- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5367:1991 (ISO 6634:1982) về rau quả và các sản phẩm từ rau quả - xác định hàm lượng asen - phương pháp quang phổ bạc dietyldithiocacbamat do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5487:1991 (ISO 6636/2 - 1981) rau quả và các sản phẩm chế biến - xác định hàm lượng kẽm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6542:1999 (ISO 6637 : 1984 và NF V05 - 123) về rau, quả và các sản phẩm từ rau quả - xác định hàm lượng thủy ngân - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5072:1990 (ST SEV 5807 – 86) về sản phẩm rau quả chế biến - phương pháp lấy mẫu và các quy tắc chung về nghiệm thu
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5102:1990 (ISO 874-1980)
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4411:1987 về đồ hộp - phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4414:1987 về đồ hộp - xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng khúc xạ kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4886:1989 (ST SEV 3013 – 81) về sản phẩm thực phẩm và gia vị - trình tự lấy mẫu để phân tích vi sinh vật
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3216:1994 về đồ hộp rau quả - phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5496:1991 (ISO 2447 - 1974)
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5368:1991 (ISO 3094 - 1974) về sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng đồng - phương pháp quang phổ
- 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5449:1991 (ST SEV 3833 – 82) về đồ hộp - chuẩn bị dung dịch thuốc thử, thuốc nhuộm, chỉ thị và môi trường dinh dưỡng dùng cho phân tích vi sinh
- 13 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1976:1988 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng - quy định chung
- 14 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1978:1988 (ST SEV 5338 - 85) về đồ hộp - xác định hàm lượng chì bằng phương pháp trắc quang
- 15 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4413:1987 về đồ hộp - phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học
- 16 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4587:1988 (ST SEV 3007 - 31, ST SEV 4252 - 83) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng tạp chất vô cơ và tạp chất nguồn gốc thực vật
- 17 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 280:1968 về đồ hộp rau quả
- 18 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5141:1990 (CAC/ PR7 - 1984)
- 19 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5165:1990 về sản phẩm thực phẩm - phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 20 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215:1979 về sản phẩm thực phẩm - phân tích cảm quan - phương pháp cho điểm do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 21 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 22 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5142:1990 về nông sản thực phẩm - hướng dẫn lựa chọn phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 23 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4887:1989 (ST SEV 3014 - 1981) về sản phẩm thực phẩm và gia vị - Chuẩn bị mẫu để phân tích vi sinh vật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 24 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về phương pháp phát hiện Salmonella do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 25 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4882:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng Coliform - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 26 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4884:2001 (ISO 4883 : 1991) về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng vi sinh vật - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30oC do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 27 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6846:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng E.coli giả định - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 28 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6848:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng Coliform - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 29 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5166:1990 về Sản phẩm thực phẩm - Phương pháp xác định tổng số bào tử, nấm men, nấm mốc
- 30 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3214:1979 về Đồ hộp - Bao bì vận chuyển bằng cactông
- 31 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5521:1991 (ST SEV 3015-81) về Sản phẩm thực phẩm - Nguyên tắc nuôi cấy vi sinh vật và phương pháp xử lý kết quả kiểm nghiệm vi sinh
TIÊU CHUẨN RAU QUẢ BÍ ĐỎ LẠNH ĐÔNG NHANH - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm bí đỏ lạnh đông được chế biến từ quả bí đỏ, sau khi đã làm sạch (gọt vỏ, bỏ hạt), tạo hình và làm lạnh đông nhanh (IQF), đóng gói trong bao PE kín và bảo quản lạnh đông.
Sản phẩm bí đỏ lạnh đông nhanh được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.1. Yêu cầu nguyên liệu
2.1.1. Trạng thái
Quả bí đỏ già, nguyên vẹn, phát triển bình thường, vỏ có nhiều phấn.
Không sâu thối, bầm giập.
2.1.2. Màu sắc
Vỏ quả có màu vàng đậm hoặc xanh vàng.
Thịt quả có màu vàng đậm tương đối đồng đều, không có màu trắng hoặc vàng nhạt.
2.1.3. Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC)
Không nhỏ hơn 6%
2.1.4. Tạp chất
Không cho phép
2.2. Yêu cầu thành phẩm
2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan
2.2.1.1. Trạng thái
Trước khi rã đông: Các miếng bí đỏ ở trạng thái cứng và rời.
Không được phép có biểu hiện tái đông.
Sau khi rã đông: Các miếng bí đỏ không nhũn nát.
2.2.1.2. Màu sắc
Trước khi rã đông: Các miếng bí đỏ được bao phủ bởi lớp tuyết mỏng trên bề mặt.
Sau khi rã đông: Từ vàng nhạt đến vàng đậm.
2.2.1.3. Hương vị
Đặc trưng của bí đỏ, không có mùi vị lạ.
2.2.1.4. Tạp chất
Không cho phép
2.2.1.5 Khuyết tật
Miếng bí không bị dập nát, gẫy vỡ.
2.2.2. Chỉ tiêu lý, hoá
Kích thước: Các miếng bí đỏ phải có kích thước tương đối đồng đều trong cùng một đơn vị bao gói.
Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 200C): 6 ¸ 11%
Nhiệt độ tâm sản phẩm: Không lớn hơn âm 18oC (-180C)
2.2.3. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
Hàm lượng kim loại nặng: Theo Quyết định 867/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
Kim loại nặng | Giới hạn cho phép tính theo mg/kg (ppm) |
Asen (As) | 1 |
Chì (Pb) | 2 |
Đồng (Cu ) | 30 |
Thiếc (Sn) | 40 |
Kẽm (Zn) | 40 |
Thuỷ Ngân (Hg) | 0.05 |
2.2.4. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo Quyết định 867/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
2.2.5. Hàm lượng vi sinh vật: Theo Quyết định 867/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”
Vi sinh vật | Giới hạn cho phép trong 1g (1ml) thực phẩm |
Tổng số VSV hiếu khí | Giới hạn bởi GAP |
Coli form | 10 |
E. Coli | Giới hạn bởi GAP |
S. Aureus | Giới hạn bởi GAP |
Cl. Perfringens | Giới hạn bởi GAP |
Salmonella* | 0 |
*Salmonella: Không được có trong 25 g thực phẩm
3.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 5102-90; TCVN 5072-90
3.2. Chỉ tiêu cảm quan
Theo TCVN 3215-79; TCVN 3216:1994
3.3. Chỉ tiêu lý, hoá
Theo TCVN 4411-87; TCVN 4413-87; TCVN 4414-87; TCVN 4587-88; CAC/RCP8-1976.
3.4. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4.1 Hàm lượng kim loại nặng:
Quy định chung theo TCVN 1976-88
Hàm lượng asen theo TCVN 5367-91
Hàm lượng đồng theo TCVN 5368-91
Hàm lượng kẽm theo TCVN 5487-91
Hàm lượng chì theo TCVN 1978-88
Hàm lượng thiếc theo TCVN 5496-91
Hàm lượng thuỷ ngân theo TCVN 6542–1999
3.4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Theo TCVN 5139-90; TCVN 5141-90; TCVN 5142-90
3.4.3. Vi sinh vật:
Theo TCVN 280-68; TCVN 4830-89; TCVN 4886-89; TCVN 4887-89; TCVN 4991-89; TCVN 4993-89; TCVN 5165-90; TCVN 5166-90; TCVN 5449-91; TCVN 5521-1991; TCVN 4883-1993; TCVN 6507:1999; TCVN 4829- 2001; TCVN 4882-2001; TCVN 4884-2001; TCVN 6846–2001; TCVN 6848-2001
4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
4.1. Bao gói
Bao bì chất dẻo (PE) chuyên dùng cho thực phẩm không được thủng rách và phù hợp với Quyết định số 3339/2001/QĐ-BYT ngày 30/7/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về vệ sinh đối với một số loại bao bì bằng chất dẻo dùng để bao gói, chứa đựng thực phẩm".
Thùng các tông phải sạch sẽ, kích thước và độ bền phù hợp và theo TCVN 4439–87; TCVN 3214-79
4.2. Ghi nhãn
Theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất, nhập khẩu”.
4.3. Bảo quản
Bí đỏ lạnh đông phải được bảo quản ở nhiệt độ ổn định và không lớn hơn âm 18oC (-18oC).
Các thùng sản phẩm sắp xếp sao cho khí lạnh dễ lưu thông và sản phẩm không bị bẹp.
Kho bảo quản phải sạch, không có mùi lạ.
Vận chuyển
Khi vận chuyển ra khỏi kho bảo quản phải dùng xe lạnh có nhiệt độ không lớn hơn âm 18oC (-18oC).