Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4320/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 3399/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1042/TTr-SNN-NN ngày 18 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Chương trình Phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Chương trình chủ trì để tham mưu, tổng hợp và đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện có liên quan triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện có chăn nuôi bò sữa khẩn trương tổ chức xác định vùng phát triển bò sữa ổn định và công bố rộng rãi cho người dân, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

- Thủ trưởng các Sở, ngành và các doanh nghiệp chăn nuôi liên quan lập chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể, phù hợp trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai có hiệu quả chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận (có sản xuất nông nghiệp), huyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Trí

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BÒ SỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Thực hiện Quyết định số 119/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các sở, ngành có liên quan tập trung chỉ đạo, đề xuất kịp thời các giải pháp, giúp cho người chăn nuôi bò sữa yên tâm sản xuất, tiếp tục phát triển ổn định.

1. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển đàn bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010:

1.1. Tình hình phát triển đàn bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010:

Đẩy mạnh chương trình bình tuyển giống, gieo tinh bò sữa cao sản và áp dụng tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại, sau 5 năm thực hiện Chương trình, số lượng và sản lượng sữa của đàn bò sữa thành phố không ngừng tăng lên:

- Tổng đàn bò sữa năm 2010 là 79.800 con (tăng bình quân 8,34%/năm), trong đó đàn cái vắt sữa là 41.057 con (tăng bình quân 4,53%/năm). Năng suất sữa đạt 5.787 kg/con/năm năm 2010 (tăng bình quân 6,13%/năm).

- Tổng sản lượng sữa hàng hóa giai đoạn 2006 - 2010 là 978.876 tấn, với tổng giá trị là 6.630 tỷ đồng, góp phần nâng tỷ lệ tự cung ứng nguyên liệu trong nước lên 24,7% (tăng 25,44% so với giai đoạn 2001 - 2005 là 19,69%), giảm gần 30.500 tấn sữa bột nhập khẩu, tương đương với giá trị là 2.030 tỷ đồng.

- Chăn nuôi bò sữa dịch chuyển về các huyện ngoại thành do tốc độ đô thị hóa, tập trung tại huyện Củ Chi. Từng bước thay đổi phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tiến chuồng trại, cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa và chuyển hướng chăn nuôi tập trung, đầu tư đồng bộ, với quy mô bình quân đàn bò sữa tăng dần lên 9,13 con/hộ năm 2010 (tăng bình quân 8,76%), trong đó số hộ chăn nuôi dưới 5 con/hộ chỉ còn chiếm 24,97% (giảm bình quân 8,86%/năm) và quy mô trên 100 con/hộ tăng lên 16 hộ năm 2010 (tăng bình quân 38,51%/năm).

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn dẫn đầu là trung tâm cung cấp con giống bò sữa cho các tỉnh, thành trong cả nước. Hàng năm, thành phố Hồ Chí Minh cung cấp bình quân 5.000 - 5.500 con giống hàng hóa cho thị trường thành phố và các tỉnh.

Bên cạnh đó, thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện khuyến khích người dân tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho đàn bò. Diện tích trồng cỏ tăng bình quân 15,32%/năm, từ 2.173 ha năm 2006 nâng lên 3.720 ha năm 2010, năng suất bình quân 230 tấn/ha. Sản lượng cỏ cung cấp ước đạt 750.000 - 800.000 tấn/năm.

Hỗ trợ vay vốn theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố đã giải quyết 1.911 hộ chăn nuôi bò sữa, tổng đàn 6.570 con, với vốn đầu tư 226.917 triệu đồng, tổng số vốn vay hỗ trợ là 114.186 triệu đồng.

1.2. Công tác quản lý giống bò sữa:

Thường xuyên khuyến cáo người dân tái cấu trúc đàn bò sữa, mạnh dạn loại thải, chọn lọc thay đàn, giữ lại những con có năng suất cao. Tổ chức thực hiện bình tuyển, lập lý lịch để thiết lập hệ thống quản lý giống thống nhất từ nông hộ đến cơ quan quản lý giống; đồng thời thống nhất sử dụng chung mã số đánh dấu trên đàn bò sữa cho công tác quản lý giống và quản lý sức khỏe, dịch tễ… Đến cuối năm 2010, đã tổ chức giám định bình tuyển 67.021 con, riêng giai đoạn 2006 - 2010 đã bình tuyển được 32.544 con, trong đó 80% bò sữa đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ cấu đàn bò cái sinh sản là 61,13% (tăng 9,19% so với năm 2006 là 51,94%), trong đó tỷ lệ bò sinh sản trên 4 lứa đẻ chỉ chiếm 6,62%, tỷ lệ cái vắt sữa là 46,34%; tuổi phối giống lần đầu là 486 ngày (giảm 40 ngày so với năm 2006); hệ số phối bình quân là 3,56 lần/con đậu thai (giảm 0,68 lần phối so với năm 2006); khoảng cách 2 lứa đẻ là 444 ngày (giảm 46 ngày so với năm 2006); tỷ lệ bò chậm sinh là 6,56%; trọng lượng bê sơ sinh 32 - 34kg; trọng lượng bê 12 tháng tuổi đạt 216 kg - 222 kg.

Ba đơn vị cung cấp tinh cho đàn bò sữa: Xí nghiệp truyền giống gia súc Trung ương, Công ty TNHH Minh Đăng, Công ty TNHH A&A cung cấp các nguồn tinh từ Trung tâm Moncada (Ba Vì, Hà Nội), New Zealand, Mỹ, Canada. Ngoài ra, các công ty thu mua sữa (Công ty Friesland Campina Việt Nam, Công ty Vinamilk…) cũng nhập một số dòng tinh đực giống có nguồn gốc tại Hà Lan về gieo cho đàn bò của những hộ dân giao sữa cho công ty. Trong giai đoạn 2006 - 2010, các đơn vị kinh doanh đã cung cấp 764.954 liều tinh bò sữa, trong đó có 28.648 liều tinh giống bò sữa cao sản nhiệt đới của Israel năng suất trên 13.000 lít sữa/chu kỳ.

Từ tháng 11 năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã nhập và triển khai gieo tinh giống bò sữa nhiệt đới của Israel có năng suất lứa 1 của con mẹ từ 12.500 - 15.000 kg/chu kỳ (305 ngày) cho 15.801 con, trong đó có 6.970 con đậu thai (tỷ lệ 44,04%), có 6.357 con sinh ra, trong đó có 2.800 con cái (44,05%). Tỷ lệ bê chết sau khi sinh là 3,7%, trọng lượng bê sơ sinh bình quân 32,2 kg, trọng lượng 12 tháng tuổi là 220,68 kg (tương đương với định mức giống gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với bò sữa HF là 30 - 35 kg/bê sơ sinh và 200 - 220 kg/bò 12 tháng tuổi). Năng suất sữa bình quân lứa đầu tiên là 19,41 kg/ngày/con.

1.3. Công tác thú y phục vụ bò sữa:

Thực hiện Chương trình thú y phục vụ phát triển bò sữa - kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm từ 2006 - 2010, Chi Cục Thú y đã thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý dịch tễ đàn bò sữa và cấp phát sổ theo dõi sức khỏe cá thể bò sữa; tiêm phòng miễn phí bệnh Lở mồm long móng ngay từ đầu năm; lấy mẫu xét nghiệm giám sát dịch tễ và điều trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng; kiểm tra chất lượng và vệ sinh sữa; tập huấn chuyển giao kỹ thuật phát hiện viêm vú tiềm ẩn cho các hộ chăn nuôi.

Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêm phòng đạt cao (trên 80%), đảm bảo bảo hộ cho đàn bò sữa thành phố; không có tình trạng lưu hành vi khuẩn lao và Brucella trên đàn bò sữa thành phố; tỷ lệ bệnh Leptospirosis dao động từ 22,85 - 32,02%; tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu cũng có giảm, nhưng không đáng kể, dao động từ 14,17 - 19,06%; tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa thành phố vẫn cao từ 78,3 - 91,24%, trong đó tỷ lệ 3+, 4+ từ 21,69 - 59,13%.

Trang bị các thiết bị hỗ trợ phục vụ công tác điều trị trên bò sữa. Phối hợp với Tổ chức CEVEO, Trường Đại học Nông Lâm và Đại học Lyon (Pháp) thực hiện chương trình hợp tác thú y, góp phần nâng cao tay nghề cho lực lượng thú y thực hiện công tác điều trị bò sữa tại các địa bàn, đồng thời tăng cường quản lý gắn kết hoạt động tổ bò sữa tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm đã kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi.

Từ năm 2008, Chi Cục Thú y đã phối hợp với Công ty Vinamilk trong công tác xác nhận hợp đồng thu mua sữa do các điểm trung chuyển đến các trạm thú y quận, huyện; hỗ trợ kiểm soát việc chấp hành tiêm phòng trên đàn bò sữa, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm sữa, đánh giá tình trạng viêm vú trên đàn bò sữa; chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm CMT (California Mastitis Test) và sát trùng bầu vú trước và sau khi vắt sữa; cấp phát 8.000 tờ bướm, 1.500 khay thử hóa chất, hướng dẫn đọc kết quả CMT, cung cấp hơn 3.000 bình nhúng núm vú và hóa chất khử trùng.

Chủ động xây dựng và được Cục Thú y công nhận 10 cơ sở chăn nuôi bò sữa an toàn với bệnh Lở mồm long móng với tổng đàn 4.288 con (2.222 cái vắt sữa).

1.4. Công tác khuyến nông trong chăn nuôi bò sữa:

Phối hợp với Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức 282 buổi tập huấn, tọa đàm với các nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng về trồng cỏ cao sản, xây dựng đồng cỏ thâm canh; các biện pháp phòng trị bệnh trên bò sữa, bệnh viêm vú tiềm ẩn; kỹ thuật chế biến thức ăn; thiết kế chuồng trại, quản lý chất thải; ứng dụng cơ giới hóa, ghi chép và quản lý đàn, các biện pháp hạ giá thành trong chăn nuôi; 50 chuyến tham quan, học tập mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả.

Biên soạn và phát hành tờ bướm, đĩa VCD tuyên truyền, cẩm nang hướng dẫn biện pháp vệ sinh vắt sữa, phòng bệnh viêm vú trên bò sữa; thực hiện 34 chương trình về kỹ thuật chọn giống bò sữa và an toàn chất lượng sữa, chăm sóc và phòng, chống dịch bệnh, kỹ thuật trồng cỏ VA - 06 và ủ chua thức ăn xanh nuôi bò; quay phim tư liệu quảng bá các hộ mô hình điểm chăn nuôi bò sữa. Xây dựng 70 mô hình trình diễn - thực nghiệm về chuồng trại thông thoáng, cơ giới hóa (máy vắt sữa, máy thái cỏ…), hệ thống biogas, xây dựng khẩu phần thức ăn phù hợp theo vùng nguyên liệu và từng giai đoạn cho sữa, phương thức khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed ration - TMR), nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt, trồng thử nghiệm giống cỏ voi VA-06. Tính đến cuối năm 2010, từ các mô hình thực nghiệm của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã nhân rộng trên 110 ha cỏ VA06 tại huyện Củ Chi (75 ha) và Hóc Môn (35 ha); 700 máy vắt sữa; 50 máy băm, thái cỏ; xây dựng 6.110 hầm biogas.

1.5. Phát triển kinh tế tập thể và xúc tiến thương mại trong chăn nuôi bò sữa:

Đã hình thành 7 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa (hơn 120 thành viên) và 22 tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa (hơn 400 thành viên) tại các quận 12, Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Trong đó, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội đã từng bước hoàn chỉnh để cung cấp các dịch vụ chăn nuôi, thú y cho bà con xã viên; được tổ chức SOCODEVI hỗ trợ xây dựng cửa hàng dịch vụ thú y và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm để phân tích chất lượng sữa, hướng tới ổn định chất lượng sữa cung ứng cho đơn vị thu mua và giảm số mẫu phân tích.

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã thiết kế website cho Hợp tác xã bò sữa Tiến Thành, Tân Hưng, nhằm hỗ trợ cho hoạt động và quản lý; hỗ trợ thiết kế logo cho Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Lộc. Đồng thời phối hợp với Hãng phim Cửu Long phát sóng chương trình truyền hình nông dân hội nhập để giới thiệu về chương trình phát triển bò sữa, công tác quản lý và sử dụng giống (tinh bò sữa), các mô hình sản xuất trang trại chăn nuôi bò sữa của thành phố.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 04 công ty hoạt động thu mua sữa: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty TNHH Friesland Campina, Công ty TNHH Tân Việt Xuân - Vixumilk, Công ty cổ phần sữa Quốc tế T&H với 97 điểm thu mua và trung chuyển thu mua sữa, đặt tại hầu hết các địa bàn chăn nuôi bò sữa trọng điểm của thành phố, đảm bảo thu mua tất cả sữa cho người chăn nuôi của thành phố. Trong đó, từ tháng 11 năm 2010, Công ty TNHH MTV Bò sữa thành phố đã liên kết với Công ty Cổ phần sữa Quốc tế tổ chức xây dựng nhà máy và thu mua sữa nguyên liệu trên địa bàn thành phố.

Từ năm 2008 đến nay, các công ty thu mua sữa tươi nguyên liệu liên tục thay đổi phương thức đánh giá chất lượng sữa và giá thu mua sữa, nhất là trong năm 2010, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sữa tươi thu mua, đáp ứng nhu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi bò sữa. Trước yêu cầu này, đòi hỏi người nông dân chăn nuôi bò sữa phải từng bước thay đổi cách chăn nuôi: chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác và giao sữa phù hợp với yêu cầu của nhà thu mua. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tập trung các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sữa và đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi.

1.6. Các dự án đã và đang thực hiện:

- Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa quy mô cấp xã” tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi: được thực hiện từ năm 2006,

với tổng kinh phí 25.662 triệu đồng, trong đó ngân sách thành phố đầu tư 1.662 triệu đồng. Dự án đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi bò sữa ứng dụng đồng bộ công nghệ cao để chăn nuôi bò sữa, bao gồm tái cơ cấu đàn bò, nâng cao chất lượng đàn giống, loại thải các cá thể có năng suất thấp, có vấn đề về các bệnh sinh sản; nâng cấp chuồng trại thông thóang (quạt gió, hệ thống phun sương, quả cầu thông khí); ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất (máy vắt sữa, máy thái cỏ); trồng và sử dụng giống cỏ VA - 06 có năng suất cao, chất lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu bò sữa; xây dựng khẩu phần thức ăn hợp lý và thí điểm khẩu phần TMR tại một số hộ. Ngoài ra, dự án đã giúp người chăn nuôi chủ động kiểm tra vệ sinh sữa thông qua việc chuyển giao phương pháp phát hiện viêm vú tiềm ẩn bằng CMT, vệ sinh bầu vú sau khi vắt sữa bằng dung dịch iodin; định kỳ lấy mẫu kiểm tra các bệnh liên quan đến bò sữa (lao, Brucellosis, Leptospirosis, ký sinh trùng đường máu) và chất lượng sữa (đạm, béo, vật chất khô…). Các mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi bò sữa, như giảm tình trạng stress nhiệt trên đàn bò sữa, nhất là các tháng cao điểm mùa nắng; hạn chế các chi phí trung gian, cải thiện chất lượng đàn giống tại nông hộ, nâng cao chất lượng và vệ sinh sữa.

- Dự án “Đầu tư trại bò sữa công nghệ cao Israel (DDEF)”: được Chính phủ Việt Nam chấp thuận chủ trương thực hiện tại Công văn số 8013/VPCP-QHQT ngày 20 tháng 11 năm 2008 về việc phê duyệt dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ Israel; Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2009 về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý điều hành dự án “Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh”; Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 về phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) và Quyết định số 4256/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2010 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF). Hiện nay đã tiến hành san lấp mặt bằng; dự kiến xây dựng chuồng trại và vận hành trong năm 2011.

- Chương trình thử nghiệm gieo tinh giống bò sữa cao sản nhiệt đới của Israel, năng suất trên 13.000 lít sữa/chu kỳ: Tháng 11/2006, ngành nông nghiệp thành phố đã nhập 30.000 liều, với tổng kinh phí là 5,64 tỷ đồng (vốn ngân sách: 3,18 tỷ đồng, hộ/trại chăn nuôi: 2,46 tỷ đồng). Kết quả: bê sinh ra có trọng lượng sơ sinh đạt bình quân từ 32,2 kg/con (tương đương trọng lượng bê sơ sinh của các dòng tinh từ Mỹ, Canada,…); lượng sữa bình quân đạt 19 kg/con/ngày, cá biệt có con đạt 25 kg/con/ngày.

- Các công trình nghiên cứu khoa học:

+ Thử nghiệm tạo phôi bò lai Sind giai đoạn plastocyst bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm từ nguồn giao tử nội và ngoại nhập - Đại học Khoa học tự nhiên phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học.

+ Xây dựng đàn bò sữa hạt nhân bằng công nghệ cấy truyền phôi - Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và cấy truyền phôi, nhằm nhân nhanh giống bò sữa cao sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi - Trung tâm Công nghệ sinh học ABC.

+ Đánh giá sự bài thải qua sữa của một số kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh bò sữa và đề xuất giải pháp khai thác sữa hợp lý có hiệu quả tại thành phố - Chi Cục Thú y phối hợp với các công ty thu mua sữa.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng thành phần thức ăn thô đến năng suất và chất lượng sữa của bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh - Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam.

+ Nghiên cứu các giải pháp cải tiến tiểu khí hậu và dinh dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa có tỷ lệ máu Holstein Friesian cao (trên ¾ máu HF) nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 - 2007 - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện điều kiện vệ sinh thú y đàn bò sữa xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn - Chi Cục Thú y

+ Nghiên cứu quy trình phòng và trị một số bệnh trên đàn bò sữa để góp phần tăng nguồn sữa sạch cho nhà máy sữa tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Nông Lâm.

+ Khảo nghiệm một số giống cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2003 - 2006 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Phân tích hiệu quả theo quy mô và đề xuất giải pháp nhân rộng quy mô đàn bò sữa tại nông hộ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 2006 - 2008 - Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển.

+ Nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng bypass protein cho chăn nuôi bò sữa 2007 - 2009 - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

+ Nghiên cứu cân bằng năng lượng và protein trong khẩu phần giai đoạn trước và sau đẻ để nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh 2007 - 2009 - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

1. Những mặt làm được:

Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2006 - 2010 đã góp phần rất lớn vào thành tích chung của ngành nông nghiệp thành phố, so với các ngành chăn nuôi khác, chăn nuôi bò sữa trong năm qua phát triển khá ổn định, thành phố vẫn là đơn vị cung cấp con giống bò sữa chính cho nhiều địa phương trong cả nước, kể cả khu vực phía Bắc. Đồng thời, sữa tươi sản xuất góp phần cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu sữa và tiết kiệm ngoại tệ.

Các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn loại thải các cá thể năng suất kém, tăng quy mô đàn trên từng hộ chăn nuôi, xây dựng cơ cấu đàn hợp lý, thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, từng bước áp dụng các giải pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, từ đó đã dần nâng cao chất lượng đàn bò, kiểm soát ô nhiễm môi trường và định hướng phát triển theo hướng ổn định.

Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, kiểm định giống; phối giống các dòng tinh cao sản thích hợp với điều kiện nhiệt đới, nhằm tạo ra những thế hệ sau có năng suất, chất lượng tốt. Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch tễ cho đàn bò sữa, xây dựng được các cơ sở chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, giảm chi phí điều trị, thuốc thú y, góp phần giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Phối hợp với các đơn vị thu mua sữa tươi nguyên liệu trong việc tăng giá thu mua sữa phù hợp với chi phí sản xuất; các đơn vị sản xuất hèm bia làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong việc quản lý chất lượng và ổn định giá cung cấp cho người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi ổn định sản xuất.

Xây dựng và nhân rộng được mô hình chăn nuôi bò sữa với cơ giới hóa trong chăn nuôi (hệ thống máy vắt sữa, hệ thống chuồng 2 tầng máy tạo thông thoáng...) bước đầu mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi (năng suất sữa tăng, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm, chất lượng sữa được đảm bảo vệ sinh qua sử dụng máy vắt sữa) và xây dựng hệ thống biogas trong các hộ chăn nuôi bò sữa giúp tiết kiệm nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững.

2. Tồn tại:

Hiện nay quy mô chăn nuôi nông hộ còn nhỏ, đất trồng cỏ hạn chế, chất lượng cơ giới hóa trong chăn nuôi thấp, chi phí sản xuất cao, nhiều chi phí trung gian, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được cải thiện.

Một bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm đến các biện pháp giảm chi phí sản xuất, vệ sinh sữa…, dẫn đến tình trạng tăng giá thành sản xuất, tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn và nhiễm vi sinh trong sữa vẫn cao.

Lực lượng dẫn tinh viên chưa được quản lý chặt chẽ; còn ít các mô hình chăn nuôi bò sữa đồng bộ; phương thức chuyển giao còn mang tính lý thuyết, chưa đủ sức thuyết phục để người dân đưa vào ứng dụng nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi.

Giá các loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn thô xanh và các loại phụ phế phẩm không ổn định, luôn trong tình trạng tăng cao kể cả chi phí vận chuyển, vật tư chăn nuôi, thuốc thú y.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Sự cần thiết:

Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy, theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Góp phần thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia như Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của Bộ Tài chính, trong đó sữa là 1 trong 14 mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; Chiến lược quốc gia dinh dưỡng, nhằm gia tăng và cải thiện về dinh dưỡng đối với người dân để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ; quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương.

Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010, nhằm phát huy thế mạnh là đơn vị dẫn đầu về cung cấp đàn giống bò sữa chất lượng cao cho cả nước, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành hàng sữa tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Cơ sở pháp lý:

Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Quyết định số 3399/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;

Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;

Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

II. MỘT SỐ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

1. Những mặt thuận lợi:

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010;

Mục tiêu đến năm 2015, nhu cầu tiêu thụ sữa bình quân đầu người là 21 lít/người/năm, trong đó khu vực Đông Nam Bộ chiếm 67,4% tổng công suất sản xuất sữa quy sữa tươi trong cả nước và 38% tự cung cấp nguồn sữa tươi trong nước.

Thực hiện Chương trình và chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, trong đó tập trung hình thành và phát triển những vùng sản xuất giống chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để lai tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh.

Đa số người chăn nuôi bò sữa được trang bị kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi và khuynh hướng phát triển bò sữa theo hướng tăng quy mô, hình thành các trang trại chăn nuôi kết hợp với cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất.

Hệ thống thu mua sữa tươi nguyên liệu rộng khắp trên địa bàn, gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất và cả nhà máy tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Những khó khăn:

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh; lao động trong nông nghiệp giảm dần; quy mô chăn nuôi nhỏ, phân tán, tận dụng còn chiếm tỷ lệ cao.

Diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai; tình hình dịch bệnh tại các địa phương chưa được kiểm soát tốt, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là đòi hỏi bức xúc của người tiêu dùng.

Nguyên liệu thức ăn còn lệ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành nông sản và hiệu quả sản xuất của nông dân.

Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp dự báo sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt.

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển:

Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại, công nghiệp, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; khai thác tối đa tiềm năng bò sữa, giảm tối đa các chi phí trung gian trong chăn nuôi bò sữa; cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu chăn nuôi.

Giữ vững vai trò là trung tâm cung cấp giống bò sữa cao sản; hình thành những vùng chăn nuôi tập trung, ổn định lâu dài, cung cấp sản phẩm sữa tươi an toàn.

2. Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, gắn với công tác kiểm định và chứng nhận đàn bò sữa theo các phương pháp tiên tiến, từng bước hình thành đàn hạt nhân mở của thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi bò sữa; chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại tập trung, công nghiệp, kiểm soát an toàn sinh học, chất lượng sữa và môi trường chăn nuôi tại nông hộ; mở rộng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Nhân rộng các mô hình khuyến nông chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ mới; củng cố các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa hoạt động theo hướng gắn kết sản xuất, dịch vụ với tiêu thụ; nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác giống, thú y, khuyến nông bò sữa.

3. Mục tiêu cụ thể:

Duy trì đàn bò sữa đến năm 2015 là 83.500 con, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 70% và đàn cái vắt sữa chiếm 50% tổng đàn; trong đó xây dựng đàn hạt nhân mở chiếm 2 - 5% tổng đàn bò sữa thành phố có năng suất sữa trên 8.000 kg/con/năm. Sản lượng sữa tươi đạt 250.000 tấn/năm.

Kiểm định và chứng nhận chất lượng con giống theo tiêu chuẩn hiện hành. Phấn đấu đến năm 2015, năng suất sữa đạt bình quân 6.200 - 6.500 kg/con/năm; tuổi phối giống lần đầu 15 - 16 tháng; tuổi đẻ lứa đầu 24 - 25 tháng; khoảng cách 2 lứa đẻ 400 - 425 ngày; hệ số phối 2,8 - 3 lần/con; hàm lượng chất béo 4%, protein sữa 3,5%, vật chất khô 13 - 13,5%.

Khống chế được một số bệnh trên bò sữa như Lở mồm long móng, lao, Brucellosis, Leptospirosis và ký sinh trùng đường máu trên bò sữa; tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn và số lượng tế bào somatic trên 1.000.000 tế bào/ml không vượt quá 25% vào năm 2015. Được Cục Thú y công nhận thành phố Hồ Chí Minh an toàn bệnh sảy thai truyền nhiễm và lao trên đàn bò sữa.

Áp dụng các tiêu chí thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi bò sữa tại nông hộ. Đưa vào vận hành trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel; xây dựng ít nhất 01 mô hình hợp tác xã chăn nuôi bò sữa đồng bộ từ cung cấp con giống, thức ăn TMR, các dịch vụ về gieo tinh, thú y, kiểm soát chất lượng và thu mua sữa cho các xã viên tham gia. Phấn đấu đến năm 2015, quy mô chăn nuôi bò sữa bình quân là 15 con/hộ.

Đến năm 2015, 65 - 67% hộ chăn nuôi bò sữa có hệ thống xử lý chất thải; tỷ lệ sử dụng khẩu phần TMR đạt 20- 25%; tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi bò sữa đạt 30 - 35%. Diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa đạt 4.090 ha.

Đào tạo 50 cán bộ chuyên sâu về các lĩnh vực giống, thú y, khuyến nông phục vụ chăn nuôi và quản lý giống bò sữa.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp nâng cao chất lượng con giống bò sữa thành phố:

Tổ chức bình tuyển cho 100% đàn bê cái trên 12 tháng tuổi; kiểm định, chứng nhận và đăng ký thương hiệu giống bò sữa; tuyển chọn và xây dựng đàn hạt nhân mở theo các phương pháp giám định bò sữa của các nước tiên tiến.

Nghiên cứu một số công thức lai từ nền của một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt đới (như giống Brahman, Sahiwal…) hoặc giống bò sữa khác (như giống Jersey), để tạo ra đàn bò lai hướng sữa có năng suất và chất lượng sữa cao, phù hợp với nhu cầu chế biến, tiêu dùng sữa và điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra qua đời sau đối với các dòng tinh bò sữa kinh doanh trên địa bàn; nhập các dòng tinh cao sản chịu nhiệt, tinh phân biệt giới tính, nhằm tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn cái vắt sữa.

Tiếp tục khuyến cáo người chăn nuôi loại thải những con bò có năng suất thấp, hoặc có các vấn đề về bệnh sinh sản… Hướng dẫn người chăn nuôi chọn lọc và phối giống các dòng tinh bò sữa thích hợp. Chuyển giao các phần mềm quản lý giống cho các trang trại chăn nuôi, hướng đến thiết lập hệ thống tích hợp dữ liệu từ cơ sở giống đến cơ quan quản lý giống.

Ứng dụng quản lý giống bò sữa theo các chương trình quản lý giống tiên tiến như đánh giá tiến bộ di truyền theo phương pháp BLUP (Best Linear Unbiased Prediction) và chương trình cải thiện chất lượng đàn bò sữa (Dairy Herd Improvement - DHI). Chuẩn hóa hệ thống giống, sử dụng thống nhất hệ thống ghi chép trong công tác quản lý giống phục vụ cho việc đánh giá chất lượng giống. Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử; ứng dụng công nghệ gen trong xác định giới tính tinh, phôi.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh tinh bò sữa; thường xuyên kiểm tra tay nghề và chất lượng gieo tinh bò sữa của đội ngũ dẫn tinh viên hoạt động trên địa bàn thành phố.

2. Giải pháp khoa học, công nghệ trong chăn nuôi bò sữa:

Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong kiểm định giống, chăn nuôi, thú y, sữa nguyên liệu...; đồng thời nghiên cứu, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, nhằm cải thiện năng suất, chất lượng con giống và sữa nguyên liệu.

Đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa, hiện đại hóa trang thiết bị và cơ sở vật chất; ứng dụng toàn diện và đồng bộ các kỹ thuật làm mát, giảm stress nhiệt, tạo sân vận động, không cầm cột (free stall, loose bam…), hệ thống vắt sữa, sử dụng TMR từng phần, từng đối tượng bò; xử lý chất thải và khai thác biogas. Ưu tiên đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác các dự án trại bò sữa An Phú - Củ Chi, trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel trong giai đoạn 2011 - 2015.

Nghiên cứu các chế phẩm, hoạt chất sinh học (interferon) bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; ứng dụng công nghệ lên men, làm giàu dinh dưỡng cho các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò sữa quy mô công nghiệp; nghiên cứu công nghệ bảo quản sau chế biến để lưu giữ dinh dưỡng trong nguồn thức ăn xanh.

Nghiên cứu và ứng dụng các bộ kit chẩn đoán bệnh cho bò sữa như viêm vú, các bệnh về sinh sản; sản xuất các dược phẩm và vắc xin phòng bệnh cho bò sữa.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn TMR; nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phục vụ cơ giới hóa chăn nuôi.

3. Giải pháp thú y phục vụ bò sữa:

Củng cố và nâng cao năng lực mạng lưới thú y cơ sở và hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh trên đàn bò sữa, đảm bảo quản lý và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn bò sữa và diễn biến xuất nhập đàn tại nông hộ.

Tổ chức tiêm phòng định kỳ đối với bệnh Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng đảm bảo 100% trên diện tiêm và 80% tổng đàn, tỷ lệ bảo hộ trên đàn bò sữa đạt 80%. Giám sát và hỗ trợ người chăn nuôi trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, viêm vú tiềm ẩn và các bệnh sinh sản.

Quản lý, kiểm tra vệ sinh chăn nuôi, chất lượng sữa tươi tại nông hộ (đánh giá chất lượng, kháng sinh tồn dư, độc tố nấm trong sữa) và vệ sinh chuồng trại. Tập trung chuyển giao và tăng tỷ lệ người chăn nuôi bò sữa sử dụng có hiệu quả kỹ thuật CMT, sử dụng iodin sau khi vắt sữa trong kiểm soát viêm vú tiềm ẩn. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm một số chỉ tiêu cơ bản (vật chất khô, độ béo, đạm, nhiễm vi sinh trong sữa) cho các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa.

Xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. Phấn đấu đến năm 2015, Cục Thú y công nhận thành phố Hồ Chí Minh an toàn bệnh sảy thai truyền nhiễm và bệnh lao trên đàn bò sữa thành phố.

Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chẩn đoán xét nghiệm và điều trị nhất là điều trị các bệnh sinh sản và phòng chống dịch bệnh trên đàn bò sữa. Quản lý chặt chẽ đội ngũ thú y tư nhân, dẫn tinh viên bò sữa trên địa bàn thành phố.

4. Giải pháp về tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống bò sữa thành phố:

Công bố công khai quy hoạch chi tiết vùng khuyến khích chăn nuôi trên địa bàn. Khuyến khích sản xuất giống bò sữa theo phương thức trang trại, công nghiệp, với hàm lượng cơ giới hóa và hiện đại hóa cao, nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận.

Vận động người dân tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa. Xây dựng các khẩu phần thức ăn bò sữa phù hợp với từng giai đoạn sản xuất; khai thác nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm; khuyến khích tăng tỷ lệ sử dụng thức ăn ủ chua, các dạng protein by-pass, khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) trong chăn nuôi bò sữa, để nâng cao năng suất và giảm giá thành sản xuất.

Nhập, thử nghiệm và nhân rộng các giống cỏ mới có chất lượng và năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; đồng thời liên kết hợp tác với các tỉnh để cung cấp nguyên liệu cho các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa, các nhà máy sản xuất TMR.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò sữa đồng bộ, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa theo hướng tập trung thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa, kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn năng lượng từ chất thải (biogas).

Hình thành và nâng cao năng lực các tổ hợp tác liên kết, các cụm chăn nuôi bò sữa, các hợp tác xã theo hướng khép kín chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho xã viên. Phấn đấu đến năm 2015, vận động 50 - 60% hộ nuôi tham gia vào các loại hình hợp tác chăn nuôi; hình thành Hội bò sữa thành phố.

Phối hợp với các doanh nghiệp để thu mua, chế biến sữa, sản xuất thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị chăn nuôi. Mở rộng hệ thống trạm trung chuyển, điểm thu mua sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo tiêu thụ toàn bộ lượng sữa cho người chăn nuôi.

Tăng cường cập nhật, quảng bá thông tin về tình hình chăn nuôi, thị trường con giống, nguyên liệu… trong nước và thế giới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống. Tổ chức hội chợ, hội thi giống bò sữa để người chăn nuôi, các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá con giống, các dịch vụ phục vụ chăn nuôi bò sữa. Giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp con giống tốt.

Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình sữa học đường, góp phần gia tăng và cải thiện về dinh dưỡng đối với người dân, nâng cao thể lực cho thế hệ trẻ.

5. Giải pháp đào tạo nhân lực ngành chăn nuôi bò sữa

Đào tạo ngắn hạn và khuyến nông nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại… để tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất và quản lý đàn trại nông hộ.

Quy hoạch đào tạo trong nước và nước ngoài cho các nhà khoa học và cán bộ có trình độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, an toàn thực phẩm…

Tổ chức tham quan học tập các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả trong nước, ngoài nước.

6. Giải pháp chính sách:

Triển khai các cơ chế, chính sách về khuyến khích và hỗ trợ người chăn nuôi, nhằm nâng cao chất lượng đàn giống, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, giúp người chăn nuôi nhanh chóng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, phát triển kinh tế trang trại.

Nghiên cứu và xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống bò sữa; đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi; hỗ trợ phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi… Hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa đồng bộ về tiến bộ mới trong chăn nuôi có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học.

V. TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Dự án “Nhập nội và cải thiện giống bò sữa trên địa bàn thành phố”: Mục tiêu:

- Nhân nhanh đàn bò sữa cao sản của thành phố Hồ Chí Minh.

- Cung cấp con giống cao sản phù hợp với điều kiện nóng ẩm nhiệt đới cho thành phố và các tỉnh.

Ni dung:

- Nhập nguồn tinh phân biệt giới tính cao sản để phối cho đàn bò sữa hạt nhân có năng suất trên 8.000 kg/năm (1.000 con, tương ứng 12.000 liều).

- Nhập và quản lý các dòng tinh cao sản nhiệt đới, để cải thiện năng suất sữa và thay mới đàn bò vắt sữa hiện hữu có năng suất 7.000 - 8.000 kg/năm (8.000 con, tương ứng 128.000 liều).

- Nghiên cứu và chọn tạo một số công thức lai giống bò sữa mới.

Kinh phí thực hiện: 33,9 tỷ đồng

+ Nguồn ngân sách cấp: 17,3 tỷ đồng (hỗ trợ 50% chi phí mua tinh bò sữa và các chi phí quản lý, bảo quản tinh).

+ Nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: 16,6 tỷ đồng (chi phí tinh bò sữa và công gieo tinh).

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi.

Đơn vị phối hợp: Công ty Bò sữa thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh tinh

bò sữa, các cơ sở chăn nuôi.

2. Dự án “Công tác quản lý, đánh giá di truyền giống bò sữa theo phương pháp tiên tiến phù hợp chuẩn mực quốc tế và xây dựng đàn hạt nhân mở”

Mục tiêu: Quản lý giống bò sữa theo các chương trình quản lý giống tiên tiến như đánh giá tiến bộ di truyền theo phương pháp BLUP và chương trình cải thiện chất lượng đàn bò sữa (Dairy Herd Improvement - DHI).

Ni dung:

- Tổ chức bình tuyển 100% đàn cái trên 12 tháng tuổi (5.000 con/năm)

- Thu thập dữ liệu cá thể giống, các biện pháp tác động để cải thiện chất lượng đàn bò sữa (dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y…), năng suất, chất lượng sữa tại các trại chăn nuôi trong vùng và đánh giá chỉ số chọn lọc. Hoàn chỉnh các quy trình quản lý (kể cả phần mềm quản lý giống, trang thiết bị liên quan).

- Xây dựng chỉ số chọn lọc dùng trong hệ thống đánh giá di truyền giống bò sữa.

- Kiểm định, đánh giá tiến bộ di truyền; chọn lọc và ổn định tiêu chuẩn chất lượng con giống; xây dựng đàn hạt nhân cao sản năng suất 8.000 - 10.000 kg/năm.

Kinh phí thực hiện: 02 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi.

Đơn vị phối hợp: Bộ môn Di truyền giống - Trường Đại học Nông Lâm; Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV và các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bò sữa.

3. Chương trình “Tăng cường công tác thú y phát triển bò sữa, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

Mục tiêu:

- Kiểm soát tình hình dịch tễ đàn gia súc, đảm bảo an toàn dịch bệnh và sức khỏe cho đàn bò sữa.

- Bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Ni dung:

- Giám sát dịch tễ và quản lý đàn bò sữa thành phố. Thường xuyên kiểm tra, cập nhật dữ liệu và kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập, xuất đàn tại nông hộ.

- Tiêm phòng miễn phí đàn bò sữa đối với các bệnh Lở mồm và Tụ huyết trùng và đánh giá mức độ bảo hộ sau tiêm phòng.

- Giám sát các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, viêm vú tiềm ẩn và các bệnh sinh sản: Lao và sảy thai truyền nhiễm (2 năm/lần): 1.200 mẫu/bệnh; xoắn khuẩn 1.170 mẫu/năm; ký sinh trùng đường máu 845 mẫu/năm; CMT 600 mẫu/năm...

- Mở rộng quản lý, kiểm tra vệ sinh chăn nuôi, chất lượng sữa tại nông hộ như đánh giá chất lượng sữa, kháng sinh tồn dư, chất cấm… Chuyển giao các biện pháp phòng chống và phát hiện viêm vú tiềm ẩn như phương pháp CMT, bình sát trùng bầu vú sau khi vắt sữa.

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (10 mô hình).

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiêm, điều trị bệnh bò sữa.

Kinh phí thực hiện: 12,193 tỷ đồng.

+ Nguồn ngân sách cấp: 9,286 tỷ đồng.

+ Nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: 2,907 tỷ đồng.

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Chi Cục Thú y.

Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp thu mua sữa.

4. Đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi bò sữa” Mục tiêu:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi bò sữa và các kỹ thuật mới, nhằm cải thiện điều kiện sản xuất, giảm nhân công và nâng cao hiệu quả lao động.

- Cung cấp khẩu phần thức ăn hỗn hợp, hoàn chỉnh chất lượng cao cho bò sữa, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sữa, khai thác tiềm năng sản xuất của con giống cao sản và giảm giá thành thức ăn cho bò sữa.

Ni dung:

- Đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó khuyến khích người dân tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ thâm canh, có đầu tư hệ thống tưới phun tự động phục vụ chăn nuôi bò sữa.

- Hỗ trợ 50% chi phí đầu tư các máy móc, thiết bị hỗ trợ chăn nuôi, cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhằm giảm sức lao động, hạn chế stress nhiệt, ruồi nhặng và giảm thiểu tình trạng viêm vú tiềm ẩn, tăng năng suất sữa.

- Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn TMR tại thành phố Hồ Chí Minh theo

phương thức ngân sách hỗ trợ nhập hệ thống máy trộn thức ăn TMR (100%), các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống nhà xưởng (nhà kho, hố ủ chua…) và tổ chức sản xuất, cung cấp thức ăn cho đàn bò sữa.

- Phấn đấu đến năm 2013, 90% hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô từ 20 con đến dưới 50 con/hộ, được trang bị 01 máy vắt sữa dạng hệ thống, máy rửa thiết bị vắt sữa và bình nhôm chứa sữa (ước khoảng 700 hộ).

- Phấn đấu đến năm 2015, 50% hộ có quy mô trên 20 con/hộ được trang bị hệ thống làm mát chuồng trại và thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi (ước khoảng 960 hộ); 50% hộ có quy mô từ 20 con đến dưới 50 con/hộ và phải có đồng cỏ thâm canh, được trang bị 01 máy băm thái cỏ có trục cuốn (ước khoảng 700 hộ); 30% hộ có quy mô trên 50 con/hộ và phải có đồng cỏ thâm canh, được trang bị 01 máy trộn thức ăn TMR 3 pha (ước khoảng 120 hộ).

Dự trù kinh phí: 62,37 tỷ đồng.

+ Nguồn ngân sách cấp: 28,985 tỷ đồng (hỗ trợ 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị và chi phí quản lý chương trình).

+ Nguồn từ vốn vay ưu đãi và vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ chăn nuôi: 33,385 tỷ đồng (máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống nhà kho).

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông.

Đơn vị phối hợp: Chi Cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi, các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, các hợp tác xã và hộ chăn nuôi, các doanh nghiệp thu mua sữa.

5. Đề án “Củng cố và nâng cấp hệ thống Hợp tác xã, Tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố” Mục tiêu:

- Tổ chức phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi bò sữa tại các địa phương phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung.

- Tập trung phát triển và mở rộng dịch vụ cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm, tín dụng phục vụ chăn nuôi bò sữa: thức ăn, gieo tinh, phòng trị bệnh…

Ni dung:

- Vận động người chăn nuôi bò sữa tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã.

- Nâng cao năng lực điều hành cho cán bộ quản lý hợp tác xã.

- Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa hiện hữu trên địa bàn theo hướng dịch vụ hóa từ cung cấp con giống, thức ăn TMR, các dịch vụ về thú y, gieo tinh và thu mua sữa.

Kinh phí thực hiện: 0,808 tỷ đồng

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Chi Cục Phát triển nông thôn, các hợp tác xã bò sữa.

6. Chương trình “Xúc tiến thương mại bò sữa”

Mục tiêu: Xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh.

Ni dung:

- Xây dựng thương hiệu giống bò sữa và mở rộng giao dịch kinh doanh con giống tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức Hội thi bò sữa định kỳ 2 năm/lần, giúp người chăn nuôi có sự cạnh tranh trong việc quản lý, nâng cao chất lượng giống.

- Xây dựng thương hiệu giống bò sữa.

Kinh phí thực hiện: 2,5 tỷ đồng bao gồm các hoạt động

- Nguồn từ ngân sách cấp: 1,25 tỷ đồng

- Nguồn từ các doanh nghiệp: 1,25 tỷ đồng.

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp.

Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp.

7. Đề án “Đầu tư nghiên cứu sản xuất trang thiết bị phục vụ chăn nuôi bò sữa thay thế ngoại nhập”

Mục tiêu:

- Nâng trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa chăn nuôi với các trang thiết bị chế tạo trong nước.

- Sản xuất các thiết bị phù hợp trong nước với giá thành hạ.

Ni dung:

Hỗ trợ kinh phí để các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị thay thế hàng nhập ngoại, các trang thiết bị nghiên cứu hoặc ứng dụng sản xuất như máy trộn thức ăn; các dụng cụ dao gọt móng, cưa sừng, kìm thiến đực; dụng cụ vắt sữa, bao bì chứa đựng sữa; thiết bị chuồng trại chăn nuôi…

Kinh phí thực hiện: 01 tỷ đồng (từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của Sở

Khoa học và Công nghệ).

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ.

Đơn vị thực hiện: các doanh nghiệp sản xuất thiết bị.

8. Đề án “Đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo các chuyên gia đầu đàn về bò sữa trên các lĩnh vực giống, dinh dưỡng, thú y; tổ chức sản xuất trong chăn nuôi bò sữa.

- Học tập và ứng dụng nhanh các thành tựu, tiến bộ mới để nhanh chóng ứng dụng vào chăn nuôi bò sữa tại thành phố, giúp phát triển bền vững.

Ni dung:

- Đào tạo ngắn hạn và khuyến nông nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại… để tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất và quản lý đàn trại nông hộ.

- Đào tạo trong nước và nước ngoài cho các nhà khoa học và cán bộ có trình độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, an toàn thực phẩm…

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả trong nước, ngoài nước.

Kinh phí thực hiện: 3 tỷ đồng

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn vị thực hiện: Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp.

9. Đề án “Nghiên cứu triển khai công tác cấy truyền phôi bò sữa đã xác định giới tính trên địa bàn thành phố”

Mục tiêu:

Sản xuất nhân nhanh đàn bò sữa hạt nhân thông qua công nghệ truyền phôi đã xác định giới tính.

Ni dung:

- Gây động dục để thu hoạch trứng bằng phương pháp siêu bài noãn.

- Nghiên cứu tạo phôi đã xác định giới tính in vitro.

- Triển khai cấy truyền phôi trên địa bàn thành phố.

Kinh phí thực hiện: 3 tỷ đồng.

- Nguồn ngân sách cấp: 1,5 tỷ đồng.

- Các doanh nghiệp: 1,5 tỷ đồng (dưới dạng con giống, con nhận phôi, kỹ thuật viên và các quy trình thực hiện cấy chuyển phôi).

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ Sinh học.

Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH MTV Bò sữa, các doanh nghiệp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển đàn bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các sở, ngành có liên quan:

- Thường xuyên giám sát tình hình phát triển và phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò sữa; kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Hướng dẫn kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Xây dựng đàn hạt nhân mở, chứng nhận con giống theo các phương pháp tiên tiến. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa... giúp người chăn nuôi định hướng sản xuất ổn định.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện (có sản xuất nông nghiệp):

- Tổ chức phổ biến, công khai quy hoạch chăn nuôi đã được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn, nhằm đảm bảo phát triển ổn định, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình phát triển đàn bò sữa và Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kế hoạch vốn hàng năm, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển bò sữa trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các chương trình, đề án, dự án.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì xét duyệt, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình phát triển đàn bò sữa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng con giống bò sữa; cải tiến kỹ thuật về giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y…; tăng tỷ lệ nội địa hóa các vật tư, kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với các công ty thu mua sữa, các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa và các sở, ngành liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố Chương trình sữa học đường, nhằm đảm bảo cho trẻ em thành phố được uống sữa tươi, nhất là đối với trẻ em ở các huyện ngoại thành thành phố.

6. Các doanh nghiệp tham gia chương trình:

Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ chăn nuôi bò sữa, giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất.

Phối hợp với ngành nông nghiệp trong các hoạt động khuyến nông, gieo tinh, thú y nhằm nâng cao năng suất và chất lượng con giống, sữa tươi nguyên liệu.

Hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa đầu tư nâng cấp trang thiết bị, vật tư chăn nuôi… bằng các phương thức trả chậm thông qua hợp đồng thu mua hoặc các hình thức thỏa thuận khác./.

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

1. DỰ ÁN “NHẬP NỘI VÀ CẢI THIỆN GIỐNG BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

1.1. Nội dung:

- Nhập 12.000 liều tinh phân biệt giới tính cao sản, để phối cho đàn bò sữa hạt nhân có năng suất trên 8.000 kg/năm (1.000 con).

- Nhập 128.000 liều tinh cao sản nhiệt đới, để cải thiện năng suất sữa và thay mới đàn bò vắt sữa hiện hữu có năng suất 7.000 - 8.000 kg/năm (8.000 con).

1.2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 33,9 tỷ đồng

- Nguồn ngân sách cấp: 17,3 tỷ đồng (hỗ trợ 50% chi phí mua tinh bò sữa và các chi phí quản lý, bảo quản tinh).

- Nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: 16,6 tỷ đồng (chi phí tinh bò sữa và công gieo tinh).

Cụ thể:

* Nhập tinh giới tính cho đàn bò sữa hạt nhân (1.000 con):

- Số liều tinh nhập và gieo: 12.000 liều (1.000 con x 4 liều/con x 3 năm).

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2015.

- Tổng kinh phí: 12,78 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 6,42 tỷ đồng:

Hỗ trợ 50% kinh phí nhập tinh giới tính: 6 tỷ đồng (12.000 liều x 1.000.000 đồng/liều x 50%).

Bảo quản tinh: 0,18 tỷ đồng (12.000 liều x 15.000 đồng/liều)

Hỗ trợ vật tư gieo tinh: 0,06 tỷ đồng (12.000 liều x 5.000 đồng/liều).

Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh: 0,18 tỷ đồng (12.000 liều x 15.000 đồng/liều).

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 6,36 tỷ đồng:

Chi phí mua tinh bò sữa giới tính: 6 tỷ đồng (12.000 liều x 1.000.000 đồng/liều x 50%).

Công gieo tinh: 0,36 tỷ đồng (12.000 liều x 30.000 đồng/liều)

* Nhập tinh cho đàn bò sữa năng suất cao (8.000 con):

- Số liều tinh nhập và gieo: 128.000 liều (8.000 con x 4 liều/con x 4 năm).

- Thời gian thực hiện: 2012 - 2015.

- Tổng kinh phí: 21,12 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 10,88 tỷ đồng

Hỗ trợ 50% kinh phí nhập tinh giới tính: 6,4 tỷ đồng (128.000 liều x 100.000 đồng/liều x 50%).

Bảo quản tinh: 1,92 tỷ đồng (128.000 liều x 15.000 đồng/liều)

Hỗ trợ vật tư gieo tinh: 0,64 tỷ đồng (128.000 liều x 5.000 đồng/liều).

Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh: 1,92 tỷ đồng (128.000 liều x 15.000 đồng/liều).

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 10,24 tỷ đồng:

Chi phí mua tinh bò sữa giới tính: 6,4 tỷ đồng (128.000 liều x 100.000 đồng/liều x 50%).

Công gieo tinh: 3,84 tỷ đồng (128.000 liều x 30.000 đồng/liều)

2. DỰ ÁN “CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ DI TRUYỀN GIỐNG BÒ SỮA THEO PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN PHÙ HỢP CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VÀ XÂY DỰNG ĐÀN HẠT NHÂN MỞ”

2.1. Nội dung:

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2015.

- Hàng năm tổ chức bình tuyển 5.000 con bê cái trên 12 tháng tuổi.

- Thu thập dữ liệu cá thể giống, các biện pháp tác động để cải thiện chất lượng đàn bò sữa (dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y…), năng suất, chất lượng sữa tại các trại chăn nuôi trong vùng và đánh giá chỉ số chọn lọc.

- Xây dựng đàn hạt nhân cao sản năng suất 8.000 - 10.000 kg/năm (1.000 con).

2.2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 02 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách), trong đó:

- Thu thập và xử lý dữ liệu: 0,4 tỷ đồng;

- Xây dựng chỉ số chọn lọc: 0,4 tỷ đồng;

- Triển khai đăng ký sổ giống: 0,2 tỷ đồng;

- Xây dựng tiêu chuẩn giống: 0,4 tỷ đồng;

- Xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình quản lý (kể cả phần mềm quản lý giống, trang thiết bị liên quan): 0,6 tỷ đồng.

3. CHƯƠNG TRÌNH “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÚ Y PHÁT TRIỂN BÒ SỮA, KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

3.1. Nội dung:

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2015.

- Hàng năm tổ chức tiêm phòng miễn phí 160.000 liều vaccin Lở mồm và 80.000 liều Tụ huyết trùng và đánh giá mức độ bảo hộ sau tiêm phòng.

- Tổ chức lấy mẫu chẩn đoán bệnh: 1.200 mẫu lao (600 mẫu/năm x 2 năm/lần), 1.200 mẫu Brucellosis (600 mẫu/năm x 2 năm/lần), 5.850 mẫu Leptospirosis, 4.225 mẫu ký sinh trùng đường máu, 3.000 mẫu CMT, 1.000 mẫu kháng sinh đồ, 3.450 mẫu FMD - O, 3.750 mẫu FMD - 3ABC, 600 mẫu kháng sinh tồn dư sữa, 875 mẫu aflatoxin sữa, 520 mẫu chất lượng sữa, 720 mẫu progesteron…

- Xây dựng 10 mô hình chăn nuôi bò sữa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Hỗ trợ điều trị cho 20 ca/năm đối với bệnh chậm sinh trên bò sữa.

- Hàng năm tổ chức 30 lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh trên bò sữa.

- Mua sắm trang thiết bị, sổ theo dõi, tài liệu tập huấn và cập nhật số liệu bò sữa.

- Bồi dưỡng Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc

3.2. Kinh phí thực hiện: 12,193 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách cấp: 9,286 tỷ đồng.

- Nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: 2,907 tỷ đồng.

Bao gồm các nội dung:

- Chi phí tiêm phòng: 2,775 tỷ đồng.

- Lấy mẫu xét nghiệm: 2,503 tỷ đồng.

- Xây dựng mô hình điểm: 0,704 tỷ đồng.

- Hỗ trợ điều trị bò chậm sinh: 0,194 tỷ đồng.

- Chi phí tập huấn, đào tạo: 1,650 tỷ đồng.

- Mua sắm thiết bị: 2,174 tỷ đồng.

- Bồi dưỡng Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc: 0,432 tỷ đồng.

4. ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CƠ GIỚI HÓA NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA”

4.1. Nội dung:

- Hỗ trợ 700 máy vắt sữa, 700 máy rửa thiết bị vắt sữa và 3.500 bình nhôm chứa sữa cho các hộ chăn nuôi quy mô trên 20 - 50 con bò sữa (700 hộ).

- Hỗ trợ 700 máy băm thái cỏ cho các hộ chăn nuôi trên 20 - 50 con bò, có đồng cỏ thâm canh (700 hộ).

- Hỗ trợ 120 máy trộn thức ăn TMR 3 pha (250 kg/mẻ) cho các hộ chăn nuôi trên 50 con bò (120 hộ).

- Đầu tư cơ giới hóa cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trên

20 con bò (960 hộ).

- Tổ chức xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn TMR tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 62,37 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách cấp: 28,985 tỷ đồng (hỗ trợ 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị và chi phí quản lý chương trình).

- Nguồn từ vốn vay ưu đãi và vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ chăn nuôi: 33,385 tỷ đồng (máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống nhà kho).

Cụ thể:

* Hỗ trợ đầu tư thiết bị khai thác và bảo quản sữa:

- Số lượng thiết bị đầu tư: 700 máy vắt sữa, 700 máy rửa thiết bị vắt sữa và 3.500 bình nhôm chứa sữa cho mỗi hộ chăn nuôi quy mô trên 20 - 50 con bò sữa.

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2013

- Kinh phí thực hiện: 19,49 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 9,795 tỷ đồng (hỗ trợ 50% chi phí thiết bị và chi phí tổ chức thực hiện):

Máy vắt sữa: 6,545 tỷ đồng (700 cái x 18.700.000 đồng/cái x 50%)

Máy rửa máy vắt sữa: 1,4 tỷ đồng (700 cái x 4.000.000 đồng/cái x 50%)

Bình nhôm chứa sữa: 1,75 tỷ đồng (3.500 hộ x 1.000.000 đồng/cái x 50%) Kinh phí tổ chức thực hiện: 0,1 tỷ đồng.

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 9,695 tỷ đồng: Máy vắt sữa: 6,545 tỷ đồng (700 cái x 18.700.000 đồng/cái x 50%)

Máy rửa máy vắt sữa: 1,4 tỷ đồng (700 cái x 4.000.000 đồng/cái x 50%)

Bình nhôm chứa sữa: 1,75 tỷ đồng (3.500 hộ x 1.000.000 đồng/cái x 50%)

* Hỗ trợ đầu tư thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi:

- Số lượng thiết bị đầu tư:

+ 700 máy băm thái cỏ dạng dĩa có trục cuốn (công suất 2 tấn/giờ) cho các hộ chăn nuôi trên 20 - 50 con bò, có đồng cỏ thâm canh.

+ 120 máy trộn thức ăn TMR 3 pha (250kg/mẻ) cho các hộ chăn nuôi trên 50 con bò, có đồng cỏ thâm canh.

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2013

- Kinh phí thực hiện: 16,4 tỷ đồng, trong đó:

- Từ nguồn ngân sách cấp: 8,25 tỷ đồng (hỗ trợ 50% chi phí thiết bị và chi phí tổ chức thực hiện):

+ Máy băm thái cỏ có trục cuốn: 5,18 tỷ đồng (700 cái x 14.800.000 đồng/cái x 50%)

+ Máy trộn thức ăn TMR 3 pha: 2,97 tỷ đồng (120 cái x 49.500.000 đồng/cái x 50%).

+ Kinh phí tổ chức thực hiện: 0,1 tỷ đồng.

- Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 8,15 tỷ đồng:

+ Máy băm thái cỏ có trục cuốn: 5,18 tỷ đồng (700 cái x 14.800.000 đồng/cái x 50%)

+ Máy trộn thức ăn TMR 3 pha: 2,97 tỷ đồng (120 cái x 49.500.000 đồng/cái x 50%).

* Hỗ trợ nâng cấp chuồng trại chăn nuôi:

- Số lượng thiết bị đầu tư: 960 quạt phun sương bán tự động, 960 thiết bị theo dõi nhiệt độ ẩm độ chuồng nuôi cho mỗi hộ chăn nuôi quy mô trên 20 con bò sữa.

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2015

- Kinh phí thực hiện: 19,78 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 9,94 tỷ đồng (hỗ trợ 50% chi phí thiết bị và chi phí tổ chức thực hiện).

Hệ thống quạt phun sương bán tự động: 9,6 tỷ đồng (960 cái x 20.000.0000 đồng/cái x 50%).

Thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi: 0,24 tỷ đồng (960 cái x 500.000 đồng/cái x 50%)

Kinh phí tổ chức thực hiện: 0,1 tỷ đồng.

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 9,84 tỷ đồng:

Hệ thống quạt phun sương bán tự động: 9,6 tỷ đồng (960 cái x 20.000.0000 đồng/cái x 50%).

Thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi: 0,24 tỷ đồng (960 cái x 500.000 đồng/cái x 50%).

* Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn TMR:

- Số lượng thiết bị đầu tư: Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn TMR và hệ thống phân phối thức ăn cho các hộ chăn nuôi bò sữa.

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2015

- Kinh phí thực hiện: 6,7 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 1 tỷ đồng (hỗ trợ 100% chi phí mua máy trộn TMR 17m3 mẻ và phần mềm quản lý, sản xuất thức ăn TMR).

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và Hợp tác xã: 5,7 tỷ đồng (xây dựng hệ thống nhà kho, hố ủ chua…: 3.000 m2 x 1,9 triệu/m2)

5. ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ”

5.1. Nội dung:

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2015

- Tổ chức 26 lớp tập huấn, tuyên truyền về mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp tại các địa bàn trọng điểm về chăn nuôi bò sữa

- Tổ chức 26 buổi tuyên truyền về chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2011 - 2015 theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND (tại các địa bàn trọng điểm về chăn nuôi bò sữa).

- Tổ chức 16 buổi tư vấn củng cố các tổ hợp tác, hợp tác xã bò sữa đang hoạt động và vận động thành lập mới.

- Thành lập và hỗ trợ điều hành Hội Chăn nuôi bò sữa thành phố.

- Tổ chức 14 chuyến tham quan các mô hình hợp tác xã bò sữa điển hình ở các tỉnh, thành.

5.2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 0,808 tỷ đồng, trong đó:

+ Tập huấn, tuyên truyền về mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác: 0,157 tỷ đồng.

+ Tuyên truyền về chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 2011 - 2015: 0,153 tỷ đồng.

+ Tư vấn củng cố các tổ hợp tác, hợp tác xã bò sữa đang hoạt động và vận động thành lập mới: 0,184 tỷ đồng.

+ Thành lập và hỗ trợ điều hành Hội Chăn nuôi bò sữa thành phố: 0,029 tỷ đồng.

+ Tham quan các mô hình HTX bò sữa điển hình: 0,284 tỷ đồng.

6. CHƯƠNG TRÌNH “XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI BÒ SỮA”

6.1. Nội dung:

- Xây dựng thương hiệu giống bò sữa và mở rộng giao dịch kinh doanh con giống tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức Hội thi bò sữa định kỳ 2 năm/lần, giúp người chăn nuôi có sự cạnh tranh trong việc quản lý, nâng cao chất lượng giống.

- Xây dựng thương hiệu giống bò sữa.

6.2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 2,5 tỷ đồng bao gồm các hoạt động

- Nguồn từ ngân sách cấp: 1,25 tỷ đồng.

- Nguồn từ các doanh nghiệp: 1,25 tỷ đồng.

7. ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI BÒ SỮA THAY THẾ NGOẠI NHẬP”

7.1. Nội dung:

Hỗ trợ kinh phí để các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị thay thế hàng nhập ngoại, các trang thiết bị nghiên cứu hoặc ứng dụng sản xuất như máy trộn thức ăn; các dụng cụ dao gọt móng, cưa sừng, kìm thiến đực; dụng cụ vắt sữa, bao bì chứa đựng sữa; thiết bị chuồng trại chăn nuôi…

7.2. Kinh phí thực hiện: 01 tỷ đồng (từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ).

8. ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC”

8.1. Nội dung:

- Đào tạo ngắn hạn và khuyến nông nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại… để tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất và quản lý đàn trại nông hộ.

- Đào tạo trong nước và nước ngoài cho các nhà khoa học và cán bộ có trình độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, an toàn thực phẩm…

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả trong nước, ngoài nước.

8.2. Kinh phí thực hiện: 3 tỷ đồng

9. ĐỀ ÁN “NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CẤY TRUYỀN PHÔI BÒ SỮA ĐÃ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ”

9.1. Nội dung:

- Gây động dục để thu hoạch trứng bằng phương pháp siêu bài noãn.

- Nghiên cứu tạo phôi đã xác định giới tính in vitro.

- Triển khai cấy truyền phôi trên địa bàn thành phố.

9.2. Kinh phí thực hiện: 3 tỷ đồng.

- Nguồn ngân sách cấp: 1,5 tỷ đồng.

- Các doanh nghiệp: 1,5 tỷ đồng (dưới dạng con giống, con nhận phôi, kỹ thuật viên và các quy trình thực hiện cấy chuyển phôi).

Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ