Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2020/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 06 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 93/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin ý kiến thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 28/BC-VHXH ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2020, gồm 32 tuyến đường, cụ thể:

1. Số tuyến đường đặt nối dài tiếp theo tên đường hiện có: 06 tuyến đường.

2. Số tuyến đường tại các khu dân cư: 26 tuyến đường.

(Có Đề án đặt tên đường kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2020./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ (báo cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ VH, TT&DL;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT. Tỉnh ủy (báo cáo), TT. HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị;
- Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Tin học - Công báo Bình Định;
- Lưu: VT, hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/2020/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)

I. Sự cần thiết đặt tên đường

Thành phố Quy Nhơn có lịch sử hình thành và phát triển 120 năm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định; đến nay có 479 tuyến đường đã được đặt tên. Trong quá trình đô thị hóa và chỉnh trang, mở rộng đô thị đã điều chỉnh và hình thành một số khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp... có nhiều tuyến đường được quy hoạch mới chưa có tên. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hành chính trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thông qua địa chỉ số nhà, tên đường cụ thể để thuận tiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ giao dịch kinh tế, thể hiện nếp sống văn minh đô thị; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; do đó, việc đặt tên đường đối với khu vực đô thị là rất cần thiết.

II. Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

2. Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ.

III. Nguyên tắc đặt tên đường

- Tất cả các tuyến đường trên địa bàn các phường của thành phố Quy Nhơn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.

- Căn cứ lý trình, vị trí, cấp độ, quy mô của đường để đặt tên tương xứng với công lao của danh nhân, ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử.

- Không đặt tên đường bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng địa bàn.

- Việc lựa chọn tên đặt cho từng tuyến đường phải bảo đảm các yêu cầu:

Tên các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của đất nước, ưu tiên các danh nhân có mối quan hệ trực tiếp với Bình Định và thành phố Quy Nhơn; tên các nhân vật lịch sử qua các thời kỳ (anh hùng dân tộc, người có công với đất nước, danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà nghệ thuật...) phải bảo đảm tính khoa học, lịch sử và tính pháp lý; đánh giá đúng vai trò, vị trí, công lao của các danh nhân đối với dân tộc, với địa phương được nhân dân suy tôn, thừa nhận.

Tên các địa danh, các mốc sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử - văn hóa phải có giá trị tiêu biểu đối với đất nước, địa phương. Ngoài ra, việc đặt tên đường cũng quan tâm đến các yếu tố tâm lý, tình cảm của nhân dân, nhất là tên phải dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gọi, quen gọi.

IV. Căn cứ tài liệu

1. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Khoa học xã hội - 1991.

2. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 2006.

3. Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - NXB Quân đội nhân dân.

4. Nhà Tây Sơn - Quách Tấn, Quách Giao - Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản.

5. Võ nhân Bình Định - Quách Tấn, Quách Giao - Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản.

6. Tư liệu về phong trào Tây Sơn - trên đất Nghĩa Bình - Phan Huy Lê - Phan Đại Doãn chủ biên.

7. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân - 2004.

8. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1930 - 1945, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định - Tháng 9/2015.

9. Ký sự Sư đoàn Sao vàng - NXB Quân đội nhân dân - 1984.

10. Bình Định - Danh thắng và Di tích - Sở KHCN và MT - Sở VHTT Bình Định - 2000.

11. Danh nhân Bình Định - Bùi Văn Lăng ấn hành tại Hà Nội năm 1942.

12. Nhân vật Bình Định - Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, NXB Văn hóa dân tộc - 2008.

13. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định thời kỳ 1945 - 1954, Đảng bộ tỉnh Bình Định - Tái bản, chỉnh lý, bổ sung tháng 8/2017.

14. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1954 - 1975, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định - Tháng 9/2015.

15. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1975 - 2005, NXB Chính trị Quốc gia - 2010.

V. Số tuyến đường đặt tên

Căn cứ thực tế quy hoạch, lý trình mỗi tuyến đường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2020 là 32 tuyến đường (trong đó đặt ni dài tiếp theo các đường đã có tên 06 tuyến đường, đặt tên mới 26 tuyến đường).

VI. Danh sách tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2020

STT

Tuyến đường quy hoạch

Lý trình

Lộ giới (m)

Lòng đường (m)

Vỉa hè 2 bên (m)

Chiều dài (m)

Tên đường

I. Các đường hiện trạng quy hoạch mở rộng nối dài, phường Ngô Mây và phường Lê Hồng Phong: 04 tuyến đường

1

Đường Phạm Ngũ Lão nối dài, phường Ngô Mây và phường Lê Hồng Phong

Từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Hoàng Văn Thụ

11

6

2,5 x 2

143,82

Phạm Ngũ Lão
(nối dài)

2

Đường Trần Thị Kỷ nối dài, phường Ngô Mây

Từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Hoàng Văn Thụ

11

7

2 x 2

186,79

Trần Thị Kỷ
(nối dài)

3

Đường Hoàng Văn Thụ nối dài, phường Ngô Mây, phường Lê Hồng Phong

Từ đường Võ Văn Dũng đến đường Nguyễn Tất Thành

13

7

3 x 2

1.700

Hoàng Văn Thụ
(nối dài)

4

Đường Nguyễn Nhạc nối dài, phường Ngô Mây

Từ hẻm 54 đường Nguyễn Lữ đến đường Diên Hồng

13

7

3 x 2

113

Nguyễn Nhạc
(nối dài)

II. Khu dân cư phía Bắc đường Đống Đa, phường Thị Nại: 01 tuyến đường

1

Đường quy hoạch (mở rộng nối dài đường trước đây là đường bờ kè)

Từ đường Đống Đa đến Công viên giáp đường Quốc lộ 19 mới

9,5 - 12

7 - 7,5

(2 - 3) x 2

635,5

Ngọc Hồi
Địa danh lịch sử

III. Khu dân cư hiện trạng phường Nguyễn Văn Cừ: 01 tuyến đường

1

Hẻm 34 đường Ngô Gia Tư

Từ đường Ngô Gia Tự đến đường Lý Thái Tổ

8

6

1 x 2

200

Hồ Công Thuyên
(TK XVIII)

IV. Khu QHDC đất quốc phòng - phường Ghềnh Ráng: 01 tuyến đường

1

Đường quy hoạch

Từ đường Bế Văn Đàn đến đường Chế Lan Viên

11- 13

1

(2 - 3) x 2

200

Nguyễn Hồng Châu
(1920 - 2007)
Quảng Ngãi

V. Khu tái định cư thuộc Dự án Khu QHDC Hưng Thịnh - phường Ghềnh Ráng: 04 tuyến đường

1

Đường D8

Từ đường D13 đến đường D11A

10

5

2,5 x 2

910

Nguyễn Minh Vỹ
(1914 - 2002)
Thừa Thiên Huế

2

Đường D9

Từ đường D13 đến đường D11A

10

5

2,5 x 2

369

Nguyễn Hòa
(1930- 1969)
Hoài Nhơn, Bình Định

3

Đường D10

Từ đường Phạm Thị Đào đến đường D11A

10

5

2,5 x 2

117,5

Nguyễn Thị Yến
(nối dài)

4

Đường D13

Từ đường D8 đến đường Phạm Thị Đào

9,5

6

1 - 2,5

190

Huỳnh Lý
(1914 - 1993)
Quảng Nam

VI. Khu quy hoạch dân cư khu vực 3, phường Ghềnh Ráng: 01 tuyến đường

1

Đường Lê Công Miễn (nối dài) đường số 5

Từ đường La Văn Tiến (Xí nghiệp gỗ Bông Hồng) đến nhà ông Lê Mạnh Phước

7 - 9

4 - 5

(1-2) x 2

175

Lê Công Miễn
(nối dài)

VII. Khu tái định cư đa phương thức, phường Trần Quang Diệu: 02 tuyến đường

1

Đường số 2 Đường số 3

Từ đường số 1 đến Khu dân cư hiện trạng thuộc khu vực 2, phường Trần Quang Diệu

12

6

3 x 2

162

Trương Văn Đa
(Thế kỷ XVIII)
Tây Sơn, Bình Định

2

Đường số 4

Từ đường số 1 đến đường số 2

12

6

3 x 2

124

Võ Văn Hiệu
(1811 - 1854) Tây Sơn, Bình Định

VIII. Khu tái định cư Khu quy hoạch đất hỗn hợp 1 và Khu quy hoạch đất hỗn hợp 2 phường Trần Quang Diệu: 03 tuyến đường

1

Đường số 11 Đường số 11A

Từ đường Hùng Vương đến đường số 1A

22 x 2 40m (Công viên)

12 x 2 (02 lòng đường) 40m (Công viên cậy xanh ở giữa)

(5x2) x 2 (04 vỉa hè)

70,4

Cù Huy Cận
(1919 - 2005)
Hà Tĩnh

2

Đường quy hoạch

Từ đường số 1A đến đường số 11A

14

7

3,5 x 2

119,53

Dương Đức Hiền
(1916 - 1963)
Hà Nội

3

Đường quy hoạch

Từ đường số 1A đến đường số 11A

14

7

3,5 x 2

179,22

Lê Thị Xuyến
(1909 - 1996)
Quảng Nam

IX. Khu Quy hoạch dân cư khu vực 5 (khu cũ và khu mở rộng), phường Bùi Thị Xuân: 08 tuyến đường

1

Đường số 1, 7

Từ đường Quốc lộ 1A đến khu dân cư hiện trạng

24

16

4 x 2

496

Giáp Văn Cương
(1921 - 1990)
Bắc Giang

2

Đường quy hoạch

Từ đường số 1 đến đường sổ 5

12

6

3 x 2

149

Lê Tấn
(1855 - 1908)
Tuy Phước, Bình Định

3

Đường quy hoạch

Từ đường số 3 đến đường số 5

12

6

3 x 2

87

Lê Truân
(Thế kỷ XIX)
Hoài Ân, Bình Định

4

Đường quy hoạch

Từ đường số 1 đến đường số 5

20

10

5 x 2

149

Cao Văn Khánh
(1917 - 1980)
Thừa Thiên Huế

5

Đường số 2

Từ đường số 3 đến đường số 5

12

6

3 x 2

87

Ngô Tùng Nho
(Thế kỷ XIX)
Tây Sơn, Bình Định

6

Đường số 3

Từ đường số 4 đến đường quy hoạch 12m

12

6

3 x 2

232

Nguyễn Hân
(Thế kỷ XIX)
Phù Mỹ, Bình Định

7

Đường số 4

Từ đường số 1 đến đường số 5

12

6

3 x 2

232

Huỳnh Ngạc
(Thế kỷ XIX)
Tây Sơn, Bình Định

8

Đường số 5

Khu dân cư hiện trạng đến khu dân cư hiện trạng

12

6

3 x 2

272

Kha Vạng Cân
(1908 - 1982)
Thành phố Hồ Chí Minh

X. Khu dân cư mặt bằng Công ty 508, phường Bùi Thị Xuân: 07 tuyến đường

1

Đường số 1

Đường Quốc lộ 1A đến đường số 8

14 - 20

8 - 14

3 x 2

224,7

Huỳnh Văn Nghệ
(1914- 1977)
Bình Dương

2

Đường số 2 ½ đường số 4

Đường số 1 đến đường số 5

12

6

3 x 2

130,3

Đào Thụy Thạch
(Thế kỷ XIX)
Tuy Phước, Bình Định

3

Đường số 3 ½ đường số 4

Đường số 1 đến đường số 6

12

6

3 x 2

192,3

Lê Văn Huân
(1875 - 1929)
Hà Tĩnh

4

Đường số 5

Đường số 1 đến đường hiện trạng

12

6

3 x 2

114

Hoàng Trung Thông
(1925 - 1993)
Nghệ An

5

Đường số 6

Đường số 1 đến đường hiện trạng

12

6

3 x 2

120

Cao Xuân Huy
(1900 - 1983)
Nghệ An

6

Đường số 7

Đường số 1 đến đường hiện trạng

12

6

3 x 2

152

Lê Văn Hiến
(1904- 1996)
Đà Nẵng

7

Đường số 9

Đường số 1 đến đường hiện trạng

12

6

3 x 2

120

Đào Văn Tiến
(1920 - 1995)
Nam Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: 32 tuyến đường./.