ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1127/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 30 tháng 05 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/11/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố danh mục dự án thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, như sau:
1. Danh mục dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (trừ các dự án du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng) trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng được phép chuyển nhượng dự án cho các đối tượng khác xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc theo quy hoạch chung và dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn (theo Phụ lục số I đính kèm).
2. Danh mục dự án thu hồi đất để thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật về đất đai (theo Phụ lục số II đính kèm).
3. Danh mục các đồ án Quy hoạch phân khu chức năng đặc thù được thuê tư vấn, chuyên gia có năng lực trong nước và nước ngoài thực hiện (theo Phụ lục số III đính kèm).
4. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng theo quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 (theo Phụ lục số IV đính kèm).
5. Danh mục các dự án đầu tư thí điểm xây dựng mô hình “Làng đô thị xanh” tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (theo Phụ lục số V đính kèm).
Điều 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt chủ động hướng dẫn các nhà đầu tư, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN
(Đính kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh)
I. Danh mục các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đang triển khai thực hiện được phép chuyển nhượng:
1. Dự án Ngôi nhà Sài Gòn - Sài gòn House, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Sài Gòn làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000752 cấp ngày 19/5/2011.
2. Dự án Khu nhà ở Thung lũng hoa Đà Lạt, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Sài Gòn làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000829 cấp ngày 11/01/2012.
3. Dự án Khu dân cư số 5, thành phố Đà Lạt do Tập đoàn Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hợp Phú và Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000621 cấp ngày 31/3/2010.
4. Dự án Khu đô thị mới số 6 Trại Mát, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kiên Trung làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000115 cấp ngày 18/10/2007 và điều chỉnh lần 4 ngày 31/8/2012.
5. Dự án Khu dân cư song lập và biệt lập Hưng Thịnh, thành phố Đà Lạt do Công ty cổ phần kinh doanh Bất động sản Hưng Thịnh Đà Lạt làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000848 cấp ngày 10/7/2012.
6. Dự án Khu dân cư mới thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương do Công ty cổ phần Vạn Xuân làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000840 cấp ngày 25/5/2012.
7. Dự án Khu công viên Văn hóa đô thị thành phố Đà Lạt do Công ty cổ phần Địa ốc Trung Nam Đà Lạt làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000227 cấp ngày 10/4/2008 và điều chỉnh lần đầu ngày 06/9/2012.
8. Dự án Khu dân cư, chỉnh trang đô thị khu vực đồi Robin, thành phố Đà Lạt do Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Sài Gòn - Lâm Đồng làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000662 cấp ngày 19/7/2010.
9. Dự án Khu dân cư, tái định cư Thuận Việt, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH Thuận Việt làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000904 cấp ngày 07/6/2013.
10. Dự án Khu tái định cư - khu dân cư tại phường 7, thành phố Đà Lạt do Công ty cổ phần Chăn nuôi Gà Đà Lạt làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000938 cấp ngày 12/3/2014.
11. Dự án Khu dân cư thôn Phú Lộc, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng do Công ty cổ phần Chăn nuôi Gà Đà Lạt làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000950 cấp ngày 12/6/2014.
12. Dự án Khu chung cư cao cấp Kim Cương, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH PONAGA làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000952 cấp ngày 30/6/2014.
13. Dự án Khu biệt thự Nhà xinh, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH Khánh Vân làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000579 cấp ngày 14/12/2009 và thay đổi lần thứ nhất ngày 19/6/2015.
14. Dự án Khu biệt thự cao cấp Đại Phúc, thành phố Đà Lạt do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đại Phúc làm chủ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000556 cấp ngày 27/10/2009 và thay đổi lần thứ nhất ngày 03/01/2012.
II. Danh mục các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản mới, kêu gọi đầu tư:
1. Dự án khu dân cư 5B, phường 4, thành phố Đà Lạt:
- Quy mô diện tích 58,44 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 30-35%, mật độ xây dựng theo lô đất là 50-70%, số tầng cao là 3-5.
2. Dự án khu dân cư Nguyễn Hoàng, phường 7, thành phố Đà Lạt:
- Quy mô diện tích là 58 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 20%, mật độ xây dựng theo lô đất là 20-40%, số tầng cao là 2-3.
3. Khu dân cư số 3, phường 7, thành phố Đà Lạt:
- Quy mô diện tích 60 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 10-15%, mật độ xây dựng theo lô đất là 30-50%, số tầng cao là 3-5.
4. Khu dân cư số 1, phường 8, thành phố Đà Lạt:
- Quy mô diện tích 88,08 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 10-15%, mật độ xây dựng theo lô đất là 30-50%, số tầng cao là 3-5.
5. Khu dân cư Nguyên Tử Lực - Trần Anh Tông (Khu quy hoạch mở rộng), phường 8, thành phố Đà Lạt:
- Quy mô diện tích 9,76 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 29,5%, mật độ xây dựng theo lô đất là 40-80%, số tầng cao là 3-5.
6. Khu dân cư - Trung tâm hành chính Nam sông Đa Nhim, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng:
- Quy mô diện tích 151 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 30-35%, mật độ xây dựng theo lô đất là 30-50%, số tầng cao là 2-3.
7. Khu thương mại dịch vụ du lịch vòng xoay ngã ba Liên Khương, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng:
- Quy mô diện tích là 1,5 ha.
- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng gộp là 30-35%, mật độ xây dựng theo lô đất là 50-70%, số tầng cao là 7-9.
III. Trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng dự án:
1. Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản:
a) Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án1:
- Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
+ Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
+ Không làm thay đổi nội dung của dự án;
+ Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
- Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án (trừ trường hợp có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án).
b) Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án2:
- Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện sau đây:
+ Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
+ Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
+ Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
- Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
- Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
c) Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư.
d) Trình tự, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc đầu tư3:
- Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Sở Xây dựng;
- Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bao gồm:
+ Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng.
+ Hồ sơ dự án, phần dự án đề nghị cho chuyển nhượng bao gồm: Văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng.
+ Báo cáo quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng đến thời điểm chuyển nhượng.
+ Hồ sơ của nhận chuyển nhượng bao gồm: Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định; văn bản chứng minh về vốn theo quy định.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế, tổ chức thẩm định theo quy định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển nhượng. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư chuyển nhượng biết rõ lý do.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản cho phép chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án, các bên phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hoàn thành việc bàn giao dự án hoặc phần dự án. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng có trách nhiệm tiếp tục triển khai dự án hoặc phần dự án ngay sau khi nhận bàn giao. Chủ đầu tư chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hồ sơ dự án hoặc một phần dự án, có biên bản bàn giao kèm theo danh mục hồ sơ.
- Trước khi làm thủ tục bàn giao, chủ đầu tư chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho tất cả khách hàng và có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị theo quy định của pháp luật trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng.
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án hoặc một phần dự án được phép chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
đ). Trình tự, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư4:
- Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ (có đủ các thành phần như mục d nêu trên) đề nghị cho chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý chuyên ngành và tổ chức thẩm định theo quy định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Các nội dung khác trong chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm d của Khoản này.
2. Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền thuộc dự án kinh doanh bất động sản5:
- Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
- Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
- Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Rà soát danh mục dự án đang triển khai đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận để thông báo cho các nhà đầu tư biết và thực hiện theo quy định.
- Hướng dẫn các Nhà đầu tư về thủ tục đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản; chủ trì cùng với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thành phố nơi có dự án thẩm định báo cáo UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục đầu tư khác có liên quan theo quy định.
2. Sở Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp với UBND thành phố Đà Lạt và các huyện liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 2075/KH-UBND ngày 23/4/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy định cụ thể các khu vực, phạm vi được phép và không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đối tượng khác xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc theo quy hoạch chung.
- Xác nhận dự án đủ điều kiện chuyển nhượng.
- Quản lý xây dựng dự án đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch được phê duyệt.
- Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực do ngành quản lý để thực hiện việc chuyển nhượng dự án.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, đơn vị theo thẩm quyền sau khi các đối tượng nhận chuyển nhượng đất từ các Nhà đầu tư để xây dựng nhà ở.
- Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực do ngành quản lý để thực hiện việc chuyển nhượng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.
4. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các sở, ngành liên quan tổ chức xác định giá trị tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế phí, lệ phí,...khi nhà đầu tư chuyển nhượng dự án cho các đối tượng khác xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc theo quy hoạch chung.
- Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực do ngành quản lý để thực hiện việc chuyển nhượng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.
5. UBND thành phố Đà Lạt và UBND các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương và Đức Trọng:
- UBND thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương và Đức Trọng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước về quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các chủ đầu tư và các bên liên quan. Kịp thời phát hiện, xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các sai phạm về quy hoạch xây dựng, về mua bán, chuyển nhượng đất, chuyển nhượng dự án trái quy định của pháp luật./-
DANH MỤC ĐỊA ĐIỂM KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẬP TRUNG ĐÃ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THU HỒI ĐẤT
(Đính kèm Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh)
I. Danh mục địa điểm khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao:
1. Danh mục các khu nông nghiệp công nghệ cao:
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Dương với diện tích 221 ha theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
- Khu công nghiệp nông nghiệp Tân Phú theo Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Văn bản số 1349/TTg-KTN ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
2. Danh mục các dự án nông nghiệp công nghệ cao tập trung (khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao):
Stt | Địa bàn | Diện tích (ha) | Địa điểm | Hiện trạng sử dụng đất | Sản phẩm nông nghiệp |
I | Đức Trọng | ||||
1 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (kế cận Khu công nghiệp Phú Hội) | 100 | Phú Hội | Đất sản xuất nông nghiệp | Rau, hoa |
2 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (Thôn Phú An) | 300 | Phú Hội | Đất sản xuất nông nghiệp | Rau, hoa |
II | Lâm Hà | ||||
1 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (Thôn 2) | 100 | Gia Lâm | Đất trống, đất sản xuất nông nghiệp | Rau, hoa, hạt giống |
III | Đơn Dương | ||||
1 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (Thôn R’Lơm) | 400 | Tu Tra | Đất sản xuất nông nghiệp | Rau, hoa |
IV | Lạc Dương | ||||
1 | Khu nông nghiệp công nghệ cao Ấp Lát | 346 | Đạ Sar | Đất sản xuất nông nghiệp (một phần đã sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao) | Rau, hoa |
2 | Khu nông nghiệp công nghệ cao Đạ Đeum II | 172 | Đạ Sar | Đất sản xuất nông nghiệp (một phần đã sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao) | Rau, hoa |
3 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao Vineco | 500 | Đạ Nhim | Đã thực hiện một phần, rừng sản xuất, đất trống, đất sản xuất nông nghiệp | Rau, hoa |
II. Phương án và lộ trình triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
1. Các khu nông nghiệp công nghệ cao:
TT | Địa bàn | Diện tích (ha) | Năm triển khai |
1 | Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Dương | 221 |
|
- Giai đoạn 1: | 100 | 2016 | |
- Giai đoạn 2: | 121 | 2017 | |
2 | Khu CNNN Tân Phú tại huyện Đức Trọng | 323 |
|
- Giai đoạn 1: | 113 | 2016 | |
- Giai đoạn 2: | 210 | 2018 |
2. Các Dự án nông nghiệp công nghệ cao tập trung:
Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; UBND cấp huyện tổ chức công bố công khai quy hoạch;
Khuyến khích người dân có đất trong khu quy hoạch sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao;
Có chính sách thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư vào các Dự án nông nghiệp công nghệ cao tập trung. Nhà đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và cam kết giải quyết lao động cho người dân có đất bị thu hồi. Tùy từng trường hợp UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương thu hồi đất và cho phép đầu tư.
Dự kiến kế hoạch thực hiện như sau:
Stt | Địa bàn | Diện tích (ha) | Dự kiến triển khai |
I | Đức Trọng |
|
|
1 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (kế cận Khu công nghiệp Phú Hội) | 100 | 2016 - 2020 |
2 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (Thôn Phú An) | 300 | 2016 - 2020 |
II | Lâm Hà |
|
|
1 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (Thôn 2) | 100 | 2016 - 2020 |
III | Đơn Dương |
|
|
1 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao (Thôn R’Lơm). | 400 | 2016 - 2020 |
IV | Lạc Dương |
|
|
1 | Khu nông nghiệp công nghệ cao Ấp Lát | 346 | 2016 - 2020 |
2 | Khu nông nghiệp công nghệ cao Đạ Đeum II | 172 | 2016 - 2020 |
3 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao Vineco | 500 | 2016 - 2017 |
III. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các địa phương về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý các phát sinh theo quy định.
2. UBND các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và Lạc Dương:
- Đưa các khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2016-2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng;
- Xác định ranh giới đất, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;
- Công khai quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Khái toán giá trị bồi thường để nhà đầu tư ứng trước kinh phí bồi thường khi đầu tư vào các khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao; giá trị tiền thuê đất nhà đầu tư phải trả, tiền thuê đất được miễn, giảm và kinh phí được trừ vào tiền bồi thường đã ứng trước;
- Tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định./-
DANH MỤC CÁC ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ ĐƯỢC THUÊ TƯ VẤN TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN
(Đính kèm Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh)
Danh mục 3 đồ án quy hoạch phân khu chức năng đặc thù thuê tư vấn trong nước và nước ngoài thực hiện:
- Quy hoạch vùng huyện Đức Trọng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Quy mô 90.220 ha. Tỷ lệ 1/25.000 và 1/10.000.
- Quy hoạch phân khu Khu đô thị Liên Khương - Prenn, huyện Đức Trọng. Quy mô 3.500 ha. Tỷ lệ 1/5.000.
- Quy hoạch phân khu Làng đô thị xanh tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Quy mô 200 ha. Tỷ lệ 1/2.000.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU ĐÔ THỊ VỆ TINH; ĐÔ THỊ ĐỐI TRỌNG THEO QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 ĐƯỢC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 704/QĐ-TTG NGÀY 12/5/2014
(Đính kèm Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh)
- Dự án Khu đô thị Liên Khương - Prenn, quy mô khoảng 3.500 ha.
- Dự án Trung tâm thương mại hỗn hợp Khu Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, quy mô 13,5 ha.
- Dự án Làng đô thị xanh tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, quy mô 200 ha.
ĐẦU MỤC ĐẦU TƯ THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ XANH” TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN
(Đính kèm Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh)
I. Danh mục địa điểm thực hiện thí điểm đầu tư xây dựng mô hình “làng đô thị xanh”:
- Xã Xuân Thọ (giáp Quốc lộ 20) và xã Tà Nung (giáp Tỉnh lộ 725) thuộc thành phố Đà Lạt.
- Xã Liên Hiệp và xã Hiệp Thạnh (giáp Đường cao tốc Liên Khương - Prenn và Quốc lộ 20), thuộc huyện Đức Trọng.
- Khu Đạ Nghịt (giáp Tỉnh lộ 722) thuộc xã Lát và khu Ấp Lát (Khu nông nghiệp công nghệ cao, giáp Tỉnh lộ 723, nay là Quốc lộ 27c) thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.
II. Về tiêu chí xây dựng mô hình:
Trên cơ sở ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố Bộ tiêu chí “Làng đô thị xanh tại thành phố Đà Lạt” (sau đây viết tắt là Bộ tiêu chí), như sau:
1. Về quy hoạch xây dựng:
a) Tính chất: Là phân khu đô thị thuộc Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt; hình thành một khu vực sản xuất nông nghiệp - công nghệ cao, kết hợp khu ở và công trình công cộng; phát huy loại hình du lịch canh nông.
b) Quy mô: khoảng 150 - 200 ha/một “làng đô thị xanh”.
c) Cơ cấu sử dụng đất: Bố trí đất sản xuất nông nghiệp khoảng 70%; diện tích đất ở và công trình công cộng tối đa 30%, riêng đất cây xanh công cộng tối thiểu 50% diện tích đất quy hoạch.
2. Về kiến trúc và cơ sở hạ tầng
a) Kiến trúc:
- Kiến trúc nhà ở là biệt lập (mái dốc) và nhà vườn; cao tối đa 03 tầng; mật độ xây dựng trong từng lô đất từ 30 - 40%, với hình thức kiến trúc tương đồng.
- Kiến trúc công cộng (tùy theo quy mô của giải pháp quy hoạch). Yêu cầu tính chất và hình thức kiến trúc phù hợp mô hình làng đô thị xanh.
b) Cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo đầu tư đồng bộ và kết nối với hạ tầng kỹ thuật đô thị; trong đó hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng các thiết bị và dây chuyền công nghệ thân thiện môi trường.
- Đối với hạ tầng xã hội, yêu cầu các công trình kiến trúc theo xu hướng, tiêu chuẩn “công trình xanh”.
3. Về môi trường
a) Thu gom, tái chế các chất thải sinh hoạt; tiết kiệm điện năng.
b) Khuyến khích sử dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
c) Môi trường xanh (nhân tạo hoặc thiên nhiên) gần gũi, thân thiện với thiên nhiên; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
4. Về kinh tế xanh
a) Sản xuất nông nghiệp - công nghệ cao theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
b) Phát triển mô hình du lịch canh nông, là điểm đến thân thiện của du khách.
c) Gìn giữ, bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trở thành những giá trị phi vật thể.
d) Sản xuất hàng hóa theo các phương thức thích hợp, gắn liên kết các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình trong làng theo mô hình hợp tác xã kiểu mới hoặc hình thức kinh tế tập thể hiện đại./-
- 1 Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2016 về những định hướng cơ bản xây dựng mô hình thí điểm “Làng đô thị xanh” trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 847/QĐ-UBND về Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đến 2020, tầm nhìn 2030 năm 2016
- 3 Quyết định 763/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện công trình trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- 4 Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản
- 5 Quyết định 1528/QĐ-TTg năm 2015 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 1349/TTg-KTN năm 2015 điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Đầu tư 2014
- 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- 11 Luật Đầu tư công 2014
- 12 Luật Xây dựng 2014
- 13 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 14 Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Luật đất đai 2013
- 1 Quyết định 763/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện công trình trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 847/QĐ-UBND về Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đến 2020, tầm nhìn 2030 năm 2016
- 3 Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2016 về những định hướng cơ bản xây dựng mô hình thí điểm “Làng đô thị xanh” trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- 4 Nghị quyết 55/NQ-HĐND năm 2021 về đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ