ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2143/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 02 tháng 08 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 28/TTr-SCT ngày 30 tháng 6 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông và Vận tải, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2143/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025; UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước nói chung và trong Tỉnh nói riêng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin. Phấn đấu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành đầu mối về dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Bộ.
- Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Góp phần phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành “đô thị cảng trong tương lai”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt xấp xỉ 4,4%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics bình quân giai đoạn 2016-2020 là 6,65%, giai đoạn 2020-2025 là 8%. Nâng cao giá trị hoạt động logistics, giảm chi phí logistics phấn đấu tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là khoảng 50%.
- Tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 350 triệu tấn, bình quân khoảng 70 triệu tấn/năm.Giai đoạn 2020-2025 đạt bình quân 100 triệu tấn/năm.
- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh tại khu vực huyện Tân Thành và thành phố Vũng Tàu, nhằm nâng cao hiệu quả kết nối giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các nước trong khu vực.
- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có đủ trình độ về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
1. Triển khai các chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics
Rà soát, triển khai các văn bản pháp luật về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với quy định của Trung ương, với tình hình thực tế và điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Nghiên cứu, áp dụng triệt để có hiệu quả các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics.
2. Đầu tư hạ tầng logistics
- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics của cảng và mạng lưới kết nối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng cảng.
- Tập trung thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động các trung tâm logistics, ICD ngay sau hệ thống cảng nhằm định hình chuỗi cung ứng và tạo sự ổn định nguồn hàng phục vụ hệ thống cảng biển và nâng cao năng lực logistics (LPI) trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics có quy mô hiện đại phục vụ cho khu cảng Cái Mép và khu dự trữ Sao Mai - Bến Đình; trong đó tập trung và phát triển Trung tâm Logistics Cái Mép hạ được đầu tư đồng bộ, nhằm nâng cao hiệu quả, nhằm nâng cao tính kết nối thu hút các nguồn hàng xuất nhập khẩu, trung chuyển giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh phía Nam và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh của Campuchia, Thái Lan và phấn đấu đưa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành đầu mối, trung tâm logistics của vùng.
3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ
- Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành chủ lực của tỉnh áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến như: Ngành dệt may xuất khẩu, ngành hải sản, ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nặng,... nhằm tạo chân hàng cho cảng biển.
- Từng bước tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của Tỉnh nâng cao tính cạnh tranh do giảm chi phí vận chuyển gần cảng nhằm tiếp cận thị trường xuất khẩu.
4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dịch vụ logistics; thu hút nguồn hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan vào Việt Nam và ngược lại; hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác, mở rộng nguồn hàng ....
- Khuyến khích sự liên doanh, liên kết, cộng tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khai thác, sử dụng thế mạnh hiện có của các doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin...) để triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động của các doanh nghiệp.
5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phương.
- Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo hoạt động trên địa bàn Tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành.
6. Các nhiệm vụ khác
- Đầu tư trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện phục vụ hoạt động logistics. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, quy hoạch và chương trình:
+ Đề án phát triển Dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020.
+ Đề án phát triển Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế.
+ Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025.
+ Đề án nghiên cứu về khả năng thích ứng giữa hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với năng lực sản xuất, xuất nhập khẩu của vùng, khu kinh tế và tiềm năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của các điểm đến tiêu dùng.
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở ngành:
- Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics.
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh đề xuất Chính phủ thực hiện định chế khu thương mại tự do, cảng tự do để khai thác hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế và thành lập mô hình quản lý cảng biển, logistics trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất và huy động các nguồn đầu tư hạ tầng kết nối hệ thống cảng với các tuyến đường trong khu vực như: đường 991B; tuyến đường Phước Hòa - Cái Mép; đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải (giai đoạn 2); đường Long Sơn - Cái Mép; cầu Phước An...
- Tiếp tục kiến nghị Bộ Giao Thông Vận Tải triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác di dời các cảng trên sông Sài Gòn, hạn chế việc phát triển thêm các cảng nước sâu tại khu vực TP. HCM; Nghiên cứu và ban hành các chính sách điều tiết vĩ mô để phát triển hệ thống cảng trung chuyển Thị Vải - Cái Mép có đủ sức cạnh tranh với các cảng trong khu vực.
- Rà soát dự án Khu dịch vụ du lịch Bàn Thạch để thúc đẩy dự án sớm đầu tư đưa vào hoạt động các dịch vụ tiện ích, các khu vui chơi giải trí cho sĩ quan, thủy thủ làm việc trên các tàu biển. Kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp sáp nhập, liên kết các cảng nhỏ thành các cảng có quy mô lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
- Tổ chức hội thảo, tập huấn tập trung vào các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics hiện hữu trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực dịch vụ của các công ty này. Kết nối các doanh nghiệp cảng, chủ hàng và logistics nhằm tạo liên kết về nguồn hàng cho hệ thống cảng. Đẩy mạnh xây dựng dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL.
+ Xây dựng khung chuẩn hóa đánh giá chất lượng các nhà cung cấp dịch vụ logistics và hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp cảng biển và logistics. Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng logistics. Hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác, mở rộng nguồn hàng vận chuyển qua hệ thống cảng Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Sở Công Thương:
- Triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế gắn với việc tạo chân hàng thông qua cảng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp thương mại xuất nhập khẩu của Tỉnh tạo chân hàng gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics.
- Nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics. Kiểm tra, rà soát, triển khai các văn bản phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh.
- Phổ biến, tuyên truyền về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến nhằm cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, kịp thời, đúng địa điểm với chi phí thấp nhất.
- Duy trì và phát huy hiệu quả cổng thông tin điện tử thương mại dịch vụ và công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với dịch vụ logistics. Triển khai các đề án liên quan đến hàng hóa XNK và dịch vụ logistics.
3. Sở Kế hoạch & Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng, triển khai các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics.
4. Sở Lao động Thương binh & xã hội:
- Triển khai hiệu quả Đề án Phát triển nguồn nhân lực logistics đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 12/12/2014.
- Triển khai các nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2017-2018 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 20/4/2017.
5. Sở Tài chính: Bố trí nguồn lực ngân sách để các sở ngành triển khai đề án liên quan đến phát triển dịch vụ logistics.
6. Các sở ngành và UBND các huyện, thành phố.
6.1. Cục Hải quan tỉnh chủ trì phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan:
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập và quá cảnh qua các cảng;
- Tiếp tục kiến nghị Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông và Vận tải cho phép áp dụng cơ chế vận chuyển hàng hóa nội bộ mà không phải thực hiện thủ tục chuyển cảng theo quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ;
- Tiếp tục mở rộng, cải tiến các hệ thống thông tin quản lý về Hải quan;
- Hoàn thiện quy định pháp lý chung về cơ chế một cửa quốc gia cho tàu biển xuất nhập cảnh, đề xuất thí điểm tại Cái Mép - Thị Vải.
6.2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan:
- Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến: Dệt may, hải sản, công nghiệp chế biến và công nghiệp nặng.
- Ưu tiên ngân sách hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển dịch vụ logistics và xã hội hóa nguồn lực phát triển dịch vụ logistics
6.3. Sở Tài nguyên môi trường: cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tiếp cận đất đai, triển khai dự án nhanh chóng.
6.4. Cục Thống kê xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics.
6.5. Sở Ngoại vụ phối hợp với các đơn vị liên quan mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về logistics.
6.6. Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đa được nêu trong Kế hoạch hành động và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phương mình. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
7. Các doanh nghiệp hoạt động cảng biển: hiện đại hóa cơ sở hạ tầng (bến cảng, kho bãi, phương tiện bốc đỡ...), đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cảng biển.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch hành động này và định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
Trên đây là Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2143/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh)
STT | Nhiệm vụ | Kết quả đạt được | Cơ quan chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
I. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics | |||||
1 | Nghiên cứu, áp dụng triệt để có hiệu quả các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics. Kiểm tra, rà soát, ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh | Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động logistics | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, BQLKCN, các DN | Thường xuyên |
2 | Phổ biến, tuyên truyền về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics | Nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các cam kết quốc tế liên quan đến logistics để áp dụng đúng | Sở Công Thương | Các cơ quan Báo, Đài, các Hiệp hội doanh nghiệp | 2017-2020 |
3 | Duy trì và phát huy hiệu quả cổng thông tin điện tử thương mại dịch vụ và công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu | Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thuế suất và các thủ tục xuất nhập khẩu liên quan đến từng mặt hàng | Sở Công Thương | Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh | 2017 |
4 | Nghiên cứu, áp dụng và xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương | Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành liên quan, BQLKCN | 2020 |
6 | Nghiên cứu và ban hành các chính sách điều tiết vĩ mô để phát triển hệ thống cảng trung chuyển Thị Vải - Cái Mép có đủ sức cạnh tranh với các cảng trong khu vực. | Tờ trình đề xuất các chính sách điều tiết | Sở Giao Thông Vận Tải | Các sở, ban ngành liên quan, BQLKCN |
|
7 | Đề xuất Chính phủ thực hiện định chế khu thương mại tự do, cảng tự do để khai thác hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế và thành lập mô hình quản lý cảng biển, logistics trên địa bàn tỉnh | Tờ trình và Đề án thành lập | Sở Giao Thông Vận Tải | Các sở, ban ngành liên quan, BQLKCN |
|
II. Đầu tư hạ tầng logistics | |||||
1 | Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics | Ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, BQLKCN | 2018 |
2 | Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics | Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất | Sở Giao thông Vận tải | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương | 2017 |
3 | Tổ chức thi tuyển, đấu thầu tư vấn quốc tế lựa chọn đơn vị lập quy hoạch chi tiết và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đưa vào hoạt động Trung Tâm dịch vụ hậu cần cảng Cái Mép Hạ. | Kết quả quy hoạch Trung Tâm dịch vụ hậu cần cảng Cái Mép Hạ | Sở Giao thông Vận tải | Các sở, ban ngành liên quan, |
|
4 | Xác định các địa điểm có thể xây dựng trung tâm Logistics để bổ sung vào quy hoạch và kêu gọi đầu tư. | Danh mục trung tâm Logistics được bổ sung quy hoạch | Sở Giao thông Vận tải | Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, TNMT Công Thương; xây dựng; UBND các huyện TP |
|
5 | Đề xuất và huy động các nguồn đầu tư hạ tầng kết nối hệ thống cảng với các tuyến đường trong khu vực như: đường 991B; tuyến đường Phước Hòa - Cái Mép; đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải ( giai đoạn 2); đường Long Sơn - Cái Mép; cầu Phước An... | Phương án huy động vốn đầu tư | Sở Giao thông Vận tải | Các sở, ban ngành liên quan. |
|
6 | Tiếp tục kiến nghị Bộ Giao Thông Vận Tải triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đạo Biên Hòa - Phú Mỹ | Văn bản kiến nghị | Sở Giao thông Vận tải | Các sở, ban ngành liên quan, |
|
7 | Rà soát dự án Khu dịch vụ du lịch Bàn Thạch để thúc đẩy dự án sớm đầu tư đưa vào hoạt động các dịch vụ tiện ích, các khu vui chơi giải trí cho sĩ quan, thủy thủ làm việc trên các tàu biển. | Báo cáo phương án kế hoạch triển khai Khu dịch vụ du lịch Bàn Thạch | Sở Giao thông Vận tải | Các sở, ban ngành UBND huyện Tân Thành |
|
8 | Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ logistics có quy mô hiện đại, đầu tư đồng bộ, ngay phía sau khu cảng Cái Mép và khu dự trữ Sao Mai - Bến Đình | Hình thành Trung tâm dịch vụ logistics có quy mô hiện đại, đầu tư đồng bộ, đóng vai trò kết nối giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nước trong khu vực tam giác phát triển và các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải | Sở Công Thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở KH&CN, BQLKCN. UBND các huyện Tân Thành, thành phố Vũng Tàu. | 2020-2023 |
III. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ | |||||
1 | Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến: Dệt may, hải sản, công nghiệp chế biến và công nghiệp nặng | Doanh nghiệp một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics | Sở KH&CN | Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Các doanh nghiệp | 2021 |
2 | Ưu tiên ngân sách hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển dịch vụ logistics và xã hội hóa nguồn lực phát triển dịch vụ logistics | Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics | Sở KH&CN | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nội vụ; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội | 2017-2025 |
3 | Tích hợp sau các dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác | Nâng cao số lượng doanh nghiệp sản xuất, thương mại có sử dụng dịch vụ logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình | Sở Công Thương | Sở Giao thông Vận tải, Sở KH&CN, Các doanh nghiệp | 2017-2025 |
4 | Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics | Doanh nghiệp nâng cao trình độ, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics | Sở Công Thương | Sở Giao thông Vận tải, Sở Ngoại vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Các DN | 2017-2025 |
5 | Đẩy mạnh xây dựng dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL | Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng chất lượng dịch vụ cao hơn | Sở Giao thông Vận tải | Sở Công Thương, Sở KH&CN, Các doanh nghiệp | 2017-2025 |
IV. Phát triển thị trường dịch vụ logisitics | |||||
1 | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất của tỉnh gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics | Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp gắn với hạ tầng và dịch vụ logistics | Sở Công Thương | Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, BQLKCN | 2018 |
2 | Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics | Đăng cai, tổ chức các Hội thảo, Hội chợ, triển lãm về logistics; tham gia các Hội chợ, triển lãm về logistics và tổ chức cơ hội đầu tư, hợp tác | Sở Công Thương | Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ban ngành liên quan; các DN | 2017-2025 |
3 | Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son, hạn chế việc phát triển thêm các cảng nước sâu tại khu vực TP. HCM; | Văn bản kiến nghị | Sở Giao Thông Vận Tải | Các sở, ban ngành liên quan, BQLKCN |
|
4 | Xây dựng khung chuẩn hóa đánh giá chất lượng các nhà cung cấp dịch vụ logistics và hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp cảng biển và logistics. | Ban hành khung chuẩn hóa đánh giá chất lượng các nhà cung cấp dịch vụ logistics và hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp cảng biển và logistics. | Sở Giao Thông Vận Tải | Các sở, ban ngành liên quan. |
|
5 | Đẩy mạnh phát triển loại hình vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nhất là đối với hàng hóa quá cảnh | Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, quá cảnh | Sở Giao thông Vận tải | Các doanh nghiệp | 2017-2025 |
5 | Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng logistics | Phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực trong hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm phát triển vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh | Sở Giao thông Vận tải | Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, BQLKCN | 2017-2025 |
6 | Thu hút hàng hóa quá cảnh từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan | Nâng cao lưu lượng hàng hóa quá cảnh từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan | Sở Giao thông Vận tải | Sở Công Thương; các DN | 2017-2025 |
7 | Hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác, mở rộng nguồn hàng vận chuyển qua hệ thống cảng Bà Rịa-Vũng Tàu | Nâng cao lưu lượng hàng hóa vận chuyển qua hệ thống cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, phấn đấu đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành đầu mối thu gom và trung chuyển hàng hóa trong khu vực. | Sở Giao thông Vận tải | Sở Công Thương | 2017-2025 |
4 | Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về logistics | Tăng cường liên kết với các Hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics trong khu vực; thu hút doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước đến đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu | Sở Ngoại vụ | Sở Công Thương; Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư | 2017-2025 |
V. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực | |||||
1 | Triển khai hiệu quả Đề án Phát triển nguồn nhân lực logistics đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 | Đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của cả nước và khu vực. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở có tham gia giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có định hướng triển khai đào tạo nghề liên quan đến logistics | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội | Sở Công Thương; Sở Giao thông Vận tải; UBND các huyện, thành phố; Các Trường đại học, cao đẳng; các doanh nghiệp | 2017-2025 |
2 | Triển khai các nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2017-2018 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 20/4/2017. | Đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của cả nước và khu vực. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở có tham gia giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có định hướng triển khai đào tạo nghề liên quan đến logistics | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội | Sở Công Thương; các sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố | 2017-2018 |
VI. Các nhiệm vụ khác | |||||
1 | Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics | Hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê và tiến hành thu thập dữ liệu thống kê về logistics | Cục Thống kê | Sở Công Thương; Sở GTVT |
|
2 | Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập và quá cảnh qua các cảng; | công tác cải cách thủ tục hải quan | Cục Hải quan | Sở Nội vụ, Sở GTVT |
|
3 | Tiếp tục kiến nghị Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ GTVT cho phép áp dụng cơ chế vận chuyển hàng hóa nội bộ mà không phải thực hiện thủ tục chuyển cảng theo quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ; | công tác cải cách thủ tục hải quan | Cục Hải quan | Sở Nội vụ, Sở GTVT |
|
4 | Tiếp tục mở rộng, cải tiến các hệ thống thông tin quản lý về Hải quan; | Cải tiến hệ thống quản lý về hải quan | Cục Hải quan | Sở Nội vụ, Sở GTVT |
|
5 | Hoàn thiện quy định pháp lý chung về cơ chế một cửa quốc gia cho tàu biển xuất nhập cảnh, đề xuất thí điểm tại Cái Mép Thị Vải. | Thí điểm Cơ chế một cửa cho tàu biển xuất nhập cảnh | Cục Hải quan | Sở Nội vụ, Sở GTVT |
|
- 1 Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Kế hoạch 83/KH-UBND phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 3 Quyết định 814/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 4 Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5 Quyết định 4317/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 6 Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2017 chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 8 Quyết định 1025/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 9 Quyết định 603/QĐ-UBND Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam
- 10 Quyết định 200/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 1 Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Kế hoạch 83/KH-UBND phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 3 Quyết định 814/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 4 Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5 Quyết định 4317/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 6 Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2017 chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 8 Quyết định 1025/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 9 Quyết định 603/QĐ-UBND Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam