.

Chương IV

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 30. Quy định khác

1. Đối với những địa phương đặc thù hoặc có dân số thấp được phân bổ thêm theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức chi thường xuyên ngân sách cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và một số nhiệm chi cần thiết, như sau:

a) Thành phố Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn được phân bổ thêm 13%.

b) Huyện Đức Phổ, huyện Bình Sơn và các huyện có dân số thấp dưới 20.000 dân được phân bổ thêm 10%.

2. Các huyện, thành phố có nguồn thu được hưởng theo phân cấp và tỷ lệ % phân chia các khoản thu, nếu cao hơn dự toán chi theo định mức thì được giao thêm nhiệm vụ chi phù hợp với nguồn thu được hưởng (trừ thu tiền sử dụng đất).

Điều 31. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách

1. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, UBND tỉnh sẽ trình HĐND tăng thêm số bổ sung từ ngân sách tỉnh cho các huyện, thành phố theo quy định đối với các chính sách mới, chính sách tăng mức chi so với định mức đã tính trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2017 - năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

2. Các chế độ chính sách đã tính năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, không thay đổi kinh phí (do tăng mức, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách) các huyện, thành phố chủ động bố trí ngân sách để thực hiện; trường hợp có thừa thiếu kinh phí so với mức đã bố trí năm đầu thời kỳ ổn định các huyện, thành phố có báo cáo kết quả thực hiện, Sở Tài chính sẽ trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán ngân sách năm sau để các huyện, thành phố có nguồn triển khai thực hiện.

Điều 32. Đối với các chính sách do Trung ương và địa phương ban hành

Các chính sách như: kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo,...và các chế độ chính sách do địa phương ban hành chưa tính trong định mức, căn cứ đối tượng thực tế sẽ bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố theo chế độ quy định.

Điều 33. Đối với các đơn vị hành chính thành lập mới (thị xã, huyện, xã, phường, thị trấn,...) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách khi có đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngân sách trung ương thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để hỗ trợ các đơn vị hành chính mới được thành lập (kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác di chuyển, thuê chỗ làm việc, sửa chữa, mua sắm bổ sung phương tiện làm việc; chi trả tiền lương, phụ cấp lương cho số biên chế mới tăng thêm,...), ngân sách tỉnh sẽ bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố.

Điều 34. Phương pháp xác định dân số theo vùng

Được xác định theo số liệu do Cục Thống kê công bố; quy định như sau:

1. Dân số đô thị: gồm dân số các phường và thị trấn (đối với dân số các thị trấn thuộc vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu và vùng cao - hải đảo được tính vào dân số thuộc các vùng tương ứng không tính dân số vùng đô thị);

2. Dân số vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: gồm dân số ở các xã núi thấp, đồng bào dân tộc ở đồng bằng theo các quy định của Ủy ban Dân tộc; dân số các xã vùng sâu (xã vùng sâu là các xã đồng bằng có các điều kiện khó khăn về địa lý tự nhiên, khắc nghiệt về thời tiết, xa xôi hẻo lánh, xa các trung tâm văn hóa chính trị xã hội đi lại khó khăn,... được xác định theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ủy ban Dân tộc mà cán bộ, công chức công tác tại địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực);

3. Dân số vùng cao - hải đảo gồm dân số ở các xã núi cao, xã đảo (xã đảo và xã núi cao được xác định theo quyết định công nhận của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc);

4. Dân số vùng đồng bằng gồm dân số các xã thuộc khu vực còn lại./.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ....../TTr-UBND

Quảng Ngãi, ngày tháng 12 năm 2016

DỰ THẢO

 

 

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 - năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới

Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015;

Căn cứ Nghị định số /2016/NĐ-CP ngày / /20 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017- năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới, kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành nguyên tắc, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020; như sau:

I. Cơ sở xây dựng định mức:

- Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm.

- Đánh giá định mức phân bổ chi thường xuyên năm 2011 thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2016; kế thừa những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để xây dựng định mức thời kỳ ổn định mới phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, có ưu tiên vùng khó khăn, phù hợp với khả năng ngân sách và đảm bảo công khai, minh bạch.

- Xác định mặt bằng chi năm 2016 đã bao gồm bổ sung tiền lương tăng thêm theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ và các chế độ, chính sách, nhiệm vụ Trung ương bổ sung có mục tiêu có tính chất thường xuyên đến thời điểm 30/5/2016 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính làm cơ sở tính toán định mức phân bổ chi thường xuyên 2017.

- Cơ cấu lại các lĩnh vực chi phù hợp điều kiện, khả năng ngân sách; gắn kết với đẩy mạnh giao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực, yêu cầu tăng quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, giảm dần mức hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách.

- Xây dựng định mức chi hoạt động bộ máy hành chính không bao gồm quỹ tiền lương để đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; tăng quyền tự chủ đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

II. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong xây dựng định mức phân bổ ngân sách năm 2017:

1. Yêu cầu:

1.1. Đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2017 - 2020; ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực quan trọng (như giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ) và vùng cao - hải đảo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người khó khăn.

1.2. Định mức phân bổ phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020.

1.3. Tiêu chí phân bổ phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra; đảm bảo công khai, minh bạch.

2. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng định mức:

2.1. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đã ban hành đến 31/5/2016 và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu 1.210.000 đồng/tháng.

2.2. Kế thừa những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để xây dựng định mức thời kỳ ổn định mới phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, có ưu tiên vùng khó khăn, phù hợp với khả năng ngân sách và đảm bảo công khai, minh bạch.

2.3. Khi thực hiện định mức phân bổ này:

Nếu dự toán chi thường xuyên của các huyện, thành phố tính theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách mới thấp hơn dự toán năm 2016 đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 sẽ được bổ sung để đảm bảo không thấp hơn dự toán năm 2016 và có mức tăng hợp lý theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

2.4. Đối với các huyện nhận bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh, dự toán ngân sách hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh hỗ trợ cho các huyện một phần kinh phí tùy theo khả năng cân đối của ngân sách tỉnh để giảm bớt khó khăn cho các huyện này.

2.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập:

Việc phân bổ chi sự nghiệp cho các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực; yêu cầu tăng cường tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, giảm dần mức hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách.

Hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, căn cứ kết quả thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và các văn bản pháp luật có liên quan, Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố xác định, trình UBND tỉnh quyết định giảm chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập để bổ sung nguồn thực hiện các chế độ chính sách do địa phương và Trung ương ban hành.

2.6. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

III. Nội dung định mức phân bổ: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương kèm theo Tờ trình này.

IV. Thời điểm thi hành:

Thực hiện từ năm ngân sách 2017 và các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trên đây là định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Kinh tế-NS HĐND tỉnh;
- VP HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Sở: TC, KHĐT;
- VPUB: CPVP;
- Lưu VT, KTTH.

TM/UBND TỈNH
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng