ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1500/QĐ-UBND | An Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBND, ngày 04/01/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tại Tờ trình số 20/TTr-TMĐT ngày 18/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 31/8 /2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỜI KỲ 2007 - 2010
I. Kết quả tình hình thực hiện Chương trình 2520
Chương trình Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh An giang thời kỳ 2007 - 2010 được UBND tỉnh ban hành tại quyết định số 2520/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 (gọi tắt là chương trình 2520). Qua 4 năm hoạt động, chương trình triển khai thực hiện tương đối trên cả 3 khâu đầu tư - thương mại và du lịch; sự phối hợp xúc tiến nhịp nhàng và đồng thuận cao giữa các Sở ngành hữu quan - địa phương - doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ giữa tỉnh với bộ ngành trung ương; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong ngoài nước trên nhiều lĩnh vực khá tốt. Do đó 7 nhóm nhiệm vụ mục tiêu của chương trình đề ra cơ bản thực hiện hoàn thành và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
1. Hoạt động xúc tiến đầu tư có bước đột phá
- Đã tạo ra được quỹ đất sạch và giao đất kịp thời cho các nhà đầu tư, đây là điều kiện để thu hút nhanh nguồn vốn và thực hiện được các dự án lớn, các công trình trọng điểm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tỉnh - có tác động phát triển đến toàn vùng và khu vực.
- Tỉnh đã tập trung xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật căn bản theo hướng văn minh hiện đại và có chất lượng. Hạ tầng giao thông bộ được nâng cấp, hạ tầng thương mại dịch vụ đầu tư phát triển khá đồng bộ, nhất là khu kinh tế cửa khẩu và thương mại biên giới.
- Thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính trong đầu tư, áp dụng cơ chế một cửa liên thông, cắt giảm thủ tục và áp dụng đăng ký qua mạng internet.
2. Hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch có nhiều tiến bộ và đổi mới
- Xúc tiến thương mại được mở rộng với nhiều hình thức, thực hiện từ đơn phương sang hợp tác song phương và đa phương, phát triển thành chuỗi hội chợ nội địa - hội chợ biên giới và hội chợ khu vực.
- Hoạt động xúc tiến có bước trưởng thành về quy mô và tính chất hội chợ triển lãm được nâng lên rõ rệt. Tập hợp được cộng đồng doanh nghiệp trong ngoài tỉnh và quốc tế tích cực hưởng ứng tham gia các sự kiện.
- Chuyển dần công tác xúc tiến từ hoạt động thuần túy quản lý nhà nước là mang tính chất bao cấp sang hỗ trợ tư vấn và định hướng ngành hàng + hội chợ gắn với thị trường. Đã tạo được tính chủ động xúc tiến trong mỗi doanh nghiệp, không còn trong chờ và ỷ lại từ phía nhà nước trợ giúp kinh phí như những năm về trước.
- Thông qua các hoạt động xúc tiến đã đóng góp duy trì tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 đạt tốc độ cao: GDP tăng bình quân 10,34%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 16,3%/năm; giá trị xuất nhập biên mậu tăng trên 33%/năm; sức mua thị trường bán lẻ trên địa bàn tăng 19%/năm, lượng khách du lịch đến An giang tăng 4%/năm, điều đặc biệt là tổng lượng khách hàng năm đến ĐBSCL thì An Giang chiếm hết 51%.
II. Sự thành công và hiệu quả của chương trình
1. Trước hết nhờ sự ổn định và tồn tại của bộ máy tổ chức xúc tiến - một cơ quan chuyên trách trực thuộc điều hành Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Đặc biệt là tỉnh thấy tầm quan trọng và chỉ đạo trực tiếp công tác xúc tiến, nên trong suốt giai đoạn hoạt động xúc tiến đã đem lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp An Giang nói riêng.
2. Chương trình đã hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng ngàn cơ sở - doanh nghiệp An Giang và ngoài tỉnh có cơ hội gặp gở - kết nối giao thương, thông qua tổ chức và tham gia hàng trăm kỳ hội chợ - triển lãm trong ngoài nước, thực hiện nhiều cuộc đi nghiên cứu khảo sát thị trường khu vực và quốc tế. Kết quả giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thị phần nội địa và thị trường xuất khẩu (mở được kho hàng và đại lý ở Campuchia + lấn chiếm sang thị trường Lào).
3. Hoạt động xúc tiến đã làm thay đổi tư duy, ý thức hệ trong mỗi doanh nghiệp về kinh doanh sản xuất và đầu tư phát triển; chất lượng hàng hoá dịch vụ được cải thiện, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm nâng lên rõ rệt, mỗi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm đi xúc tiến và chú ý nhiều hơn về việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Hoạt động xúc tiến đã đóng góp tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và tên tuổi An Giang lan tỏa khắp nơi.
4. Thúc đẩy số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh An Giang phát triển khá hùng mạnh và hoạt động đồng đều trên các lĩnh vực. Có nhiều doanh nghiệp đã thành đạt và được vinh danh những danh hiệu và giải thưởng cao quý như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, xuất khẩu uy tín, thương hiệu quốc gia,…
5. Góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số và mặc dù chịu ảnh hưởng chung suy thoái kinh tế nhưng vẫn cao hơn thời kỳ 2001 - 2005, tạo cho thị trường nội địa An Giang hoạt động luôn nhộn nhịp và sôi động; phát triển kinh tế biên mậu vượt bậc, thương mại biên giới năm sau cao hơn năm trước (từ 260 triệu USD/2005 -> 1.050 triệu USD/2010), đẩy mạnh hàng Việt đi vào các chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu và xuất mạnh sang thị trường Campuchia, nhưng hiệu quả lớn nhất chính là xây dựng được biên giới hòa bình - hợp tác và phát triển giữa ba địa phương của hai quốc gia. Mở rộng quan hệ đối ngoại, liên kết hợp tác phát triển nhiều đối tác chiến lược.
III. Những hạn chế chương trình
1. Thực hiện 3 lĩnh vực của Chương trình chưa thực sự đồng đều, nổi trội vẫn là hoạt động thương mại và đầu tư, xúc tiến du lịch yếu kém do số lượng doanh nghiệp không nhiều như lĩnh vực thương mại và qui mô nhỏ bé, sản phẩm du lịch còn sơ đẳng và đơn điệu.
2. Tỉnh chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tổ chức các sự kiện về lễ hội - hội chợ - triển lãm ... theo hướng chuyên nghiệp.
3. Một số ngành và đơn vị nhận thức về hoạt động xúc tiến chưa cao, đội ngũ làm công tác xúc tiến thiếu và yếu, chưa được đào tạo căn cơ và chủ yếu vừa làm - vừa học tập kinh nghiệm bao gồm cả cán bộ chuyên môn và cộng đồng doanh nghiệp.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
A. XU HƯỚNG THẾ GIỚI VÀ BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC
I. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa
Kinh tế ngày nay phát triển khác nhiều so với thời kỳ trước, thế giới phát triển đa cực, trong thương mại và thị trường dần dần tiến tới gần như không còn hàng rào biên giới; hội nhập và toàn cầu hoá mỗi ngày một nhanh và gần như toàn diện hơn, liên kết theo hướng chiến lược và tập trung trên ba trụ cột kinh tế - thương mại - đầu tư. Chuyển từ hợp tác song phương sang đa phương, chuyển từ khu vực trong khối mở ra ngoại khối với phương thức cộng thêm đối tác mới, nhằm giữ thế cân bằng của mỗi quốc gia - mỗi khu vực và trên toàn cầu.
Chính từ xu hướng đó trong thương mại và đầu tư sẽ có vô số cơ hội thuận lợi trong kinh doanh, nhưng cũng lắm khó khăn trở ngại không kém. Cho nên một khi định hướng phát triển kinh tế để ổn định và bền vững, trước tiên phải tính toán sản xuất kinh doanh theo chiều hướng hội nhập và toàn cầu hoá, do đó:
1. Trước khi quyết định phát triển phải nắm được cung cầu và dự báo trung - ngắn hạn về tình hình diễn biến thị trường nội địa và bên ngoài.
2. Phải có định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh; chiến thuật chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần hợp lý một cách căn cơ bài bản; xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện theo phương châm thị trường nội ngoại là một.
3. Chất lượng sản phẩm thích ứng với thị trường và nhu cầu xã hội (theo đơn đặt hàng), mẫu mã hàng hoá thu phục được khách hàng, giá cả có sức cạnh tranh cho dù hàng hóa sản phẩm đó tiêu thụ ở thị trường trong nước hay xuất khẩu.
4. Nắm bắt kịp thời cơ hội, phản ứng nhanh trong thực hiện và biết cách khai thác lộ trình các cam kết FTA giữa Việt Nam với các nước và trong nội khối. Muốn tồn tại phải đáp ứng thỏa mãn các loại thị trường rộng mở và nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi cao hơn và ngày càng khắc khe hơn.
5. Doanh nghiệp thích nghi với các rào cản kỹ thuật trong thương mại dịch vụ, một sân chơi có nhiều đối thủ và cạnh tranh quyết liệt. Không nên tự ty mặc cảm là doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm ít hay nhiều, năng lực mạnh hoặc yếu, điều quan trọng là chúng ta dám đương đầu thử thách trong cuộc chơi hội nhập, thiết nghĩ để chiến thắng nên mạnh dạn có lộ trình đột phá vươn lên, tràn đầy niềm tin và hy vọng.
II. Bối cảnh trong nước trước và sau năm 2010
Những căn cứ và cơ sở tạo niềm tin khi bước vào giai đoạn phát triển mới.
1. Tình hình đất nước phát triển
- Cuối năm 2010 có thể khẳng định nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đã đạt được những thành tựu quan trọng đó là: giữ được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên; gia nhập thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới đã tạo đà thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; quan hệ đối ngoại được mở rộng.
- Trong năm năm tới yêu cầu kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó mỗi mục tiêu phát triển là một khâu đột phá: tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ đô thị hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
2. Tình hình kinh tế địa phương
- Thành tựu nổi bật những năm qua, đó là tỉnh nhà tiếp tục phát triển theo nền kinh tế hướng ngoại, gắn với độ mở thị trường rất cao, luôn luôn xuất siêu mỗi năm chiếm 90% tổng giá trị xuất nhập. Kết quả đó là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3 lần so năm năm trước, giá trị thương mại biên giới 2010 tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Phát triển thị trường 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tăng cường hoạt động ngoại thương đã tạo đà ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện cuộc sống người dân, với mức thu nhập tăng 2,5 lần so năm 2005. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông - thương mại - dịch vụ được tập trung xây dựng và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội.
- Những hạn chế cơ bản đó là điểm xuất phát mức sống của người dân vẫn ở mức dưới trung bình cả nước, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém, tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực II còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ. Đây là bốn mấu chốt làm cản trở lớn cho hướng phát triển trong tương lai và là nút thắt tăng trưởng kinh tế.
Do đó trong năm năm tới, để nền kinh tế tỉnh nhà tăng trưởng với tốc độ nhanh và bền vững, chúng ta tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ và khẩn trương trên cả ba khu vực I, II và III theo hướng hiện đại và chất lượng cao.
3. Dự báo những năm tới
- Đất nước tiếp tục giữ vững ổn định, kinh tế Việt Nam lạc quan, thực hiện nghiêm túc lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết WTO. Đồng thời trong trào lưu thương mại tự do và dưới tác động dịch chuyển tự do hàng hóa - nguồn vốn - nhân lực đang trở thành động lực thúc đẩy hợp tác phát triển. Đây là hai điều kiện cần và đủ niềm tin để dòng vốn đầu tư của các nước công nghiệp và mới nổi sẽ chuyển hướng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam (trong đó có An Giang) tham gia trên tất cả các lĩnh vực về tài chính - thương mại - du lịch - giao thông vận tải - xây dựng, ....
- Thị trường tiêu thụ hàng hóa trong tương lai: lúa gạo vẫn là các thị trường xuất khẩu truyền thống và tập trung (mặc dù Campuchia có tham gia xuất khẩu 1 triệu tấn) và giá tăng dần theo nhu cầu; thủy sản chế biến vẫn tập trung những thị trường quen thuộc, lượng tăng vừa phải, nhưng giá sẽ tăng cao; rau quả nhu cầu thị trường trong ngoài nước cần rất lớn nhưng phải sản xuất an toàn và sản phẩm chế biến đa dạng như đông lạnh tươi - sấy khô - đóng hộp ... ; các nhóm hàng còn lại vẫn phát triển tốt để tiêu thụ nội địa và các nước khu vực đang có nhu cầu.
B. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH 2011 - 2015
I. Mục đích và yêu cầu chương trình
Trước những viễn cảnh toàn cầu hóa và bối cảnh đất nước. Để giành thắng lợi, chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại trong những năm tới cần được tập trung tính thống nhất cao, phối hợp thực hiện đồng bộ. Chương trình thực sự là công cụ hỗ trợ tích cực thúc đẩy cho các ngành kinh tế phát triển nhanh và vững chắc. Do đó chương trình xúc tiến cần đảm bảo các mục đích và yêu cầu sau đây:
1. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của thời kỳ trước, phát triển nhân rộng trên cơ sở có điều chỉnh và bổ sung những cái mới phù hợp theo mục tiêu - nhiệm vụ đòi hỏi ở mức cao hơn.
2. Xây dựng chương trình xúc tiến giai đoạn mới căn cứ tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Xúc tiến sẽ tập trung vào các lĩnh vực và địa phương có ưu thế: để tạo bước đột phá mới về thế mạnh trong thương mại dịch vụ và kinh tế biên giới; để cơ bản làm thay đổi trong chuyển dịch cơ cấu khu vực công nghiệp và đồng thời hỗ trợ tích cực phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng và an toàn; mở rộng và phát triển song hành thị trường hàng hóa và dịch vụ nội địa - khu vực và quốc tế; tạo nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển ưu tiên hạ tầng kỹ thuật hiện đại cho giao thông vận tải, thương mại du lịch, nông nghiệp và đào tạo, .... Đảm bảo trong 5 năm An Giang thực sự sẽ là vùng kinh tế động lực và là cửa ngõ quan trọng của trục kinh tế Đông Tây đồng bằng sông Cửu Long.
3. Nội dung chương trình dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011 - 2020, lồng ghép và khai thác cho được nội dung các chủ trương chỉ đạo của trung ương và chính phủ, đó là:
- Nghị quyết 24/2008 của chính phủ chương trình hành động về nông nghiệp – nông dân – nông thôn;
- Quyết định 492/2009 của chính phủ thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu long;
- Quyết định 482/2010 của chính phủ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Lào;
- Các hiệp định về thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực và quốc tế; cơ chế chính sách mới trong đầu tư, chương trình xúc tiến của bộ ngành; chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Chương trình xúc tiến nâng tầm hoạt động và sát hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, nắm bắt cơ hội từ các FTA trong khối ASEAN. ASEAN cộng 3 và cộng 6; ASEAN + EU; APEC, ... Căn bản thay đổi cách nhìn - quan điểm về tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến theo hướng chuyên nghiệp và hợp tác sâu rộng hơn.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ chương trình
(Xem phụ lục 1 - Danh mục chương trình xúc tiến đính kèm)
1. Mục tiêu chương trình
- Hỗ trợ - giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh, đa dạng hoá và khai thác các loại hình thị trường (nội địa - khu vực - truyền thống - ngách - trung chuyển - tiềm năng), tạo sức cạnh tranh mới cho doanh nghiệp - hàng hoá và dịch vụ - đảm bảo đương đầu với thị trường trong ngoài nước mỗi ngày cạnh tranh càng khốc liệt.
- Thu hút mạnh mọi nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhất là nguồn vốn FDI - ODA đối với các dự án lớn – công trình có tính chất vùng – liên vùng và khu vực. Luồng vốn FDI và ODA tập trung chảy mạnh về An Giang và phấn đấu nằm trong nhóm dẫn đầu của ĐBSCL.
- Tăng cường mạnh hơn nữa về quan hệ kinh tế đối ngoại, liên kết hợp tác xúc tiến vùng miền, trong khu vực và các tổ chức quốc tế. Phấn đấu các sản phẩm hàng hóa An Giang vượt qua rào cản thương mại.
- Tích cực tổ chức và tham gia chuỗi hội chợ - triển lãm quan trọng; tham gia các hội nghị - hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế ... chuyển dần tổ chức thực hiện các sự kiện theo hướng chuyên ngành và chuyên nghiệp hoá.
2. Nhiệm vụ chương trình xúc tiến
a) Xúc tiến thương mại
- Đẩy mạnh việc phát triển, mở rộng thị trường cũ và mới, bao gồm tất cả thị trường nội địa - khu vực và truyền thống quốc tế. Các mặt hàng ưu thế cạnh tranh như nông thuỷ sản, vật liệu xây dựng, nông dược, dược phẩm, cơ khí, ....
- Phát triển thương mại - dịch vụ tương xứng với vị thế là cửa ngỏ giao thương, An Giang thực sự là trung tâm giao lưu thương mại của vùng đồng bằng và khu vực, trong đó cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, cửa khẩu chính Long Bình sau 2015 trở thành Trung tâm thương mại - dịch vụ xuyên biên giới.
- Tăng tốc công tác xúc tiến và đồng tâm hiệp lực, hy vọng nhịp độ tăng trưởng sẽ đạt vượt Nghị quyết Đại hội về kim ngạch xuất khẩu tăng trên 11%/năm, giá trị thương mại biên mậu tăng 35%/năm và sức mua xã hội (thị trường bán lẻ hàng hóa + dịch vụ) tăng 15%/năm.
b) Xúc tiến du lịch
- Cơ bản sẽ làm thay đổi diện mạo và khai thác có hiệu quả về tiềm năng bốn điểm du lịch ở Long Xuyên - Châu Đốc + Tịnh Biên - Thoại Sơn; phát triển 05 sản phẩm du lịch chủ lực đó là du lịch sinh thái nông nghiệp + sông nước, lễ hội văn hóa + mua sắm, di tích cách mạng + lịch sử; chuyển biến dần lượng khách hành hương trở thành khách du lịch thực thụ.
- Thu hút khách đến với An Giang đều đặn trong 04 mùa, liên kết mở tour kéo khách về trong tam giác du lịch Tp. Hồ Chí Minh - An Giang - Campuchia + Lào; trục sông nước xuôi ngược dòng Mekong Campuchia - ĐBSCL; hành lang du lịch phía Tây sông Mekong (biển đảo và đất liền vịnh Thái Lan). Nghiên cứu khai thác thí điểm tour quốc tế Bắc Á và EU
- Gắn xúc tiến du lịch và xúc tiến thương mại là một, trong đó thông qua kết hợp các kỳ hội chợ triển lãm thường niên và đột xuất.
- Giữ ổn định lượng khách nội địa với tốc độ tăng 4 - 5%/năm, tăng nhanh lượng khách quốc tế từ 15 – 20%/năm, phấn đấu năm 2015 An Giang trở thành cụm trung tâm du lịch ĐBSCL.
c) Xúc tiến đầu tư
- Tập trung xúc tiến vào các nguồn FDI và ODA trở thành nguồn vốn đầu tư phát triển chủ lực của tỉnh, triển khai thực hiện cho được các dự án trọng điểm, dự án liên vùng và khu vực .... Trước hết ưu tiên đối với hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng thương mại và dịch vụ du lịch cao cấp, trong đó quan tâm đầu tư du lịch phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và khu vực biên giới.
- Tham mưu giúp tỉnh tổ chức các hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư như tổ chức đoàn ra và mời đoàn vào, tích cực tham gia các hội nghị - hội thảo hợp tác đầu tư trong ngoài nước. Nghiên cứu đề xuất tỉnh tổ chức sự kiện về Festival hay diễn đàn khu vực và quốc tế, nhân dịp này tranh thủ mời lãnh đạo cấp cao Trung ương, bạn bè trong khu vực - quốc tế về thăm An Giang và tham dự sự kiện.
- Tham gia đề xuất cơ chế chính sách trong đầu tư phát triển sát theo yêu cầu nhiệm vụ. Khai thác có hiệu quả từ các nguồn vốn ưu tiên hỗ trợ và đầu tư đặc thù của Trung ương và bên ngoài đối với vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp + kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế biên giới Việt Nam - Campuchia ....
- Chú trọng khâu hợp tác đầu tư, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư thông qua liên kết vùng – khu vực và tổ chức tài chính quốc tế. Vận động các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển mạnh ra bên ngoài, nhất là các nước tiểu vùng Mekong - Campuchia + Lào và đột phá thị trường tiềm năng Myanmar (Việt Nam +3).
d) Xúc tiến quan hệ quốc tế và liên kết hợp tác
Đây là nhiệm vụ quan trọng hỗ trợ đắc lực và giúp ích cho 3 hoạt động xúc tiến đầu tư + thương mại + du lịch then chốt trên phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.
- Củng cố và điều chỉnh mối quan hệ đối với các đối tác cũ, trong đó nâng một số đối tác hợp tác đơn thuần lên toàn diện và cao hơn.
- Mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển thêm đối tác tiềm năng mới, nhằm bổ sung và phát triển nhanh về thị trường hàng hóa - thị trường dịch vụ - thị trường tài chính cho 5 năm tới.
e) Xúc tiến truyền thông và đào tạo nhân lực
- Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan thông tấn báo chí - truyền hình (kênh trong nước và quốc tế) phối hợp đưa tin - phát sóng quảng bá về An Giang trên các lĩnh vực thương mại - du lịch và đầu tư.
- Nâng cấp trang web ngành và tỉnh ngang tầm nhiệm vụ, trong đó có những bản tin cần thiết phổ biến bằng tiếng Anh.
- Nâng cao kiến thức cho tất cả lực lượng làm công tác xúc tiến bằng hình thức tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo bên ngoài, trước hết ưu tiên cho cán bộ của một số sở ngành hữu quan - địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có ít nhất 50% lực lượng cán bộ quản lý và doanh nghiệp am hiểu cơ bản về xúc tiến, thông thạo những kỹ năng tổ chức và tham gia hội chợ - triễn lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và địa phương mình.
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các giải pháp trọng tâm
a) Về Xúc tiến thương mại và du lịch
- Xây dựng và phát triển mới một số thương hiệu sản phẩm và hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp trong thương mại. Động viên doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa theo hướng chất lượng cao, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội và vệ sinh an toàn (đây là nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thế kỷ 21).
- Nâng cấp việc tổ chức chuỗi hội chợ triển lãm theo hướng chuyên nghiệp - chuyên ngành đối với một số lĩnh vực, như hội chợ thương mại tổng hợp, hội chợ nông nghiệp và thực phẩm, hội chợ máy móc - thiết bị và công nghệ, .... Gắn hội chợ thương mại và du lịch trở thành sự kiện lễ hội thống nhất.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, trợ giúp doanh nghiệp tham gia giao lưu các hội chợ trong nước - khu vực và quốc tế, trong đó đưa hàng vào hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị của các tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, tập trung các thị trường lân cận và truyền thống. Đối với ngành hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, cơ khí, vật liệu xây dựng, dược phẩm và nông dược, ... phục vụ thị trường trong nước - Campuchia - Lào và Myanmar; lúa gạo đáp ứng thị trường Châu Á - Châu Phi; thủy sản cung cấp cho thị trường EU, Bắc Mỹ - Trung Đông và một phần ASEAN.
- Xúc tiến mở rộng kết nối giao thương buôn bán giữa doanh nghiệp tỉnh với doanh nghiệp ngoài nước; trước hết khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển mạng lưới đại lý + kho hàng đối với các thị trường đã xâm nhập được hàng hóa trong khối ASEAN; khối Bắc Á + Tây Á; khối EU.
- Nâng cấp phát triển thương hiệu một số sản phẩm và khu điểm du lịch (làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, du lịch xanh gắn với Agro park, điểm ăn uống gắn với trạm dừng chân du khách ...). Tạo ra sự kiện du lịch gắn với các lễ hội sẵn có, như mạnh dạn tổ chức nâng 02 lễ hội truyền thống vía bà Chúa xứ núi Sam và đua bò Bảy núi ngang tầm với lễ hội văn hóa quốc gia và khu vực, biến sự kiện trở thành điểm hẹn du lịch hàng năm.
- Tăng cường đầu tư khai thác tour du lịch nội tỉnh để tăng thời gian khách lưu trú từ 1 lên 2 đến 3 ngày, hình thành các loại hình du lịch như du lịch sông nước + làng nghề, du lịch tâm linh + lễ hội, du lịch leo núi + mua sắm .... Nghiên cứu phát triển quần thể du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - miếu Bà Chúa xứ núi Sam - Óc Eo núi Sập thành tour tam giác du lịch. Định hình sau năm 2015 phát triển du lịch An Giang sẽ là trung tâm du lịch vùng và khu vực.
- Đẩy mạnh cổ động - tuyên truyền và quảng bá hình ảnh du lịch An Giang ra bên ngoài thế giới, lựa chọn đối tác truyền thông chuyên nghiệp quảng bá chuyên đề về du lịch.
- Tổ chức xúc tiến đoàn ra nhiều hơn nữa, đi để nghiên cứu + học tập và thấu hiểu thị trường mục tiêu và thị trường trọng điểm về thương mại, du lịch và hình thức đầu tư ....
b) Về xúc tiến đầu tư
- Tiếp cận và tích cực mời gọi những đối tác có tiềm lực tài chính và đôn đốc thực hiện đầu tư theo các hình thức cho phép đối với các dự án trọng điểm: đường bộ cao tốc, sân bay, hệ thống cầu vượt qua sông lớn, nâng cấp hệ thống cảng, xây dựng các khu kinh tế; các trung tâm thương mại, quần thể du lịch cấp vùng và khu vực (Long Xuyên - Châu Đốc - Óc Eo núi Sập).
- Cho ra đời cơ sở hạ tầng dịch vụ phục vụ cho được các sự kiện về lễ hội - hội chợ triển lãm cấp quốc gia và quốc tế, ưu tiên sớm triển khai thực hiện ở 03 địa điểm Long Xuyên - Tịnh Biên - Châu Đốc.
- Nghiên cứu xúc tiến phát triển dịch vụ vận tải trọn gói (logistics) gắn liền với việc nâng cấp đầu tư và mở rộng kinh doanh hệ thống cảng hiện có để khai thác vị thế là cửa ngõ và trục kinh tế Đông Tây nối liền đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia (loại hình dịch vụ trọn gói về vận chuyển - lưu kho - giao nhận hàng hóa có hiệu quả nhất). Đây là chìa khóa thúc đẩy ngành dịch vụ vận tải tăng trưởng nhảy vọt nói riêng và kinh tế An Giang nói chung phát triển nhanh trong thời kỳ hội nhập và gắn kết với các nước trong khu vực.
- Rà soát và lập danh mục dự án trọng điểm - dự án khu vực phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh và vùng. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức như hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với hội chợ triển lãm thương mại và du lịch, tổ chức đoàn ra và mời đoàn vào có chọn lọc, tích cực tham gia hội nghị - diễn đàn kinh tế và đầu tư trong ngoài nước.
- Công bố công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sữ dụng đất dành cho đầu tư phát triển; tiếp tục tạo quỹ đất cho các dự án ưu tiên theo kế hoạch danh mục dự án.
- Nâng cao năng lực hoạt động, kiện toàn các cơ quan, bộ phận xúc tiến địa phương; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư.
(Xem phụ lục 2+3 danh mục dự án đính kèm)
c) Về xúc tiến quan hệ đối ngoại và liên kết hợp tác
- Tăng cường phối kết hợp trong nội bộ đủ mạnh giữa các sở ngành hữu quan - huyện thị - doanh nghiệp, từ tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện đảm bảo nhịp nhàng trong mọi hoạt động xúc tiến.
- Tăng cường liên kết vùng và khu vực nhằm thúc đẩy phát triển nhanh lĩnh vực du lịch; nối vòng tay lớn trong giao thương và đồng thuận trong thương mại; tạo ra tiếng nói chung và thống nhất trong mời gọi đầu tư đối với các dự án liên vùng.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác. Vẫn tập trung các lĩnh vực trọng tâm, tìm kiếm các đối tác chiến lược trong kinh doanh và đầu tư. Đây là nguồn lực chủ lực để thực hiện đột phá phát triển những mục tiêu chủ yếu trong suốt giai đoạn 2011 – 2015.
- Chú trọng mời các đoàn chính khách về thăm và tham quan An Giang, thông qua con đường ngoại giao, các sự kiện, tổ chức hội nghị - hội thảo và diễn đàn cấp vùng, khu vực và quốc tế.
d) Về xúc tiến truyền thông và đào tạo nhân lực
- Hợp tác với các cơ quan truyền thông - truyền hình trong nước như VTV - HTV - ATV - truyền hình công thương; thông tấn báo chí như: Báo An Giang, VNET (thời báo kinh tế Việt Nam), báo VEN (báo đối ngoại - Bộ Công Thương), các tờ báo chuyên ngành thực hiện theo chuyên mục - chuyên đề và theo dòng sự kiện để quảng bá về An Giang. Đặc biệt sẽ thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong hệ thống chính trị phối hợp tham gia đẩy mạnh công tác xúc tiến.
- In ấn và phát hành tài liệu ấn phẩm bằng nhiều hình thức brochure - profile - đĩa CD và phát hành bằng nhiều ngôn ngữ phổ thông trên thế giới giúp cho tiện lợi trong quan hệ - giao dịch và tiếp cận đối tác.
- Thông qua các tổ chức xúc tiến trong nước và quốc tế trợ giúp phổ biến thông tin kinh tế của An Giang ra thế giới bên ngoài.
- Đào tạo nhân lực làm xúc tiến: tổ chức thực hiện theo các hình thức từ đào tạo căn bản và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng; tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, áp dụng cho các đối tượng là cán bộ và doanh nghiệp. Sẽ chú ý bồi dưỡng đội ngũ làm xúc tiến 70% thông thạo ngoại ngữ trong giao dịch.
Mỗi năm thực hiện khoảng 02 - 03 khóa học, tổ chức có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào tình hình chung và diễn biến theo yêu cầu thực tế của địa phương. Tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với Tp. Hồ Chí Minh, bộ ngành trung ương và sẽ chú trọng hợp tác với các tổ chức xúc tiến quốc tế trong công tác huấn luyện đào tạo.
- Ngoài ra, tỉnh chú trọng phối hợp chặt chẽ với MDEC và trường PACE thực hiện chương trình đào tạo lực lượng nông dân thời đại (lớp nông dân mới) cho tỉnh nhà thích nghi trong thời kỳ hội nhập.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Chương trình
Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chương trình để tổ chức và quản lý thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của chương trình:
- Chủ nhiệm chương trình: Thường trực UBND tỉnh
- Phó chủ nhiệm: giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
- Thành viên: bao gồm lãnh đạo các sở Kế hoạch & Đầu tư, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & PTNT, Công Thương, Ngoại vụ, Văn hóa - Thể thao & Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố (cùng hành động xúc tiến).
- Tổ giúp việc gồm: cán bộ Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông Nghiệp & PTNT, Công Thương, Ngoại Vụ và các đơn vị có liên quan.
3. Kinh phí hoạt động chương trình
Tiếp tục thực hiện theo phương châm huy động và cân đối từ nhiều nguồn để đóng góp tham gia vào chương trình xúc tiến 2011 - 2015, bao gồm ngân sách thuộc các chương trình của Trung ương, tỉnh, địa phương, tham gia của doanh nghiệp, liên kết hợp tác và vận động.
4. Phân công tổ chức thực hiện
a) Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ATIP) là đơn vị Thường trực Chương trình có trách nhiệm giúp UBND tỉnh:
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai “Chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh An Giang”; hàng năm sẽ cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình tổng thể, là tiến hành lập kế hoạch hoặc chương trình công tác xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch.
- Tập hợp cân đối và xử lý các nguồn kinh phí hàng năm, nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho chương trình xúc tiến chung toàn tỉnh.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả hoạt động về công tác xúc tiến mỗi năm, nữa giai đoạn và 5 năm. Giúp tỉnh tổ chức sơ tổng kết vào cuối năm, kiểm điểm đánh giá chương trình thực hiện 2 năm rưỡi và điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ vào giữa năm 2013, tổng kết chương trình quý 4 năm 2015.
- Tập hợp và khâu mối lại các chương trình xúc tiến quốc gia, các hoạt động của tổ chức xúc tiến bên ngoài, sở ngành - huyện thị và doanh nghiệp trên địa bàn.
- Hàng năm ATIP phối hợp các ngành và huyện thị đề ra kế hoạch huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến chung cho tỉnh.
b) Các sở Kế hoạch & Đầu tư, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & PTNT, Công Thương, Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Ngoại vụ ... theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, tùy tính chất công việc mà chủ động xây dựng đề án phát triển hoặc đề ra kế hoạch cụ thể hàng năm của ngành và tiến hành tổ chức thực hiện hoặc phối hợp cùng hành động với ATIP.
c) Các sở ngành còn lại, các địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh tiến hành triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến theo phạm vi và địa bàn quản lý. Đồng thời thực hiện cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa sở ngành và địa phương trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến ngành và trên từng lĩnh vực.
d) Tổ chuyên viên giúp việc: tham mưu Ban Chỉ đạo trong quá trình thực hiện; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp thông tin, báo cáo.
e) Định kỳ quý, 6 tháng và cả năm các Sở ngành, huyện thị và doanh nghiệp, báo cáo và cung cấp thông tin về kết quả thực hiện; kiến nghị và đề xuất phương hướng tới gửi về ATIP tổng hợp báo cáo lên Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh và bộ ngành Trung ương ....
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, và UBND huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể và tập trung lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình với quyết tâm cao, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xúc tiến Đầu tư Thương mại giai đoạn 2011 - 2015, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (2011 - 2015)./.
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
STT | Nội dung hoạt động | Thời gian | Địa điểm | Đơn vị thực hiện |
I | Chương trình xúc tiến thương mại và du lịch |
|
|
|
1 | Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm và hàng hóa (Nông sản, thực phẩm, dược phẩm, cơ khí, VLXD…). | 2011 - 2013 | Thị trường nội địa và khu vực. | Sở KH & CN + doanh nghiệp |
2 | Xây dựng Chương trình xúc tiến vùng sản xuất rau quả, xanh sạch (Agro park + gắn du lịch nông nghiệp sinh thái). | 2011 - 2013 | Chợ Mới – Châu Phú – An Phú. | ATIP + DN + địa phương + NN&PTNT |
3 | Xây dựng Chương trình xúc tiến nâng cao làng nghề An Giang, gắn với tổng thể làng nghề Việt Nam. | 2011 - 2015 | 20 làng nghề | ATIP + Hiệp hội làng nghề Việt Nam + Công Thương |
4 | Chương trình xúc tiến hội chợ triển lãm, phát triển thị trường và mở rộng mạng lưới phân phối. |
|
|
|
| - Lúa gạo | 2011 – 2015 | Châu Á + Châu Phi | Doanh nghiệp |
| - Thủy sản chế biến | 2011 – 2015 | EU, Bắc Mỹ, Trung Đông + ASEAN | Doanh nghiệp |
| - Rau quả (đông lạnh tươi, sấy khô, đóng hộp, ...) | 2011 – 2015 | Hệ thống siêu thị trong nước, Bắc Á, EU, Campuchia, Thái Lan, ... | ATIP+Doanh nghiệp + Sở chuyên ngành |
| - Nhóm hàng khác | 2011 – 2015 | Thị trường nội địa, các nước ASEAN | ATIP +Doanh nghiệp |
5 | Tổ chức hội chợ triển lãm - Hội chợ thương mại- du lịch và đầu tư ĐBSCL
|
2012 - 2015 |
Tịnh Biên
Long Xuyên |
ATIP
ATIP + Cty Hàng Việt |
6 | Nâng cấp lễ hội văn hóa Vía bà Núi Sam và đua bò Bảy Núi cấp quốc gia và khu vực. | 2012 - 2015 | Châu Đốc – Tri Tôn – Tịnh Biên | Sở VHTT & DL + địa phương |
II | II. Chương trình xúc tiến mời gọi đầu tư (Cử đoàn ra, mời đoàn vào). |
|
|
|
1 | Dự án hạ tầng giao thông, thương mại dịch vụ | 2011 - 2015 | Hàn, Nhật, Úc, EU, trái phiếu | Chủ dự án và ATIP |
2 | Dự án quần thể tam giác du lịch cấp vùng: Khu lưu niệm Bác Tôn + Núi Sam + Óc Eo núi Sập . | 2011 - 2015 | Hàn Quốc-Singapore- EU | Sở VHTT & DL + ATIP |
3 | Phát triển tour du lịch khu vực và quốc tế. | 2011 - 2015 | Hàn – Nhật – EU – Tiểu vùng Mekong. | Sở VHTT & DL + ATIP + DN |
4 | Chương trình xúc tiến đầu tư các nước ASEAN. | 2011 - 2015 | Campuchia - Lào - Myanmar - Indonesia… | ATIP+Doanh nghiệp |
III | Chương trình xúc tiến đối ngoại và liên kết hợp tác |
|
|
|
1 | Xúc tiến liên hệ đại sứ và tổng lãnh sự Việt Nam. | 2011 - 2015 | Tại các nước | Sở Ngoại vụ |
2 | Khảo sát và kết nối thị trường | 2011 - 2015 | ASEAN, BẮC Á, ÚC, BẮC MỸ, ... | ATIP + Sở chuyên ngành + DN. |
3 | Liên kết hợp tác với các tổ chức xúc tiến trong ngoài nước. | 2011 - 2015 | VCCI, Cục XT, ITPC, JETRO, KOTRA, CBI, EUROCHAM, AMCHAM, AUSCHAM | ATIP |
IV | Chương trình Xúc tiến truyền thông và huấn luyện đào tạo |
|
|
|
1 | Phối hợp Hãng thông tấn báo chí quảng bá thực hiện chuyên mục và chuyên đề. | 2011 - 2015 | VTV – HTV – ATV – VNET – VEN – Báo An Giang. | ATIP |
2 | Phát hành ấn phẩm, brochure, profile, đĩa CD bằng nhiều ngôn ngữ. | 2011 - 2015 |
| ATIP |
3 | Tham gia Chương trình đào tạo 01 vạn nông dân mới (có kiến thức kinh tế thời đại hội nhập quốc tế). | 2011 - 2015 | An Giang | Phối hợp MDEC + trường PACE… |
4 | Chương trình huấn luyện kỹ năng xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu thị trường, tiếp thị xuất khẩu, giao tiếp + bán hàng, trưng bày hàng hóa, thiết kế gian hàng... | 2011 – 2015 | An Giang + TP.HCM | ATIP + ITPC + Cục Xúc tiến |
5 | Cập nhật ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác xúc tiến, tiếng Anh chuyên ngành thương mại quốc tế. | 2011 – 2015 | An Giang | ATIP + ITPC + Trường đại học AG |
DANH MỤC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
1. Khu Công nghiệp Vàm Cống – Long Xuyên.
2. Khu Công nghiệp Hòa An - Chợ Mới.
3. Đường tránh TP.Long Xuyên và thị trấn Cái Dầu.
4. Cầu Tân An – Tân Châu.
5. Nâng cấp đường tỉnh 941 Châu Thành – Tri Tôn.
6. Nâng cấp đường tỉnh 943 Tri Tôn – Thoại Sơn.
7. Nâng cấp đường tỉnh 957 Châu Đốc – Khánh Bình.
8. Khách sạn Star World An Giang – TP.Long Xuyên.
9. Khu Phức hợp văn phòng – khách sạn – TP.Long Xuyên.
10. Khu Vui chơi giải trí Mỹ Khánh – TP.Long Xuyên.
11. Khu Vui chơi giải trí Châu Đốc.
12. Xây dựng khu Nông nghiệp công nghệ xanh - kỹ thuật cao (Nông nghiệp xanh sạch – Agro park <=> kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái 2011-2013)
13. Nhà máy rác thải TP.Long Xuyên.
DANH MỤC DỰ ÁN CẤP VÙNG VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
A. Dự án thực hiện đầu tư
1. Cầu biên giới Long Bình – Chrây Thum.
2. Cầu Vàm Cống.
3. Cầu Châu Đốc – Tân Châu.
4. Phà Tân Châu – Hồng Ngự.
5. Đường Quốc lộ N1 (Đoạn Châu Đốc – Tân Châu).
6. Sân bay An Giang.
7. Đường bộ cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ – An Giang – PhnomPenh.
8. Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.
9. Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương.
10. Khu Kinh tế Cửa khẩu chính Long Bình.
B. Dự án quy hoạch đầu tư.
1. Đường Hồ Chí Minh (Đoạn Long Xuyên – Thoại Sơn).
2. Xây dựng quần thể núi Cấm - núi Sam và Óc Eo - núi Sập thành khu du lịch văn hóa – lễ hội – nghỉ dưỡng và du lịch quá cảnh.
3. Xây dựng tour tuyến du lịch khu vực An Giang + Campuchia + Lào; nghiên cứu tour Bắc Á và EU.
- 1 Chương trình 631/CTr-UBND năm 2016 xúc tiến đầu tư năm 2017 tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình Xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh
- 3 Quyết định 531/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau năm 2014
- 4 Quyết định 413/QĐ-UBND ban hành chương trình xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà Mau năm 2012
- 5 Quyết định 197/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2012 do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 6 Quyết định 482/QĐ-TTg năm 2010 ban hành Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 492/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 83/2009/QĐ-UBND về đổi tên Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại thành Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận
- 9 Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 2520/QĐ-UBND năm 2007 về Chương trình Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh An giang giai đoạn 2007 - 2010
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 83/2009/QĐ-UBND về đổi tên Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại thành Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận
- 2 Quyết định 197/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2012 do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 3 Quyết định 413/QĐ-UBND ban hành chương trình xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà Mau năm 2012
- 4 Quyết định 531/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau năm 2014
- 5 Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình Xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh
- 6 Chương trình 631/CTr-UBND năm 2016 xúc tiến đầu tư năm 2017 tỉnh An Giang