ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 215/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 18 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ QUỸ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số: 214/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 405/TTr-SNV ngày 16/7/2015; của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 127/TTr-SNNPTNT ngày 22/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở Bộ máy điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa.
1. Tên gọi Tiếng Việt: Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa.
2. Tên giao dịch Quốc tế: Thanh Hoa Forest protection development and Disaster prevention Fund (Tên viết tắt: Thanh Hoa FD Fund).
3. Địa vị pháp lý, địa điểm đặt trụ sở:
a) Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Ban quản lý Quỹ) là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán độc lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa.
b) Ban quản lý Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật. Ban quản lý Quỹ chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Trụ sở của Ban quản lý Quỹ: Tại trụ sở của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Địa chỉ: số 49A, Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
4. Phạm vi quản lý và nguyên tắc hoạt động:
a) Phạm vi quản lý: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
b) Nguyên tắc hoạt động:
- Ban quản lý Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và Nghị định số 94/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Việc quản lý và sử dụng Quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
- Ban quản lý Quỹ tổ chức quản lý hệ thống Quỹ theo nguồn hình thành, có hệ thống kế toán và tài khoản riêng, bao gồm:
+ Hệ thống kế toán và tài khoản của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
+ Hệ thống kế toán và tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Ban quản lý Quỹ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ban hành theo Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai ban hành theo Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:
1. Quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng:
a) Tiếp nhận vốn ngân sách, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn.
b) Tiếp nhận ủy thác của bên sử dụng dịch vụ môi trường do Quỹ bảo vệ phát triển rừng Việt Nam chuyển đến và tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường chuyển tiếp đến Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh.
c) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy thác.
d) Tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 và Điều 7, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.
e) Thực hiện hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
f) Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
g) Quản lý các chương trình, dự án có liên quan đến công tác Bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
2. Quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai:
a) Vận động, tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; các nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phục vụ cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
b) Tham mưu văn bản hướng dẫn lập kế hoạch, tổng hợp kế hoạch thu, chi Quỹ trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; thông báo kế hoạch được phê duyệt đến các địa phương, cơ quan, đơn vị để triển khai, thực hiện.
c) Tham gia với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm kê thiệt hại, kiểm tra, đánh giá, giám sát, nghiệm thu kết quả và việc sử dụng Quỹ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
d) Tham mưu tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt cấp vốn; Thực hiện việc đình chỉ cấp vốn, thu hồi vốn đã cấp khi phát hiện những vi phạm về cam kết sử dụng vốn hỗ trợ hoặc vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng Quỹ.
e) Thực hiện việc quản lý Quỹ, xuất Quỹ, điều chuyển Quỹ hỗ trợ cho các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân theo quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
f) Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo công tác quản lý Quỹ và công khai kết quả thu, chi Quỹ theo quy định.
g) Quản lý các dự án có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó BĐKH và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và số lượng người làm việc:
1. Tổ chức bộ máy:
Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai có: Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng;
- Phòng Quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và quy định cụ thể của các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo quy định của pháp luật và quy định phân công, phân cấp quản lý cán bộ hiện hành của UBND tỉnh.
2. Số lượng người làm việc: số lượng người làm việc của Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh nằm trong tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Chủ tịch UBND tỉnh giao hàng năm.
Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh có số lượng người làm việc hiện có của Ban Điều hành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị, Giám đốc Ban quản lý Quỹ được ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ đối với những công việc không cần bố trí người làm việc thường xuyên theo quy định của pháp luật và tự cân đối kinh phí chi trả cho lao động hợp đồng.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định có liên quan tại Quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 và Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập và Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 1464/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về thành lập thí điểm Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum
- 4 Quyết định 371/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thu, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng và dự toán chi phí quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Sơn La năm 2016
- 5 Quyết định 214/QĐ-UBND năm 2016 thành lập và Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 8 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 9 Quyết định 1116/QĐ-UBND năm 2012 về thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Phú Yên
- 10 Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 11 Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 1 Quyết định 1116/QĐ-UBND năm 2012 về thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 371/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thu, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng và dự toán chi phí quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Sơn La năm 2016
- 3 Quyết định 1464/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về thành lập thí điểm Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum