ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5695/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục ngày 04 tháng 12 năm 2009;
Căn cứ Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 2984/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thí điểm thực hiện Đề án “đổi mới dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến”;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1984/TTr-GDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay Phê duyệt Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định kiều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn đội ngũ giáo viên phù hợp để triển khai chương trình trên cơ sở đồng thuận, tự nguyện của Phụ huynh học sinh trước khi triển khai chương trình này tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
“DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN TOÁN, KHOA HỌC VÀ TIẾNG ANH TÍCH HỢP CHƯƠNG TRÌNH ANH VÀ VIỆT NAM” TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(ban hành kèm theo Quyết định số 5695/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐỊNH HƯỚNG
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Giáo dục Việt Nam và chương trình Giáo dục phổ thông quy định về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” và chủ trương dạy và học một số môn học bằng tiếng nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Định hướng:
- Đảm bảo mục tiêu và chuẩn của chương trình giáo dục Việt Nam và kết hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục Quốc gia Anh cho các bộ môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh.
- Dạy và học theo phương pháp tích hợp không gây xáo trộn cho việc học tập của học sinh, không làm thay đổi cơ cấu, số lượng giáo viên, không đòi hỏi phải tăng cường nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Đảm bảo tính ổn định, tính thống nhất, kế thừa giữa các cấp học, không gây quá tải cho học sinh.
1. Khái quát chung
Hiện nay, các chương trình giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào việc dạy và học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Các chương trình này có ưu điểm giúp học sinh làm quen và rèn luyện nâng cao khả năng tiếng Anh với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Với yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện, việc dạy và học các môn toán, khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy bằng ngôn ngữ khác, giúp các em dễ dàng tiếp cận gần hơn với các tri thức và thành tựu khoa học toàn cầu đối với các bộ môn cơ bản như: Toán, Lý, Hóa, Sinh.
2. Thực trạng dạy và học các môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học bằng Tiếng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh:
Chương trình Quốc tế Cambridge (CIE) được triển khai thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 bao gồm 3 môn: Tiếng Anh, Toán và Khoa học. Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh cho học sinh với giáo trình theo chuẩn của CIE đại học Cambridge. Các tiết học Cambridge được bố trí đan xen với các tiết học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh vừa được học tập trong môi trường ngôn ngữ Quốc tế để nâng cao các kỹ năng tiếng Anh, vừa được tìm hiểu các kiến thức toán và khoa học bằng tiếng Anh, từ đó giúp các em hòa nhập, tiếp cận và nâng cao khả năng truy cập kiến thức thông qua tiếng Anh.
Qua 4 năm thực hiện, học sinh thành phố Hồ Chí Minh đã thích ứng rất nhanh với việc học các bộ môn theo chuẩn Quốc tế bằng tiếng Anh. Kết quả thi theo chuẩn Cambridge cho thấy phần lớn các em học sinh tham gia chương trình đạt kết quả tốt, nhiều em đạt điểm tuyệt đối, chứng tỏ việc học toán, khoa học bằng tiếng Anh cũng như học tiếng Anh với chuẩn ngôn ngữ cao là phù hợp với khả năng của học sinh.
Tuy nhiên cũng xuất hiện một số bất cập, như sau:
- Việc học song song cùng lúc 2 chương trình phần nào gây quá tải cho học sinh.
- Đầu ra ở lớp 12 của học sinh theo đánh giá của CIE chỉ phù hợp với học sinh muốn tiếp tục theo học tại Đại học Cambridge hoặc các Đại học chấp nhận chuẩn CIE.
- Các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để các trường có thể tham gia chương trình của CIE là hết sức khó khăn nên khó mở rộng chương trình.
- Một số kỹ năng mềm không phù hợp với thể trạng, văn hóa, tâm sinh lý ...học sinh Việt Nam
1. Thực hiện chủ trương dạy và học bằng ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng học ngoại ngữ theo yêu cầu của Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020.
2. Tăng cường hỗ trợ việc dạy và học các môn Khoa học do học sinh có thể tư duy bằng ngôn ngữ khác và có thể tìm kiếm các tài liệu tham khảo khoa học bằng tiếng nước ngoài.
3. Tiếp cận chương trình tiên tiến của Quốc tế, và chuẩn đánh giá giáo dục đối với các bộ môn cơ bản của chương trình Quốc gia Anh, cũng như các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới.
4. Học sinh đạt được các mục tiêu học tập của cả 2 hệ thống cho ba môn học chính là Toán, Khoa học và tiếng Anh. Các phần trùng lặp được cân nhắc giảm tải.
5. Học sinh thu được tổng hòa các kiến thức sâu hơn so với nếu như học đơn lẻ một chương trình, qua đó góp phần đáp ứng nguyện vọng của học sinh mong muốn được học trong môi trường song ngữ.
6. Các học phần trùng lặp không bị dạy lặp đi lặp lại, giúp học sinh và giáo viên giảm tải, giúp quá trình học và tiếp thu kiến thức cũng như biến kiến thức thành khả năng thực hành diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
7. Đặc biệt, đảm bảo học sinh tham gia học tích hợp 2 chương trình sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia các kiểm tra trắc nghiệm cuối cấp mà Bộ Giáo dục Anh và các Hội đồng Khảo thí Quốc tế được phép tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam. Do chương trình Quốc gia Anh có khoảng 80% nội dung được các Hội đồng khảo thí sử dụng, nên đầu ra của học sinh là đa dạng, học sinh có thể lựa chọn Hội đồng khảo thí phù hợp để tham dự kiểm tra, đảm bảo tiếp tục học ở tất cả các trường Đại học ở các nước.
8. Tăng cường số lượng các trường có thể tham gia chương trình.
9. Cụ thể về mục đích tích hợp từng môn Đối với bộ môn tiếng Anh: Học sinh học tiếng Anh có thể sử dụng tiếng Anh trong những ngữ cảnh cuộc sống khác nhau, với những mục đích khác nhau. Kiến thức, hiểu biết và kỹ năng thực hành tiếng Anh trong chương trình tích hợp phải được học sinh thu nạp chắc chắn thông qua các phần của nói, nghe, đọc, viết. Văn học cũng là một phần không thể thiếu của những chương trình tích hợp. Đáp ứng yêu cầu đầu ra về chuẩn tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như của Bộ Giáo dục Anh cho môn Tiếng Anh là mục đích quan trọng nhất của Đề án.
Đối với bộ môn Toán: Các học phần tích hợp giữa chương trình Quốc gia Anh và chương trình Quốc gia Việt Nam đạt được mục đích kết nối kiến thức và kỹ năng, giúp học sinh quan sát, trình bày, nghiên cứu và so sánh các khái niệm, công thức toán học, và tìm ra mối liên hệ xã hội và vật lý của các khái niệm toán học đó.
Đối với bộ môn Khoa học: Học sinh được tìm hiểu kiến thức cũng như thực hành trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu. Sau khi học, học sinh nắm được quy trình và kỹ năng yêu cầu trong quá trình tiếp cận kiến thức bộ môn khoa học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tăng khả năng tiếp cận, hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
1. Một số nguyên tắc áp dụng khi tích hợp chương trình giữa 2 hệ thống giáo dục Anh và Việt Nam
- Tích hợp chương trình được hoạch định một cách có hệ thống, với các mối liên hệ, tương đồng giữa các lĩnh vực, chủ đề được phân tích và liệt kê một cách rõ ràng.
- Các chủ đề, khái niệm học thuật được chọn cho tích hợp phải được dựa trên cơ sở của việc các lĩnh vực đó có đảm bảo đẩy nhanh và vững quá trình tiếp thu hiểu biết, nhận thức của học sinh, không chỉ là trên cơ sở những lĩnh vực học phần đó có xuyên suốt 2 chương trình đang tích hợp hay không.
- Các học phần, khái niệm trùng lặp của 2 hệ thống được nghiên cứu kỹ để tìm ra các mối liên hệ gốc căn bản (authetic connections). Từ đó các kỹ năng cụ thể và hiểu biết cần thu được được phát triển xoay quanh các chủ đề học tập chính, theo các nguyên tắc tích hợp đã trình bày ở một số phần nêu trên.
- Việc tích hợp không chỉ được bó gọn ở các chương trình học thuật. Khi học sinh tham gia các chủ đề, hình thức học tập trong chương trình tích hợp các em sẽ thu được những năng lực, kết quả học tập và hiểu biết xác định là quan trọng nhất đối với từng chương trình riêng rẽ, cũng như những kiến thức và kỹ năng chung mà thông qua việc tích hợp, chương trình đưa lại cho các em.
2. Tài liệu tích hợp
a) Mục tiêu:
Phần đề xuất tích hợp được đưa ra với mục đích tạo ra một chương trình tích hợp mà khi thực hiện, có tính quốc tế và phù hợp với chương trình của Việt Nam.
b) Về số năm học và các giai đoạn học, như sau:
Giai đoạn học Việt Nam | Giai đoạn học Quốc gia Anh |
TIỂU HỌC | KEY STAGE 1, 2 |
Lớp 1 - 5 | 1 - 6 |
TRUNG HỌC CƠ SỞ | KEY STAGE 3 |
Lớp 6 - 9 | 7 - 9 |
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG | KEY STAGE 4 - GCSE |
Lớp 10 - 12 | (và sau này sẽ thêm A level) |
c) Các chứng chỉ:
Học sinh các cấp có thể có được các đầu ra linh hoạt phù hợp với mọi nhu cầu như:
- Chứng nhận hoàn thành chương trình Quốc gia Anh quốc cho tiểu học (Key Stage 1, 2) hoặc trung học cơ sở (Key Stage 3) hoặc trung học phổ thông (GCSE - Key Stage 4).
- Chứng chỉ các cấp của các Hội đồng khảo thí Quốc tế khác nhau như CIE, ETS, Exdexcell...
- Các chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn được Sở Giáo dục và Đào tạo chấp thuận (TOEFL, CAMBRIDGE English...).
3. So sánh môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học ở hai chương trình:
a) Cấp Tiểu học:
Đối với chương trình Tiểu học, cả 3 môn Tiếng Anh, Toán và Khoa học sẽ được dạy ngay từ năm lớp 1 để đảm bảo việc dạy và học chương trình tích hợp được thực hiện đúng và đầy đủ lộ trình, đồng thời giúp học sinh làm quen với phương pháp học tập, tư duy bằng Tiếng Anh với cả 3 môn Tiếng Anh, Toán và Khoa học ngay từ năm học đầu tiên. Các nội dung Toán và Khoa học ở Tiểu học không mang tính hàn lâm mà chỉ chú trọng giới thiệu các khái niệm cơ bản.
Môn tiếng Anh:
Chương trình tiếng Anh hiện tại của cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bắt đầu từ lớp 3.
Mục tiêu học tập của 2 hệ thống có nhiều điểm tương đồng, đều tập trung dạy cho học sinh 4 kỹ năng chính (nói, nghe, đọc, viết). Chương trình Quốc gia Anh ngoài 4 kỹ năng trên, còn chú trọng đến việc luyện cho học sinh cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống (language usage). Đồng thời việc kết hợp (integrate) bốn kỹ năng cũng là trọng tâm của chương trình Quốc gia Anh. Không khó để tích hợp 2 học phần tiếng Anh này một cách hài hòa về thời lượng.
Chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam dựa trên các mục tiêu học tập và chủ đề học tập nhằm xây dựng các kỹ năng nói, nghe, đọc, viết cho học sinh ở 3 cấp, theo các mức độ khác nhau. Chương trình tiếng Anh Tiểu học, Trung học cơ sở, GCSE của Bộ giáo dục Anh sâu hơn và hướng tới chuẩn cao hơn.
Môn Toán:
Chương trình toán tiểu học của cả hai hệ thống Việt Nam và Quốc gia Anh đều có rất nhiều mục tiêu học tập trùng lắp. Chỉ có một số rất ít các chủ đề không được đề cập tới trong chương trình toán tiểu học của chương trình Quốc gia Anh, và những chủ đề đó lại được đề cập ở phần toán trung học cơ sở của chương trình Quốc gia Việt Nam.
Môn Khoa học:
Môn khoa học của chương trình Quốc gia Anh được giảng dạy theo 4 nhóm chủ đề chính, đó là: Tìm hiểu nghiên cứu khoa học, Lý, Hóa, Sinh. Khung chương trình khoa học cấp tiểu học của chương trình Quốc gia Anh cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc học khoa học ở các giai đoạn sau của quá trình học phổ thông.
Môn khoa học của chương trình Việt Nam và chương trình Quốc gia Anh cũng gồm rất nhiều chủ đề trùng nhau. Ngoài ra, chương trình Quốc gia Anh có thêm những học phần sau mà chương trình Việt Nam không bao gồm: lực và chuyển động, điện học và từ học, tiến hóa và di truyền.
Mục đích của môn Khoa học cho học sinh Tiểu học là để giới thiệu cho các em các khái niệm cơ bản nhất về Lý, Hóa, Sinh để các em bước đầu hình thành sự quan tâm đối với việc quan sát và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh. Giới thiệu các yếu tố cơ bản, giúp các em hiểu, đưa vào thực hành để chuẩn bị cho việc học Khoa học ở cấp trung học cơ sở quan trọng hơn là tập trung vào chi tiết, vì nhiều chi tiết quá có thể làm học sinh bị rối và từ đó sẽ mất hứng thú đối với bộ môn này ở lứa tuổi Tiểu học.
b) Cấp Trung học cơ sở:
Môn tiếng Anh:
Mục đích giảng dạy tiếng Anh cấp trung học cơ sở của chương trình Quốc gia Anh là tạo ra một chuẩn mực sử dụng tiếng Anh và văn học cao nhất, bao gồm cả các yêu cầu về thực hành ngôn ngữ nói cũng như viết luận. Ngoài ra, việc xây dựng cho học sinh một niềm đam mê đọc sách và văn học cũng là một trọng tâm được nhấn mạnh. Sau khi học xong Key Stage 3, học sinh được chờ đợi sẽ nắm vững, biết cách sử dụng các kỹ năng, chu trình, chủ đề... được đề cập trong từng giai đoạn học tập của cấp học này. Việc bám sát yêu cầu này, kết hợp với các chủ đề theo khung của chương trình tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sẽ giúp học sinh vừa thi đạt chuẩn Chương trình Quốc gia Anh và của các Hội đồng thi Quốc tế uy tín (nếu được cho phép bởi các cơ quan có thẩm quyền để giới thiệu chuẩn khảo thí tại Việt Nam), vừa có thể thi tốt các kỳ thi tiếng Anh đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Môn Toán:
Hai chương trình toán gồm rất nhiều chủ đề trùng nhau. Cũng có một vài chủ đề nằm trong chương trình Việt Nam không được đề cập đến trong chương trình Quốc gia Anh, hoặc không được đề cập đến trong tài liệu hướng dẫn nội dung chương trình của Việt Nam.
Nhìn chung môn Toán chương trình của Quốc gia Anh Key stage 3 tập trung nhiều vào việc đạt được mục tiêu học tập gắn với luyện kỹ năng. Trong khi tại khung chương trình toán cùng cấp của Việt Nam, các chủ đề được đưa ra ở mức chi tiết hơn nhằm hình thành kỹ năng.
Môn Vật lý:
Hai chương trình tương đồng phần lớn đối với bộ môn Vật lý cấp trung học cơ sở. Một số chủ đề không có trong chương trình khoa học của chương trình Quốc gia Anh và một số chủ đề được giảng dạy ở chương trình Quốc gia Anh cũng không được đề cập tới ở phần nội dung chương trình theo hướng dẫn của Việt Nam. Một số phần có trong bộ môn vật lý của Việt Nam được cấu trúc trong học phần Hóa học của chương trình Quốc gia Anh.
Môn Hóa học:
Môn hóa học chỉ bắt đầu được dạy vào lớp 8 của hệ thống giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên mức độ kiến thức và chủ đề học thuật rất sâu và nhiều. Đây là một bộ môn mà hai chương trình có ít chủ đề trùng lặp nhất. Theo ý kiến của tổ chuyên gia, chương trình học của Việt Nam cho giai đoạn này là quá nặng, và tập trung nhiều vào lý thuyết hơn thực hành. Chương trình Quốc gia Anh có ít chủ đề lý thuyết hơn, nhưng lại tập trung sâu vào kỹ năng thực hành. Việc kết hợp để đảm bảo giảng dạy lý thuyết và tăng cường thực hành cho học sinh sẽ là trọng tâm.
Môn Sinh học:
Chương trình sinh học của Việt Nam được tổ chức theo chủ đề học cho từng năm. Ví dụ: năm lớp 6 học sinh tập trung vào học về cây cối và các chủ đề có liên quan. Lớp 7 được tập trung học các chủ đề về động vật và cách phân loại động vật dựa trên các đặc điểm sinh học của con vật. Lớp 8 tập trung vào nghiên cứu cơ thể con người và lớp 9 học về gene.
Cách tổ chức chương trình theo hệ thống Việt Nam không bao gồm các phần ôn tập trước khi chuyển sang các mục tiêu học tiếp theo.
Chương trình của Quốc gia Anh bao gồm các học phần sinh học được giảng dạy trong 3 năm trung học cơ sở và trước khi một học phần kết thúc, luôn có phần ôn tập để học sinh ôn lại kiến thức những học phần cũ cũng như chuẩn bị cho những học phần mới.
c) Cấp Trung học phổ thông:
Môn tiếng Anh:
Mục đích giảng dạy tiếng Anh cấp trung học phổ thông của chương trình Quốc gia Anh là tạo ra một chuẩn mực sử dụng tiếng Anh và văn học cao nhất, bao gồm cả các yêu cầu về thực hành ngôn ngữ nói cũng như viết luận. Ngoài ra, việc xây dựng cho học sinh một niềm đam mê đọc sách và văn học cũng là một trọng tâm được nhấn mạnh. Sau khi học xong Key Stage 4 - GCSE, học sinh được chờ đợi sẽ nắm vững, biết cách sử dụng các kỹ năng, chu trình, chủ đề... được đề cập trong từng giai đoạn học tập của cấp học này. Việc bám sát yêu cầu này, kết hợp với các chủ đề theo khung của chương trình tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sẽ giúp học sinh vừa thi đạt chuẩn Chương trình Quốc gia Anh và của các Hội đồng thi Quốc tế uy tín (nếu được cho phép bởi các cơ quan có thẩm quyền để giới thiệu chuẩn khảo thí tại Việt Nam), vừa có thể thi tốt các kỳ thi tiếng Anh đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Môn Toán:
Đối với lớp 10, hai chương trình có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, chương trình của Việt Nam đi chi tiết hơn ở một số chủ đề. So với chương trình toán lớp 11 và 12 của Việt Nam, có rất nhiều chủ đề không được đề cập đến ở môn toán của chương trình Quốc gia Anh, các chủ đề này được đề cập đến ở phần AS-A level - chương trình tú tài Toán hai năm của chương trình Quốc gia Anh.
Thêm vào đó, một số chủ đề có trong chương trình Quốc gia Anh cũng không có trong chương trình Việt Nam, hoặc có nhưng không đề cập ở mức độ sâu bằng (Phép biến hình, giản đồ hình cây trong xác suất, làm tròn số, ước lượng, giới hạn, các phép toán ngược với tỉ số phần trăm, quy đổi tiền tệ, các phép tính thời gian, độ dốc, quĩ tích, tỉ lệ góc phương vị, lợi nhuận, thua lỗ, đồ thị tán xạ, dựng hình, động học, hàm nghịch, ma trận). Chương trình của Việt Nam chú trọng nhiều đến những bài luyện tính toán và luyện trí nhớ và ít chú trọng hơn đối với việc giải quyết vấn đề thông qua toán học.
Như vậy chương trình trung học phổ thông Quốc gia Anh tập trung nhiều vào mục đích giúp học sinh có kỹ năng thực hành và giải quyết các vấn đề hiện thực của cuộc sống thông qua toán học và mục tiêu này chưa được thể hiện rõ ràng trong hệ thống Việt Nam. Mục tiêu kỹ năng của chương trình chương trình Quốc gia Anh cho cấp học trung học phổ thông bao gồm:
- Phát triển kiến thức toán học;
- Xây dựng sự tự tin của học sinh đối với giải toán số, định hình vấn đề toán học và mối tương quan giữa các vấn đề đó;
- Khả năng suy nghĩ và tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của cuộc sống và trình bày, diễn giải kết quả của các giải pháp;
- Biết dùng các lý thuyết và diễn giải toán học để giải quyết các vấn đề;
- Áp dụng kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày và tìm hiểu cũng như xác định những kiến thức toán học nào đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người hàng ngày;
- Biết diễn giải các hiểu biết toán học một cách dễ hiểu, mạch lạc;
- Biết ứng dụng kiến thức toán học vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật;
- Biết cách vận dụng sáng tạo các kiến thức và sáng kiến toán học làm lợi cho cuộc sống;
- Phát triển sớm kỹ năng nghiên cứu khoa học Tạo nên tiền đề vững chắc cho việc học toán ở các cấp độ cao hơn.
Môn Vật lý:
Hai chương trình không tương đồng nhiều. Một số chủ đề không có trong chương trình Quốc gia Anh và được đề cập rất chi tiết ở chương trình Việt Nam. Chương trình của Việt Nam ở cấp trung học phổ thông chi tiết hơn, có nhiều yếu tố toán học trong đó hơn. Chương trình môn Vật lý của Việt Nam rất phù hợp cho học sinh muốn theo học ngành kỹ sư ở bậc đại học, nhưng so với trình độ yêu cầu chung cho bậc học trung học phổ thông thì chương trình hơi nặng.
Môn Hóa học:
Hai chương trình tương đồng ở rất nhiều chủ đề. Một số chủ đề được giảng dạy trong chương trình Hóa trung học phổ thông Việt Nam không có trong chương trình Quốc gia Anh. Một số học phần Hóa trung học phổ thông của Việt Nam phù hợp với việc học chuyên sâu môn Hóa cho học sinh đại học chuyên ngành hơn là ở cấp trung học phổ thông.
Môn Sinh học:
Hai chương trình rất tương đồng nhau. Đối với môn Sinh học lớp 12 của hệ thống Việt Nam, mức độ chi tiết nhiều hơn ở chương trình Quốc gia Anh.
Những học phần đó thường được giảng dạy ở cấp đại học để tránh quá tải cho học sinh ở cấp trung học phổ thông. Việc này không ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng của học sinh so với mục tiêu học tập đề ra.
Về phần thực hành Khoa học, khung chương trình của Quốc gia Anh nêu rõ các mục tiêu học tập cần đạt được, đồng thời cho phép sự linh hoạt trong khi dạy và học các kĩ năng cần thiết. Khung chương trình Quốc gia Việt Nam dạy và học các kĩ năng thông qua các bài thực hành được lên lịch cố định. Các nội dung thực hành khám phá khoa học của chương trình Quốc gia Anh chú trọng việc hướng dẫn mở chủ đề nghiên cứu để học sinh tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực khoa học đó.
1. Sách giáo khoa
Sử dụng bộ sách giáo khoa theo chương trình quốc gia Việt Nam và các sách giáo khoa theo chương trình quốc gia Anh Quốc. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt giáo trình cụ thể từng môn học.
2. Thời lượng cho từng môn học
Phương án 1: 6 tiết/tuần.
- Phân bố theo khung chương trình các môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học của chương trình Quốc gia Anh
- Dạy xen kẽ với chương trình Quốc gia Việt Nam
Phương án 2: 8 tiết/tuần.
- Phân bố theo khung chương trình các môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học của chương trình Quốc gia Anh
- Dạy xen kẽ với chương trình Quốc gia Việt Nam
3. Đội ngũ giáo viên
Trong giai đoạn đầu, sử dụng giáo viên nước ngoài đang tham gia giảng dạy chương trình CIE.
Sau đó tăng cường giáo viên Việt Nam tham gia giảng dạy với lộ trình, như sau:
a) Tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm giảng dạy bằng tiếng Anh cho giáo viên Việt Nam ngay từ năm học 2014 - 2015, sau đó mỗi lớp học sẽ có thể bố trí hai giáo viên giảng dạy: một giáo viên người nước ngoài và một giáo viên người Việt Nam.
b) Sau một hoặc hai học kỳ thực hiện, khi phù hợp, số giáo viên nước ngoài sẽ dần được thay thế bởi giáo viên người Việt Nam.
Dự kiến ngay từ đầu học kỳ II, năm học 2014-2015 công tác tập huấn giáo viên sẽ được bắt đầu.
4. Phương thức đánh giá
a) Công tác đánh giá kết quả kiểm tra:
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả: theo quy định của Việt Nam hiện tại và theo chuẩn của Anh Quốc.
b) Hình thức đánh giá kết quả:
Học sinh được đánh giá theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đối với chuẩn các môn học theo cấp học tương ứng. Đối với ba môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học (Các môn Lý, Hóa, Sinh gọi chung là môn khoa học) của chương trình Quốc gia Anh cho cấp tiểu học (từ lớp 1 đến hết lớp 5 tại Việt Nam), cấp trung học cơ sở (từ lớp 6 đến hết lớp 9 tại Việt Nam) và cấp trung học phổ thông (từ lớp 10 đến hết lớp 12 tại Việt Nam) học sinh tham gia chương trình Anh quốc sẽ làm bài kiểm tra Key Stage 1 vào mốc năm lớp 3 và bài kiểm tra cuối cấp theo chuẩn của Bộ Giáo dục Anh, Key Stage 2, Key Stage 3 và Key Stage 4 khi kết thúc cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đề thi do cơ quan khảo thí trực thuộc Bộ Giáo dục Anh (STA) cung cấp thống nhất cho tất cả các trường trong và ngoài lãnh thổ Anh.
Các đề thi và kiểm tra đều do Tổ chức khảo thí Quốc gia Anh quốc, trực thuộc Bộ Giáo dục Anh cung cấp cho các trường thông qua đăng ký với Bộ Giáo dục Anh.
Kết quả kiểm tra do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và đơn vị thực hiện đồng chứng nhận.
Đối với cấp độ cuối cùng của chương trình Quốc gia Anh là bằng Tú tài Anh quốc, học sinh có thể kiểm tra lấy chứng nhận của các hội đồng khảo thí độc lập như CIE, Edexcel...
Như vậy, học sinh cùng một lúc sẽ được đánh giá theo hai chuẩn: chuẩn Việt Nam và chuẩn của Anh.
Đề xuất có các biện pháp động viên khuyến khích học sinh học tốt cả hai chương trình thông qua các hình thức như:
+ Công nhận kết quả kiểm tra Key stage 2, Key stage 3, Key stage 4 (dành cho ba cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) trong hệ thống báo kết quả của Việt Nam.
+ Phân luồng để học sinh có thể theo học chương trình ở tất cả các cấp học nhằm đảm bảo tính tiếp nối xuyên suốt.
+ Khuyến khích cộng điểm khi học sinh thi chuyển cấp đối với các học sinh đạt điểm kiểm tra xuất sắc (theo chuẩn đánh giá Anh Quốc).
+ Tạo điều kiện để các học sinh giỏi của chương trình Anh Quốc tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia và Quốc tế.
Ngoài ra, các học sinh của chương trình các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp Quốc tế sẽ được bồi dưỡng thêm chương trình kỹ năng sống, cũng như được bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn đầu ra của môn Tiếng Anh (tăng cường, tự chọn,...) theo chuẩn TOEFL hoặc CAMBRIDGE ESOL hoặc các chuẩn khác mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh chọn áp dụng tại các trường.
5. Chi phí học tập
Thực hiện theo nguyên tắc thu đủ bù chi, dựa trên thỏa thuận với phụ huynh học sinh.
Trong giai đoạn sử dụng 100% giáo viên nước ngoài (học phí thu như chương trình CIE hiện nay), cụ thể như sau:
+ Phương án 1: Học phí: 3,1 - 3,2 triệu đồng/tháng cho thời lượng 6 tiết/tuần với 100% giáo viên nước ngoài.
+ Phương án 2: Học phí 4,0 triệu/tháng cho thời lượng 8 tiết/tuần với 100% giáo viên nước ngoài.
+ Phương án 3: Học phí 2,2 triệu/tháng cho thời lượng 6 tiết/tuần với 50% giáo viên nước ngoài và 50% giáo viên người Việt Nam (lộ trình sẽ được thực hiện sau khi tập huấn cho các giáo viên Việt Nam).
+ Phương án 4: Học phí 3,2 triệu/tháng cho thời lượng 8 tiết/tuần với 50% giáo viên nước ngoài và 50% giáo viên người Việt Nam (lộ trình sẽ được thực hiện sau khi tập huấn cho các giáo viên Việt Nam).
6. Điều kiện tổ chức lớp học
a) Điều kiện:
- Chỉ thực hiện tại những trường học đã đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh trong chỉ tiêu được giao.
- Phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thực hành thí nghiệm cho các lớp học tham gia chương trình theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Phương thức dạy học:
Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở, những nội dung trùng lặp ở các bộ môn Toán, Khoa học trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ được giảm; học sinh sẽ học các học phần kiến thức này bằng tiếng Anh theo chương trình quốc gia Anh. Sẽ có sự phối hợp của các giáo viên dạy chương trình quốc gia Anh và giáo viên giảng dạy bộ môn tại các trường để kiểm tra kiến thức tiếng Việt, để đảm bảo học sinh vẫn nắm được kiến thức của những học phần đã được lược bớt.
Đối với cấp trung học phổ thông, nội dung chương trình quốc gia Việt Nam sẽ được coi là trọng tâm, với các nội dung trùng lặp của chương trình quốc gia Anh sẽ được lược bớt nhằm tránh quá tải cho học sinh đang học ở cấp này. Học sinh tham gia chương trình quốc gia Anh ở cấp này cần có khả năng ngoại ngữ tốt để học chương trình tích hợp. Đồng thời học sinh học chương trình tích hợp sẽ được bồi dưỡng để kiểm tra theo các chuẩn ngoại ngữ như IELTS, TOEFL...
c) Tổ chức lớp học:
Các học sinh tham gia chương trình được sắp vào cùng một lớp học, sĩ số học sinh không quá 30 học sinh/lớp.
7. Tổ chức thực hiện
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các cơ quan và các tổ chức có liên quan tổ chức thẩm định, triển khai thực hiện Đề án.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ và các điều kiện có liên quan, phê duyệt danh sách các trường đăng ký thực hiện Đề án.
- Quá trình tổ chức triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, báo cáo kịp thời những vướng mắc phát sinh cho Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
- 1 Công văn 3390/GDĐT-TH năm 2017 hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp Tiểu học năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Đề án dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo giai đoạn 2015 - 2018 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4 Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND phê duyệt đề án dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015-2018
- 5 Quyết định 430/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề 5 tháng đối với người khuyết tật tại cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và mức hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề
- 6 Quyết định 44/2014/QĐ-UBND triển khai dạy và học tiếng Bahnar và Jrai cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7 Quyết định 2090/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020
- 8 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9 Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 10 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 11 Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13 Luật Giáo dục 2005
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2090/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020
- 2 Quyết định 44/2014/QĐ-UBND triển khai dạy và học tiếng Bahnar và Jrai cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3 Quyết định 430/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề 5 tháng đối với người khuyết tật tại cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và mức hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề
- 4 Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND phê duyệt đề án dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015-2018
- 5 Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Đề án dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo giai đoạn 2015 - 2018 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6 Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7 Công văn 3390/GDĐT-TH năm 2017 hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp Tiểu học năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8 Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2021 về tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cho công chức, viên chức và người lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025
- 9 Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách hỗ trợ dạy và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 10 Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030