ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2003/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2003 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ XOA BÓP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh về hành nghề Y, Dược tư nhân ngày 30 tháng 9 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 29 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ về cụ thể hóa một số điều trong Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân ;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng ;
Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh ;
Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ;
Căn cứ Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh ;
Căn cứ Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch ;
Căn cứ Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh ;
Căn cứ Thông tư số 13/1999/TT-BYT ngày 06 tháng 7 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề Y, Dược cổ truyền ;
Căn cứ Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2001 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ XOA BÓP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05 /2003/QĐ-UB ngày 06 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 2. Quy định này được áp dụng cho các đối tượng kinh doanh hoạt động dịch vụ xoa bóp sau :
1. Các khách sạn, nhà nghỉ có tổ chức dịch vụ xoa bóp.
2. Cơ sở hoạt động thể dục thể thao, các khu du lịch văn hóa có tổ chức dịch vụ xoa bóp.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức dịch vụ xoa bóp.
4. Cơ sở xoa bóp day bấm huyệt, xông hơi thuốc theo y học cổ truyền.
5. Cơ sở dịch vụ xoa bóp toàn thân.
6. Cơ sở dịch vụ xoa bóp bàn chân và các hình thức dịch vụ xoa bóp khác.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dịch vụ xoa bóp :
1. Thủ trưởng cơ quan, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người quản lý tại cơ sở hoạt động dịch vụ xoa bóp và chủ hộ kinh doanh cá thể phải quản lý chặt chẽ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động diễn ra tại nơi tổ chức dịch vụ xoa bóp, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn địa điểm để tổ chức hoạt động dịch vụ xoa bóp nếu có hành vi dung túng, bao che hoặc không giám sát để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dịch vụ xoa bóp có quyền khiếu nại hoặc tố cáo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những quyết định xử lý sai hoặc những hành vi sách nhiễu của người thừa hành công vụ khi thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ xoa bóp.
Điều 7. Quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp :
1. Phải có bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp với các yêu cầu sau :
1.1- Về chuyên môn, phải là bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại các trường do Bộ Y tế chỉ định ;
1.2- Nếu bác sĩ là công chức Nhà nước thì được phép làm ngoài giờ với sự cho phép bằng văn bản của Lãnh đạo cơ quan ;
1.3- Có đủ sức khỏe để làm việc (giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận-huyện trở lên cấp) ;
1.4- Chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật, nghiêm cấm việc cho thuê, muợn bằng, chứng chỉ đào tạo ;
1.5- Có hợp đồng lao động giữa bác sĩ và chủ cơ sở kinh doanh ;
1.6- Phòng bác sĩ có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc, dụng cụ y tế kiểm tra sức khỏe ;
1.7- Bác sĩ phụ trách phải có mặt tại cơ sở hành nghề dịch vụ xoa bóp trong thời gian cơ sở hoạt động.
2- Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp với các yêu cầu sau :
2.1- Có chứng chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp do một trong các trường được Bộ Y tế chỉ định ;
2.2- Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải làm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được học ;
2.3- Khi được nhận vào làm việc, phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận-huyện cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận-huyện trở lên. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành nghề ;
2.4- Có hợp đồng lao động với chủ cơ sở kinh doanh và có sự đồng ý về chuyên môn của bác sĩ phụ trách ;
2.5- Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải có trang phục gọn, sạch, kín đáo, đeo bảng tên và có dán ảnh.
3. Nơi tổ chức dịch vụ xoa bóp phải đúng địa chỉ và biển hiệu phải ghi đúng nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ; việc sử dụng nhân viên phải ký hợp đồng lao động theo quy định.
4. Các phòng xoa bóp phải đảm bảo các điều kiện :
4.1- Phòng tập thể dành cho khách nam và khách nữ phải riêng biệt, có vách ngăn cho từng giường cá nhân, có khoảng trống cách mặt đất 0,3 mét ;
4.2- Phòng riêng phải có diện tích xây dựng tối thiểu 4 m2 ;
4.3- Không sử dụng loại đèn có tăng giảm ánh sáng, hệ thống công tắc đèn phải bố trí bên ngoài phòng xoa bóp, đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 lux (lux là đơn vị đo ánh sáng) ;
4.4- Có trang bị tủ, ngăn tủ có khóa để cất giữ quần áo, tài sản của khách ;
4.5- Không có hệ thống khóa và chốt bên trong phòng ;
4.6- Cửa ra vào phải có kính trong suốt phía trên để bên ngoài có thể quan sát được, cửa và vách ngăn giữa các phòng xoa bóp phải có khoảng trống cách mặt đất 0,3 mét ;
4.7- Có chuông cấp cứu một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hoặc nơi tiếp nhận khách ;
4.8- Giường xoa bóp đặt ở vị trí nhỏ hơn hoặc bằng 45o so với hướng nhìn từ kính trong suốt của cửa ra vào ;
4.9- Giường xoa bóp phải đúng kích thước : cao 0,6m – 0,8m, rộng 0,7m – 0,9m, dài 2,0m – 2,2m ; có đệm chắc ; tấm trải giường, gối, khăn tắm chỉ sử dụng một lượt, phải hấp tiệt trùng trước khi sử dụng lại ;
4.10- Có bảng ghi quy trình kỹ thuật xoa bóp, chữ to được treo trên vách mỗi phòng xoa bóp (in trên giấy khổ A1).
5. Có buồng tắm riêng cho từng người, đảm bảo vệ sinh, hệ thống nước sạch đầy đủ.
6. Phòng xông hơi, thiết bị nồi hơi phải đảm bảo kỹ thuật.
7. Địa điểm kinh doanh dịch vụ xoa bóp cách xa các công sở, cơ quan ngoại giao, trường học, cơ sở tôn giáo từ 100 mét trở lên.
1. Chủ cơ sở phải là bác sĩ Y học cổ truyền, Lương y đa khoa hoặc Lương y chuyên khoa châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên, có đủ sức khỏe và những tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Có cơ sở nhà cửa và trang thiết bị phù hợp với nội dung xin hành nghề :
- Có phòng châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt riêng, cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có diện tích xây dựng tối thiểu 4m2.
- Giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt phải có kích thước : cao 0,70m, dài 2m, rộng tối thiểu 0,70m.
- Có dụng cụ châm cứu : nồi hấp kim, khay đựng kim vô khuẩn, khay đựng kim hữu khuẩn, hộp đựng bông sạch, hộp đựng bông bẩn ; mỗi bệnh nhân có một bộ kim riêng ; kẹp Kose, máy châm cứu (nếu có).
- Buồng xông hơi thuốc và hệ thống tạo hơi thuốc phải đảm bảo kỹ thuật (nếu có đăng ký mở dịch vụ xông hơi thuốc y học cổ truyền).
3. Về phạm vi hành nghề, được phép sử dụng những phương pháp của y học cổ truyền phù hợp với trình độ chuyên môn và trang bị kỹ thuật đã đầu tư để điều trị và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
4. Nhân viên kỹ thuật xoa bóp day ấn huyệt phải có giấy chứng nhận “Người giúp việc” do Sở Y tế cấp hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp do một trong các trường được Bộ Y tế chỉ định ; và có đủ các yêu cầu tại mục 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản 2 Điều 7 Quy định này.
Điều 9. Những quy định cấm đối với cơ sở hành nghề dịch vụ xoa bóp :
1. Kinh doanh hành nghề dịch vụ xoa bóp không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp và giấy cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự.
2. Quảng cáo vượt quá khả năng chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Quảng cáo, trưng bày những loại hàng hóa cấm quảng cáo ; trang trí, lưu hành tranh ảnh, vật dụng mang tính bạo lực, kinh dị, khiêu dâm.
4. Lợi dụng hành nghề dịch vụ xoa bóp để thực hiện các hành vi kích dâm, kích dục, môi giới mại dâm, hoạt động mại dâm hoặc đánh bạc, sử dụng ma túy.
5. Khách không mặc trang phục lót phù hợp trong khi được phục vụ xoa bóp.
6. Xoa bóp toàn thân cho khách có kèm theo tắm nước, xà phòng, tắm bùn.
7. Tiếp nhận khách say rượu không có khả năng làm chủ hành vi vào nơi hành nghề dịch vụ xoa bóp ; bán hoặc để cho khách uống rượu có nồng độ trên 30o cồn.
8. Tiếp nhận khách dưới 18 tuổi vào nơi kinh doanh dịch vụ xoa bóp (trừ trường hợp chữa bệnh theo y học cổ truyền theo chỉ định của bác sĩ).
9. Sử dụng người lao động mà không ký hợp đồng lao động hoặc sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc tại nơi hành nghề dịch vụ xoa bóp.
10. Sang nhượng, thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn bằng, chứng chỉ đào tạo về chuyên môn kỹ thuật xoa bóp.
Điều 10. Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hành nghề dịch vụ xoa bóp :
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ xoa bóp phải thực hiện các thủ tục sau đây trước khi đi vào hoạt động :
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề dịch vụ xoa bóp do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp ;
- Lập đề án về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp bao gồm các điều kiện về nhân sự, sơ đồ bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cấp cứu được Sở Y tế phê duyệt ;
- Lập giấy cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự nộp cho ngành Công an.
2. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài và cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng từ 1 sao trở lên khi kinh doanh dịch vụ xoa bóp không cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng phải lập đề án xin ý kiến thỏa thuận về điều kiện hành nghề và phải lập giấy cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự trước khi đi vào hoạt động.
3. Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hành nghề dịch vụ xoa bóp mà không tiến hành hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động phải thực hiện nghiêm chỉnh theo Điều 15, 16 Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
4. Định kỳ sau 5 năm hoạt động hoặc khi có thay đổi nhân sự phụ trách chuyên môn, thay đổi địa điểm hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở hành nghề dịch vụ xoa bóp phải đăng ký phê duyệt lại đề án về điều kiện hành nghề. Hàng quý có báo cáo danh sách lao động cho cơ quan quản lý lao động.
Điều 11. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động hành nghề dịch vụ xoa bóp :
1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề dịch vụ xoa bóp trên địa bàn thành phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Thương mại, Sở Du lịch, Cục Thuế thành phố trong phạm vi, quyền hạn của mình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực sau : kinh doanh, lao động, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy-chữa cháy, phòng-chống các tệ nạn xã hội trong quá trình hoạt động của các cơ sở hành nghề dịch vụ xoa bóp ; đồng thời phối hợp, trao đổi với Sở Y tế về những quy định, biện pháp quản lý của ngành mình trong lĩnh vực hoạt động hành nghề dịch vụ xoa bóp.
3. Ủy ban nhân dân các quận-huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động hành nghề dịch vụ xoa bóp trên địa bàn, phối hợp với các ngành liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động hành nghề dịch vụ xoa bóp trên địa bàn.
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1 Quyết định 266/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch một số ngành nghề thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa-xã hội "nhạy cảm" dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thủ Đức, giai đoạn 2004-2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Thông tư 11/2001/TT-BYT hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp do Bộ Y tế ban hành
- 4 Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 5 Nghị định 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch
- 6 Nghị định 30/2000/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh
- 7 Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 8 Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- 9 Thông tư 13/1999/TT-BYT thực hiện Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y, dược cổ truyền do Bộ y tế ban hành
- 10 Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 11 Nghị định 06-CP năm 1994 về việc cụ thể hoá Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân
- 12 Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 1993