BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3903/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2016 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 26/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Công văn số 2202/TTg-KGVX ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền phê duyệt các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 572/QĐ-BKHCN ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Tin học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hằng năm cho đơn vị mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Giám đốc Trung tâm Tin học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3903/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã đạt được những kết quả nhất định về công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ. Hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ đã được trang bị máy tính có kết nối mạng LAN, mạng Internet để làm việc; xếp hạng mức độ cung cấp thông tin cho Trang/Cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có vị trí xếp hạng tương đối tốt (đặc biệt xếp hạng 2/21 (năm 2010), xếp hạng 6/21 (năm 2011)); xếp hạng về hạ tầng kỹ thuật CNTT và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT ở vị trí 4/21 Bộ, cơ quan ngang Bộ (năm 2013). Từ năm 2014 trở lại đây, Bộ KH&CN đã định hướng, triển khai được một số ứng dụng nội bộ dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ (như ứng dụng thư điện tử, ứng dụng quản lý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng quản lý cán bộ, công chức, viên chức, ứng dụng quản lý văn bản và điều hành), đạt được một số kết quả ban đầu rất tích cực;... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sau nhiều năm triển khai thực hiện, Bộ KH&CN cũng rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác ứng dụng CNTT, những ưu điểm cần được phát huy, những hạn chế, thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới (chi tiết xem tại Phụ lục 1).
B. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN;
Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 26/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước;
Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;
Thông tư liên tịch số 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03/6/2016 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN;
Quyết định số 393/QĐ-BKHCN ngày 10/3/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN năm 2015;
Quyết định số 572/QĐ-BKHCN ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN;
Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Công văn số 3931/BTTTT-THH ngày 09/11/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ KH&CN.
II. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại Bộ
1. Môi trường pháp lý:
Các văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT được Bộ ban hành trong thời gian qua:
Quyết định số 1331/QĐ-BKHCN ngày 23/7/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế quản lý và khai thác tài nguyên mạng máy tính của Bộ KH&CN;
Quyết định số 1200/QĐ-BKHCN ngày 09/5/2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế triển khai, cung cấp trực tuyến dịch vụ công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN;
Quyết định số 914/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2012 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN;
Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 8/11/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
Quyết định số 3892/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN;
Quyết định số 393/QĐ-KHCN ngày 10/3/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN năm 2015”;
Quyết định số 4097/QĐ-KHCN ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Kế hoạch ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN năm 2016”;
Quyết định số 572/QĐ-BKHCN ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN.
Môi trường pháp lý trong 5 năm xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông hầu như không có thay đổi gì, 2 năm 2014 và 2015 nhích lên được 1 bậc do Bộ đã ban hành được Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT năm 2015 và thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN. Tuy nhiên, so với các Bộ khác cũng như theo quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông thì Bộ còn thiếu nhiều văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT tại Bộ.
2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT
Tổng quan: Tỷ lệ kết nối mạng LAN tại các đơn vị trực thuộc Bộ đạt 100%, tỷ lệ máy tính kết nối mạng Internet đạt 91.8%; tỷ lệ máy tính còn lại không được kết nối mạng Internet là vì lý do an ninh, cần cách ly không kết nối với Internet (chủ yếu là các máy tính của Cục Sở hữu trí tuệ). Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Tin học, tính đến ngày 31/12/2015, đa số các đơn vị thuộc Bộ đều được trang bị máy tính cài đặt, sử dụng phần mềm hệ điều hành và phần mềm diệt virus có bản quyền.
Hạ tầng kỹ thuật tại trụ sở Bộ
► Hệ thống máy chủ
Hệ thống máy chủ tại Phòng máy chủ của Bộ được đầu tư mới và đưa vào sử dụng chính thức bắt đầu từ tháng 4/2013 cơ bản đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT giai đoạn 2011 - 2015 trong đó bao gồm:
- Các hệ thống và giải pháp an toàn, an ninh thông tin đang sử dụng: Firewall; IPS; Application control and URL filtering; Anti-spam mail, Anti- virus;
- Các giải pháp về an toàn dữ liệu đang sử dụng: Băng từ; Tủ đĩa (IBM Tape Library TS3200); SAN (Storage Area Network); NAS (Network - Attached Storage) và HDD Box.
► Hệ thống đường truyền và các hệ thống khác
Hệ thống đường truyền tại Tòa nhà Trụ sở Bộ KH&CN - 113 Trần Duy Hưng được chia làm 02 thành phần (Đường truyền kết nối Internet & các đường truyền chuyên dụng).
Đường truyền kết nối Internet bao gồm 02 đường truyền của 02 nhà cung cấp khác nhau, dự phòng lẫn nhau là VTC và VDC. Băng thông kết nối trong nước và quốc tế của cả 02 đường truyền lần lượt là 500Mbps (có thể lên tới 1Gbps) và 25Mbps đã đảm bảo kết nối 24/7 cho hạ tầng mạng của Bộ. Giao thức định tuyến kết nối Internet hiện đang sử dụng là giao thức BGP với dải Public IP do VNNIC cấp phát riêng cho Bộ.
Các đường truyền chuyên dụng, bao gồm 04 đường truyền: CPNet do Viettel cung cấp; đường truyền số liệu chuyên dụng của Đảng và Chính phủ do Cục Bưu điện Trung ương cung cấp; đường truyền kết nối hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) của Bộ Tài chính và đường truyền Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN). Hiện toàn bộ 04 đường truyền này đều đã được tích hợp vào hạ tầng kỹ thuật CNTT chung của Bộ KH&CN tại Tòa nhà 113 Trần Duy Hưng.
Các hệ thống điện, điều hòa và phòng cháy chữa cháy được đầu tư và thiết theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo cho Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại 113 Trần Duy Hưng hoạt động an toàn và ổn định tại thời điểm hiện tại.
Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các đơn vị
Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ nằm ngoài trụ sở Bộ chưa đảm bảo được an toàn, an ninh thông tin và đáp ứng được nhu cầu ứng dụng trong giai đoạn 2016 - 2020. Có trên 50% các thiết bị phòng máy chủ được đầu tư trước năm 2010 không còn đáp ứng được nhu cầu ứng dụng của các đơn vị. Tỷ lệ máy chủ được trang bị hệ điều hành có bản quyền đạt 100%.
Một số đơn vị đã trang bị phòng máy chủ riêng như: Cục sở hữu trí tuệ; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Văn phòng Công nhận chất lượng; Viện Khoa học sở hữu trí tuệ; Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia; Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN; Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Hầu hết, phòng máy chủ tại các đơn vị đều có trang bị hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin nhưng chưa đầy đủ các giải pháp an toàn, an ninh thông tin. Các phòng máy chủ đã có hệ thống lưu trữ dự phòng (backup) nhưng cũng chưa đầy đủ các giải pháp về an toàn dữ liệu. Ngoài ra, các phòng máy chủ của các đơn vị đều được trang bị các hệ thống hỗ trợ đảm bảo tiêu chuẩn như: hệ thống lưu điện; hệ thống an toàn chống sét; hệ thống điều hòa; hệ thống an toàn báo cháy nổ.
Chưa có hệ thống thống nhất giám sát hạ tầng CNTT của Bộ KH&CN do đó khả năng dẫn tới các rủi ro về bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt trong giai đoạn 2016 - 2020 khi ứng dụng CNTT được triển khai trên mọi mặt công tác chỉ đạo điều hành của Bộ KH&CN.
Giai đoạn 2016 - 2020, các dự án CNTT của Bộ sẽ triển khai như quản lý văn bản và điều hành, hệ thống các dịch vụ công trực tuyến, nâng cấp cổng thông tin điện tử,... sẽ sử dụng rất nhiều tài nguyên trong hạ tầng kỹ thuật CNTT dùng chung của Bộ về khả năng lưu trữ và tốc độ xử lý của cả hệ thống. Do vậy, hạ tầng kỹ thuật CNTT dùng chung của Bộ cần được nâng cấp để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thực tế phát sinh.
3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ đơn vị
Bộ KH&CN đã bước đầu ứng dụng thành công một số ứng dụng CNTT (quản lý xây dựng đề án văn bản pháp quy, quản lý văn bản và điều hành) tạo tiền đề để triển khai các hệ thống tiếp theo. Các hệ thống phục vụ trao đổi văn bản điện tử đã triển khai đáp ứng được nhu cầu trao đổi văn bản điện tử của các cán bộ (hệ thống thư điện tử; hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống quản lý cán bộ, công chức; hội nghị truyền hình trực tuyến).
Các ứng dụng cơ bản phục vụ chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ bao gồm:
► Ứng dụng thư điện tử
Hệ thống thư điện tử của Bộ (@most.gov.vn) đã được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1998, từ đó đến nay cũng đã nhiều lần được nâng cấp nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng ngày càng cao của các cán bộ trong Bộ. Bên cạnh đó, có 8 đơn vị trực thuộc Bộ đã có hệ thống thư điện tử dùng riêng của đơn vị như: Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Văn phòng Công nhận chất lượng; Cục Sở hữu trí tuệ; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Viện Năng lượng nguyên tử; Viện Khoa học sở hữu trí tuệ; Viện ứng dụng công nghệ.
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp phát và sử dụng thư điện tử chính thống với địa chỉ tên miền là .gov.vn trong công việc (bao gồm Hệ thống Thư điện tử dùng chung của Bộ và Hệ thống Thư điện tử riêng của các đơn vị) đạt 100%.
► Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được xây dựng và triển khai dùng chung đến đầu mối tại 38/45 đơn vị (chiếm tỷ lệ khoảng 84.5%). Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ quản lý, lưu trữ trực tuyến, tìm kiếm toàn văn đối với tất cả các văn bản đi/đến (trừ các văn bản có tính mật). Hiện tại, hệ thống đang được nâng cấp để có thể khép kín vòng xử lý văn bản đến/đi phục vụ công tác điều hành từ cấp Lãnh đạo Bộ đến cấp chuyên viên.
Về sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của đơn vị, tỷ lệ trung bình văn bản điện tử được trao đổi qua môi trường mạng trong nội bộ cơ quan đạt 60%, tỷ lệ văn bản được trao đổi qua môi trường mạng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài đạt 43%.
► Ứng dụng hội nghị, họp giao ban trực tuyến
Một số đơn vị đã được trang bị hệ thống Hội nghị truyền hình (bao gồm: Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Cục Sở hữu trí tuệ; Cục Công tác phía Nam; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,...). Các hệ thống này được sử dụng tích cực để phục vụ các cuộc họp, đặc biệt là các cuộc họp giao ban trực tuyến của Bộ.
Số lượng cuộc họp giao ban trực tuyến của các đơn vị trực thuộc Bộ thông qua hệ thống Hội nghị truyền hình là 12 cuộc họp/năm.
Các ứng dụng nội bộ phục vụ nghiệp vụ của các đơn vị
Phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Bộ KH&CN đã triển khai thành công một số hệ thống thông tin nghiệp vụ của các đơn vị như:
- Hệ thống quản lý xây dựng Đề án văn bản pháp quy phục vụ cho công tác quản lý xây dựng các văn bản pháp quy của các đơn vị;
- Phần mềm Kế toán - Tài chính;
- Quản lý nhân sự;
- Quản lý KH&CN;
- Quản lý tài sản;
- Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo,...
Các ứng dụng này bước đầu đã phục vụ cho các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác, tuy nhiên, chưa bao phủ được hết các hoạt động của Bộ KH&CN, chưa có cơ chế kết nối liên thông để hình thành hệ thống thông tin thống nhất của Bộ KH&CN.
4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Trang/Cổng thông tin điện tử
Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN được xây dựng, duy trì, cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ truy cập: www.most.gov.vn. Việc quản lý, duy trì vận hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN; Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN. Tần suất cung cấp thông tin trung bình đạt khoảng 08 tin bài/ngày, cập nhật các thông tin về các sự kiện của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến các hoạt động của ngành KH&CN.
Ngoài ra, có 32/45 đơn vị đã xây dựng và duy trì Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) để cung cấp thông tin của đơn vị phục vụ người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Hằng năm, Bộ KH&CN tổ chức đánh giá Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Triển khai các dịch vụ công trực tuyến
Tính đến tháng 11/2016, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN là 315 thủ tục. Toàn bộ các TTHC đều được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Trong đó, có 03 nhóm dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 03 (cụ thể là các nhóm dịch vụ công về: Đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc gia; Đăng ký đề tài, đánh giá đề tài và trả kết quả thực hiện đề tài; Tra cứu thông tin thực hiện đê tài dành cho cơ quan chủ trì đề tài). Tuy nhiên, các nhóm dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 03 của Bộ KH&CN có số lượng hồ sơ không nhiều (hằng năm có khoảng từ vài chục đến vài trăm hồ sơ) và tỷ lệ hồ sơ nộp, xử lý trực tuyến còn khá thấp.
Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng được giao chủ trì cung cấp các TTHC liên quan đến Hệ thống một cửa ASEAN trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia (VNSW) như: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; Kết quả đánh giá sự phù hợp của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
5. Nguồn nhân lực
Nhân Iực CNTT tại đơn vị chuyên trách về CNTT
Hiện nay, Trung tâm Tin học là đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ, Trung tâm có 28 người.
Số cán bộ chuyên trách về CNTT là 19 người, đa số đều đạt trình độ đại học và trên đại học (01 phó giáo sư, tiến sĩ; 06 thạc sĩ; 10 đại học; 02 cao đẳng).
Nhân lực CNTT tại các đơn vị khác
Tổng số cán bộ chuyên trách về CNTT tại các đơn vị là 72 người, chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số người đang công tác tại Bộ KH&CN (khoảng 2,82%). Số lượng các đơn vị không có cán bộ nào chuyên trách về CNTT là 21 đơn vị.
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo máy tính trong công việc: 2551 người (chiếm tỷ lệ 100%).
6. Cơ sở dữ liệu
Hiện nay, Bộ KH&CN có 11 cơ sở dữ liệu (CSDL) được xây dựng bao gồm:
TT | Tên CSDL | Trạng thái | Đơn vị chủ trì |
1. | CSDL về thông tin các nhiệm vụ KH&CN | Triển khai năm 2000 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
2. | CSDL về đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp | Triển khai năm 2002 | Cục Sở hữu trí tuệ |
3. | CSDL về công bố khoa học và trích dẫn khoa học | Triển khai năm 2003 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
4. | CSDL về mã số, mã vạch | Triển khai năm 2005 | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
5. | CSDL về nguồn, thiết bị phóng xạ | Triển khai năm 2008 | Cục An toàn bức xạ hạt nhân |
6. | CSDL về Giám định sở hữu công nghiệp | Triển khai năm 2009 | Viện Khoa học sở hữu trí tuệ |
7. | CSDL về thống kê KH&CN | Triển khai năm 2010 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
8. | CSDL thông tin quản lý về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam | Triển khai năm 2012 | Cục Năng lượng nguyên tử |
9. | CSDL vật liệu hạt nhân | Triển khai năm 2014 | Cục An toàn bức xạ hạt nhân |
10. | CSDL về chuyên gia KH&CN | Triển khai năm 2014 | Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ |
11. | CSDL về thông tin các tổ chức KH&CN | Triển khai năm 2016 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
III. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển ứng dụng CNTT gắn liền với quá trình cải cách hành chính góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển và phục vụ: (i) Triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp để tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin; (ii) Triển khai hiệu quả, đồng bộ và thống nhất các hệ thống thông tin từng bước hiện đại hóa nền hành chính để nâng năng lực xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong ngành KH&CN.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của cơ quan nhà nước; Kết nối Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN với Cổng thông tin điện tử Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương.
- Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác thông tin KH&CN của người dân và doanh nghiệp theo yêu cầu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Tích hợp tất cả dịch vụ công của Bộ KH&CN vào Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Ứng dụng CNTT để rút ngắn thời gian thực hiện các nội dung công việc do Bộ KH&CN phụ trách trong quá trình thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Đảm bảo tiếp nhận 100% thông tin phản ánh của người dân và chuyển cho các đơn vị liên quan để giải quyết. Công bố 100% thông tin phản hồi đảm bảo người dân, doanh nghiệp tiếp cận được thông tin một cách chính xác và kịp thời.
- Tỷ lệ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ qua mạng đạt 50%.
- Tỷ lệ đăng ký đề tài, đánh giá đề tài và trả kết quả thực hiện đề tài qua mạng đạt 70%.
- Tỷ lệ đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp qua mạng đạt 90%.
b) Ứng dụng CNTT trong Bộ KH&CN
- Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ, kết nối với hệ thống liên thông văn bản của Chính phủ:
+ 100% văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 80% văn bản không mật trao đổi với các Bộ, ngành khác dưới dạng điện tử, bao gồm cả các văn bản trình song song với văn bản giấy;
+ 100% văn bản trình Lãnh đạo Bộ, 80% văn bản không mật trao đổi giữa các đơn vị thuộc Bộ dưới dạng điện tử, bao gồm cả các văn bản trình song song với văn bản giấy.
- Khai thác, sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn; Sử dụng hệ thống thư điện tử như dịch vụ nền tảng để đăng nhập trong các hệ thống thông tin theo cơ chế đăng nhập một lần (SSO - Single Sign On).
- Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin quản lý trên nền tảng của phần mềm quản lý văn bản và điều hành; Tin học hóa các quy trình nghiệp vụ của Bộ đặc biệt là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
c) Hạ tầng kỹ thuật CNTT: Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, các CSDL ngành, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN đồng bộ, kết nối, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
d) Môi trường pháp lý: Hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ cho ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN.
- Xây dựng và tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN làm cơ sở định hướng định hướng công tác ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN; nâng cao khả năng tích hợp, kết nối liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, hạ tầng cơ sở thông tin, hạn chế đầu tư trùng lặp.
- Xây dựng và ban hành các văn bản chính sách nhằm thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT và bảo đảm công tác an toàn thông tin của ngành KH&CN.
e) Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT: Có đủ lực lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và chuyên trách về an toàn thông tin của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ. Đảm bảo 100% cán bộ có khả năng sử dụng, khai thác ứng dụng CNTT trong công việc theo quy định.
1. Hoạt động 1:
Phát triển ứng dụng CNTT phục vụ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quản lý của Bộ KH&CN, bao gồm cả các đơn vị/bộ phận quản lý nhà nước về KH&CN của các Bộ, ngành, địa phương (gọi tắt là tổ chức, cá nhân):
- Nâng cấp, hoàn thiện cổng Thông tin điện tử Bộ KH&CN tại địa chỉ truy cập: www.most.gov.vn và các Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định mới về cung cấp thông tin, kết nối, liên thông,... giữa các Website/Portal;
- Thiết lập Cổng dịch vụ công của Bộ KH&CN, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3; Xây dựng và cập nhật hằng năm danh mục dịch vụ công được ưu tiên phát triển ở mức độ 4. Danh mục nhóm dịch vụ được ưu tiên cung cấp trực tuyến mức độ 4 giai đoạn 2016 - 2020 được nêu trong Phụ lục 2;
- Xây dựng và triển khai hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân;
- Xây dựng và triển khai các hệ thống khai thác thông tin ngành cho tổ chức, cá nhân;
- Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.
2. Hoạt động 2:
Phát triển và hoàn thiện các ứng dụng CNTT nghiệp vụ, các hệ thống thông tin, CSDL trong ngành KH&CN:
- Hệ thống thông tin tổng thể, nền tảng của Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN, bảo đảm kết nối liên thông giữa các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các hệ thống thông tin khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả, mở rộng kết nối;
- Xây dựng phần mềm kết nối liên thông các hệ thống thông tin - CSDL do Bộ KH&CN quản lý và các hệ thống thông tin - CSDL do các đơn vị trực thuộc Bộ quản lý;
- Quản lý CSDL danh mục điện tử dùng chung của Bộ KH&CN, đồng bộ thống nhất giữa các danh mục do các đơn vị trực thuộc Bộ quản lý; đồng bộ với danh mục dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước;
- Xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN;
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin dữ liệu về các lĩnh vực do Bộ KH&CN quản lý;
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ cá nhân, tổ chức truy cập đến các thông tin dữ liệu do Bộ KH&CN quản lý.
3. Hoạt động 3:
Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử trong ngành KH&CN:
- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật triển khai Chính phủ điện tử cho Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối liên thông chia sẻ dữ liệu: (i) Nâng cấp và đảm bảo hoạt động của mạng nội bộ tại trụ sở 1-113 Trần Duy Hưng, trụ sở 2-39 Trần Hưng Đạo và các trụ sở khác; (ii) Nâng cấp và đảm bảo hoạt động của Trung tâm dữ liệu của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khai Trung tâm dữ liệu; (iii) Đảm bảo hoạt động của các đường truyền số liệu chuyên dụng; (v) Duy trì kết nối Internet; (vi) Triển khai hệ thống giám sát hạ tầng của Bộ KH&CN; (vii) Đảm bảo Hệ thống các CSDL đang cài đặt và khai thác hoạt động ổn định phục vụ công tác quản lý (cấu hình, cập nhật, sao lưu, phục hồi,...); (viii) Duy trì hoạt động của hệ thống hội nghị truyền hình;
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN;
- Triển khai chứng thực điện tử và chữ ký số trong các ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN;’’’
- Tăng cường hình thức thuê dịch vụ CNTT theo chủ trương của Chính phủ và sử dụng giải pháp, thiết bị, công nghệ dựa trên công nghệ mở để triển khai các ứng dụng CNTT đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh.
4. Hoạt động 4:
Hoàn thiện hệ thống các văn bản - môi trường pháp lý phục vụ cho việc ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN:’’
- Xây dựng các hướng dẫn triển khai các quy định của nhà nước về an toàn, an ninh thông tin, sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước;
- Xây dựng quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử của Bộ KH&CN;
- Xây dựng và hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN, góp phần định hướng, tạo cơ sở vững chắc xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT tổng thể giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo sự tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu và tránh sự đầu tư manh mún, trùng lặp;
- Hướng dẫn thực hiện các mô hình, tiêu chí, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT cho các bộ phận chuyên trách về CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ. Ban hành và hướng dẫn triển khai quy định kỹ thuật về liên thông dữ liệu giữa các ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN;’’
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy cán bộ công chức, các đơn vị trực thuộc Bộ đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả các hệ thống CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ, đưa tiêu chí này thành một trong các tiêu chí thi đua khen thưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT trung hạn (05 năm) làm cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể hằng năm của Bộ và các đơn vị;
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN.
5. Hoạt động 5:
Duy trì và xây dựng nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN:
- Kiện toàn và tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN;
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và ứng dụng CNTT cho các đơn vị trực thuộc Bộ, đặc biệt là về việc sử dụng các hệ thống thông tin của Bộ KH&CN, các hệ thống thông tin nghiệp vụ của từng đơn vị;
- Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách về CNTT và an toàn thông tin của Bộ KH&CN; bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chuẩn tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao;
- Tổ chức tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CNTT và an toàn thông tin; bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành về việc sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ; việc khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính;
- Đưa việc đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng ứng dụng CNTT thành tiêu chí bắt buộc đối với cán bộ mới được tuyển dụng;
- Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.
1. Giải pháp chung
- Áp dụng đầy đủ các giải pháp tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo môi trường pháp lý, tính hiệu quả, tính đồng bộ trong ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Nâng cao sự tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ, vai trò của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong việc đưa ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ.
- Bảo đảm hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT; đầu tư theo nhu cầu thực tế, kiến trúc, quy hoạch và lộ trình chung của Bộ KH&CN.
- Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Bộ về ứng dụng CNTT trong hoạt động công tác hằng ngày; hằng năm thực hiện đánh giá mức độ ứng dụng CNTT tại các đơn vị và đưa vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Giải pháp cụ thể
- Đối với những đơn vị có đủ năng lực về nhân sự CNTT và tài chính, hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng, CSDL,... nhưng phải đảm bảo phù hợp về kiến trúc chung, tích hợp và liên thông hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin dùng chung của Bộ.
- Đối với những đơn vị chưa đủ năng lực về nhân sự CNTT và tài chính, hằng năm chủ động phối hợp với Trung tâm Tin học để được hướng dẫn, xây dựng kế hoạch và triển khai hệ thống CNTT.
- Đối với việc xây dựng, triển khai các CSDL của các đơn vị phải đảm bảo kết nối liên thông với các CSDL dùng chung của Bộ (CSDL chuyên gia KH&CN, CSDL cán bộ, công chức, viên chức,...) và sẵn sàng cung cấp số liệu báo cáo trên Cổng Thông tin điện tử Bộ KH&CN.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nhằm đảm bảo đầu tư hiệu quả, tránh trùng lặp trong việc đầu tư cho ứng dụng CNTT. Ban hành các quy định, hướng dẫn để đảm bảo quản lý thống nhất, liên thông dữ liệu, an toàn và bảo mật thông tin trên các hệ thống và hạ tầng thông tin được xây dựng.
Lộ trình thực hiện Kế hoạch này được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây:
Năm 2016:
- Triển khai hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ KH&CN.
- Triển khai hoàn thiện hệ thống cổng thông tin và cổng thông tin nội bộ của Bộ KH&CN.
- Triển khai thử nghiệm một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính phủ điện tử.
- Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp tại Bộ KH&CN.
- Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN.
- Xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ KH&CN.
- Tiếp tục xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Năm 2017:
- Nâng cấp hạ tầng phục vụ dịch vụ công trực tuyến.
- Triển khai một số các ứng dụng nghiệp vụ tại các đơn vị có nhu cầu cấp thiết (nghiệp vụ xử lý đơn sở hữu công nghiệp; nghiệp vụ quản lý đề tài, dự án KH&CN; nghiệp vụ đánh giá thẩm định công nghệ;..
- Xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN.
- Triển khai CSDL các danh mục dùng chung của Bộ KH&CN.
Năm 2018:
- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý đề tài, dự án KH&CN trên mạng điện tử.
- Tiếp tục triển khai các ứng dụng nghiệp vụ.
- Triển khai các CSDL nghiệp vụ.
Năm 2019:
- Duy trì và cập nhật CSDL nghiệp vụ.
- Xây dựng các ứng dụng khai thác dữ liệu nghiệp vụ phục vụ cán bộ, công chức.
- Xây dựng các ứng dụng khai thác dữ liệu nghiệp vụ phục vụ tổ chức và cá nhân.
Kinh phí của các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT trong Kế hoạch này là kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có).
VIII. DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CNTT TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Danh mục dự án, nhiệm vụ CNTT ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp tại Phụ lục 3.
IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH
Việc xây dựng, ban hành và thực hiện hoàn thành Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có tác động tích cực và có ý nghĩa to lớn, nó không chỉ đem lại lợi ích cho Bộ KH&CN mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho toàn thể xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Kế hoạch sẽ góp phần quan trọng đảm bảo xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử thành công tại Bộ KH&CN theo xu thế tất yếu, cũng như theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP và Quyết định số 1819/QĐ-TTg. Kế hoạch này nếu được xây dựng và thực hiện thành công sẽ mang lại những kết quả chính như sau:
+ Là công cụ quản lý, chỉ đạo điều hành, thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT ở quy mô toàn Bộ và toàn ngành KH&CN;
+ Là căn cứ để các đơn vị trực thuộc Bộ xác định vị trí trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT tiến tới góp phần xây dựng Chính phủ điện tử thành công tại Bộ KH&CN cũng như của cả nước;
+ Làm sở cứ rất quan trọng để xây dựng các Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của Bộ KH&CN và trách nhiệm triển khai ở từng đơn vị, bảo đảm sự kết nối liên thông, chia sẻ, sử dụng lại các nguồn lực CNTT (thông tin, dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật,...);
+ Làm căn cứ để các đơn vị lập kế hoạch, xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT của đơn vị mình đảm bảo đầu tư không trùng lặp, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc;
+ Cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi đối tượng;
+ Đơn giản hóa các TTHC. Đảm bảo việc xử lý các TTHC một cách công khai, minh bạch, công bằng, tin cậy, ổn định và kịp thời. Các TTHC, các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa sẽ cho phép nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sự nghiệp KH&CN, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm
Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Tin học trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; ứng dụng kết quả của các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Quản lý, duy trì, cập nhật đảm bảo đầy đủ, chính xác các thông tin trên các hệ thống thông tin của Bộ và của đơn vị. Khai thác và tạo lập, cập nhật thông tin do đơn vị quản lý vào các Hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung của đơn vị, của Bộ đã được xây dựng, triển khai; khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật dùng chung của Bộ. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn sử dụng chung về CNTT và an toàn thông tin, cũng như các ứng dụng CNTT dùng chung của Bộ.
Các đơn vị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Tin học trong việc xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của Bộ. Đối với các đơn vị (bao gồm Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Thông tin KH&CN quốc gia, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc) có trách nhiệm xây dựng, triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm cho đơn vị mình.
2. Trung tâm Tin học có trách nhiệm
Là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN, chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai các giải pháp tổng thể, các ứng dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành theo nhiệm vụ được giao.
Tăng cường vai trò tham mưu, giúp Bộ trưởng về công tác ứng dụng CNTT và an toàn thông tin trong hoạt động của Bộ KH&CN.
Định kỳ kiểm tra, hướng dẫn, giám sát, thẩm định kỹ thuật và đôn đốc các đơn vị trong Bộ việc triển khai thực hiện và ứng dụng các kết quả của Kế hoạch này. Sơ kết tình hình thực hiện hằng năm, đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo Lãnh đạo Bộ kịp thời.
Rà soát, đề xuất điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với yêu cầu phát sinh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN và yêu cầu thực tế hằng năm.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn xây dựng, thẩm định các nhiệm vụ, dự án CNTT trong Kế hoạch trình Bộ phê duyệt.
Chủ trì xây dựng và trình Bộ ban hành các văn bản thúc đẩy ứng dụng CNTT và các quy chế, quy định về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN (chi tiết tại Phụ lục 4).
Nghiên cứu sự phù hợp, tính tương thích và quy định các chuẩn về CSDL, chuẩn về công nghệ, về Cổng thông tin điện tử, về các hệ thống thông tin,... để đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống trên phạm vi toàn quốc.
3. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp
Trên cơ sở Kế hoạch này, thực hiện triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT; cân đối, thực hiện cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách năm cho các đề tài, dự án thành phần trong Kế hoạch.
4. Vụ Tài chính
Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tổng hợp có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị liên quan công tác giải ngân các nhiệm vụ trong Kế hoạch đúng tiến độ và tuân theo các quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Bộ
Phối hợp với Vụ Pháp chế chủ trì thực hiện việc chuẩn hóa và áp dụng các quy trình hành chính tại cơ quan Bộ, bảo đảm gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng CNTT trong quá trình cải cách hành chính của Bộ, giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và với các đơn vị ngoài Bộ.
Phối hợp với Trung tâm Tin học xây dựng, triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch.
6. Vụ Tổ chức cán bộ
Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí hợp lý công chức làm công tác CNTT và an toàn thông tin.
Xây dựng Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm CNTT và an toàn thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Vụ Pháp chế
Phối hợp với Văn phòng Bộ xây dựng và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ đảm bảo tối ưu trong công việc.
Phối hợp với Trung tâm Tin học xây dựng các văn bản chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT tại Bộ.
8. Vụ Công nghệ cao
Phối hợp với Trung tâm Tin học thúc đẩy Chính phủ điện tử tại Bộ theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP.
9. Vụ Thi đua khen thưởng
Phối hợp với Trung tâm Tin học để nghiên cứu, đưa việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch này của các đơn vị vào làm tiêu chí thi đua khen thưởng hằng năm./.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3903/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã đạt được những kết quả nhất định về công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ. Hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ đã được trang bị máy tính có kết nối mạng LAN, mạng Internet để làm việc; xếp hạng mức độ cung cấp thông tin cho Trang/Cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có vị trí xếp hạng tương đối tốt (đặc biệt xếp hạng 2/21 (năm 2010), xếp hạng 6/21 (năm 2011)); xếp hạng về hạ tầng kỹ thuật CNTT và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT ở vị trí 4/21 Bộ, cơ quan ngang Bộ (năm 2013). Từ năm 2014 trở lại đây, Bộ KH&CN đã định hướng, triển khai được một số ứng dụng nội bộ dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ (như ứng dụng thư điện tử, ứng dụng quản lý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng quản lý cán bộ, công chức, viên chức, ứng dụng quản lý văn bản và điều hành), đạt được một số kết quả ban đầu rất tích cực;... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sau nhiều năm triển khai thực hiện, Bộ KH&CN cũng rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác ứng dụng CNTT, những ưu điểm cần được phát huy, những hạn chế, thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu về công tác ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN trong giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể như sau:
I. Một số kết quả đã đạt được
Giai đoạn 2011 - 2015, các hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước của Chính phủ được xác định trong Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, nội dung của hoạt động CNTT trong cơ quan nhà nước bao gồm: xây dựng hạ tầng CNTT; xây dựng các ứng dụng CNTT bao gồm: ứng dụng CNTT nội bộ, các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, các cơ sở dữ liệu ngành,...; xây dựng môi trường chính sách cho ứng dụng CNTT; và đào tạo nguồn nhân lực về CNTT. Về những nội dung này, Bộ KH&CN đã đạt được những kết quả như sau:
1. Về môi trường chính sách
Bộ KH&CN đã chủ động nghiên cứu, triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến CNTT truyền thông do Đảng và Nhà nước ban hành, đồng thời xây dựng và ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong nội bộ Bộ, đáng kể là:
- Quyết định số 1200/QĐ-BKHCN ngày 09/5/2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Triển khai, cung cấp trực tuyến dịch vụ công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN;
- Quyết định số 914/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2012 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN;
- Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN (Portal MOST);
- Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Cung cấp thông tin cho Portal MOST;
- Quyết định số 3892/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN;
- Quyết định số 393/QĐ-KHCN ngày 10/3/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN năm 2015”;
- Quyết định số 4097/QĐ-KHCN ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Kế hoạch ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN năm 2016”.
Tuy nhiên, so với các yêu cầu thực tế, Bộ KH&CN vẫn còn thiếu nhiều văn bản quan trọng để quản lý thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT trong nội bộ Bộ KH&CN, cũng như trong toàn ngành KH&CN như ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN; Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020; Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ KH&CN; Quy chế trao đổi văn bản điện tử; Quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin; lộ trình, quản lý, phương thức thanh toán việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; các tiêu chuẩn về nội dung, kỹ thuật tích hợp thông tin từ đơn vị với Bộ và Bộ với Chính phủ: khuôn dạng dữ liệu, giao thức truyền tin, chuẩn liên thông; xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì, và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN;... Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung nguồn lực xây dựng và ban hành các văn bản này để góp phần không chỉ nâng cao vị trí xếp hạng hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông mà còn là công cụ quản lý thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT trong phạm vi toàn Bộ KH&CN.
2. Hạ tầng kỹ thuật
Theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, hạ tầng kỹ thuật CNTT của cơ quan Bộ bao gồm: Hạ tầng mạng và máy chủ, Mạng LAN/WAN, các đường truyền số liệu chuyên dụng, kết nối Internet; ...
Hạ tầng kỹ thuật CNTT dùng chung của Bộ KH&CN do Trung tâm Tin học quản lý tại Trụ sở 113 Trần Duy Hưng được đầu tư mới hoàn toàn, đưa vào sử dụng từ năm 2013 đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Bộ cho giai đoạn 2011 - 2015. Hoạt động đầu tư này chủ yếu tập trung xây dựng phòng máy chủ, hạ tầng kết nối mạng cho tòa nhà 113 Trần Duy Hưng, mua sắm máy chủ phục vụ cho nhu cầu ứng dụng CNTT của Bộ vào thời điểm đó. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2015 việc hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN chưa nhiều. Giai đoạn 2016 - 2020, với một loạt các chủ trương chính sách mới về ứng dụng CNTT của Đảng và Chính phủ, các dự án CNTT dùng chung cho cả Bộ cần phải triển khai như quản lý văn bản và điều hành, dịch vụ công trực tuyến, nâng cấp cổng thông tin điện tử,.... thì tài nguyên của hạ tầng này chưa đáp ứng được, đặc biệt là về khả năng lưu trữ và tốc độ xử lý của cả hệ thống. Mặc dù vậy, việc nâng cấp hạ tầng cũng cần đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả đầu tư, thực hiện hiệu quả Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.
Bên cạnh hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ cho các đơn vị quản lý nhà nước tại Trụ sở 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội do Bộ đầu tư còn có một số đơn vị khác tự trang bị hạ tầng kỹ thuật CNTT (như Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Thông tin KH&CN quốc gia,...). Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các đơn vị tự triển khai, đa số có nâng cấp tuy nhiên chỉ bổ sung những tài nguyên đang rơi vào tình trạng quá tải cần xử lý gấp, hầu như không được đầu tư mới nhiều, hơn 50% máy chủ của các đơn vị được đầu tư trong giai đoạn trước 2011. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của các đơn vị trong giai đoạn 2011 - 2015 gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và dữ liệu.
Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT trong giai đoạn 2011 -2015 đều do các đơn vị chủ trì tự thực hiện; chưa có một nền tảng thống nhất để có thể giám sát hoạt động hạ tầng kỹ thuật CNTT dùng chung của Bộ KH&CN; chưa tạo được một hệ thống WAN của Bộ KH&CN, được giám sát và quản lý kỹ thuật thống nhất.
3. Các ứng dụng CNTT
Ứng dụng thư điện tử: 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hòm thư chính thức có tên miền là .gov.vn và thường xuyên sử dụng hòm thư điện tử chính thức để phục vụ công việc. Dung lượng lưu trữ tối đa của hòm thư tăng từ 700MB lên 2GB.
Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp: được triển khai tại Văn phòng Bộ năm 2008, nâng cấp năm 2015, đưa vào vận hành thử nghiệm tại Văn phòng Bộ tháng 12/2015. Dự kiến sẽ triển khai đến các đơn vị trực thuộc Bộ năm 2016;
Hệ thống quản lý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (EMOST) được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 01/2015 tại tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ đã góp phần theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy tốc độ xây dựng đề án văn bản pháp quy tại Bộ KH&CN.
Bên cạnh đó, một số đơn vị đã triển khai và sử dụng các ứng dụng nội bộ khác như: Kế toán - Tài chính; Quản lý nhân sự; Quản lý khoa học - công nghệ; Quản lý tài sản; Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo;...
Cơ sở dữ liệu: Bộ KH&CN đang vận hành 11 cơ sở dữ liệu về ngành KH&CN tuy nhiên chưa có sự kết nối, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu này.
Cổng/Trang thông tin điện tử: Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN (Portal MOST) được duy trì vận hành theo đúng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng Thông tin điện tử Bộ KH&CN; và Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành. Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng Thông tin điện tử Bộ KH&CN. Ngoài ra, có 32/45 đơn vị đã xây dựng và duy trì Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) để cung cấp thông tin của đơn vị phục vụ người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Bộ KH&CN định kỳ hằng năm tổ chức đánh giá Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ, kết quả cho thấy tỷ lệ Website/Portal của các đơn vị đạt mức “Khá” và “Tốt” tăng đều theo từng năm. Các đơn vị trực thuộc Bộ đã ngày càng nhận thức được việc vận hành, duy trì Website/Portal của đơn vị mình, hầu hết các đơn vị cập nhật thông tin theo đúng quy định.
Dịch vụ công trực tuyến: Toàn bộ các thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ đều được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Trong đó, có 03 nhóm dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 03 (cụ thể là các nhóm dịch vụ công về: Đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc gia; Đăng ký đề tài, đánh giá đề tài và trả kết quả thực hiện đề tài; Tra cứu thông tin thực hiện đề tài dành cho cơ quan chủ trì đề tài). Tuy nhiên, các nhóm dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 03 của Bộ KH&CN có số lượng hồ sơ không nhiều (hằng năm có khoảng từ vài chục đến vài trăm hồ sơ) và tỷ lệ hồ sơ nộp, xử lý trực tuyến còn khá thấp.
Các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu (CSDL) nêu trên chưa tích hợp, liên thông, liên kết với nhau. Đây chính là một vấn đề khó khăn được đặt ra cần phải được giải quyết trong thời gian tới. Bộ KH&CN cũng chưa có các hệ thống thông tin cung cấp các công cụ tổng hợp, báo cáo trực tuyến, kịp thời, chính xác để hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo trong công tác chỉ đạo điều hành từ các nguồn dữ liệu khác nhau.
4. Nhận xét kết quả đánh giá, xếp hạng hằng năm
Theo kết quả đánh giá, xếp hạng về hoạt động ứng dụng CNTT hằng năm của Hội Tin học Việt Nam đối với các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Bộ KH&CN được đánh giá, xếp hạng khá thấp, cụ thể kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
TT | Nội dung | Xếp hạng ICT Index | ||||
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | ||
I | Xếp hạng chung | 20 | 18 | 16 | 21 | 22 |
II | Xếp hạng theo lĩnh vực | |||||
1 | Môi trường chính sách | 22 | 22 | 22 | 21 | 21 |
2 | Hạ tầng kỹ thuật | 9 | 11 | 4 | 23 | 22 |
3 | Ứng dụng | 15 | 13 | 14 | 17 | 19 |
4 | Nguồn nhân lực | 25 | 20 | 10 | 15 | 19 |
(1) Về môi trường chính sách
Môi trường chính sách trong giai đoạn 2011 - 2015 hầu như không có thay đổi gì, 2 năm 2014 và 2015 nhích lên được 1 bậc do Bộ đã ban hành được Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2015 và thành lập Ban Chỉ đạo về ứng dụng CNTT Bộ KH&CN, tuy nhiên so với các Bộ khác cũng như theo quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông thì Bộ KH&CN còn thiếu nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý ứng dụng CNTT tại Bộ.
(2) Về hạ tầng CNTT
Năm 2013 hạ tầng CNTT của Bộ được đầu tư mới do đó đã cải thiện xếp hạng nhiều so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2014 do tiêu chí đánh giá có nhiều thay đổi đồng thời với việc các Bộ khác cũng đầu tư về hạ tầng do đó xếp hạng đã bị tụt rất đáng kể.
(3) Về ứng dụng CNTT
Qua các năm thứ hạng của Bộ KH&CN giảm dần đều do việc ứng dụng CNTT nội bộ và ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giai đoạn 2011 - 2015.
(4) Về nguồn nhân lực
Năm 2013 là năm nguồn nhân lực đạt thứ hạng cao nhất do để đảm bảo vận hành hạ tầng mới của Bộ nên năm 2013 đơn vị chuyên trách đã được tăng cường về nhân lực. Nguồn nhân lực CNTT cơ bản mới chỉ đáp ứng được yêu cầu phát triển ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, các yêu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2016 - 2020 vẫn còn thiếu, đặc biệt là các cán bộ, chuyên gia xây dựng, triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử; chuyên gia tích hợp hệ thống thông tin; chuyên gia đảm bảo an toàn thông tin;...
II. Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN còn một số hạn chế chủ yếu dưới đây:
- Môi trường chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc thúc đẩy, quản lý thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT và an toàn thông tin trong phạm vi toàn Bộ.
- Các ứng dụng CNTT trong các đơn vị trực thuộc Bộ chủ yếu ở quy mô nhỏ, sử dụng nội bộ, chưa kết nối, chia sẻ thông tin trên diện rộng;
- Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cung cấp cho người dân và doanh nghiệp còn chưa nhiều; các hệ thống thông tin dùng chung, CSDL chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử chậm được triển khai. Một số hệ thống thông tin đã được xây dựng còn thiếu tích hợp, kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin;
- Việc đầu tư CNTT còn thiếu đồng bộ, còn sự đầu tư trùng lặp giữa các đơn vị như đầu tư xây dựng các ứng dụng nội bộ, trang thông tin điện tử,...
Trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN còn tồn tại những khó khăn, hạn chế là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan dưới đây:
- Về nguyên nhân khách quan: Do xu thế ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn nhằm xây dựng một Chính phủ kết nối, tạo ra các lợi thế cạnh tranh không chỉ diễn ra gay gắt giữa các quốc gia trên thế giới mà còn diễn ra giữa các bộ, ngành, địa phương trong một quốc gia. Chính vì vậy, yêu cầu của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương về phát triển Chính phủ điện tử là hết sức quyết liệt so với giai đoạn trước (đặc biệt là vấn đề tích hợp, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương).
- Về nguyên nhân chủ quan: Có nhiều nguyên nhân chủ quan tác động sâu sắc đến công tác ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN, trong đó có năm nguyên nhân sau đây cần nhanh chóng khắc phục: Thứ nhất, do ứng dụng CNTT tại các đơn vị còn mang tính tự phát, chưa đồng đều, tác động đến các quy trình nghiệp vụ chưa sâu rộng; đầu tư còn trùng lặp. Thứ hai, do cơ chế đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng ứng dụng CNTT và nâng cao nhận thức về CNTT chưa được chú trọng đầy đủ. Vì vậy, nguồn nhân lực về CNTT và an toàn thông tin nhìn chung chưa đủ năng lực tiếp thu, làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất. Thứ ba, do đầu tư ứng dụng CNTT còn bị ách tắc, chậm tiến độ, đôi khi không đạt được sự đồng thuận cao, do thiếu một khung hướng dẫn chi tiết. Thứ tư, do thiếu một cơ cấu chỉ đạo, giám sát và tổ chức triển khai thông suốt để triển khai ứng dụng CNTT theo đúng các chủ trương, kế hoạch đã đề ra. Thứ năm, do triển khai các dự án thiếu một sự phối hợp gắn kết, hiệu quả khai thác chưa đạt kết quả mong muốn.
Tất cả những nguyên nhân nêu trên đều đòi hỏi phải xây dựng và ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN và Kế hoạch ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN giai đoạn 2016 - 2020. Các văn bản này sẽ góp phần giúp định hướng, quản lý thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT và an toàn thông tin tại Bộ KH&CN, tối ưu hóa các nguồn lực đầu tư, nâng cao khả năng tích hợp, kết nối liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, hạ tầng cơ sở thông tin, hạn chế đầu tư trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức.
DANH MỤC NHÓM DỊCH CÔNG CẦN ƯU TIÊN CUNG CẤP TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3903/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT | Tên nhóm dịch vụ công | Đơn vị chủ trì cung cấp |
1. | Đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ | Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ |
2. | Đăng ký đề tài, đánh giá đề tài và trả kết quả thực hiện đề tài do Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia tài trợ | Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia |
3. | Đăng ký và cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp | Cục Sở hữu trí tuệ |
4. | Đăng ký hoạt động KH&CN | Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN |
5. | Đăng ký và quản lý Mã số mã vạch | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CNTT ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3903/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT | Tên nhiệm vụ, dư án | Mục tiêu | Thời gian thực hiện | Đơn vị chủ trì | Ghi chú |
1. | Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác thẩm định đơn đăng ký sở hữu trí tuệ | - Ứng dụng CNTT trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp về sở hữu trí tuệ. - Nâng cao năng lực thẩm định, xử lý đơn thông qua hệ thống quản lý và tra cứu CSDL tích hợp. | 2013-2017 | Cục Sở hữu trí tuệ | Quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp của Cục SHTT |
2. | Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ KH&CN | Đảm bảo thống nhất hoạt động quản lý công tác tổ chức và cán bộ của Bộ KH&CN. Ngoài ra, Hệ thống sẵn sàng đồng bộ và kết nối với CSDL về cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ triển khai. | 2016 | Vụ Tổ chức cán bộ | Hệ thống dùng chung cho tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN |
3. | Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN | Xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN nghệ tuân thủ Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và phù hợp điều kiện thực tế tại Bộ KH&CN. | 2016 | Trung tâm Tin học | Kiến trúc áp dụng cho tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN |
4. | Nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ KH&CN | Đảm bảo hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý văn bản và điều hành công việc tại Bộ KH&CN. Tích hợp, liên thông với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Chính phủ. | 2016 | Trung tâm Tin học | Hệ thống dùng chung cho tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN |
5. | Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử Bộ KH&CN (Portal MOST) | Nâng cao khả năng cung cấp thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuân thủ đầy đủ các quy định mới về cung cấp thông tin, kết nối, liên thông, dịch vụ công, | 2016 | Trung tâm Tin học |
|
6. | Đầu tư nâng cấp năng lực xử lý, tinh sẵn sàng, mua sắm bản quyền phần mềm hệ thống cho Hạ tầng CNTT của Bộ KH&CN | - Nâng cao khả năng bảo mật mạng; Chủ động trong việc giám sát và phòng chống tấn công mạng máy tính của Bộ; - Cho phép quản lý năng lực và tối ưu hóa hạ tầng ảo hóa phục vụ việc báo cáo và xây dựng kế hoạch phát triển cho hạ tầng CNTT của Bộ; - Nâng cao khả năng sẵn sàng cho hệ thống chuyển mạch lõi thuộc hạ tầng kỹ thuật CNTT của Bộ; - Nâng cao năng lực khôi phục hệ thống và các dịch vụ CNTT của Bộ trong trường hợp xảy ra sự cố; - Nâng cao uy tín của Bộ KH&CN nhằm bảo vệ và tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua việc sử dụng đầy đủ bản quyền phần mềm. | 2016-2017 | Trung tâm Tin học |
|
7. | Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN giai đoạn 2017 - 2020 | - Xây dựng hạ tầng phần mềm dịch vụ công để triển khai dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN; - Xây dựng hạ tầng phần mềm CSDL dùng chung, kết nối và đồng bộ CSDL cho các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; - Xây dựng hệ thống phàn mềm nền tảng xử lý nghiệp vụ cho các đơn vị sử dụng hạ tầng dùng chung, hạ tầng kết nối và đồng bộ cho các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; - Xây dựng triển khai hệ thống chứng thực điện tử chữ ký số phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ; | 2017-2020 | Trung tâm Tin học |
|
| ............... |
|
|
|
|
|
| - CSDL đề tài, dự án dùng chung phục vụ các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực KH&CN. - Xây dựng quy chế khai thác, sử dụng hệ thống thông tin quản lý hệ thống thông tin, CSDL các đề tài, dự án KH&CN. |
|
| lý đề tài, dự án KH&CN cấp quốc gia |
12. | Xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN | Xây dựng giải pháp hợp nhất các CSDL hiện có của Bộ KH&CN thành CSDL quốc gia duy nhất về KH&CN. Đảm bảo nhu cầu cung cấp thông tin về: cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nhiệm vụ KH&CN; tài sản sở hữu trí tuệ, công nghệ, công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; doanh nghiệp KH&CN;...theo quy định tại Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN. | 2017 - 2020 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia | Các CSDL về thông tin các tổ chức, nhiệm vụ KH&CN, công bố và trích dẫn khoa học, thống kê KH&CN đã triển khai đến hết năm 2016. |
13. | Xây dựng Phần mềm và CSDL đánh giá thẩm định công nghệ trên phạm vi toàn quốc | - Nâng cấp Phần mềm đánh giá thẩm định công nghệ; - Hệ thống CSDL đánh giá thẩm định công nghệ phạm vi toàn quốc. | 2017 - 2020 | Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ | Thực hiện sau khi triển khai Phần mềm tính toán và CSDL đánh giá thẩm định công nghệ ứng dụng cho các địa phương. |
14. | Nâng cấp, duy trì, vận hành thường xuyên theo chức năng hạ tầng kỹ thuật CNTT, các ứng dụng CNTT và triển khai các nhiệm vụ, dự án khác được Chính phủ, Lãnh đạo Bộ giao theo nhu cầu thực tế phát sinh. | Đảm bảo hoạt động ổn định đối với hệ thống đường truyền; hạ tầng kỹ thuật CNTT; hệ thống các website/portal; các CSDL và ứng dụng nghiệp vụ; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng CNTT và an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ KH&CN;... | 2016 - 2020 | Các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN |
|
DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN CẦN ƯU TIÊN XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3903/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT | Tên văn bản |
1. | Chương trình hành động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ KH&CN |
2. | Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN; Bộ tài liệu hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN |
3. | Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN |
4. | Danh mục dữ liệu dùng chung của Bộ KH&CN |
5. | Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN |
6. | Quy chế quản lý, vận hành và khai thác các Trung tâm Dữ liệu của Bộ KH&CN |
7. | Quy chế trao đổi văn bản điện tử tại Bộ KH&CN |
8. | Quy chế quy định về xây dựng, triển khai, vận hành, khai thác, quản lý các hệ thống thông tin tại Bộ KH&CN |
9. | Quy chế công bố dịch vụ hành chính công mức độ 3, 4 trên Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN |
10. | Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong lĩnh vực ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN |
11. | Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số |
12. | Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN |
13. | Quy trình quy định về các tiêu chuẩn về nội dung, kỹ thuật tích hợp thông tin từ đơn vị với Bộ và Bộ với Chính phủ: khuôn dạng dữ liệu, giao thức truyền tin, chuẩn liên thông |
14. | Quy chế quản lý chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách CNTT thuộc Bộ KH&CN |
15. | Quy định đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN |
16. | Kế hoạch ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020; Dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN giai đoạn 2021 - 2025 |
- 1 Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 2 Quyết định 1075/QĐ-TTg năm 2016 sửa đổi Quyết định 109/QĐ-TTg về thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 1084/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch Kiểm tra, khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Quyết định 572/QĐ-BKHCN năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 6 Quyết định 3892/QĐ-BKHCN năm 2015 về thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Công văn 2202/TTg-KGVX năm 2015 về ủy quyền phê duyệt các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 9 Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 11 Công văn 2634/BTTTT-THH năm 2015 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12 Quyết định 1318/QĐ-BKHCN năm 2015 phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13 Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2015 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2014 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 18 Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
- 19 Quyết định 4097/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 20 Quyết định 3483/QĐ-BKHCN năm 2013 Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ
- 21 Quyết định 2973/QĐ-BKHCN năm 2013 về Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ
- 22 Nghị định 20/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 23 Quyết định 914/QĐ-BKHCN năm 2012 về Quy chế Quản lý và sử dụng trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
- 24 Quyết định 1075/QĐ-BKHĐT năm 2011 phê duyệt Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê nhà nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 25 Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 26 Quyết định 1200/QĐ-BKHCN năm 2011 về Quy chế Triển khai, cung cấp trực tuyến dịch vụ công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 27 Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28 Quyết định 1331/QĐ-BKHCN năm 2009 về Quy chế quản lý và khai thác tài nguyên mạng máy tính của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 29 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 30 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 31 Luật Giao dịch điện tử 2005
- 1 Quyết định 1075/QĐ-TTg năm 2016 sửa đổi Quyết định 109/QĐ-TTg về thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1084/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch Kiểm tra, khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 1075/QĐ-BKHĐT năm 2011 phê duyệt Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê nhà nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành