ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1986/QĐ-UBND | An Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ KIỂM TRA CÔNG VỤ TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 07/2013/CT-UBND ngày 16/7/2013 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1046/TTr-SNV ngày 06 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra công vụ tỉnh.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm triển khai các nội dung của Quy chế cho các thành viên Tổ Kiểm tra công vụ tỉnh để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2266/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra công vụ tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Tổ Kiểm tra công vụ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
TỔ KIỂM TRA CÔNG VỤ TRỰC THUỘC CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này áp dụng cho hoạt động của Tổ Kiểm tra công vụ và các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra của Tổ Kiểm tra công vụ.
Điều 2. Mục đích kiểm tra
Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính và tính nghiêm minh của pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ giải quyết các thủ tục hành chính với tổ chức và cá nhân, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước và ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc của tổ chức và cá nhân được nhanh chóng, thuận lợi, đúng pháp luật.
Điều 3. Đối tượng kiểm tra
- Các Sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã thành phố và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện.
- UBND các xã, phường, thị trấn.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập các cấp.
- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn.
Điều 4. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế Văn hóa công sở; chấp hành giờ giấc làm việc; các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị;
3. Quy định về nghĩa vụ, những việc cán bộ, công chức, viên chức được làm và không được làm;
4. Việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức và cá nhân do UBND tỉnh ban hành.
5. Trách nhiệm hướng dẫn và bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đối với tổ chức, cá nhân.
6. Bảo đảm trình tự, thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
7. Tinh thần, trách nhiệm làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với tổ chức, cá nhân.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Kiểm tra công vụ
1. Thực hiện việc kiểm tra đột xuất.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tượng kiểm tra cung cấp các thông tin, tài liệu (nếu cần) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thẩm tra, xem xét và đánh giá mức độ vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tùy theo mức độ vi phạm, Tổ Kiểm tra có thể làm việc với Thủ trưởng cơ quan và đề nghị chuyển vị trí công tác không còn trực tiếp tiếp xúc với người dân nếu cán bộ, công chức, viên chức được kiểm tra có hành vi gây khó khăn, cản trở, phiền hà, nhũng nhiễu hoặc có thái độ không thân thiện, hách dịch, cửa quyền trong quá trình giải quyết công việc của tổ chức và cá nhân.
Trường hợp phát hiện chứng cứ vi phạm cụ thể hoặc hành vi vi phạm pháp luật mà Tổ kiểm tra xét thấy không đủ chức năng, quyền hạn xử lý thì Tổ Kiểm tra báo cáo cấp có thẩm quyền để tiến hành xử lý đối tượng theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định khác của Pháp luật.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý cho Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh. Các báo cáo, biên bản làm việc của Tổ Kiểm tra được xử lý theo quy định văn bản mật.
Điều 6. Phương pháp tiến hành
Tổ Kiểm tra công vụ nắm bắt thông tin từ dư luận quần chúng, hộp thư điện tử hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; sau đó tiến hành kiểm tra bằng các phương pháp như sau:
1. Tiến hành kiểm tra thực tế đột xuất để thẩm định tính đúng đắn của sự việc được phản ánh.
2. Liên hệ mời tổ chức, công dân đã phản ánh sự việc để trao đổi làm rõ tính chất sự việc.
3. Liên hệ mời cán bộ, công chức, viên chức bị phản ánh để trao đổi làm rõ vụ việc.
4. Liên hệ mời Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm để báo cáo tình hình và đề xuất cách thức xử lý.
5. Tổ Kiểm tra công vụ ghi nhận kết quả làm việc với các bên bằng biên bản được ký; được sử dụng phiếu điều tra hoặc ghi âm các buổi làm việc để làm chứng cứ.
Điều 7. Địa chỉ liên hệ của Tổ Kiểm tra công vụ
Điện thoại: 0763.957049
Thư điện tử: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
Đây là địa chỉ hộp thư điện tử của Tổ Kiểm tra công vụ tỉnh sử dụng để nhận các thông tin phản ánh, đồng thời để phản hồi kết quả giải quyết với tổ chức và công dân.
Điều 8. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Tổ Kiểm tra công vụ được sử dụng từ nguồn kinh phí cải cách hành chính hàng năm được cấp có thẩm quyền giao cho Sở Nội vụ sử dụng, quản lý và thanh quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Căn cứ vào Quy chế này, Tổ Kiểm tra công vụ tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện và các đối tượng kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Tổ Kiểm tra công vụ tỉnh có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính để xử lý./.
- 1 Kế hoạch 29/KH-UBND về kiểm tra công vụ năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra công vụ năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 1987/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 4 Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 25/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Bình Phước
- 5 Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn và Tổ Điều phối thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tỉnh An Giang
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 8 Luật viên chức 2010
- 9 Luật cán bộ, công chức 2008
- 10 Chỉ thị 32/2006/CT-TTg về biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 25/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn và Tổ Điều phối thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 1987/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 4 Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra công vụ năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Kế hoạch 29/KH-UBND về kiểm tra công vụ năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau