Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 02/2010/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 07 tháng 01 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ, HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành định mức thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương các công ty nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 898/TTr-STNMT ngày 16 tháng 12 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đơn giá đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, gồm:

1. Đơn giá đo đạc địa chính.

2. Đơn giá đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính.

Điều 2. Đơn giá này để làm căn cứ thanh quyết toán kinh phí trong công tác đo đạc lập bản đồ, đăng ký cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2008 về việc ban hành Bộ đơn giá lập lưới địa chính, đo đạc bản đồ; Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2008 về việc điều chỉnh đơn giá lập lưới địa chính, đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 64/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Bộ đơn giá đo đạc chỉnh lý bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Dũng Nhật

 

THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ

- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;

- Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu chung là 650.000 đ/tháng;

- Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong các công ty Nhà nước;

- Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty Nhà nước;

- Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty Nhà nước;

- Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Liên bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc lập bản đồ và quản lý đất đai;

- Quyết định số 206/2003/QĐ-TC ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định;

- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Công văn số 3673/BTNMT-KHTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chuyển xếp lương khi tính chi phí nhân công trong sản phẩm đo đạc bản đồ;

- Công văn số 1905/STC-QLCS ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Sở Tài chính Bình Thuận về việc cung cấp giá cả của máy móc thiết bị, dụng cụ và vật tư để làm cơ sở lập dự toán tính khấu hao;

- Công văn số 3278/STC-QLCS ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Sở Tài chính Bình Thuận về việc điều chỉnh đơn giá nhân công lao động phổ thông cho công tác đo đạc bản đồ địa chính là 50.000 đồng/công.

II. CHI PHÍ

1. Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm địa chính, bao gồm chi phí: nhân công, dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

2. Chi phí nhân công:

Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông trong quá trình sản xuất sản phẩm địa chính.

Chi phí lao động kỹ thuật

=

Số công lao động kỹ thuật theo định mức

x

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật

3. Đơn giá tiền lương lao động kỹ thuật bao gồm: lương cấp bậc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm; lương phụ; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009); hệ số lao động kỹ thuật ngoại nghiệp (được áp dụng theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008).

- Lương cấp bậc = hệ số lương cấp bậc x mức lương tối thiểu;

- Phụ cấp lưu động = 0,4;

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm = 0,3;

- Phụ cấp trách nhiệm = 0,2 (mức tối thiểu cho tổ trưởng tổ bình quân 5 người);

- Lương phụ = 11% lương cấp bậc;

- Bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 2%, kinh phí công đoàn 2% của lương cấp bậc;

- Hệ số lao động kỹ thuật ngoại nghiệp là 1,25 do phải ngừng nghỉ việc vì thời tiết.

4. Chi phí vật liệu: (Áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009)

Chi phí vật liệu

=

Chi phí vật liệu chính

+

Chi phí vật liệu phụ, vụn vặt và hao hụt

 

Chi phí vật liệu chính

=

Định mức sử dụng vật liệu chính

x

Giá thị trường của vật liệu chính

+ Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một công việc).

Chi phí vật liệu phụ, vụn vặt và hao hụt

=

Chi phí vật liệu chính

x 0,08

+ Mức vật liệu phụ, vụn vặt và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu chính đã được tính định mức.

5. Chi phí dụng cụ: (Áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009)

Chi phí dụng cụ

=

Chi phí dụng cụ chính

+

Chi phí dụng cụ nhỏ, phụ

 

Chi phí dụng cụ chính

=

Định mức sử dụng dụng cụ chính

x

Đơn giá hao mòn dụng cụ chính 1 ca

+ Định mức sử dụng dụng cụ: là thời gian sử dụng dụng cụ cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một công việc);

Đơn giá hao mòn dụng cụ chính 1 ca

=

Giá thị trường của dụng cụ chính

Thời hạn (tháng) x 26 ca

 

Chi phí dụng cụ nhỏ, phụ

=

Chi phí dụng cụ chính

x 0,1

+ Mức sử dụng các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức sử dụng các dụng cụ chính đã được tính định mức.

6. Chi phí thiết bị: (Áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009)

Chi phí thiết bị

=

Định mức sử dụng thiết bị

x

Khấu hao thiết bị 1 ca

+ Định mức sử dụng thiết bị: là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết để sản xuất ra sản phẩm (thực hiện một công việc);

Khấu hao thiết bị 1 ca

=

Nguyên giá của thiết bị

Thời hạn sử dụng (năm)

x

Số ca sử dụng trong 1 năm

7. Điện năng tiêu thụ:

Điện năng tiêu thụ cho các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính theo công thức:

Chi phí điện năng = Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị (ca sử dụng quy về giờ) x Công suất (kw/giờ) x 1,05 (5% là lượng điện hao hụt trên đường dây).

8. Chi phí chung:

Áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai. Cụ thể như sau:

- Nhóm II: gồm đo đạc bản đồ địa chính, đo chỉnh lý biến động.

+ Ngoại nghiệp bằng 25% chi phí trực tiếp (chi phí trực tiếp gồm: chi phí nhân công, vật tư, khấu hao máy);

+ Nội nghiệp bằng 20% chi phí trực tiếp.

- Nhóm III: gồm các công việc về quản lý đất đai.

+ Ngoại nghiệp 20% chi phí trực tiếp (chi phí trực tiếp gồm: chi phí nhân công, vật tư, khấu hao máy);

+ Nội nghiệp 15% chi phí trực tiếp.

9. Chi phí khác:

Áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.

III. CƠ CẤU ĐƠN GIÁ

Đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính gồm các chi phí: lao động kỹ thuật, lao động phổ thông, chi phí vật tư, chi phí khấu hao thiết bị, chi phí chung.

IV. VIỆC ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ

- Đơn giá này được tính cho lao động kỹ thuật với mức lương tối thiểu là 650.000 đồng, mức tiền công lao động phổ thông là 50.000 đồng/công; khi có sự thay đổi tính lại theo tỷ lệ thuận cho phù hợp;

- Đơn giá này chỉ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung; căn cứ vào hướng dẫn ở Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính để lập dự toán tính thêm (nếu có);

- Khi áp dụng Bộ đơn giá này, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, điều chỉnh.

V. DIỆN TÍCH TRUNG BÌNH THEO KHUNG MỘT MẢNH BẢN ĐỒ TRONG HỆ VN-2000

Bản đồ tỷ lệ

Diện tích tương ứng trên mặt đất (ha)

1/200

1,00

1/500

6,25

1/1000

25,00

1/2000

100,00

1/5000

900,00

V. QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

Nội dung viết tắt

Viết tắt

Bản đồ địa chính

BĐĐC

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

Cán bộ địa chính

CBĐC

Công suất

CS

Đăng ký quyền sử dụng đất

ĐKQSDĐ

Đăng ký biến động

ĐKBĐ

Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành

 

kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT

ĐMĐĐBĐ

Định mức kinh tế - kỹ thuật

Định mức KT-KT

Định mức

ĐM

Định mức lao động

ĐMLĐ

Định mức vật tư thiết bị

ĐMVTTB

Đơn vị tính

ĐVT

Giấy chứng nhận

GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận

 

quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở

GCNQSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

HTSDĐ

Hồ sơ địa chính

HSĐC

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

HSKTTĐ

Kiểm tra nghiệm thu

KTNT

Kỹ thuật viên

KTV

Lao động kỹ thuật

LĐKT

Lao động phổ thông

LĐPT

Loại khó khăn

KK

Người sử dụng đất

NSDĐ

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng TNMT

Quyền sử dụng đất

QSDĐ

Sổ đăng ký biến động

Sổ ĐKBĐ

Sổ địa chính

Sổ ĐC

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở TNMT

Thành quả

TQ

Ủy ban nhân dân

UBND

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

Văn phòng ĐKQSDĐ

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc

Văn phòng ĐKQSDĐ

Phòng Tài nguyên và Môi trường

cấp huyện

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc

Văn phòng ĐKQSDĐ

Sở Tài nguyên và Môi trường

cấp tỉnh

Bản trích sao địa chính

Bản TSĐC

Bản trích đo địa chính

Bản TĐĐC

Bản trích lục bản đồ địa chính

Bản TLBĐĐC

Bản trích lục trích đo địa chính

Bản trích lục TĐĐC

Bản sao trích lục địa chính

Bản sao TLĐC

Chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính

Chỉnh lý bản TLBĐĐC

VII. KẾT CẤU CỦA BỘ ĐƠN GIÁ

Chương I. Đơn giá đo đạc địa chính.

- A. Đo đạc lưới địa chính.

- B. Đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc trực tiếp.

- C. Số hóa và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính.

- D. Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính.

- Đ. Trích đo địa chính thửa đất.

- E. Đo đạc, chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính, bản trích lục trích đo địa chính.

- G. Đo đạc bổ sung tài sản gắn liền với đất.

Chương II. Đơn giá phục vụ công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.

- A. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở (gọi chung là người sử dụng đất) tại xã, thị trấn (gọi chung là xã) cho trường hợp thực hiện đăng ký và xét cấp giấy cho nhiều người sử dụng đất ở cấp xã (gọi tắt là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng loạt ở xã).

- B. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở (gọi chung là người sử dụng đất) tại phường cho trường hợp thực hiện đăng ký cấp giấy và xét cấp giấy cho nhiều người sử dụng đất ở phường (gọi tắt là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng loạt ở phường).

- C. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bổ sung trong Hồ sơ địa chính đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở (gọi chung là người sử dụng đất) tại xã, thị trấn (gọi tắt là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn lẻ ở xã).

- D. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bổ sung trong Hồ sơ địa chính đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở (gọi chung là người sử dụng đất) tại phường (gọi tắt là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn lẻ ở phường).

- Đ. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ địa chính cho người sử dụng đất thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy.

- E. Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thuộc diện Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy (trong trường hợp hồ sơ nộp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường).

- G. Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- H. Đăng ký biến động về sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại xã, thị trấn trong trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã.

- I. Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với đất ở tại phường (tại xã, thị trấn đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường).

- K. Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất khi thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”.

- L. Cấp đổi hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất khi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân.

- M. Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- N. Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập lại hồ sơ địa chính thực hiện đồng thời cho nhiều hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại xã sau khi đo vẽ bản đồ địa chính chính quy thay thế cho tài liệu đo đạc cũ.

- O. Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho nhiều thửa đất của mỗi hộ gia đình, cá nhân thành giấy chứng nhận cấp cho từng thửa đất có chỉnh lý hồ sơ địa chính.

- P. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập lại hồ sơ địa chính thực hiện đồng thời cho nhiều hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại phường sau khi đo vẽ bản đồ địa chính thay thế cho tài liệu đo đạc cũ.

- Q. Kiểm tra, thẩm định trích đo địa chính.

- R. Chuyển hồ sơ địa chính phần thuộc tính sang dạng số.

- S. Trích lục hồ sơ địa chính.

Chương I

ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH

A. ĐO ĐẠC LƯỚI ĐỊA CHÍNH

I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Chọn điểm, chôn mốc: chuẩn bị, xác định vị trí điểm ở thực địa, liên hệ xin phép sử dụng đất đặt mốc, thông hướng, đổ mốc, chôn mốc, vẽ ghi chú điểm, kiểm tra, phục vụ KTNT, giao nộp, bàn giao mốc cho địa phương, di chuyển.

2. Xây tường vây.

3. Tiếp điểm: chuẩn bị, tìm điểm ở thực địa, kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm và thông hướng, di chuyển.

4. Đo ngắm:

- Đo theo phương pháp đường chuyền: chuẩn bị, kiểm nghiệm thiết bị, đo ngắm (đo góc nằm, góc đứng và đo cạnh) phục vụ KTNT, di chuyển;

- Đo bằng công nghệ GPS: chuẩn bị, kiểm nghiệm thiết bị, liên hệ với các nhóm đo, thu tín hiệu vệ tinh, liên hệ với các nhóm liên quan để trút số liệu sang máy tính hoặc thiết bị lưu trữ, tính toán, kiểm tra khái lược, phục vụ KTNT, di chuyển.

5. Tính toán bình sai: chuẩn bị, kiểm tra số đo, tính toán bình sai, biên tập thành quả, phục vụ KTNT.

II. PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN

Loại 1 (KK1): khu vực đồng bằng, ít cây, khu vực đồi trọc, thấp, vùng trung du; giao thông thuận tiện.

Loại 2 (KK2): khu vực đồng bằng nhiều cây, khu vực đồi thưa cây vùng trung du; giao thông tương đối thuận tiện.

Loại 3 (KK3): vùng đồi núi cao từ 50m đến 200m, vùng đồng lầy, vùng đồng bằng dân cư đông, nhiều kênh rạch; giao thông không thuận tiện.

Loại 4 (KK4): vùng núi cao từ 200m đến 800m, vùng thủy triều, sình lầy, đầm lầy, thụt sâu, vùng thành phố lớn, đông dân cư, phải đo đêm, nhiều ngõ, hẻm cụt; giao thông khó khăn.

Loại 5 (KK5): vùng hải đảo, biên giới và núi cao trên 800m, giao thông rất khó khăn.

III. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM LƯỚI ĐỊA CHÍNH

(xem biểu trong file kèm theo)

B. ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP

I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Ngoại nghiệp:

1.1. Công tác chuẩn bị: triển khai công tác đo đạc; chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị; xác định ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn ngoài thực địa với UBND xã, phường, thị trấn; thu thập, sao các tài liệu có liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của địa phương, của chủ sử dụng đất;

1.2. Lưới đo vẽ: thiết kế, chọn điểm, chôn mốc, đóng cọc; đo nối; tính toán;

1.3. Xác định ranh giới thửa đất: lập bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, đóng cọc hoặc đánh dấu mốc giới thửa đất ở thực địa, xác định tên chủ sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất);

1.4. Đo vẽ chi tiết: chuẩn bị vật tư, tài liệu, thiết bị, đo chi tiết nội dung bản đồ, vẽ lược đồ;

1.5. Đối soát hình thể, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất);

1.6. Xác nhận diện tích với chủ sử dụng đất;

1.7. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.

2. Nội nghiệp:

2.1. Lập bản đồ gốc: chuyển kết quả đo vẽ chi tiết vào máy vi tính, tiếp biên các trạm đo, lập bản gốc; đánh số thửa tạm, tính diện tích;

2.2. Nhập thông tin thửa đất: nhập các thông tin phục vụ lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

2.3. Lập sổ mục kê tạm theo hiện trạng tờ bản đồ gốc, tổng hợp diện tích theo mảnh;

2.4. Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính;

2.5. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

2.6. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu;

2.7. Xác nhận hồ sơ các cấp;

2.8. Giao nộp thành quả: hoàn thành thủ tục pháp lý tại địa phương, giao nộp sản phẩm.

II. PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN

1. Bản đồ tỷ lệ 1/200:

Loại 1 (KK1): đất khu dân cư nông thôn kiểu đô thị, thị trấn, ven thị xã, thành phố có cấu trúc xây dựng dạng khu phố; khu vực thị xã, thành phố có quy hoạch, mới phát triển. Trung bình dưới 50 thửa trên 1 ha.

Loại 2 (KK2): đất khu dân cư nội thị xã, nội thành phố, nhà cửa dày, quy hoạch không rõ ràng. Trung bình từ 50 đến 61 thửa trên 1 ha.

Loại 3 (KK3): khu vực phố cũ, phố cổ; khu vực nội thành phố đã phát triển nhưng không theo quy hoạch. Trung bình từ 62 đến 72 thửa trên 1 ha.

Loại 4 (KK4): khu vực phố cũ, phố cổ; khu vực nội thành phố đã phát triển nhưng không theo quy hoạch. Trung bình từ 73 thửa đến 90 thửa trên 1 ha.

Khi số thửa trên 90 thửa, cứ thêm 10 thửa (của số thửa vượt) được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 4.

2. Bản đồ tỷ lệ 1/500:

Loại 1 (KK1): đất khu dân cư nông thôn vùng đồng bằng, ven thị xã và thị trấn, trung bình dưới 35 thửa trên 1 ha.

Loại 2 (KK2): đất khu dân cư thị trấn, ven thị xã, ven thành phố, đất khu dân cư nông thôn nhà cửa dày đặc, trung bình từ 35 đến 42 thửa trên 1 ha.

Loại 3 (KK3): đất khu dân cư nông thôn, thị trấn, ven thị xã, thành phố có cấu trúc xây dựng dạng khu phố; khu vực thị xã, thành phố có quy hoạch, mới phát triển, trung bình từ 43 đến 51 thửa trên 1 ha.

Loại 4 (KK4): đất khu dân cư nội thị xã, nội thành phố, nhà cửa dày, quy hoạch không rõ ràng, trung bình từ 52 đến 61 thửa trên 1 ha.

Loại 5 (KK5): khu vực phố cũ, phố cổ; khu vực nội thành phố đã phát triển nhưng không theo quy hoạch, trung bình từ 62 đến 70 thửa trên 1 ha.

Loại 6 (KK6): khu vực đô thị như loại 5 song có nhiều phố cụt, ngõ cụt, đi lại khó khăn, không thông thoáng giữa các nhà trong một ô phố, trung bình từ 70 thửa đến dưới 90 thửa trên 1 ha.

Khi số thửa trên 90 thửa, cứ thêm 10 thửa (của số thửa vượt) được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 6.

3. Bản đồ tỷ lệ 1/1000:

Loại 1 (KK1): đất nông nghiệp, số thửa trung bình dưới 40 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 2 (KK2): đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 40 thửa đến 60 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm nhìn che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 3 (KK3): đất nông nghiệp, số thửa trung bình trên 60 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 4 (KK4): đất khu dân cư, trung bình dưới 25 thửa trên 1 ha.

Loại 5 (KK5): đất khu dân cư, trung bình từ 25 đến 35 thửa trên 1 ha.

Loại 6 (KK6): đất khu dân cư, trung bình từ 36 thửa trở lên trên 1 ha.

4. Bản đồ tỷ lệ 1/2000:

Loại 1 (KK1): đất nông nghiệp, số thửa trung bình dưới 10 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 2 (KK2): đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 10 đến 25 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 3 (KK3): đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 26 thửa trở lên trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 4 (KK4): đất khu dân cư, trung bình đến 5 thửa trên 1 ha.

Loại 5 (KK5): đất khu dân cư, trung bình từ 6 đến 9 thửa trên 1 ha.

Loại 6 (KK6): đất khu dân cư, trung bình trên 10 thửa trên 1 ha.

5. Bản đồ tỷ lệ 1/5000:

Loại 1 (KK1): đất nông nghiệp, số thửa trung bình dưới 1 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 2 (KK2): đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 1 đến 2 thửa trở lên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 3 (KK3): đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 2 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

Loại 4 (KK4): đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 3 thửa trên 1 ha.

III. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

(Xem biểu trong file kèm theo)

C. SỐ HÓA VÀ CHUYỂN HỆ TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Số hóa bản đồ địa chính

1.1. Quét tài liệu: nhận vật tư, tài liệu; chuẩn bị hệ thống tin học (máy, dụng cụ, cài đặt phần mềm, sao chép các tệp chuẩn); chuẩn bị cơ sở toán học.

Chuẩn bị tài liệu: kiểm tra bản đồ (hoặc phim dương) về độ sạch, rõ nét, các mốc để nắn (điểm mốc khung, lưới kilômét, điểm tọa độ và bổ sung các điểm mốc để nắn nếu thiếu trên bản gốc so với quy định); quét tài liệu; kiểm tra chất lượng file ảnh quét.

Nắn ảnh theo khung trong bản đồ, lưới kilômét, điểm tọa độ (tam giác); lưu file ảnh (để phục vụ cho bước số hóa và các bước KTNT sau này);

1.2. Số hóa nội dung bản đồ: số hóa các yếu tố nội dung bản đồ và làm sạch dữ liệu theo các lớp đối tượng; kiểm tra trên máy các bước số hóa nội dung bản đồ theo lớp đã quy định và kiểm tra tiếp biên;

1.3. Biên tập nội dung bản đồ (biên tập để lưu dưới dạng bản đồ số): định nghĩa đối tượng, gắn thuộc tính, tạo file topology, tô màu nền, biên tập ký hiệu, chú giải; trình bày khung và tiếp biên;

1.4. In bản đồ trên giấy (in phun): 01 bản làm biên tập, 01 bản để kiểm tra và 01 bản để giao nộp; kiểm tra bản đồ giấy in phun, sửa chữa sau kiểm tra;

1.5. Ghi bản đồ trên địa CD;

1.6. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: phục vụ KTNT, giao nộp sản phẩm.

2. Chuyển hệ bản đồ địa chính dạng số từ hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000

2.1. Xác định tọa độ phục vụ nắn chuyển:

Thu thập số liệu đo đạc, tính toán lưới địa chính I, II trước đây (số đo, bảng tính, kết quả tính toán trong HN-72); tính cải chính số liệu đo cũ trong hệ tọa độ VN-2000 (nếu có), tính toán bình sai lại lưới địa chính 1, 2 trên đây sang hệ tọa độ VN-2000;

2.2. Chuyển đổi bản đồ số (dạng vector từ hệ HN-72 sang hệ VN-2000).

2.2.1. Nắn chuyển: chuẩn bị tư tài liệu của các mảnh liên quan; lập kỹ thuật hướng dẫn biên tập, nắn các tệp tin thành phần của mảnh bản đồ sang hệ tọa độ VN-2000; ghép các tờ bản đồ (khung cũ) và cắt ghép theo khung trong của tờ bản đồ mới (nếu có).

Biên tập và kiểm tra lại quá trình chuyển đổi, rà soát mức độ đầy đủ các yếu tố nội dung bản đồ;

2.2.2. So sánh diện tích;

2.2.3. In bản đồ: in bản đồ bằng máy in phun, in sổ mục kê, sổ địa chính;

2.2.4. Ghi bản đồ vào đĩa CD;

2.2.5. Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: phục vụ KTNT, giao nộp sản phẩm.

II. PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN: như mục B, chương I.

III. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM SỐ HÓA VÀ CHUYỂN HỆ TỌA ĐỘ

(xem biểu trong file đính kèm)

D. ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Đo đạc chỉnh lý BĐĐC cho các trường hợp:

- Bản đồ địa chính đã đo vẽ nhưng chưa sử dụng để giao đất, đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai phục vụ cấp GCNQSDĐ mà có biến động;

- Bản đồ địa chính khi thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa” (trường hợp không phải thành lập lại bản đồ địa chính).

Mức độ biến động trung bình của số thửa đất khoảng 40% (biến động hình thể, biến động không thay đổi hình thể, biến động do xác định mốc quy hoạch, chỉ giới hành lang an toàn công trình...).

I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Ngoại nghiệp:

1.1. Đối soát thực địa:

- Công tác chuẩn bị: thu thập tài liệu, kiểm tra phân tích tài liệu; đối soát HSĐC và BĐĐC, hồ sơ nhà và BĐĐC (nếu cần);

- Đối soát 100% số thửa tại thực địa, xác định thửa đất biến động do thay đổi hình thể, thay đổi tên chủ, địa chỉ của chủ sử dụng thửa đất và thay đổi địa chỉ của thửa đất (nếu có), phương pháp chỉnh lý biến động; xác định tình trạng quy hoạch sử dụng đất, mốc quy hoạch, hành lang an toàn các công trình; xác định loại đất, mục đích sử dụng đất.

1.2. Lưới khống chế đo vẽ (lưới đo vẽ):

- Chuẩn bị, thiết kế, chọn điểm, chôn mốc, đóng cọc, đo nối và tính toán.

1.3. Đo vẽ chi tiết:

- Chuẩn bị vật tư, tài liệu, thiết bị;

- Xác định ranh giới thửa đất; điều tra, ghi tên chủ sử dụng đất, các chủ liền kề, mục đích sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, địa chỉ chủ sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới quy hoạch, xác định ranh giới hành lang an toàn các công trình, xác định mức độ hạn chế quyền sử dụng đất, đóng mốc giới thửa đất ở thực địa và lập biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất theo hiện trạng thửa đất xác định phạm vi sẽ phải thu hồi, phạm vi thuộc hành lang an toàn các công trình;

- Đo vẽ chi tiết khu vực có biến động về hình thửa: chuẩn bị tư liệu, tài liệu, dụng cụ đo, đo vẽ chi tiết thửa đất, đo vẽ các công trình xây dựng có trên thửa đất, vẽ lược đồ thửa đất có thể hiện đầy đủ những trạm đo;

- Xác nhận diện tích theo hiện trạng đối với chủ sử dụng đất.

2. Nội nghiệp:

2.1. Số hóa BĐĐC: nếu chỉnh lý BĐĐC dạng giấy.

2.2. Chỉnh lý loại đất:

- Chỉnh lý loại đất: chỉnh lý loại đất trên BĐĐC; chỉnh lý loại đất trong HSĐC;

- Chuyển chỉnh lý loại đất lên BĐĐC gốc.

2.3. Lập bản vẽ BĐĐC:

- Công tác chuẩn bị: nhận bản đồ địa chính, bản đồ địa chính gốc, chuẩn bị vật tư, tài liệu và thiết bị, máy móc;

- Chuyển kết quả đo vẽ chi tiết lên bản đồ địa chính. Tính diện tích thửa đất; tiếp biên; đánh số thửa; lập bảng kê thửa đất có biến động; biên tập bản đồ địa chính;

- Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đối soát hồ sơ kỹ thuật thửa đất với biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất;

- Chuyển nội dung chỉnh lý lên bản đồ gốc.

2.4. Bổ sung Sổ mục kê:

- Lập lại hoặc bổ sung Sổ mục kê (theo hiện trạng) theo tờ bản đồ địa chính. Tổng hợp lại diện tích và lập các bảng biểu theo quy định.

2.5. Biên tập bản đồ và in:

- Biên tập bản đồ và các tài liệu liên quan đến thửa đất;

- In bản đồ và hồ sơ, bảng biểu liên quan theo quy định;

- Nhân bản bản đồ.

2.6. Xác nhận hồ sơ các cấp:

- Hoàn thành thủ tục pháp lý, giao nộp sản phẩm.

2.7. Giao nộp sản phẩm:

- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm.

II. PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN: như mục B Chương I.

III. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

(Xem biểu trong file kèm theo)

Đ. TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH THỬA ĐẤT

I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC: không phân theo loại khó khăn mà phân theo diện tích thửa đất trích đo, bao gồm các công việc sau:

- Khảo sát khu vực đo vẽ;

- Chuẩn bị vật tư tài liệu;

- Thiết bị; liên hệ công tác;

- Thiết kế đo vẽ;

- Đo vẽ thửa đất;

- Lập bản vẽ;

- Đối soát, kiểm tra;

- Phục vụ nghiệm thu.

II. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH THỬA ĐẤT.

(Xem biểu trong file kèm theo)

E. ĐO ĐẠC, CHỈNH LÝ BẢN TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, BẢN TRÍCH LỤC TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH

I. NỘI DUNG: không phân theo loại khó khăn mà tính toán theo mức trích đo địa chính thửa đất:

- Được tính bằng 0,50 mức trích đo địa chính thửa đất (mục Đ);

- Trường hợp chỉnh lý do yếu tố quy hoạch tính bằng 0,30 mức này.

II. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM ĐO ĐẠC, CHỈNH LÝ BẢN TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, BẢN TRÍCH LỤC TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH THỬA ĐẤT.

(Xem biều kèm theo file)

G. ĐO ĐẠC BỔ SUNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

I. NỘI DUNG: không phân loại khó khăn mà tính toán theo mức trích đo địa chính thửa đất (mục Đ).

- Đo đạc tài sản gắn liền với đất là nhà và các công trình xây dựng khác: được tính bằng 0,70 mức trích đo địa chính thửa đất;

- Đo đạc tài sản gắn liền với đất nhưng không phải là nhà và các công trình xây dựng khác: được tính bằng 0,30 mức trích đo địa chính thửa đất.

II. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM ĐO ĐẠC BỔ SUNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT.(Xem biều kèm theo file)

Chương II

ĐƠN GIÁ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

I. PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN.

Loại 1 (KK1): các xã vùng đồng bằng, trung du;

Loại 2 (KK2): các xã ven đô thị, trong đô thị loại II, III, IV; các thị trấn, các phường của đô thị loại III, IV;

Loại 3 (KK3): các xã miền núi, biên giới, hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã ven đô thị, các xã trong đô thị loại đặc biệt, loại I, các phường của đô thị loại II;

Loại 4 (KK4): các phường trong đô thị loại I;

Loại 5 (KK5): các phường trong đô thị loại đặc biệt.

II. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH. (Xem biểu kèm theo file)

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN