- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1085:1986 về Máy ép vít thông số và kích thước cơ bản
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1086:1986 về Máy ép một khuỷu thân hở một tác động – Thông số và kích thước cơ bản
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3765:1983 về Máy ép thuỷ lực một trụ, truyền dẫn riêng. Độ chính xác
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3589:1981 về Máy ép một khuỷu thân kín tác động đơn - Độ chính xác
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3588:1981 về Máy ép một khuỷu thân kín tác động đơn. Thông số và kích thước cơ bản
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2850:1979 về Máy ép trục khuỷu dập nóng - Thông số và kích thước cơ bản
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2849:1979 về Máy ép thủy lực rèn tự do - Thông số và kích thước cơ bản
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2851:1979 về Máy ép trục khuỷu dập nóng - Kích thước, vị trí các rãnh và lỗ kẹp khuôn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 2852 : 1979
MÁY ÉP TRỤC KHUỶU DẬP NÓNG – KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ CÁC RÃNH VÀ LỖ KẸP KHUÔN
Crank hot stamping presses – Dimensions and location of slots and holes for fastening of dies
Lời nói đầu
TCVN 2852 : 1979 do Viện máy công cụ và dụng cụ - Bộ cơ khí và luyện kim biên soạn, Cục Tiêu chuẩn trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
MÁY ÉP TRỤC KHUỶU DẬP NÓNG – KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ CÁC RÃNH VÀ LỖ KẸP KHUÔN
Crank hot stamping presses – Dimensions and location of slots and holes for fastening of dies
1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy ép trục khuỷu dập nóng dùng để chế tạo các vật dập bằng kim loại.
2. Nếu đặc trưng kết cấu của máy ép không cho phép đo được sai lệch giới hạn trên chiều dài cần đo, thì sai lệch này phải được tính vào chiều dài lớn nhất có thể đo được.
Sai lệch giới hạn nhận được khi tính toán nhỏ hơn 0,01 mm thì lấy bằng 0,01 mm.
3. Phải dùng các phương tiện đo sau đây để kiểm theo các tiêu chuẩn tương ứng
- Đồng hồ so có độ chia 0,01 mm;
- Thước kiểm, ke kiểm, căn lá, tấm kiểm cấp chính xác 1.
4. Các yêu cầu chung khi kiểm độ chính xác của máy ép phải phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
5. Mặt bàn máy là mặt chuẩn dùng cho kiểm 7.3. và 7.4.
6. Dung sai độ phẳng và dung sai độ song song của mặt trên và dưới của đế khuôn không lớn hơn 0,08 mm trên chiều dài 1000 mm (không cho phép lồi).
7. Quy định cách kiểm và độ chính xác sau đây cho máy ép
7.1. Kiểm sai lệch về độ phẳng của mặt bàn máy.
Dung sai độ phẳng không được lớn hơn 0,08 mm trên chiều dài 1000 mm (không cho phép lồi).
Cách kiểm
- Đặt mặt làm việc của thước kiểm trên mặt bàn máy theo các hướng khác nhau.
- Bằng căn lá, kiểm khe hở giữa mặt làm việc của thước kiểm và mặt bàn máy.
7.2. Kiểm sai lệch về độ phẳng của mặt dưới đầu trượt.
Dung sai độ phẳng không được lớn hơn 0,08 mm trên chiều dài 1000 mm (không cho phép lồi).
Cách kiểm
- Áp mặt làm việc của thước kiểm vào mặt dưới của con trượt theo các hướng khác nhau.
- Bằng căn lá, kiểm khe hở giữa mặt làm việc của thước kiểm và mặt dưới của đầu trượt.
7.3. Kiểm sai lệch về độ song song của mặt dưới đầu trượt đối với mặt bàn máy. Dung sai độ song song không được lớn hơn 0,16 mm trên chiều dài 1000 mm.
Cách kiểm
- Đặt tấm kiểm (hoặc thước kiểm) trên bàn máy. Sau đó đặt trụ đồng hồ so 2 trên tấm kiểm 1, sao cho mũi đo của đồng hồ so tiếp xúc với mặt dưới của đầu trượt 3.
Hình 1
- Dời chỗ trụ đồng hồ so dọc theo mặt trước của máy ép và vuông góc với mặt trước.
- Hạ đầu trượt xuống vị trí thấp nhất và thực hiện phép đo ngược lại.
Sai lệch về độ song song được xác định bằng hiệu lớn nhất các số chỉ của đồng hồ so ở các điểm biên các lần kiểm.
7.4. Kiểm sai lệch về độ vuông góc của hành trình đầu trượt đối với mặt bàn máy. Dung sai độ vuông góc không được lớn hơn 0,6 mm trên chiều dài 1000 mm.
Cách kiểm
- Đặt tấm kiểm (hoặc thước kiểm) 1 lên mặt bàn máy, sau đó đặt ke kiểm 2 lên tấm kiểm 1. Kẹp trụ đồng hồ so 3 vào mặt dưới của đầu trượt 4 sao cho mũi đo của đồng hồ so tiếp xúc với mặt đo của ke.
- Hạ đầu trượt xuống vị trí thấp nhất.
Hình 2
- Kiểm sai lệch về độ vuông góc trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
Sai lệch về độ vuông góc được xác định bằng hiệu lớn nhất các số chỉ của đồng hồ so ở các điểm biên của các lần kiểm.
Hình 3
7.5. Kiểm độ đảo hướng tâm và độ đảo mặt mút của bánh đà.
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính bánh đà | Độ đảo hướng tâm | Độ đảo mặt mút |
Đến 1000 | 0,10 | 0,20 |
Lớn hơn 1000 | 0,16 | 0,30 |
Cách kiểm:
- Đặt trụ đồng hồ so 1 sao cho mũi đo của đồng hồ tiếp xúc với mặt vành bánh đà 2, khi đo độ đảo hướng tâm và tiếp xúc với mặt mút bánh đà, khi đo độ đảo mặt mút.
Độ đảo được xác định bằng hiệu lớn nhất các số chỉ của đồng hồ so trong một vòng xoay bánh đà.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1085:1986 về Máy ép vít thông số và kích thước cơ bản
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1086:1986 về Máy ép một khuỷu thân hở một tác động – Thông số và kích thước cơ bản
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3765:1983 về Máy ép thuỷ lực một trụ, truyền dẫn riêng. Độ chính xác
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3589:1981 về Máy ép một khuỷu thân kín tác động đơn - Độ chính xác
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3588:1981 về Máy ép một khuỷu thân kín tác động đơn. Thông số và kích thước cơ bản
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2850:1979 về Máy ép trục khuỷu dập nóng - Thông số và kích thước cơ bản
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2849:1979 về Máy ép thủy lực rèn tự do - Thông số và kích thước cơ bản
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2851:1979 về Máy ép trục khuỷu dập nóng - Kích thước, vị trí các rãnh và lỗ kẹp khuôn